Đánh giá môi trường làm việc tại khách sạn marriott năm 2024

Trước khi gia nhập vào đội ngũ Hotelier, mình thường nghĩ làm khách sạn là sang chảnh lắm. Mình lúc mới vào và chắc hẳn nhiều người cũng không biết làm marketing khách sạn cho tập đoàn lớn cảm giác nó như thế nào, có phê không hay bận sấp mặt. Đôi khi tìm kiếm thông tin thêm thì chỉ thấy về mảng Housekeeping, Front Office hoặc Culinary thì rất nhiều. Còn khoản marketing thì chả thấy ai nói bao giờ.

Vậy nên khi mình đã thực sự có trải nghiệm để chia sẻ, mình muốn mọi người cùng biết để có thể hình dung dễ dàng hơn công việc hàng ngày, những khó khăn gặp phải, những ảo tưởng sai lầm và những bài học nhận được.

Bạn làm marketing cho khách sạn nào? Mình từng làm marketing cho khách sạn thuộc tập đoàn Marriott International.

Làm marketing cho khách sạn có cần bằng cấp gì? Mình có bằng Bachelor of Commerce (chả liên quan gì đến marketing) và không thông qua trường lớp nào về hospitality. Lúc được tuyển vào làm marketing là nhờ kinh nghiệm liên quan đến marketing ở công việc trước bao gồm PR, Event và Digital Marketing.

Ví trí marketing được tuyển vào là gì? Food & Beverage Marketing Manager – Quản lý tiếp thị ẩm thực. Công việc này bao gồm quảng bá các sản phẩm về ẩm thực tại khách sạn bao gồm 3 nhà hàng/bar/cafe. Công việc chính là đưa ra kế hoạch phát triển các nhà hàng về mặt số lượng người theo dõi trên các kênh social media bao gồm Facebook/Instagram; làm việc cùng team Operation để lên kế hoạch các hoạt động ẩm thực theo tuần/tháng/quý; và làm việc cùng các đối tác cung cấp dịch vụ/ KOLs/thẻ thành viên/các đối tác phù hợp để làm tăng nhận diện thương hiệu.

Khó khăn lúc đầu tiên mới đi làm? Khó khăn lớn nhất là áp lực không có kinh nghiệm ngành hospitality. Theo như nhận xét cá nhân là ngành hospitality bị bệnh kiêu. Đa phần nhân viên trong ngành có thâm niên 10 – 15 năm so với mình đi vào kinh nghiệm 15 phút. Chính vì vậy đồng nghiệp không tin rằng người ngoại đạo có thể hiểu ngành tường tận, vấn đề gì cũng nói là “đặc thù ngành hospitality”. Chính vì vậy khi mới vào công ty điều khó khăn là để mọi người hiểu được mình cùng mong muốn giúp khách sạn phát triển và cách đổi mới trong tư duy của người mới (là mình) sẽ giúp thành công hơn so với đối thủ.

Ngoài ra cá nhân mình là người hết việc thì về, không cần ở lại lâu chỉ để chứng tỏ bản thân. Trong 2 tháng đầu tiên, khối lượng công việc không nhiều lắm nên 5h30 là mình xách túi đi về. Nhất là ngồi trong phòng Sales & marketing, mọi người vừa nhiều việc vừa căng thẳng và cũng thích tranh đấu ai là người ‘làm việc chăm chỉ nhất’. Nên mình cũng nhận không ít ánh mắt hình viên đạn khi đi về sớm. Nhưng mình quyết định rằng mình làm được thì cứ làm, ai nghĩ gì thì nghĩ. Sau tầm 2 tháng thì mọi người cũng dần quen với mình và cũng rất vui vẻ nên mọi thứ trở nên tốt hơn.

Làm Marketing khách sạn khác gì ngành khác? Marketing khách sạn yêu cầu hiểu biết rộng về nhiều mảng thuộc marketing. Điều này là do khách sạn chỉ có 1 – 2 người trong phòng marketing, nên việc specialize vào một mảng như digital hay PR là rất khó. Marketing cho khách sạn cần có khả năng sử dụng nhiều công cụ để đạt mục tiêu quảng bá cho khách sạn tốt nhất. Khi làm cho tập đoàn lớn như Marriott, marketing chắc chắn đã có sẵn hướng dẫn về brand nên chỉ phải copy & paste. Nếu muốn chạy quảng cáo digital, tập đoàn cũng có chỉ định các agency đạt chuẩn để giúp chạy các chiến dịch nên marketing chỉ phải đọc hiểu thông số và làm việc cùng agency. Nếu muốn người nổi tiếng hoặc báo chí đến thử trải nghiệm thì cũng đơn giản vì các khách sạn lớn đã có tên tuổi nên họ cũng muốn được thử dịch vụ. Điểm khó với marketing đó là thuyết phục họ review/check-in/viết báo để đổi trả dịch vụ, thay vì sử dụng tiền mặt do khách sạn thường ít budget cho khoản đó.

Trước đây, ngành khách sạn thường tuyển một người mạnh về PR Communication vì đa phần họ cần branding là chính. Nguồn thu chính trước đây cho các khách sạn lớn thuộc tập đoàn được cung cấp với team sale khá hùng mạnh. Tuy nhiên, thời thế thay đổi khiến các tập đoàn chú trọng hơn về mảng social media và retail sale thông qua booking trực tiếp trên website chính hoặc Facebook. Chính vì vậy, các khách sạn hiện tại có xu hướng tuyển Digital Marketing Manager, quản lý hết mọi thứ liên quan đến digital cho khách sạn. Khiến phòng marketing cũng trở thành một công cụ kiếm tiền cho khách sạn, thay vì chỉ sale như trước. Nếu bạn muốn biết kỹ năng cần có của Digital Marketing Manager cho khách sạn thì có thể tham khảo bài viết “Kỹ năng cần có của Digital Marketing Manager cho nhà hàng khách sạn”.

Cơ hội thăng tiến của marketing khách sạn? Lúc được tuyển vào làm F&B Marketing Manager, nhờ kết quả xuất sắc nhất về khoản digital, nên mình đã được thăng chức lên thành Assistant Director of Marketing sau 10 tháng, quản lý toàn bộ marketing cho khách sạn, bao gồm cả ẩm thực, phòng ốc, spa và dịch vụ liên quan. Chính vì thế cơ hội dành cho ai có tham vọng là không thiếu.

Ngoài ra vì làm ở khách sạn thuộc tập đoàn, bạn cũng có cơ hội làm các project ngắn cho tập đoàn. Ví dụ như sau khi được thăng chức, mình cũng đã chứng tỏ khả năng digital marketing cho khách sạn giúp tăng trưởng retail sale, kết quả được tuyên dương làm case study cho các khách sạn khác. Chính vì thế, tập đoàn cử mình làm Vietnam Field Digital Marketing Task Force, giúp đào tạo 8 khách sạn (bao gồm JW Marriott, Sheraton, Renaisance, Le Méridien, Four Points) thuộc tập đoàn Marriott International về mảng digital marketing cho khách sạn. Project như thế này sẽ giúp làm đẹp CV, tăng kinh nghiệm và tạo cơ hội lên chức trong tập đoàn sau này.

Tại tập đoàn lớn, họ rất mong muốn giữ nhân viên nên tập đoàn hay cho đi đào tạo và tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên. Nhưng cũng vì tập đoàn lớn, nên cũng nhiều người muốn được thăng chức dù số lượng vị trí cũng không phải là nhiều. Chính vì vậy, độ cạnh tranh cao cho mỗi vị trí. Ngoài ra tập đoàn cũng có policy guideline rõ ràng khi thăng chức nên thường sẽ có lộ trình tăng từng bước theo bậc chứ khó mà có thể nhảy cóc 2- 3 bậc 1 lúc. Đây cũng là điểm yếu của tập đoàn đối với những người muốn tăng nhanh.

Môi trường làm việc của marketing khách sạn thế nào? Rất thoải mái. Khi so môi trường khách sạn với agency, International trade hoặc start ups (những nơi mình từng làm), thì đồng nghiệp trong khách sạn cực kỳ dễ thương và supportive. Mọi người đều rất hoà đồng và hỗ trợ tốt nhất có thể. Như khi mình làm marketing ẩm thực, mình rất hay yêu cầu bếp nấu ăn để quay video chụp instagram, rất tốn thời gian và công sức, nhưng mọi người rất hào hứng và hỗ trợ. Sếp trong khách sạn cũng khá hiểu biết và tâm lý, tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên phát triển.

Khi làm tập đoàn, bạn hoàn toàn có cơ hội được chuyển sang khách sạn khác cùng tập đoàn nếu có vị trí phù hợp để trải nghiệm. Ngoài ra khi cùng khách sạn, bạn có thể làm training tại department khác để hiểu hơn công việc của họ như sang phòng Finance, Culinary hay Housekeeping. Mình muốn học làm bánh nên đã xin chuyển sang học việc bếp bánh một thời gian, cảm thấy rất bổ ích và mãn nguyện.

Điều thích nhất khi làm marketing khách sạn là gì? Đối với mình là được tự do sáng tạo phát triển khách sạn trong một môi trường đầy nhiệt huyết. Do làm khách sạn tập đoàn lớn nên bạn có cơ hội học hỏi từ các đồng nghiệp vượt khuôn khổ biên giới và áp dụng thực tiễn vào chính khách sạn tại Việt Nam. Mọi người đều có sự cạnh tranh lành mạnh trong công việc, luôn giúp đỡ lẫn nhau nên rất phù hợp với ai muốn sự ổn định. Ngoài ra giảm giá phòng cho nhân viên cũng thích lắm đó!


Hy vọng mọi người có một cái nhìn rõ hơn về vị trí Marketing trong khách sạn. Nếu mọi người muốn biết thêm về công việc khác trong khách sạn thì nhắn mình để mình có thể phỏng vấn vị trí đó nhé!

Có bao nhiêu khách sạn Marriott tại Việt Nam?

Theo đó, tại Việt Nam, Marriott đang quản lý 16 khách sạn và khu nghỉ dưỡng thuộc 8 thương hiệu toàn cầu như JW Marriott, Le Meridien, Sheraton…

Khách sạn JW Marriott Hà Nội của ai?

Khách sạn JW Marriott Hà Nội do Tập đoàn Marriott International (Mỹ) quản lý, nhưng ông chủ thực sự đứng sau lại là một doanh nhân quê Thái Bình. Những ngày Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra tại Hà Nội, nơi ở của hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên được dư luận và truyền thông quốc tế đặc biệt quan tâm.

Marriott có bao nhiêu nhân viên?

Marriott còn sở hữu chương trình khách hàng thân thiết lớn nhất ngành du lịch, Marriott Bonvoy, với hơn 186 triệu thành viên. Tập đoàn Marriott được thành lập bởi John Willard Marriott vào năm 1927 khi ông và vợ, Alice Marriott, mở một quầy bia gốc ở Washington.

Sheraton của ai?

Sheraton Hotels thuộc quyền điều hành của Starwood Hotels & Resorts Worldwide Inc. - một trong những tập đoàn dịch vụ du lịch lớn của thế giới. Năm 2009, Sheraton có kế hoạch xây dựng thêm 54 khách sạn tại 75 quốc gia trên thế giới để tiếp tục chinh phục thị trường du lịch thế giới.