Đặc điểm của trường phái ẩm thực giang tô là gì?

Giang Tô từ lâu đã được mệnh danh là 1 trong 8 trường phái ẩm thực lớn của Trung Quốc. Nếu như món ăn Sơn Đông, An Huy là 1 trang nam nhi mộc mạc, món ăn Quảng Đông, Phúc Kiến nhã nhặn như 1 vị công tử phong lưu, món ăn Tứ Xuyên , Hà Nam chẳng khác nào 1 vị  danh sĩ tài ba thì món ăn của Giang Tô, Chiết Giang lại được ví như 1 người đẹp Phương Nam. Nó giúp cân bằng với sự khỏe mạnh, đậm đà của chàng trai Sơn Đông, nét lãng mạn đậm chất tài tử của chàng trai Quảng Đông và chất uyên bác, đầy đủ trong ẩm thực Tứ Xuyên.

giang tô

Sự hình thành của một trường phái có lịch sử lâu dài không thể tách rời với việc nấu ăn đặc sắc và độc đáo. Đồng thời, nó cũng chịu sự ảnh hưởng của địa dư, điều kiện khí hậu, đặc sản tài nguyên, thói quen ăn uống… Trung Quốc có câu tục ngữ “Nhất phương thủy thổ dưỡng nhất phương nhân“, món ăn của địa phương nào thì mang đặc điểm của địa phương ấy. Tục ngữ cũng có câu “Trên trời có thiên đường, trần gian có Tô Châu Hàng Châu“, phong cảnh nơi này đẹp như tranh, sản vật và những món ăn ở vùng này cũng phong phú, đậm đà 1 bản sắc riêng. Người Hoa thường khái quát hương vị của bốn trường phái ẩm thực lớn trong câu “đông chua, tây cay, nam ngọt, bắc mặn” và ẩm thực Giang Tô thuộc vào nhóm “nam ngọt”. Hương vị các món ăn nơi này thường có vị ngọt và thanh dịu. Món ăn Giang Tô là món ăn nổi tiếng của khu vực trung và hạ du sông Trường Giang Trung Quốc, được tôn vinh là “đẹp nhất thiên hạ”. Món ăn Giang Tô có nhiều món xem ra giống tác phẩm nghệ thuật cầu kỳ, rất đẹp mắt và ngon miệng. Đặc sắc của món ăn Giang Tô là “Chú trọng kỹ thuật dùng dao, món ăn tinh tế, khẩu vị thanh đạm“, nguyên liệu thường là những rau củ quả tươi đúng vụ, khi chế biến thức ăn không thích dùng xì dầu, chú trọng giữ nguyên màu sắc của nguyên liệu, thích cho đường và dấm, khẩu vị hơi “chua, ngọt”.

Xíu mại trứng thơm ngon của Giang Tô

Người vùng Giang Tô lựa chọn nguyên liệu cũng rất kỹ càng, cách chế biến cũng tinh tế cầu kỳ hơn phía Bắc nhưng quan trọng nhất là cốt sao phải giữ cho được hương vị tươi mới của nguyên liệu ban đầu. Nhiều du khách dừng chân ở Vô Tích thường bị đánh lừa vị giác khi được thưởng thức món tôm nõn trắng đặc sản xứ này. Tôm trắng được liệt vào hàng đặc sản trong “Thái Hồ tam bạch” cùng với cá trắng và cá kim ngân, thoạt trông ban đầu chẳng khác gì món tôm bột chay nên thực khách ăn cũng ngại đũa, mãi về sau qua lời hướng dẫn viên, mới vỡ lẽ vừa thưởng thức một trong tam bạch lừng danh của Thái Hồ. Chiêm nghiệm lại, mới thấy vị tôm thanh nhẹ nhàng đến mức tưởng như không mùi vị, nhưng chất ngọt lẫn khuất trong từng thớ thịt trắng nõn thì khó lòng quên được. Đó là ấn tượng đầu tiên về sự thanh thoát, nhẹ nhàng của ẩm thực vùng Giang Tô!

Giang Tô có món “Đậu phụ Bình Kiều” rất nổi tiếng, không chỉ riêng cố Thủ tướng Chu Ân Lai thích ăn, mà ngay cả vua Càn Long đời nhà Thanh cũng rất thích món này. Truyện kể rằng vua Càn Long vi hành Giang Nam, khi thuyền rồng của vua đi qua Bình Kiều, một thị trấn cổ thuộc Hoài An lúc bấy giờ, vua đã được thưởng thức món “Đậu phụ Bình Kiều” và khen tấm tắc. Từ đó món “Đậu phụ Bình Kiều” đã lừng danh Giang Tô và Hoài An, trở thành món ăn truyền thống nổi tiếng trong trường phái ẩm thực Giang Tô. Ngày nay món Đậu phụ Bình Kiều không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn là 1 món ăn lừng danh khắp nơi trên Thế giới, được trải qua sự chế biến của những nhà đầu bếp khác nhau nhưng nếu muốn thưởng thức đúng vị bản chất của nó thì chỉ khi tìm đến Giang Tô ta mới có khoái cảm ăn món ăn này.

Giang Tô có món “Đậu phụ Bình Kiều” rất nổi tiếng

Riêng những ai thích ẩm thực theo phong cách cung đình và sang trọng thì phải tìm đến 2 nhà hàng ẩm thực nổi tiếng nhất Giang Tô là Đắc Nguyệt LâuTùng Hạc Lâu. Nếu như Đắc Nguyệt Lâu cuốn hút thực khách bằng cách thay đổi món ăn đặc trưng theo từng mùa thì Tùng Hạc Lâu lại có một lịch sử hơn 200 năm từ đời vua Càn Long. Các phố ẩm thực Thập Toàn, Phượng Hoàng, đường Can Tương cũng ngày đêm nhộn nhịp du khách thưởng thức các món trứ danh thuộc trường phái hấp, ninh, tần, như tùng thử quế ngư, canh suông vi cá, gà nấu dưa hấu, canh rau nhút Tây Hồ…

Ngoài ra còn các món ăn nhẹ của Tô Châu đã nổi tiếng khắp nơi như đậu hũ khô, hạt dưa hoa hồng, kẹo hạt tùng, bánh mặn mỡ lợn – những món ăn từng một thời gợi một không khí ẩm thực đặc sắc trong truyện Kim Dung. Món nào cũng chứa đựng tất cả sự tươi mát của nguyên liệu, sử dụng cái ngọt của đường phèn để tạo nên sự thanh mát tột cùng cho người thưởng thức. Cách thú vị nhất để thưởng thức ẩm thực một vùng đất lạ không gì thú vị hơn là nếm những món ngon đường phố. Để bắt đầu một ngày mới, hãy thưởng thức bữa sáng mang đậm chất truyền thống Trung Hoa với dầu chá quẩy, món dân dã hiện diện ở mọi ngõ đường. Quẩy nóng giòn ăn kèm với tô cháo trắng hay ly sữa đậu nành, đạm bạc mà dễ ăn. Chiếc quẩy đơn giản nhưng ẩn sau đó là một sự tích dài. Tương truyền, món ăn này ra đời từ chuyện trung thần Nhạc Phi bị vợ chồng “Hán gian” Tần Cối bày mưu hãm hại chết thảm. Để nguyền rủa hai vợ chồng độc ác này, người Trung Quốc đã nghĩ ra một món ăn làm từ bột, có hai thanh dài tượng trưng cho hai người rồi chiên ngập trong chảo dầu, ngụ ý nhúng vạc dầu sôi hai con quỷ là vợ chồng Tần Cối! Từ đó, món ăn có tên “du tạc cối” [dầu chiên Tần Cối], phát âm theo tiếng Quảng Đông là dầu chá quẩy. Món ăn này ở Trung Quốc rất rẻ, hai tệ [khoảng 5.000 đồng] có thể mua được năm ba cái dài ngoằng, đủ cho một bữa sáng đơn giản và tiện dụng. Kế đến là các món bánh hấp từ bột gạo, đủ hình dạng, đủ loại nhân, được hấp trong xửng bốc khói nghi ngút, tỏa hương thơm lựng, đủ sức quyến rũ bất kỳ du khách nào vô tình đi ngang.

Để bắt đầu một ngày mới, hãy thưởng thức bữa sáng mang đậm chất truyền thống Trung Hoa với dầu chá quẩy,

Món ăn sáng hấp dẫn khác của người Giang Tô là bánh bột chiên trứng, có cách làm gần như bánh cuốn trứng nhưng lại chiên thay vì nướng. Người đầu bếp tráng một lớp bột mỏng trên chiếc chảo dẹt bằng phẳng, đến độ vừa khô mặt thì đập vào đấy quả trứng, chút gia vị, rắc thật nhiều hành lá rồi cuốn lại. Món ăn mới ra lò nóng hổi, cắn vào vừa có chút giòn tan của lớp vỏ, rồi lại đến hương thơm và sự béo mềm của trứng vừa chín tới, đủ sức khiến những người háu ăn phải bỏng lưỡi vì sức nóng.

Dạo một vòng với ẩm thực Giang Tô, thấy bụng đầy mà lòng thanh. Có lẽ, điều đó tạo nên một sức cuốn hút kỳ diệu của một vùng đất dành cho du khách…

Muốn học tiếng Trung miễn phí, xem tại đây.

THANHMAIHSK là ai ? – THANHMAIHSK là trung tâm tiếng Trung số 1 Hà Nội và HCM về chất lượng đào tạo. Chất lượng đào tạo của THANHMAIHSK được khẳng định từ các khóa học viên thành công: tự apply du học Trung Quốc, luyện thi HSK điểm cao, học cơ bản vững chắc và rút ngắn thời gian học mà vẫn giành thành tích học tập cao.

Về giáo trình : Giáo trình bài bản, chuẩn Đại Học và được cập nhật liên tục.

Giảng viên THANHMAIHSK : Hiện là giảng viên tại các trường ĐH lớn chuyên Trung[Hanu, ngoại ngữ ĐH quốc gia,…] với trình độ trên thạc sỹ trở lên, hàng nghìn giờ đứng lớp và luôn luôn theo sát các bạn học viên.

Xem thêm: 10 lý do các bạn sinh viên chọn THANHMAIHSK là nơi học tiếng Trung ở HN và HCM

Thông thường người ta hay nói:

"Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật và xài tiền Mỹ"

Ăn được đưa lên hàng đầu vỉ "Thực vi tiên" [食爲先]. Ai cũng đã ăn cơm Tàu có người còn ăn rất thường xuyên. Nếu hỏi món nào ngon thì ai cũng chung chung theo những hiệu tiệm mà mình đã đến " đồ ăn Triều Châu, đồ Quảng Đông, đồ Thượng Hải, đồ Tứ Xuyên, Hải Nam....", ăn thì rất ngon nhưng nhiều dầu quá, cay quá..dễ ngán..Ít ai biết nhiều về văn hóa ẩm thực TQ. 


Hôm nay mới đọc được một bài đăng trên trang mạnh Mùi Vị có tóm tắc một cách khái quát về văn hóa ẩm thục TQ rất hay nên mới share lại để cho chúng ta hiểu biết thêm. Tôi có thêm vào phần chữ Hoa để các bạn nào biết chữ Hoa có thể nghiên cứu thêm vì cách gọi tên của người VN dịch ra có đôi chút khác với cách gọi tên của người TQ [theo Bách Độ Bách Khoa 百度百科]. Xin mời các bạn:

8 TRƯỜNG PHÁI ẨM THỰC TRUNG QUỐC
中国八大菜系

Sự hình thành của một trường phái có lịch sử lâu dài không thể tách rời với việc nấu ăn đặc sắc và độc đáo. Đồng thời, nó cũng chịu sự ảnh hưởng của địa dư, điều kiện khí hậu, đặc sản tài nguyên, thói quen ăn uống...


Có người đã ví một cách nhân cách hóa về 8 trường phái món ăn này như sau: món ăn của Giang Tô, Chiết Giang có khác nào người đẹp; Giang Nam thanh tú; món ăn của Sơn Đông, An Huy là một trang nam nhi mộc mạc chất phác; món ăn của Quảng Đông, Phúc Kiến thì nhã nhặn như vị công tử phong lưu còn món ăn của Tứ Xuyên, Hồ Nam thì chẳng khác nào một vị danh sĩ tài ba.

1. Món ngon Sơn Đông 山東菜 [Tiếng Hoa gọi là Lỗ thái 魯菜]

Trường phái: Gồm hai loại món ăn Tế Nam và Dao Đông.

Đặc điểm: Vị nồng đậm, nặng mùi hành tỏi, nhất là món hải sản, có sở trường làm món canh và nội tạng động vật.

Món ăn có tiếng: ốc kho, cá chép chua ngọt.


2 Món ăn Tứ Xuyên 四川菜 [Tiếng Hoa gọi là Xuyên thái 川菜]

Trường phái: Gồm hai trường phái Thành Đô và Trùng Khánh.

Đặc điểm: Lắm mùi vị và nồng đậm.

Món ăn có tiếng: vây cá kho khô, cua xào thơm cay.


3. Món Giang Tô 江穌菜 [Tiếng Hoa gọi là Tô thái 穌菜]

Trường phái: Gồm món ăn của các địa phương Dương Châu, Tô Châu và Nam Kinh.

Đặc điểm: Nổi tiếng về các món hầm, ninh, tần. Chú trọng về món canh, bảo đảm nguyên chất nguyên vị.

Món ăn có tiếng: món thịt và thịt cua hấp.


4. Món ăn Chiết Giang 浙江菜 [Tiếng Hoa gọi là Chiết thái 浙菜]

Trường phái: Gồm các món ăn của Hàng Châu, Ninh Ba, Thiệu Hưng. Nhưng có tiếng tăm nhất là món ăn của Hàng Châu.

Đặc điểm: món ăn tươi mềm, thanh đạm, không ngấy.

Món ăn có tiếng: tôm nõn Long Tỉnh, cá chép Tây Hồ.


5. Món ăn Quảng Đông 廣東菜 [Tiếng Hoa gọi là Việt thái 粵菜]

Trường phái: Gồm ba trường phái Quảng Châu, Triều Châu và Đông Giang, món ăn Quảng Châu nổi tiếng nhất.

Đặc điểm: Rất sành về các món chiên, rán, hầm. Khẩu vị thơm giòn và tươi.
Món ăn có tiếng: Tam xà long hổ phượng, lợn Quay.



6. Món ăn Phúc Kiến 褔建菜 [Tiếng Hoa gọi là Mân thái 閩菜]

Trường phái: Gồm các món ăn Phúc Châu, Tuyền Châu và Hạ Môn. Nhưng chủ yếu là món ăn Phúc Châu.

Đặc điểm: Nguyên liệu chủ yếu là hải sản, chú trọng vị ngọt chua mặn thơm, màu đẹp vị tươi.

Món ăn có tiếng: Kim phúc thọ, cá kho khô...


7. Món ăn Hồ Nam 湖南菜 [Tiếng Hoa gọi là Tương thái 湘菜]

Trường phái: Chú trọng thơm cay, tê cay, chua, cay và tươi. Nhưng chua cay là nhiều nhất.

Món ăn có tiếng: kho vây cá.




8. Món ăn An Huy 安徽菜 [Tiếng Hoa gọi là Huy thái 徽菜]

Trường phái: Gồm các món ăn của miền nam An Huy, cũng như khu vực dọc sông Trường Giang và Hoài hà. Nhưng với các món ăn của vùng miền nam An Huy là chính.

Đặc điểm: Có sở trường về các món ninh, hầm. Rất chú trọng về mặt dùng lửa.

Món ăn có tiếng: vịt hồ lô.


Trong 8 trường phái ẩm thực của TQ thì món ăn của Tứ Xuyên là được phổ biến rộng rãi nhất. Món ăn Tứ Xuyên có lịch sử lâu dài, hương vị độc đáo, rất có tiếng tăm ở trong và ngoài nước. Nó đặc biệt chú trọng về sắc, hương, vị, hình, nhất là có khá nhiều vị và nồng đậm gồm: tê, cay, mặn, ngọt, chua, đắng, thơm, trộn lẫn khéo léo, biến hóa linh hoạt, đã pha chế ra mấy chục vị phức hợp rất độc đáo như: tê cay, chua cay, dầu đỏ, dầu trắng... Nhiều khẩu vị lại khéo chế biến, nên đã được xếp hàng đầu trong các món ăn ở trong và ngoài nước, được gọi là mỗi món một khác, trăm món trăm vị.


Đặc sản Tứ Xuyên.

Phương pháp nấu của các món ăn Tứ Xuyên là khéo dựa vào các điểu kiện nhiên liệu, khí hậu và thực khách, vận dụng linh hoạt tình hình cụ thể, trong cách nấu ăn có hơn 30 phương pháp gồm: xào, rán, chiên, kho, ướp, nộm, muối...
Theo đà sản xuất phát triển và kinh tế phồn vinh, các món ăn Tứ Xuyên trên cơ sở vốn có, đã hấp thu sở trường của các món ăn nam bắc, cũng như ưu điểm của các bữa tiệc quan chức và nhà buôn, hình thành đặc điểm món ăn miền bắc nấu theo kiểu Tứ Xuyên, món ăn miền nam mang hương vị Tứ Xuyên, nên mới được gọi là “Thực tại Trung Quốc, vị tại Tứ Xuyên” [食在中国 味在四川].


Các món ăn Tứ Xuyên rất coi trọng về thay đổi mùi vị, phân biệt rõ đậm nhạt, nặng nhẹ. Món ăn Tứ Xuyên không thể tách rời với ớt, hoa tiêu và hạt tiêu. Có khá nhiều cách sử dụng ớt và rất linh hoạt, khi thì dùng làm nguyên liệu chính, khi thì chỉ dùng làm phối liệu, nhưng phần lớn là dùng làm gia vị. Món ăn Tứ Xuyên cũng có khá nhiều kiểu cách đổi mùi vị, vừa phù hợp với từng khẩu vị của người ăn, cũng thích hợp với mỗi mùa khí hậu khác nhau như: mùa đông và mùa xuân khí hậu rét mướt thì dùng vị ớt nhiều hơn. Còn mùa hạ và mùa thu khí hậu nóng bức thì vị ớt phải giảm đi ba phần. Một đặc điểm lớn nhất của món ăn Tứ Xuyên là khéo điều chỉnh mùi vị, khẩu vị có nồng có nhạt, trong nhạt có nồng, nồng nhưng không ngấy, nhạt nhưng không bạc. Do đó, món ăn Tứ Xuyên không những lắm vị và nồng hậu, mà còn có sở trường về mặt thanh, tươi, đạm, nhã, khiến người ăn đều tấm tắc khen ngợi và thật khó quên.



Các trường phái ẩm thực Trung Hoa

Trung Quốc là quốc gia rộng lớn với định hình tương đối phức tạp bao lớn gồm nhiều dãy núi cao như Thiên Sơn, Tần Lĩnh, Thái Hàng, Cao Lôn…, các cao nguyên như Thanh Hải-Tây Tạng [cao 6000m, rộng 250 km], Hoàng Thổ, Thanh Tạng.… với địa hình hiểm trở, kỳ vĩ ẩn chứa nhiều huyền bí, nhất là vùng Tây Nam và Nam [Trung Quốc]. Vùng này cung cấp cho nền y học và ẩm thực Trung Quốc nhiều loại thảo dược, cây gia vị, nhiều loại thực phẩm động vật độc đáo rất có giá trị làm nền tảng cho nghệ thuật ẩm thực Trung Hoa. Ngoài ra còn có những vùng đồng bằng nằm dọc theo các con sông lớn như Hoàng Hà, Trường Giang, Châu Giang, Hoài Hà… hoặc những bình nguyên mênh mông rộng lớn với những đồng bằng lớn như đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Nam… Sự đa dạng về địa hình cùng với sự phong phú về tộc người hơn 56 tộc người với nhiều tộc danh khác nhau. Trong đó mỗi tộc người với địa hình cư trú khác nhau, hoạt động kinh tế từ đó hình thành những nền văn hóa ẩm thực khác nhau góp phần tạo nên một bức tranh ẩm thực Trung Hoa đầy màu sắc đa dạng về chủng loại, nguyên liệu, cách chế biến mỗi vùng mỗi miền đều có sự khác nhau.


Ẩm thực Trung Hoa về cơ bản có thể chia làm tám trường phái khác nhau: Giang Tô, Chiết Giang, Sơn Đông, An Huy, Quảng Đông, Phúc Kiến,Tứ Xuyên, Hồ Nam.

-Trường phái món ăn Sơn Đông: gồm hai loại món ăn là Tế Nam và Dao Đông. Đặc điểm: vị nồng đậm, nặng mùi hành, tỏi nhất là các món hải sản; có sở trường làm món canh và nội tạng động vật. Món ăn có tiếng: ốc kho, cá chép chua ngọt.

-Trường phái món ăn Tứ Xuyên: gồm hai loại món ăn là Thành Đô và Trùng Khánh. Đặc điểm: lắm mùi vị và nồng đậm. Món ăn có tiếng: vây cá kho khô, cua xào thơm cay.


-Trường phái món ăn Giang Tô gồm món ăn của các địa phương Dương Châu, Tô Châu và Nam Kinh. Đặc điểm: nổi tiếng về các món hầm, ninh, tần. Chú trọng về món canh, bảo đảm nguyên chất nguyên vị. Món ăn có tiếng: món thịt và thịt cua hấp.

-Trường phái món ăn Chiết Giang: gồm các món ăn của Hàng Châu, Ninh Ba, Thiệu Hưng. Nhưng có tiếng tăm nhất là món ăn của Hàng Châu. Đặc điểm: món ăn tươi mềm, thanh đạm, không ngấy. Món ăn có tiếng: tôm nõn Long Tỉnh, cá chép Tây Hồ.

-Trường phái món ăn Quảng Đông: gồm ba trường phái Quảng Châu, Triều Châu và Đông Giang, món ăn Quảng Châu nổi tiếng nhất. Đặc điểm: nổi tiếng về các món chiên, rán, hầm. Khẩu vị thơm giòn và tươi. Món ăn có tiếng: Tam xà long hổ phượng, lợn quay.


-Trường phái món ăn Phúc Kiến: gồm các món ăn Phúc Châu, Tuyền Châu và Hạ Môn. Nhưng chủ yếu là món ăn Phúc Châu. Đặc điểm: nguyên liệu chủ yếu là hải sản, chú trọng vị ngọt chua mặn thơm, màu đẹp vị tươi. Món ăn có tiếng: Kim Phúc Thọ, cá kho khô...

-Trường phái món ăn Hồ Nam: chú trọng thơm cay, tê cay, chua, cay và tươi. Nhưng chua cay là nhiều nhất.Món ăn có tiếng: kho vây cá.

-Trường phái món ăn An Huy: gồm các món ăn của miền nam An Huy, cũng như khu vực dọc sông Trường Giang và Hoài Hà. Nhưng các món ăn của vùng miền nam An Huy là chính. Đặc điểm: có sở trường về các món ninh, hầm, rất chú trọng về mặt dùng lửa. Món ăn có tiếng: vịt hồ lô.


Trong 8 trường phái ẩm thực của Trung Quốc thì món ăn của Tứ Xuyên là được phổ biến rộng rãi nhất. Món ăn Tứ Xuyên có lịch sử lâu dài, hương vị độc đáo, rất có tiếng tăm ở trong và ngoài nước. Nó đặc biệt chú trọng về sắc, hương, vị, hình, nhất là có khá nhiều vị và nồng đậm gồm: tê, cay, mặn, ngọt, chua, đắng, thơm, trộn lẫn khéo léo, biến hóa linh hoạt, đã pha chế ra mấy chục vị phức hợp rất độc đáo như: tê cay, chua cay, dầu đỏ, dầu trắng... Nhiều khẩu vị lại khéo chế biến, nên đã được xếp hàng đầu trong các món ăn ở trong và ngoài nước, được gọi là mỗi món một khác, trăm món trăm vị. Phương pháp nấu của các món ăn Tứ Xuyên là khéo dựa vào các điểu kiện nguyên liệu, khí hậu và thực khách, vận dụng linh hoạt tình hình cụ thể, trong cách nấu ăn có hơn 30 phương pháp gồm: xào, rán, chiên, kho, ướp, nộm, muối... 


Theo đà sản xuất phát triển và kinh tế phồn vinh, các món ăn Tứ Xuyên trên cơ sở vốn có, đã hấp thu sở trường của các món ăn nam bắc, cũng như ưu điểm của các bữa tiệc quan chức và nhà buôn, hình thành đặc điểm món ăn miền bắc nấu theo kiểu Tứ Xuyên, món ăn miền nam mang hương vị Tứ Xuyên, nên mới được gọi là “Thực tại Trung Quốc, vị tại Tứ Xuyên”. Các món ăn Tứ Xuyên rất coi trọng về thay đổi mùi vị, phân biệt rõ đậm nhạt, nặng nhẹ. Món ăn Tứ Xuyên không thể tách rời với ớt, hoa tiêu và hạt tiêu. Có khá nhiều cách sử dụng ớt và rất linh hoạt, khi thì dùng làm nguyên liệu chính, khi thì chỉ dùng làm phối liệu, nhưng phần lớn là dùng làm gia vị. Món ăn Tứ Xuyên cũng có khá nhiều kiểu cách đổi mùi vị, vừa phù hợp với từng khẩu vị của người ăn, cũng thích hợp với mỗi mùa khí hậu khác nhau như: mùa đông và mùa xuân khí hậu rét mướt thì dùng vị ớt nhiều hơn. Còn mùa hạ và mùa thu khí hậu nóng bức thì vị ớt phải giảm đi ba phần. Một đặc điểm lớn nhất của món ăn Tứ Xuyên là khéo điều chỉnh mùi vị, khẩu vị có nồng có nhạt, trong nhạt có nồng, nồng nhưng không ngấy, nhạt nhưng không bạc. Do đó, món ăn Tứ Xuyên không những lắm vị và nồng hậu, mà còn có sở trường về mặt thanh, tươi, đạm, nhã, khiến người ăn đều tấm tắc khen ngợi và thật khó quên. Mặc dù có những trường phái khác nhau với những phong vị khác biệt, phương pháp cũng khác nhau nhưng các món ăn đều đồng nhất trong sự phối hợp nguyên liệu gia vị chua, ngọt, mặn, chát lẫn lộn có tác dụng tạo ra các món ăn có mùi vị hòa quyện vào nhau không có sự phân biệt giữa các mùi vị.

[trích trong mạng Mùi Vị]



Page 2

Video liên quan

Chủ Đề