Nhà văn nguyễn quang sáng quê ở đâu

Một trong những nhà văn Việt Nam hiện đại quan tâm thực sự đến những người viết trẻ theo tôi chính là nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Ông cũng là người sống hết mình, trung thực hết mình và luôn dạy các con biết tôn trọng sự thật.

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng mà báo chí thường gọi là “Dũng khùng” - con trai cố nhà văn Nguyễn Quang Sáng - trò chuyện với tôi tại một quán cà phê trên đường Nguyễn Huệ [thành phố Hồ Chí Minh].

Quang Dũng kể về cách dạy con của ba mình có vẻ khác người.

Nghỉ hè, các bạn trong lớp đi học thêm, nhưng nhà văn Nguyễn Quang Sáng bảo con “Nhà nước đã định ra kỳ nghỉ hè thì các con cứ nghỉ, sao lại phải đi học thêm”. Ông không cho con đi học thêm ở nhà cô giáo hay ở các lớp học thêm của nhà trường. Ông cho các con mình “học thêm” bằng những chuyến đi thực tế trong dịp nghỉ hè.

“Hồi học lớp 6, lớp 7, vào dịp nghỉ hè, ba mua vé tàu Bắc - Nam cho hai anh em đi. Ba nói, đây là cách học thêm tốt nhất. Ba dẫn hai anh em đi từ Nam ra Bắc, đến những nơi cần đến thì nghỉ lại như Huế, Nha Trang, Thanh Hóa, Bắc Ninh... Những nơi nghỉ lại, ba đều dẫn hai anh em đi thăm, giới thiệu những danh lam, tháng cảnh, phong tục, tập quán, tiếp xúc với người dân ở đó.

Đến Bắc Ninh, ba còn dẫn hai anh em đi nghe hát quan họ… Ba rất quan tâm đến thực tế cuộc sống, muốn các con mình ngay từ lúc còn học phổ thông biết cách quan sát, tìm hiểu, học hỏi từ thực tế hàng ngày ở nhiều nơi trên đất nước mình.

Gia đình nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

Ba em là người rất tôn trọng thực tế, tôn trọng sự thật, lẽ phải và luôn dạy các con phải biết cách tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải. Ba nói, tôn trọng sự thật chính là tôn trọng bản thân mình. Làm người, trước hết phải biết tôn trọng bản thân mình. Có tôn trọng bản thân mình mới biết tôn trọng người khác…” - Đạo diễn Quang Dũng tâm sự.

Cố nhà văn Nguyễn Quang Sáng có hai người con trai là Nguyễn Viết Quang, sinh năm 1973, hiện là kiến trúc sư, có công ty riêng và đạo diễn trẻ Nguyễn Quang Dũng với nhiều bộ phim ăn khách, nổi tiếng như Nụ hôn thần chết, Giải cứu thần chết, Con gà trống… hiện Nguyễn Quang Dũng đang hội tụ nhiều người đẹp trong phim “Mỹ nhân kế”, mà báo chí cũng tốn nhiều giấy mực về anh. Khi Nguyễn Quang Dũng làm giám khảo Việt Nam Idol, anh cũng có nhiều nhận xét “gây sốc”, được bạn trẻ thích thú.

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng kể rằng, ba anh - cố nhà văn Nguyễn Quang Sáng- muốn anh trở thành nhạc sỹ. Thủa còn học phổ thông, Nguyễn Quang Dũng cũng sáng tác nhạc, ra Album, có người khen, cũng có người chê. Quang Dũng còn viết nhạc cho phim Những cô gái chân dài.

Nguyễn Quang Dũng thú nhận rằng, trước đây anh không thích lắm các tác phẩm văn học của ba mình, mãi sau này, khi ngồi đọc lại, đọc hết tác phẩm của ba anh mới thấy hay.

Một lần, Nguyễn Quang Dũng kể, năm ấy anh 15 hay 16 tuổi gì đó, đang ngồi xem bộ phim Cánh đồng hoang với ba [phim Cánh đồng hoang do cố nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết kịch bản, được huy chương vàng Liên hoan Phim quốc tế Moskva năm 1981], Nguyễn Quang Dũng thấy hay quá đã thốt lên: “Ba ơi, con sẽ đi học đạo diễn”. Lúc đó nhà văn Nguyễn Quang Sáng chỉ gật đầu mà không nói gì.

Năm Nguyễn Quang Dũng bước sáng tuổi 18, ba anh gọi vào và bảo: “Trước đây con nói sẽ học đạo diễn, sắp đến kỳ thi rồi, sao con không làm đơn đăng ký dự thi?”. Nguyễn Quang Dũng ngớ ra, liền viết đơn thi vào Trường Cao đẳng Sân khấu điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh.

“Hồi chúng em còn nhỏ, má bị bệnh, ba em một mình chăm sóc các con. Đi làm, ba cũng cho hai anh em đi theo. Đi nhậu, ba cũng cho các con đi. Sau này, chính tụi em đèo ba đi nhậu. Ba là người sống ngay thẳng, phóng khoáng, thích kết giao bạn bè, sẵn lòng giúp đỡ những ai gặp khó khăn… Ba luôn dạy chúng em phải biết tôn trọng người khác, biết quý trọng tài năng của người khác.

Ba thường nói rằng, trong cuộc sống đừng quá bon chen, biết cách làm việc nhưng cũng phải biết cách nghỉ ngơi, hưởng thụ. Làm nghề gì không quan trọng, quan trọng là phải giỏi nghề, sống được bằng nghề đó, chỉ làm chuyên môn cho giỏi, không nên đi theo nghề làm chính trị…

Ba nói, sống ở đời không để ai lợi dụng mình và mình cũng không lợi dụng người khác, thế mới có quan hệ lâu dài được. Có một điều ba nhắc đi nhắc lại nhiều lần là phải luôn tôn trọng sự thật, dù sự thật đó có phũ phàng đến đâu …- Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng thổ lộ - Em còn một chị gái nữa, chị Hoài Hương.

Chị Hoài Hương là con riêng của vợ nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Khi nhà văn Nguyễn Quang Sáng mất, vợ ông, bà Lương Thị Phương đã tâm sự nhiều điều trên một tờ báo. Bà nói rằng, chồng bà, nhà văn Nguyễn Quang Sáng hơn bà 5 tuổi, là đồng hương của nhau. Trước khi bà lấy người chồng đầu tiên, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã ngỏ lời với bà nhưng bà từ chối vì “Lúc đó, tôi sợ giới văn nghệ sỹ lắm”.

Một cảnh trong phim “Cánh đồng hoang”, mà nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết kịch bản.

Sau khi chồng qua đời, bà định ở vậy nuôi con “không ngờ, ông ấy hỏi cưới tôi một lần nữa, thấy ông ấy chân tình, tôi không thể từ chối… ông ấy dễ tính, dễ thương, bình dị lắm… Tôi bị bệnh đủ thứ, tôi cứ tưởng mình chết trước ông ấy, vậy mà…”. Mái tóc bạc phơ, bà khóc đau đớn trong đám tang chồng mình - nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

Loạt ảnh tuổi thơ của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cùng cha đã gây xúc động mạnh cho nhiều người được đăng tải trên mạng. Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng nói rằng, đối với các con, cha anh như một người bạn, luôn chia sẻ, động viên, khuyến khích các con trong học tập, trong lao động sáng tạo, luôn tôn trọng các con trong cuộc sống hàng ngày, luôn chăm sóc các con khi má anh bị bệnh.

Cố nhà văn Nguyễn Quang Sáng, sinh năm 1932 tại Chợ Mới, An Giang. Ông mất năm 2014 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1946, ông xung phong vào bộ đội.

Năm 1954, nhà văn Nguyễn Quang Sáng tập kết ra Bắc, làm ở Phòng Văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam.

Từ năm 1958 về công tác ở Hội nhà văn Việt Nam, làm biên tập viên Báo Văn Nghệ, rồi Nhà xuất bản Văn Học.

Năm 1966, ông xung phong vào chiến trường, là cán bộ sáng tác ở Hội Văn nghệ giải phóng. Đó là thời kỳ nhiều tác phẩm nổi tiếng của ông được giới thiệu rộng rãi ở miền Bắc, có tác phẩm đã được đưa vào sách giáo khoa.

Năm 1972, ông ra Hà Nội, công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam. Sau năm 1975, nhà văn Nguyễn Quang Sáng về làm Tổng thư ký, rồi Chủ tịch Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều năm ông là ủy viên BCH rồi Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 2000, ông được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Cố nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã để lại nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng như Chiếc lược ngà [tập truyện ngắn], Đất lửa [tiểu thuyết ], Ông Năm Hạng [tập truyện ngắn], Con mèo Foufita [tập truyện ngắn]… Nhiều kịch bản do ông viết đã được dựng thành phim, đoạt nhiều giải thưởng trong nước và thế giới như Cánh đồng hoang, Mùa gió chướng, Mùa nước nổi …

Ngày còn học phổ thông tôi say mê đọc tác phẩm của ông, nhất là tập truyện Người quê hương thấm đẫm tính nhân văn với nhiều hình ảnh đẹp về quê hương đất nước.

Nhiều lần nhà văn Nguyễn Quang Sáng đến dự các buổi gặp mặt các nhà văn trẻ tại Hội nghị Những người viết văn trẻ toàn quốc cũng như các buổi trao giải “Tác phẩm tuổi xanh” do chúng tôi tổ chức. Ông đặc biết quan tâm đến những tài năng trẻ trong văn học nghệ thuật và được các nhà văn trẻ rất mến mộ. Nói chuyện với các nhà văn trẻ, ông luôn nói đến tính chân thật trong các tác phẩm nghệ thuật, nhà văn phải biết tôn trong sự thật, tôn trọng lịch sử…

Tôn trọng sự thật, đó cũng là điều mà cố nhà văn Nguyễn Quang Sáng  luôn dạy các con mình.

Dương Kỳ Anh

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng sinh ngày 12.1.1932. “Bút danh khác : Nguyễn  Sáng. Quê gốc : xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Ông sinh trong một gia đình thợ thủ công, cha làm nghề thợ bạc. Lúc nhỏ, ông học ở nông thôn. Đến tháng 4 năm 1946, khi Nam Bộ đang trong cuộc kháng chiến ác liệt chống thực dân Pháp, Nguyễn Quang Sáng xung phong đi bộ đội, làm liên lạc cho đơn vị. Từ 1948 đến 1950, ông được đi học thêm văn “hóa ở trường trung học kháng chiến Nguyễn Văn Tố. Thời gian này ông bắt đầu làm quen với văn học. Từ 1950 đến 1954, ông công tác ở phòng chính trị Bộ tư lệnh phân khu miền Tây Nam Bộ, làm cán bộ nghiên cứu tôn giáo [chủ yếu Phật giáo và Hòa Hảo], đã đi hầu hết chiến trường miền Tây Nam Bộ. 1955 tập kết ra Bắc, ông chuyển ngành với cấp bậc chuẩn úy về công tác ở phòng văn nghệ Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam. Từ 1958, ông công tác Ở Hội nhà văn Việt Nam, làm biên tập cho tuần báo Văn nghệ và Hội nhà văn. 1966, ông vào chiến trường miền Nam, làm cán bộ sáng tác của Hội văn nghệ  – Giải phóng. 1972, ông trở ra Hà Nội, lại tiếp tục công tác ở Hội nhà văn. Sau ngày giải phóng miền Nam [4- 1975], Nguyễn Quang Sáng vào công tác ở TP Hồ Chí Minh. Hiện sống và làm việc ở TP Hồ Chí Minh.

Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Quang Sáng

Tác phẩm : Văn xuôi : Con chím vàng [1957], Người quê hương [truyện ngắn – 1958], Nhật ký người ở lại [tiểu thuyết – 1962], Đất lửa [tiểu thuyết – 1963], Câu chuyện bên trận địa pháo [truyện vừa – 1966], Chiếc lược ngà [truyện ngắn – 1968], Bông cẩm thạch [truyện ngắn – 1969], Cái áo thằng hình rơm [truyện vừa – 1975], Mua gió chướng [tiểu thuyết -1975], Người con đi xa [truyện ngắn – 1977], Dòng sông thơ ấu [tiểu thuyết – 1985], Bàn thờ tổ của cô đào [truyện ngắn – 1985], Tôi thích làm vư¿ [truyện ngắn – 1988], 25 ruyện ngắn [1990], Paris -tiểng hát Trịnh Công Sơn [1990], Con mèo Fujna – [truyện ngắn – 1991]. Kịch bản phim : Màu gió chướng [1977], Cánh đồng hoang [1918], Pho tượng [1981], Cho đến bao giờ [1982], Mùa nước nổi [1986], Dòng sông hát [10988], Cân nói đốt đầu tiên [1988], Thời thơ ấu [1995], Giữa dòng [1995], Như một huyền thoại [1995].

Mới 14 tuổi Nguyễn Quang Sáng đã trở thành người lín. Từ đó nhà văn gắn bó với hiện thực cuộc sống chiến đấu ác liệt nhưng vô cùng anh dũng của nhân dân miền Nam. Hiện thực cuộc sống ấy đã thôi thúc ông cầm bút. Lối viết của Nguyễn Quang Sáng giản dị, mộc mạc, nhưng sâu sắc, viết để “phục vụ ngay. Để đánh trả lại kẻ thù từng miếng, từng nhát thật sâu”. Ông đã khắc họa những hình ảnh chân thực, đẹp đế của những con người miền Nam kháng chiến. Đó là hình ảnh những người dân Sài Gòn đánh địch ngoan cường theo “kiểu Sài Gòn” [Chị Nhung, Sài Gòn dưới những tầng khói], đó là những người nông dân đồng bằng sông Cửu Long như anh Bảy Ngàn bình thản ngồi hút thuốc sau khi quần nhau mấy lần hút chết với giặc [Một chuyện vui], hay anh Ba Hoành trong Quán rượu người câm cắn răng chịu đựng những trận tra tấn của kẻ thù đến hóa cảm, bốn năm ở nhà với vợ trông nom một quán rượu ven sông và âm thầm chuẩn bị lực lượng cho ngày đồng khởi… Trong những năm thắng kháng chiến, tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng đã có tác dụng to lớn trong việc cổ vũ, động viên sức chiến đấu mạnh mẽ của nhân dân miền Nam, củng cố niềm tin yêu của cả nước đối với đồng bào nơi thành đồng tổ quốc.

Với thể loại truyện ngắn, qua nhiều tác phẩm, ông đã khẳng định một phong cách độc đáo đậm đà chất Nam Bộ từ khung cảnh thiên nhiên đến tính cách con người.

Nhà văn tâm sự : “Tôi bắt đầu cầm bút từ năm 1962 lúc còn ở rừng U Minh thời đánh Pháp. Mãi đến năm 1965, truyện ngắn đầu tiên Con chỉm vàng mới được in trên báo Văn nghệ. Từ ấy đến nay đã hơn 40 năm cầm bút, có được một số tác phẩm, có được vài giải thưởng, nhưng tôi luôn luôn tự hỏi mình đã thật là nhà văn hay chưa ? Là lời tự vấn nghiêm túc và khắc nghiệt – tôi đã trả lời, đang trả lời và sẽ trả lời trên trang viết” [Nhà văn Việt Nam hiện đại]. Quả vậy, từ khi câm bút đến nay, Nguyễn Quang Sáng luôn luôn lao. động, sáng tạo. Các tác phẩm trong những năm gần đây cho thấy ông vẫn viết rất đều và sung sức. Truyện Đông sông thơ ấu – Giải thưởng Hội đồng văn học thiếu nhi Hội nhà văn Việt Nam : [1985] – có sức hấp dẫn, cuốn hút không chỉ với lứa tuổi thiếu nhi. Trở về những năm tháng chống Pháp, với lối kể đậm đà chất Nam Bộ, nhà văn đã cho bạn đọc gặp gỡ với những con . người đồng bằng sông Cửu Long trung hậu, trọng nhân nghĩa, đoàn kết một lòng trong đấu tranh…

Ở thể loại kịch bản phim truyện Nguyễn Quang Sáng cũng đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Ông bắt đâu viết kịch bản phim từ năm 197? – với tác phẩm Mù gió chướng. Bộ phim Cánh đồng hoang xây dựng trên kịch bản của Nguyễn Quang Sáng, đã được tặng Huy chương vàng liên hoan phim toàn quốc [1980], Huy chương vàng liên hoan phim ở Mátxcœva [1981].

Nguyễn Quang Sáng có nhiều đóng góp đối với văn học cách mạng. Vị trí của ông được khẳng định bởi những tác phẩm đặc sắc, viết vẻ quê hương và những con người Nam Bộ.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Video liên quan

Chủ Đề