Đặc điểm cơ bản của công nghệ Blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng là gì

Chuỗi cung ứng là một mạng lưới gồm người dùng và doanh nghiệp tham gia vào việc tạo và phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể - tất cả các khâu từ nhà cung cấp ban đầu đến người dùng và khách hàng cuối. Một hệ thống chuỗi cung ứng cơ bản thường gồm các nhà cung cấp thực phẩm hoặc nguyên liệu thô, các nhà sản xuất [giai đoạn chế biến], các công ty logistic, và các nhà bán lẻ cuối cùng.

Hiện tại, hệ thống quản lý chuỗi cung ứng đang bị ảnh hưởng do sự thiếu tính hiệu quả và minh bạch, và hầu hết các mạng lưới gặp khó khăn khi cố gắng tích hợp tất cả các bên liên quan. Trạng thái lý tưởng nhất là khi các sản phẩm và vật tư, cũng như tiền và dữ liệu được lưu chuyển liền mạch qua các giai đoạn khác nhau của chuỗi.

Tuy nhiên, với mô hình hiện tại, việc duy trì một hệ thống chuỗi cung ứng nhất quán và hiệu quả là khó khăn. Nó tác động tiêu cực không chỉ đến lợi nhuận của các công ty mà còn cả giá bán lẻ cuối cùng.

Một số vấn đề cấp bách nhất của chuỗi cung ứng có thể được giải quyết thông qua việc ứng dụng công nghệ blockchain vì nó cung cấp các cách thức mới cho việc ghi chép, truyền và chia sẻ dữ liệu.


Lợi ích của việc ứng dụng blockchain trong chuỗi cung ứng

Vì các blockchain được thiết kế dưới dạng hệ thống phân tán, chúng có khả năng chống sửa đổi cao nên có thể rất phù hợp khi ứng dụng vào các mạng lưới chuỗi cung ứng. Một blockchain bao gồm một chuỗi các khối dữ liệu, được liên kết thông qua các kỹ thuật mã hóa nhằm đảm bảo dữ liệu được lưu trữ không thể bị thay đổi hoặc giả mạo - trừ khi có sự đồng ý của toàn bộ mạng lưới.

Do đó, các hệ thống blockchain cung cấp một kiến trúc an toàn và đáng tin cậy để truyền tải thông tin. Mặc dù thường được sử dụng để ghi lại các giao dịch tiền điện tử, công nghệ blockchain có thể cực kỳ hữu ích cho việc bảo mật tất cả các loại dữ liệu kỹ thuật số, và việc áp dụng nó vào mạng lưới chuỗi cung ứng có thể mang lại nhiều lợi ích.

Hồ sơ minh bạch và bất biến

Hãy tưởng tượng rằng chúng ta có một số công ty và tổ chức làm việc cùng nhau. Họ có thể sử dụng hệ thống blockchain để ghi dữ liệu về vị trí và quyền sở hữu đối với các vật tư và sản phẩm của họ. Bất kỳ thành viên nào trong chuỗi cung ứng đều có thể thấy những gì đang diễn ra khi các nguồn lực lưu chuyển từ công ty này sang công ty khác. Vì các bản ghi dữ liệu không thể thay đổi nên sẽ không có chuyện tranh cãi về việc bên nào sẽ chịu trách nhiệm nếu xảy ra sự cố.

Cắt giảm chi phí

Rất nhiều lãng phí xảy ra do sự thiếu hiệu quả trong mạng lưới chuỗi cung ứng. Vấn đề này đặc biệt phổ biến trong các ngành công nghiệp có hàng hóa dễ hư hỏng. Việc theo dõi và minh bạch dữ liệu được cải thiện giúp các công ty xác định các khu vực gây lãng phí, nhờ đó có thể áp dụng các biện pháp tiết kiệm chi phí.

Blockchain cũng có thể giúp loại bỏ các khoản phí liên quan đến việc lưu chuyển tiền ra và vào qua các tài khoản ngân hàng và các bộ xử lý thanh toán khác nhau. Các khoản phí này làm cắt giảm biên lợi nhuận, vì vậy việc có thể đưa chúng ra khỏi phương trình tính toán là rất có ý nghĩa.

Tạo dữ liệu có thể tương tác

Một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với chuỗi cung ứng hiện tại là không thể tích hợp dữ liệu trên mọi đối tác trong quy trình. Các blockchain được xây dựng dưới dạng các hệ thống phân tán, nhờ đó giúp duy trì kho lưu trữ dữ liệu nhất quán và minh bạch. Mỗi nút của mạng lưới [mỗi bên] tham gia vào việc thêm dữ liệu mới và việc xác minh tính toàn vẹn của dữ liệu. Điều này có nghĩa là tất cả các thông tin được lưu trữ trên một blockchain có thể được truy cập được bởi tất cả các bên liên quan, vì vậy một công ty có thể dễ dàng xác minh được thông tin nào đang được phát đi bởi một bên khác.

Thay thế EDI

Nhiều công ty dựa vào các hệ thống Trao đổi Dữ liệu Điện tử [EDI] để gửi thông tin kinh doanh cho nhau. Tuy nhiên, dữ liệu này thường xuyên đi ra theo các lô, thay vì theo thời gian thực. Nếu một lô vận chuyển bị mất hoặc giá thay đổi nhanh chóng, những đối tượng tham gia khác trong chuỗi cung ứng sẽ chỉ nhận được thông tin này sau khi lô EDI tiếp theo được xuất đi. Với blockchain, thông tin được cập nhật thường xuyên và có thể nhanh chóng được gửi đi cho tất cả các bên liên quan.

Thỏa thuận kỹ thuật số và chia sẻ tài liệu

Một bản xác tín duy nhất là rất quan trọng đối với bất kỳ loại hình chia sẻ tài liệu chuỗi cung ứng nào. Các tài liệu và hợp đồng cần thiết có thể được liên kết với các giao dịch blockchain và chữ ký số, vì vậy tất cả các bên tham gia đều có thể truy cập vào phiên bản gốc của các thỏa thuận và tài liệu. 

Blockchain đảm bảo tính bất biến của tài liệu, và các thỏa thuận chỉ có thể được thay đổi nếu tất cả các bên liên quan đạt được sự đồng thuận. Bằng cách này, các tổ chức có thể tiêu tốn ít thời gian hơn cho các luật sư khi làm việc với các thủ tục giấy tờ hoặc tại bàn đàm phán, và sẽ có thêm thời gian cho việc phát triển sản phẩm mới hoặc thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh.


Những thách thức của việc ứng dụng blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng

Mặc dù công nghệ blockchain có tiềm năng ứng dụng rất lớn trong ngành chuỗi cung ứng, có một số thách thức và hạn chế đáng để xem xét.

Triển khai các hệ thống mới 

Các hệ thống được xây dựng dành cho chuỗi cung ứng của tổ chức có thể không có khả năng thích ứng với môi trường dựa trên blockchain. Việc đại tu cơ sở hạ tầng và quy trình kinh doanh của công ty là một công việc quan trọng, có thể phá vỡ các hoạt động và lấy đi các nguồn lực từ các dự án khác. Do đó, quản lý cấp trên có thể do dự khi ký phê chuẩn cho loại hình đầu tư này trước khi nhận thấy rằng nó được áp dụng rộng rãi bởi những đối thủ khác cùng ngành.

Triển khai cho các đối tác 

Các đối tác tham gia vào chuỗi cung ứng cũng cần sẵn sàng tham gia vào việc ứng dụng công nghệ blockchain. Các tổ chức vẫn nhận được lợi ích dù chỉ có một phần của quy trình được áp dụng blockchain, nhưng không thể tận dụng tối đa lợi ích của nó khi mà vẫn còn có những thứ không muốn được công khai. Tính minh bạch không phải là điều mà tất cả các công ty mong muốn.

Quản lý thay đổi

Một khi hệ thống dựa trên blockchain được áp dụng, doanh nghiệp phải thúc đẩy việc áp dụng nó tới các nhân viên. Một kế hoạch quản lý thay đổi cần phải giúp làm rõ các vấn đề sau: blockchain là gì, cách thức nó giúp cải thiện công việc, và cách làm việc với các hệ thống mới được ứng dụng blockchain. Một chương trình đào tạo có thể giúp truyền đạt các tính năng mới hoặc các cải tiến đến từ công nghệ blockchain, nhưng điều đó chắc chắn cần có thời gian và tài nguyên.


Nhìn về tương lai

Một số tên tuổi lớn trong ngành chuỗi cung ứng đã và đang áp dụng các hệ thống phân tán dựa trên blockchain và đang thiết lập các tài nguyên để khuyến khích việc sử dụng công nghệ này. Chúng ta có thể thấy các nền tảng chuỗi cung ứng toàn cầu đang tận dụng công nghệ blockchain cho việc tổ chức chia sẻ thông tin của các công ty khi lưu chuyển các sản phẩm và vật tư.

Công nghệ blockchain có thể biến đổi các tổ chức theo nhiều cách khác nhau, bao gồm sản xuất, chế biến, logistic và giải trình trách nhiệm. Mỗi công đoạn có thể được đăng ký và xác minh để tạo hồ sơ minh bạch và không thẻ thay đổi. Do đó, việc ứng dụng blockchain trong các mạng lưới chuỗi cung ứng chắc chắn có tiềm năng giúp loại bỏ các khu vực kém hiệu quả hiện rất phổ biến trong các mô hình quản lý truyền thống.

Công nghệ Blockchain được xem là "chìa khóa" cho chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin tương lai trong làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0. Vậy công nghệ Blockchain là gì? Và các ứng dụng trong thực tiễn ra sao?
 


 

Công nghệ Blockchain là gì?

Blockchain là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin dữ liệu bằng các khối [block] được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian. Từng khối chứa đựng các thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với các khối trước đó.

Blockchain được coi như cuốn sổ cái kế toán hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật số. Blockchain sở hữu rất nhiều nút độc lập có khả năng xác thực thông tin trong truyền tải dữ liệu mà không đòi hỏi bên trung gian để xác nhận thông tin.

Bên cạnh đó, Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu khi một chuỗi Blockchain được quản lý bởi mạng lưới phi tập trung. Dữ liệu đã được ghi vào một khối thì không thể thay đổi nếu không thực hiện thay đổi ở các khối liền kề. Hay nói cách khác, thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Vì thế đây là hệ thống bảo mật an toàn cao trước khả năng bị đánh cắp dữ liệu. Ngay cả khi một phần của hệ thống Blockchain sụp đổ, những máy tính và các nút khác sẽ tiếp tục bảo vệ thông tin và giữ cho mạng lưới tiếp tục hoạt động.

Đặc điểm chính của Blockchain

  • Không thể bị làm giả và phá hủy các chuỗi Blockchain: Chỉ bị phá hủy khi không còn internet.
  • Bất biến: Nếu giao dịch hoặc dữ liệu đã được ghi bởi người nắm giữ private key [mã khóa bí mật - chỉ người khởi tạo Blockchain mới có] dữ liệu đó không thể sửa chữa.
  • Bảo mật dữ liệu: Các thông tin, dữ liệu về các chuỗi blockchain được phân tán và an toàn tuyệt đối. Chỉ có người giữ private key mới có quyền truy xuất.
  • Minh bạch: Ai cũng có thể theo dõi được đường đi của blockchain từ địa chỉ này tới địa chỉ khác và thống kê toàn bộ lịch sử trên địa chỉ đó.
  • Hợp đồng thông minh: Các kỹ thuật số được nhúng bởi một đoạn code [IFTTT], cho phép chúng tự thực thi. Trong thực tế, sẽ có một bên trung gian bảo đảm các bên liên quan đều tuân thủ các điều khoản.

Các loại và các phiên bản công nghệ Blockchain

        - Public: Ai cũng có quyền đọc, ghi dữ liệu. Quá trình xác thực giao dịch đòi hỏi phải có hàng nghìn hay hàng vạn nút tham gia. Do đó tấn công vào hệ thống Blockchain này là điều không thể vì chi phi khá cao. Ví như: Bitcoin.

        - Private: Người dùng chỉ có quyền đọc dữ liệu. Tổ chức này có thể hoặc không cho phép người dùng đọc dữ liệu trong một số trường hợp. Vì đây là một Private Blockchain, cho nên thời gian xác nhận giao dịch khá nhanh vì chỉ cần một lượng nhỏ thiết bị tham gia xác thực giao dịch.

        - Permissioned: Một dạng của private nhưng bổ sung thêm một số tính năng nhất định.

        - Bản 1.0 – Tiền tệ, thanh toán: gồm chuyển đổi tiền tệ, lập hệ thống thanh toán kỹ thuật số.

       - Bản 2.0 – Tài chính, thị trường: xử lý tài chính và ngân hàng: mở rộng quy mô của Blockchain, đưa vào các ứng dụng tài chính và thị trường. Các tài sản: cổ phiếu, chi phiếu, nợ, quyền sở hữu và các điều liên quan đến thỏa thuận/hợp đồng.

        - Bản 3.0 – Thiết kế, giám sát:  Đưa Blockchain đi vào các lĩnh vực như giáo dục, chính phủ, y tế và nghệ thuật..

Ứng dụng của Blockchain trong thực tế

Tính bảo mật và phi tập trung đã khiến blockchain phù hợp để thực hiện các bản ghi dữ liệu sự kiện, hồ sơ y tế, quản lý hộ tịch, quản lý giao dịch, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, hay trong các cuộc bầu cử bỏ phiếu.

Đối với sản xuất:

  • Nếu doanh nghiệp sản xuất sữa ứng dụng Blockchain vào quản lý chất lượng sản phẩm thì nhà quản lý & người tiêu dùng có thể truy xuất được các thông tin.
  • Nhà sản xuất có thể thống kê và lưu trữ toàn bộ sữa đó trên thị trường, biết được số lượng sữa được tiêu thụ, số lượng sữa còn hạn & đã hết hạn.

Đối với người tiêu dùng:

  • Người tiêu dùng có thể ứng dụng Blockchain để kiểm tra thông tin hộp sữa có phải hàng chính hãng hay không nhằm ngăn chặn sản phẩm nhái trên thị trường.
  • Walmart – nhà bán lẻ tại Mỹ là một trong những doanh nghiệp tiên phong sử dụng Blockchain. Hiện tại, thương hiệu đã sử dụng Blockchain để theo dõi nguồn thịt lợn nhập từ Trung Quốc.

Đối với lĩnh vực y tế:

  • Khi người bệnh đi khám hay xét nghiệm, mọi kết quả khám bệnh của họ sẽ được lưu trữ. Việc sử dụng công nghệ Blockchain sẽ giúp người bệnh bảo mật toàn bộ thông tin và chỉ số xét nghiệm của mình. Trong trường hợp người bệnh có nhu cầu chuyển sang bệnh viện khác ở bất kỳ đâu, họ chỉ cần kết chuyển thông tin trên chuỗi Blockchain cho dù hai bệnh viện [nơi khám ban đầu và nơi chữa bệnh mới] không cùng ngôn ngữ hay sử dụng phần mềm khác nhau.

Đối với ngành tài chính:

  • Nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính khác đã nghiên cứu, áp dụng công nghệ Blockchain vào các hoạt động nghiệp vụ của mình.
  • Tại Châu Á, OCBC Bank là ngân hàng đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ Blockchain trong dịch vụ chuyển tiền nội địa và quốc tế. Điều này đã làm tăng hiệu suất, sự minh bạch, giảm chi phí và cải thiện trải nghiệm khách hàng.

Công nghệ Blockchain được xem là phương pháp cắt giảm chi phí và thời gian thanh toán bù trừ giao dịch liên ngân hàng cũng như tạo ra hệ thống an toàn hơn. Điều đặc biệt là  nhiều tổ chức tài chính đã hình thành các liên minh để thương mại hóa công nghệ Blockchain: Ví như liên minh R3 của 3 ngân hàng lớn nhất của nước Úc bao gồm Westpac, Commonwealth, NAB cùng với 40 ngân hàng và nhiều tổ chức tài chính khác trên toàn thế giới.

Và Bitcoin chính là ứng dụng đầu tiên của Blockchain, một đồng tiền phân cấp ngang hàng trên mạng máy tính đã làm “mưa làm gió” thị trường tài chính Việt Nam.

Tại Việt Nam, công nghệ Blockchain được ứng dụng chủ yếu trong các lĩnh vực: dịch vụ tài chính [hơn 83%], chuỗi cung ứng [40%], dịch vụ công cộng [30%], năng lượng [30%], giáo dục [30%],... Cho đến hiện tại, phần lớn startup sử dụng Blockchain trong lĩnh vực tài chính như VBTC.

Blockchain là kho tàng quý giá hay chỉ là phế phẩm tùy thuộc vào cách sử dụng của mỗi doanh nghiệp. Tận dụng tốt, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng vươn lên dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thi trường.

Xem thêm:

➡️Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự tác động đến ngành bán lẻ Việt Nam

ERPViet

Video liên quan

Chủ Đề