Đánh giá công việc của hội phụ huynh học sinh

Thông tin tài liệu

Ngày đăng: 02/04/2021, 22:35

- Nêu sự tiến bộ về học tập ở các môn học.. Môn học nào còn hạn chế.[r] [1]PGD&ĐT TP BMT Trường Tiểu học Nguyễn Trãi PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA PHỤ HUYNH - Họ và tên phụ huynh :………………………………………………………………………… - Phụ huynh học sinh em : ………………………………Lớp 3A ….Năm học 2013 – 2014 -Ý kiến phụ huynh : [ Yêu cầu : Phụ huynh ghi biểu hiện, nội dung các hoạt động học tập, sinh hoạt nhà, các sở thích, mặt mạnh, hạn chế em mình, mong muốn gia đình đề đạt với giáo viên và nhà trường ] - Ở nhà em [ cháu ] đã bố trí thời gian học tập chưa ? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… - Em [ cháu ] có lễ phép với ngời lớn không ? Có biết nhường nhịn em nhỏ không ? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… - Em [ cháu ] có chịu khó giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà không ? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… - Em [ cháu ] có ý thức chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập …trước học không ? - Nêu tiến học tập các môn học Môn học nào còn hạn chế ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… - Em [ cháu ] có chịu vệ sinh miêng không ? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… - Nêu hành vi đạo đức lối sống ? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… - Những ý kiến khác phụ huynh học sinh : ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Lop4.com [2] Lop4.com [3] Lop4.com [4]

- Xem thêm -

Xem thêm: Mẫu: Phiếu đánh giá của phụ huynh,

Đa số phụ huynh tại Hải Phòng đều bày tỏ quan điểm không đồng tình với việc triển khai phiếu nhận xét, đánh giá cá nhân học sinh tại các nhà trường hiện nay.

Như Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam thông tin, việc các trường trung học cơ sở ở Hải Phòng triển khai làm phiếu nhận xét, đánh giá cá nhân học sinh đã không được giáo viên  đồng tình ủng hộ.

Hầu hết các giáo viên khi được hỏi đều cho rằng, việc này rất bất cập, gây lãng phí và mang tính hình thức chứ không đem lại hiệu quả.

Để có cái nhìn khách quan về vấn đề này, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã ghi nhận ý kiến của phụ huynh.

Phiếu nhận xét, đánh giá cá nhân học sinh gây phản ứng mạnh mẽ từ phụ huynh Hải Phòng [Ảnh: Lã Tiến]

Một số ít phụ huynh cho rằng, việc triển khai lấy phiếu nhận xét, đánh giá học sinh giúp tương tác hai chiều giữa giáo viên và phụ huynh.

Phụ huynh có thể nắm bắt được tình hình học tập cụ thể từng môn học của con mình ở trường.

Theo chị Nguyễn Thị Nhung [trú tại Chợ Hàng, quận Lê Chân, Hải Phòng] có con học lớp 9 Trường Trung học cơ sở Tô Hiệu, việc triển khai phiếu đánh giá giúp phụ huynh sát sao  hơn với việc học của con.

Công việc của tôi bận rộn nên rất khó để nắm được tình hình học tập từng môn của con.

Nay có phiếu gửi nhận xét mỗi học kì gửi về gia đình thì tôi có thể biết con học ở trường như thế nào, học yếu hay học tốt môn học nào, chị Nhung chia sẻ.

Trái với quan điểm của chị Nhung, đa số phụ huynh khi được hỏi lại cho rằng phiếu nhận xét, đánh giá quá hình thức và không mang lại hiệu quả.

Hơn nữa, chưa bàn đến độ trung thực khi học sinh tự nhận xét quá trình học tập  của bản thân, một giáo viên cùng lúc dạy hàng trăm học sinh thì liệu việc đánh giá có chính xác hay không là mối băn khoăn chung của nhiều phụ huynh.

Một phụ huynh có con theo học tại một trường cấp 2 thuộc quận Ngô Quyền [Hải Phòng] cho biết: Mới hôm qua con tôi mang về một loạt các phiếu nhận xét, đánh giá về để xin chữ ký phụ huynh.

Vừa ký tôi vừa thấy thương các thầy cô khi lượng công việc nay tăng gấp nhiều lần so với trước kia.

Các thầy cô phải dành thời gian nhận xét hàng trăm học sinh thì thời gian đâu để các thầy, cô soạn giáo án lên lớp.

Mới đây, các nhà trường đã phổ biến cài đặt phần mềm tới từng phụ huynh để theo dõi việc học tập của con vậy tại sao phải thêm một bước nhận xét rườm rà như vậy.

Thời gian ngồi viết nhận xét nên để dành cho thầy và trò cùng nhau nâng cao chất lượng học tập vẫn hơn.

Đồng quan điểm trên, nhiều phụ huynh cho rằng việc nhận xét học sinh cả trên cơ sở dữ liệu ngành [phần mềm Enetviet] và trên phiếu đánh giá là quá hình thức và không mang lại hiệu quả cho việc giám sát quá trình học tập của con.

Chị Vũ Hoàng Anh [trú tại quận Lê Chân, Hải Phòng] cho biết: Có những môn mà một cô giáo giảng dạy cả chục lớp vậy làm sao để đảm bảo việc nhận xét, đánh giá từng học sinh là chính xác và sát sao.

Phải nắm bắt quá trình học tập rồi nhận xét chi tiết từng em học sinh là quá khó đối với giáo viên.

Theo tôi việc này chỉ làm tăng áp lực công việc đối với giáo viên đặc biệt khi dịch bệnh  vừa qua khiến các cô đang phải gồng mình giúp học sinh theo kịp tiến độ học tập.

Còn theo một phụ huynh có con theo học trường cấp 2 thuộc quận Dương Kinh , mỗi học sinh đã có đến 20 phiếu nhận xét cho một năm học vậy khi nhân số lượng lên tới hàng nghìn học sinh vậy số tiền giấy, in ấn phải bỏ ra quá lớn.

Thời đại công nghệ số, phụ huynh hoàn toàn có thể theo dõi quá trình học tập của con qua phần mềm.

Việc dành số tiền lớn để in tờ phiếu nhận xét đến hiện tại vẫn chưa phát huy hiệu quả là quá lãng phí!.

Với những bất cập của việc lấy phiếu nhận xét, đánh giá học sinh trung học cơ sở, các phụ huynh và giáo viên mong muốn Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng sớm có phương án để giảm tải áp lực cho giáo viên.

Hải Phòng đang nóng chuyện phiếu nhận xét, đánh giá học sinh cấp 2

Sau mỗi kỳ học, các giáo viên trung học cơ sở ở Hải Phòng phải tập trung cao độ để viết từ hàng trăm đến hàng nghìn tờ phiếu nhận xét, đánh giá cá nhân học sinh.

Ngày 26/8/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 26 "Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58 ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo".

Thông tư này sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 1 Điều 6 như sau: "Kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số đối với các môn học còn lại:

- Đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của học sinh trong quá trình học tập môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Đánh giá bằng điểm số kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với môn học quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Kết quả đánh giá theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10".

Sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 2 Điều 6 như sau: "Đối với các môn học kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số: nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi, kết quả học tập môn học sau mỗi học kì, cả năm học; tính điểm trung bình môn học và tính điểm trung bình các môn học sau mỗi học kì, cả năm học".

Như vậy, so với Thông tư 58/2011 thì Thông tư 26/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đổi mới, thay vì tính điểm trung bình môn học và tính điểm trung bình các môn học sau mỗi học kỳ, cả năm học đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm, thì nay vừa phải đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số đối với tất cả các môn học trong chương trình.

Giáo viên ở Hải Phòng đang phải gồng mình viết hàng trăm tới hàng nghìn phiếu nhận xét, đánh giá cá nhân học sinh [Ảnh: Lã Tiến]

Thực hiện Thông tư 26/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đã tập huấn, hướng dẫn các nhà trường thực hiện.

Theo đó, sau một kỳ học, học sinh được giáo viên phát mỗi môn học một tờ phiếu nhận xét, đánh giá cá nhân học sinh.

Sau đó, học sinh tự nhận xét, đánh giá về bản thân đối với mỗi môn học, rồi chuyển phụ huynh cho ý kiến.

Sau khi phụ huynh cho ý kiến, giáo viên nhận xét vào phiếu rồi chuyển về Ban giám hiệu nhà trường.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai làm nhận xét, đánh giá học sinh tại các nhà trường đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ phía giáo viên.

Theo tìm hiểu của phóng viên, các giáo viên bậc trung học cơ sở đều cho rằng, việc phải viết quá nhiều phiếu nhận xét, đánh giá cá nhân học sinh khiến họ quá tải.

Hơn nữa, việc nhận xét, đánh giá thông qua phiếu này chỉ mang tính hình thức nên không hiệu quả, chưa nói đến việc nhiều giáo viên, học sinh làm cho xong việc.

Theo các giáo viên lý giải, tại các tỉnh, thành phố khác, giáo viên chỉ cần nhận xét học sinh trên cơ sở dữ liệu ngành.

Nhưng không hiểu vì sao tại Hải Phòng, họ lại phải làm 2 việc cùng một lúc. Đó là vừa nhận xét trên cơ sở dữ liệu ngành, vừa phải nhận xét bằng phiếu giấy.

"Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đang đi đầu trong việc triển khai cơ sở dữ liệu ngành, đẩy mạnh số hóa trong ngành giáo dục. Nhưng chúng tôi không hiểu tại sao vẫn phải viết phiếu nhận xét, đánh giá học sinh", một giáo viên dạy lớp 9 ở quận Ngô Quyền bức xúc.

Các giáo viên cũng đưa ra nhiều dẫn chứng cho rằng việc viết phiếu nhận xét, đánh giá học sinh là không cần thiết.

Cụ thể, một học sinh trung học cơ sở phải tự nhận xét, đánh giá từ 9-10 môn học [trừ môn Mỹ thuật, Âm nhạc và Thể dục không phải nhận xét, đánh giá] trong mỗi học kỳ [9 môn đối với lớp 6,7 và 10 môn học đối với lớp 8,9].

Như vậy, một năm học, mỗi học sinh có từ 18-20 phiếu, trong suốt 4 năm học thì có khoảng 80 phiếu nhận xét, đánh giá.

Các phiếu này theo quy định phải đóng vào học bạ, với số lượng phiếu nhiều như vậy thì quyển học bạ của học sinh rất dày, khó bảo quản và đặc biệt là gây lãng phí.

Đơn cử như Trường Trung học cơ sở Trần Phú [quận Lê Chân], Trung học cơ sở Chu Văn An [quận Ngô Quyền], Trung học cơ sở Hồng Bàng [quận Hồng Bàng] có trên 2.500 học sinh thì số phiếu nhận xét lớn như vậy, mỗi năm các nhà trường này không biết bảo quản thế nào.

Học sinh thì phải tự nhận xét, đánh giá bản thân ở mỗi môn học, trong khi đó giáo viên bộ môn phải "gồng mình" để viết hàng trăm đến hàng nghìn phiếu trong mỗi học kỳ.

Theo một giáo viên dạy Ngữ văn tại một trường lớn thuộc quận Lê Chân, cô được phân công dạy 5 lớp, trung bình mỗi lớp 40 học sinh thì mỗi kỳ phải viết 200 phiếu nhận xét, đánh giá học sinh.

"Mình là giáo viên Ngữ văn viết phiếu như thế còn không thấm vào đâu so với mấy đồng nghiệp dạy nhiều lớp với thời lượng 1 tiết/tuần phải viết hàng nghìn tờ phiếu nhận xét.

Có những giáo viên dạy hơn chục lớp, trung bình mỗi lớp 40 học sinh có khi không nhớ hết mặt học sinh thì nhận xét làm sao được", cô giáo này nói.

Một giáo viên cấp 2 ở quận Dương Kinh chia sẻ: "Trường mình có gần 800 học sinh và 32 giáo viên. Các giáo viên phải viết phiếu nhận xét từ trước Tết nguyên đán đến giờ chưa xong.

Hơn nữa, khi phát phiếu nhận xét, đánh giá cá nhân cho học sinh về nhà xin ý kiến phụ huynh thì dễ nhưng khi thu lại thì có em báo mất, em kêu bố mẹ chưa ký, còn có em bảo quên "bền vững".

Nhiều giáo viên trong trường mình thu phiếu từ trước Tết đến giờ chưa được một nửa số phiếu".

Với những bất cập của việc viết phiếu nhận xét, đánh giá học sinh, các giáo viên mong muốn ngành Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng điều chỉnh lại, sớm có chỉ đạo để giúp giáo viên giảm bớt gánh nặng, giảm bớt áp lực trong công tác.

Học sinh tiểu học, mầm non Hải Phòng tiếp tục được nghỉ tránh rét   Sở GD&ĐT thành phố Hải Phòng cho biết, những ngày tới không khí lạnh tăng cường, các trường tiểu học và mầm non trên địa bàn thành phố tiếp tục căn cứ tình hình thời tiết để thông báo lịch nghỉ cho phụ huynh và học sinh nhằm đảm bảo sức khỏe. Một số ít học sinh Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng...

Chủ Đề