Dàn bài chi tiết phân tích bài thơ viếng lăng bác

Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Viếng Lăng Bác – Viễn Phương Ngắn Gọn Chuẩn Nhất. Hướng dẫn lập dàn ý phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác Ngữ Văn Lớp 9.

Có link tải phía dưới!

1. Mở bài

Giới thiệu về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương

Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động của nhà thơ đối với Người khi vào lăng viếng Bác.

+ Bài thơ có giọng trang trọng, tha thiết thể hiện niềm yêu thương, biết ơn Bác

2. Thân bài

– Khổ 1: Hoàn cảnh nhà thơ ra thăm lăng Bác và cảm xúc của ông khi mới bước đến lăng Bác.

– Khổ 2: Hình ảnh mặt trời ẩn dụ cho sự vĩ đại của Bác Hồ và tình cảm mà mọi người dân dành cho Bác

– Khổ 3: Cảm xúc của nhà thơ khi nhìn thấy di hài Bác ở trong lăng

– Khổ 4: Ước nguyện được hóa thân thành con chim, đóa hoa, cây tre để có thể ở bên cạnh Bác.

1. Cảm xúc khi ở trước lăng

– Tình cảm chân thành giản dị, chân thành của tác giả Viễn Phương cũng chính là tấm lòng đau đáu thương nhớ Bác của người con miền Nam nói chung

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

+ Câu thơ gợi ra tâm trạng xúc động của một người từ chiến trường miền Nam bao nhiêu năm mong mỏi bây giờ được ra lăng viếng Bác

+ Đại từ xưng hô “con” rất gần gũi, thân thiết, ấm áp tình thân mật, diễn tả tâm trạng của người con ra thăm cha sau nhiều năm mong mỏi

+ Cách nói giảm nói tránh, cùng việc sử dụng từ “thăm” để giảm nhẹ nỗi đau mất mát, cũng là cách nói thân tình của diễn tả tâm trạng mong mỏi của tác giả

– Hình ảnh hàng tre là hình ảnh ẩn dụ đa nghĩa

+ Với tính chất tượng trưng, hình ảnh hàng tre gợi lên những liên tưởng thân thuộc của hình ảnh làng quê, đất nước đã thành biểu tượng của dân tộc

+ Cây tre tượng trưng cho khí chất, tâm hồn, sự thẳng thắn, kiên trung của con người Việt Nam

+ Từ “Ôi” cảm thán, biểu thị niềm xúc động tự hào về phẩm chất ngay thẳng, mạnh mẽ của dân tộc ta

2. Sự thương nhớ của tác giả khi đứng trước lăng Người

– Ở khổ thơ thứ hai tác giả tạo ra được cặp hình ảnh thực và ẩn dụ song đôi: mặt trời thiên nhiên rực rỡ và hình ảnh Người

+ Tác giả ẩn dụ hình ảnh mặt trời nói về Bác, người mang lại nguồn sống, ánh sáng hạnh phúc, ấm no cho dân tộc

– Hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ, đây là hình ảnh thực diễn tả nỗi xúc động bồi hồi trong lòng tiếc thương kính cẩn của người dân khi vào lăng

– Hình ảnh thể hiện sự kết tinh đẹp đẽ “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

+ Đoàn người vào viếng Bác là hình ảnh thực, đây còn là hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ, sáng tạo của nhà thơ: cuộc đời của dân tộc ta nở hoa dưới ánh sáng cách mạng của Bác

+ Bảy mươi chín mùa xuân: là hình ảnh hoán dụ chỉ số tuổi của Bác, cuộc đời Bác tận hiến cho sự phát triển của đất nước dân tộc

– Niềm biết ơn thành kính dần chuyển sang sự xúc động nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

+ Ánh sáng dịu nhẹ trong lăng gợi lên sự liên tưởng thú vị: “vầng trăng sáng dịu hiền”

+ Những vần thơ của Bác luôn gắn chặt với ánh trăng, hình ảnh “vầng trăng” gợi lên niềm xúc động, và khiến ta nghĩ tới tâm hồn thanh cao của Bác

+ Ở Người là sự hòa quyện giữa sự vĩ đại thanh cao với sự giản dị gần gũi

– Nhà thơ xúc động, đau xót trước sự ra đi mãi mãi của Người:

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

+ Dù Người ra đi, nhưng sự ra đi đó hóa thân vào thiên nhiên, vào dáng hình xứ sở, giống như Tố Hữu có viết “Bác sống như trời đất của ta”

+ Nỗi lòng “nghe nhói ở trong tim” của tác giả chính là sự quặn thắt tê tái trong đáy sâu tâm hồn khi đứng trước di hài của Người, đó chính là sự rung cảm chân thành của nhà thơ.

3. Cảm xúc khi rời lăng của nhà thơ

– Cuộc chia ly lưu luyến bịn rịn, thấm đẫm nước mắt của tác giả

+ Mai về miền Nam thương trào nước mắt: như một lời giã từ đặc biệt, lời nói diễn tả tình cảm sâu lắng, giản dị

+ Cảm xúc “dâng trào” nỗi luyến tiếc, bịn rịn, không muốn xa rời

+ Ước nguyện chân thành muốn được hóa thân thành “chim”, cây tre”, “đóa hoa” để được ở gần bên Bác

+ Điệp từ “muốn làm” diễn tả trực tiếp và gián tiếp tâm trạng lưu luyến của nhà thơ

– Hình ảnh cây tre kết thúc bài thơ như một cách kết thúc khéo léo, hình ảnh cây tre trung hiếu được nhân hóa mang phẩm chất trung hiếu như con người

+ “Cây tre trung hiếu” mang bản chất của con người Việt Nam trung hiếu, thẳng thắn, bất khuất đó cũng là sự tự hứa sống có trách nhiệm với sự nghiệp của Người.

3. Kết bài

Cảm nghĩ về bài thơ

– Viếng lăng Bác là bài thơ đẹp và hay gây xúc động trong lòng người đọc. Nhân dân Việt Nam trung thành, xúc động với con đường cách mạng mà Người vạch ra.

– Thể hiện qua giọng điệu trang trọng và tha thiết, hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị, hàm súc.

Tải Xuống

Từ khóa tìm kiếm: dàn ý: suy nghĩ của em về bài thơ viếng lăng bác của viễn phương, Cảm nhận khổ thơ đầu bài Viếng lăng Bác dàn ý, Dàn ý phân tích khổ cuối bài Viếng lăng Bác, Lập dàn ý khổ 1 bài Viếng lăng Bác, Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác, Dàn ý tình cảm của nhân dân đối với Bác qua bài Viếng lăng Bác, Dàn ý số lược bài Viếng lăng Bác, Dàn ý cảm nhận khổ 2 3 bài Viếng lăng Bác, Lập dàn ý bài Viếng lăng Bác ngắn gọn

tuhoconline.edu.vn

A.    Mở bài: - Giới thiệu tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
-    Viếng lăng Bác là một trong những bài thơ hay viết về Bác Hồ.

B.    Thân bài:

1.1    Giới thiệu khái quát bài thơ.
1.2    Phân tích tâm trạng của nhà thơ khi đến Viếng lăng Bác.a]    Niềm xúc động của thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào xen lẫn nỗi xót đau khi tác giả vào lăng viếng Bác được thể hiện qua giọng điệu trang nghiêm của nhà thơ.b]    Hàng tre là hình ảnh đầu tiên được tác giả miêu tả trong bài thơ. Đây là hình ảnh thực nhưng đồng thời cũng có ý nghĩa biểu trưng sâu sắc. Đó là hình ảnh thân thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam, một biểu tượng của dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất. Cuối bài thơ hình ảnh hàng tre với ý nghĩa cây tre chữ hiếu. Đó cũng là một phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Kết cấu đầu cuối tương ứng, làm đậm nét hình ảnh, gây ấn tượng sâu sắc.c]    Tình cảm của nhà thơ, của mọi người đối với Bác được thể hiện qua sự kết hợp qua những hình ảnh tả thực với những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc. [ví Bác như mặt trời] và tấm lòng của nhân dân ta đối với Bác [dòng người kết thành tràng hoa đẹp nhất dâng lên Bác.d]    Tất cả dường như chỉ để nói lên nỗi đau mất Bác. Vẫn biết Bác như vầng trăng sáng dịu hiền, như trời xanh mãi mãi tỏa mát tâm hồn dân tộc nhưng sự thực Bác qua đời đã đau nhói lên trái tim thương yêu của nhà thơ.đ] Niềm thương nhớ, đau xót khiến nhà thơ không muốn rời xa Bác, muốn kính dâng lên Bác với tất cả tấm lòng chung thủy, niềm kính yêu tha thiết của mình Điệp ngữ muốn làm được láy lại ba lần ở đầu câu thơ cùng với những hình ảnh con chim hót quanh lăng Bác, đóa hoa tỏa hương đâu đây, cây tre trung hiếu đã diễn tả sâu sắc ước muốn chân thành, tha thiết đó.

1.3    Đánh giá bài thơ:

-    Lòng tiếc thương vô hạn và niềm chung thủy sắt son của nhà thơ đối với Bác đã được nói lên chân thành, tha thiết trong một bài thơ cảm động, lắng đọng mà âm vang. Nỗi lòng nhà thơ cũng là nỗi lòng của tất cả người con đất Việt đối với Bác Hồ vô vàn kính yêu.

-    Giọng điệu bài thơ thể hiện rất nhiều tâm trạng: đó là giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa xót xa, tha thiết lại chan chứa niềm tin và lòng tự hào, th[ hiện những tâm trạng bộn bề của bao người khi vào lăng viếng Bác.


C. Kết luận:
-    Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương là một sự đóng góp quý báu vào kho tàng thi ca viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại, kính yêu của dân tộc.
-    Bài thơ đã làm cho ta càng thêm hiểu Bác, kính yêu và biết ơn Bác.

Xem thêm >>> Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương [Bài 2]

Trên đây là bài viết hướng dẫn lập dàn ý cho bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn, hãy để lại nhưng comment thắc mắc, ý kiến của bạn ở phía bên dưới nhé! Chúc các bạn học tập tốt

Chủ Đề