Đánh giá cách học sinh học 12 hiệu quả

Đánh giá chất lượng học sinh lớp 12 để tổ chức ôn tập hiệu quả

- Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đang đến gần. Cùng với việc chuẩn bị các điều kiện, đẩy mạnh công tác ôn tập, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh lớp 12. Qua đó, thấy được chất lượng thực tế của học sinh để có sự điều chỉnh phương pháp dạy học, ôn tập hiệu quả hơn.

Trường THPT Kim Bình [Chiêm Hóa] năm học 2019 - 2020 có 189 học sinh lớp 12. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã lên kế hoạch tổ chức phân loại, ôn tập cho học sinh, bình thường nhà trường có 5 lớp 12 nhưng khi tổ chức ôn tập trường chia thành 6 lớp theo phân loại học sinh, mỗi lớp trên dưới 30 học sinh. Càng về thời điểm gần Kỳ thi tốt nghiệp THPT, việc tổ chức ôn tập cho học sinh lớp 12 càng được chú trọng hơn. Nhà trường thường xuyên tiến hành các đợt kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh, tổ chức tăng thời lượng ôn tập đối với học sinh có học lực yếu. Cô giáo Trần Thị Lâm Hào, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trong học kỳ 1 nhà trường đã tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh. Kết quả, chất lượng học sinh chưa đạt yêu cầu chiếm hơn 20%, nên nhà trường đã có sự điều chỉnh ôn tập, bám sát chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, theo hướng dẫn đề thi minh họa và tổ chức dạy học phụ đạo miễn phí. Nhờ đó, chất lượng học sinh từng bước nâng lên. Tới đây, trường sẽ tổ chức thi thử trực tuyến theo hướng dẫn của Sở đối với học sinh lớp 12.


Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi thử đánh giá chất lượng học sinh lớp 12
[Ảnh chụp tại điểm thi trường THPT Xuân Huy, Yên Sơn].

Đầu tháng 6-2020, Sở Giáo dục và Đào tạo đã triển khai kế hoạch tổ chức thi thử tốt nghiệp THPT năm 2020 trên hệ thống giáo dục trực tuyến app.onluyen.vn. Đợt 1 vừa diễn ra có 10 trường THPT, gồm: Chuyên Tuyên Quang, Ỷ La, Nguyễn Văn Huyên, Sông Lô, Lâm Bình, Chiêm Hóa, Hà Lang, Xuân Huy, Trung Sơn và Kháng Nhật đã tổ chức xong kỳ thi thử, các trường còn lại sẽ thực hiện vào tuần tới. Đây là kỳ thi thử nghiệm được Sở tổ chức nhằm đánh giá đúng chất lượng “dạy thực, học thực” đối với học sinh lớp 12. Tại mỗi điểm trường đều có cán bộ của Sở Giáo dục và Đào tạo giám sát. Việc tổ chức thi với hình thức trắc nghiệm và trực tuyến đã cho thấy công tác ứng dụng công nghệ thông tin được áp dụng hiệu quả. Kết quả thi, chất lượng học sinh lớp 12 được đánh giá nhanh, từ đó giúp các trường biết được kết quả thực tế để tiếp tục tổ chức ôn tập tốt, chuẩn bị tâm lý và kiến thức cho kỳ thi quan trọng sắp tới.

Em Nguyễn Hoàng Dương, lớp 12 chuyên Sử, trường THPT Chuyên Tuyên Quang chia sẻ, kết quả thi thử vừa qua các môn của em đều đạt. Tuy nhiên điểm số chưa cao, do vậy em phải cố gắng ôn tập hơn nữa. Đồng thời, lên mạng làm thêm các định dạng đề thi để có kinh nghiệm, kiến thức hoàn thành bài thi tốt hơn trong các kỳ thi sắp tới.

Thông qua việc tổ chức đánh giá chất lượng học sinh thường xuyên, nhất là tổ chức thi thử đã giúp các trường THPT điều chỉnh, nâng cao chất lượng dạy và học đối với học sinh lớp 12. Cô giáo Trịnh Thị Thanh Thủy, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Văn Huyên [TP Tuyên Quang] nói, kết quả thi thử tốt nghiệp THPT vừa rồi nhà trường xếp thứ 2 sau trường THPT Chuyên Tuyên Quang với tỷ lệ học sinh đạt chiếm hơn 82%. Từ kết quả này, trường tiếp tục có sự điều chỉnh phương pháp ôn tập cho học sinh lớp 12, đối với những học sinh chưa đạt sẽ tổ chức bồi dưỡng, ôn tập thêm để củng cố kiến thức cho các em. Bên cạnh đó, trường cũng thường xuyên quan tâm đến công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 để học sinh lựa chọn ngành nghề phù hợp cho tương lai.

Việc chú trọng công tác ôn tập cho học sinh lớp 12, nhất là thường xuyên tổ chức khảo sát, đánh giá chất lượng việc dạy và học sẽ là cơ sở để các trường THPT tiếp tục có sự điều chỉnh, đẩy mạnh công tác ôn tập theo hướng hiệu quả. Từ đó phấn đấu đạt kết quả cao nhất tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.

Bài, ảnh: Huy Hoàng

Tin cùng chuyên mục

Thí sinh cả nước bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT từ hôm nay

Na Hang tuyên dương 63 đội viên cháu ngoan Bác Hồ

Nhiều điều bổ ích từ trang Facebook “Hiếu học”

Bảo đảm sức khỏe cho học sinh mùa nắng nóng

Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập hiệu quả trước kỳ thi THPT quốc gia 2020

Chủ Nhật, 19:16, 05/04/2020

VOV.VN - TS Sái Công Hồng khuyên học sinh lớp 12 nên tận dụng tối đa thời gian để học tập và ôn luyện thật chắc kiến thức cơ bản đã có thể "ăn" được 70% số điểm.

Mới đây, để hỗ trợ học sinh lớp 12 ôn tập hiệu quả, Bộ GD-ĐT đã công bố bộ đề thi minh họa kỳ thi THPT quốc gia 2020. TS Sái Công Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học [Bộ GD-ĐT], Trưởng ban điều hành xây dựng đề thi tham khảo THPT quốc gia năm 2020 cho biết, đề tham khảo được các giáo viên, giảng viên giỏi, có kinh nghiệm, nhiệt huyết tham gia xây dựng. Đề được xây dựng trên nguyên tắc phù hợp với hướng dẫn tinh giản nội dung dạy học mà Bộ GD-ĐT đã công bố.

TS Sái Công Hồng cho rằng, học sinh cần luyện tập, làm các đề thi minh họa để làm quen với cấu trúc đề và chuẩn bị sẵn sàng tâm lý. [Ảnh minh họa]

Theo đó, các câu hỏi trong đề thi đều không có những phần kiến thức đã được tinh giản. Các câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu, giảm số câu ở mức độ vận dụng và vận dụng cao. 

"Độ khó của đề thi năm nay giảm hẳn so với năm 2019. Trong đó, khoảng 70% câu hỏi thuộc nội dung kiến thức cơ bản; 20% câu hỏi mức độ vận dụng và 10% câu hỏi ở mức vận dụng cao. Nội dung đề thi chủ yếu thuộc chương trình lớp 12, có một phần nhỏ kiến thức của nội dung chương trình lớp 11. Các câu hỏi trong mỗi đề thi của hầu hết các môn đều được sắp xếp theo từng nhóm về độ khó và lần lượt từ dễ đến khó. Càng về cuối mỗi đề thi, các câu hỏi càng có tính phân loại ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao.

Nếu các em học sinh lớp 12 nên tận dụng tối đa thời gian để học tập và ôn luyện thật chắc kiến thức cơ bản, từ đó đã có thể “ăn điểm” tối đa 70% câu hỏi của toàn bài", ông Hồng cho hay.

TS Sái Công Hồng cho rằng, từ chương trình tinh giản và đề thi tham khảo cho thấy các nội dung còn lại trong chương trình học kỳ 2 lớp 12 hầu hết là kiến thức cơ bản, học sinh có thể tự tin tiếp thu, ôn luyện qua nhiều hình thức học tập khác nhau và rất thuận lợi cho phương thức dạy-học qua internet, trên truyền hình.

Học sinh cần vừa tự rà soát, hệ thống hóa kiến thức cơ bản của chương trình THPT, tập trung chủ yếu vào nội dung chương trình lớp 12; vừa cố gắng tận dụng tối đa các bài giảng qua internet và truyền hình để nắm bắt và lĩnh hội đầy đủ các kiến thức phục vụ cho kỳ thi THPT quốc gia.

Đại diện Bộ GD-ĐT cũng lưu ý học sinh ngoài những bài giảng trên các đài Phát thanh và Truyền hình địa phương, học sinh cũng nên theo dõi thêm các bài giảng của các tỉnh, thành phố khác và các kênh giáo dục quốc gia như VTV7 với các nội dung do Bộ GD-ĐT phối hợp thực hiện.

"Các em nên xây dựng kế hoạch ôn tập với các chuỗi kiến thức được sắp xếp theo chủ đề, bám sát chương trình lớp 12 và những nội dung kiến thức có tính kế thừa từ lớp 10, 11. Việc ôn tập các chủ đề có thể hệ thống hóa qua các mô hình, sơ đồ để có tính xâu chuỗi các mạch kiến thức, giúp bao quát và dễ hình dung”, TS Sái Công Hồng lưu ý. 

Phần tự học có hướng dẫn vẫn có thể kiểm tra

Cũng theo TS Sái Công Hồng, đề thi chính thức của kỳ thi THPT quốc gia 2020 tuân thủ đúng quy định "không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung kiến thức đã tinh giản và các nội dung mà điều chỉnh này yêu cầu không dạy, không làm, không thực hiện; khuyến khích học sinh tự học". Song những nội dung thuộc phần tự học có hướng dẫn vẫn có thể kiểm tra, hoặc ra trong đề thi. Do đó, giáo viên cần  thông báo cho học sinh để các em yên tâm học tập, ôn luyện.

Ngoài ra, ông Hồng cũng lưu ý các giáo viên nên phân tích định dạng và cấu trúc đề minh họa theo các nhóm cấp độ câu hỏi, theo các chủ đề của nội dung kiến thức, khu trú lại những nội dung hết sức căn bản và tích hợp các chủ đề để định hướng việc dạy học, ôn tập.

Với những câu hỏi ở cấp độ nhận biết và thông hiểu, thầy cô nên phân tích từng câu để xem các câu hỏi thuộc chủ đề nào, khối kiến thức nào. Trên cơ sở đó, thầy cô hệ thống hóa kiến thức, sắp xếp các chủ đề liên thông với nhau để ôn tập tốt kiến thức căn bản, làm tiền đề cho số câu hỏi thuộc nội dung cấp độ vận dụng và vận dụng cao còn lại.

TS Sái Công Hồng cho rằng, giáo viên các trường nên tư vấn hoặc tổ chức cho học sinh thi thử đề thi tham khảo qua mạng, để học sinh làm quen với cấu trúc đề và chuẩn bị tâm lý, biết cách kiểm soát thời gian và rèn khả năng tập trung cao độ khi làm bài.

Kết quả thi thử cũng giúp học sinh tự đánh giá được những phần kiến thức còn yếu, còn hổng để có kế hoạch học tập và ôn luyện riêng./.

Chủ Đề