Đánh giá nhà cung cấp định kỳ

  • Nhà cung cấp Trung Quốc có thật sự uy tín hay không? 
  • Không xác định được nhà cung cấp là nhà thương mại hay sản xuất? 
  • Quy mô, sản xuất và nhân công của nhà cung cấp có thể đáp ứng bao nhiêu? 
  • Khả năng rủi ro và quản lý rủi ro của các nhà cung cấp như thế nào? 

Hiểu được mong muốn của khách hàng, SIMBA cho ra đời dịch vụ “Thẩm định nhà cung cấp” với những tiêu chí đánh giá chuẩn mực, chính xác. Doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro và chi phí tối đa bởi không mất thời gian tới Trung Quốc thẩm định trực tiếp nhà cung cấp. 

SIMBA thực hiện nhiệm vụ thẩm định nhà cung cấp như thế nào? 

  • SIMBA sắp xếp nhân sự hoặc chuyên gia có chuyên môn trực tiếp qua thẩm định nhà xưởng/trụ sở chính của nhà cung cấp để thẩm định pháp nhân, tổ chức nhân sự, quy trình sản xuất, thông số kỹ thuật, hình thức sản phẩm. 
  • Chúng tôi thực hiện thẩm định theo quy trình tiêu chuẩn, đầy đủ chính xác các thông tin. 
  • Hỗ trợ thẩm định các tiêu chí bổ sung theo yêu cầu của khách hàng. 
  • Lập báo cáo thẩm định tiêu chuẩn theo quy trình gửi khách hàng. 

YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỂ ĐÁNH GIÁ THẨM ĐỊNH NHÀ CUNG CẤP

1. Tiêu chí đánh giá

Hệ thống chỉ số đánh giá thẩm định nhà cung cấp là cơ sở và tiêu chuẩn để doanh nghiệp đánh giá toàn diện nhà cung cấp. Đây là một chỉ số phản ánh các thuộc tính khác nhau của hệ thống phức tạp do chính doanh nghiệp và môi trường hình thành. Đây là tập hợp của cấu trúc liên kết và phân cấp. Các khía cạnh sau đây có thể ảnh hưởng đến quan hệ đối tác chuỗi cung ứng:

  •  Hiệu suất của nhà cung cấp
  •  Quản lý thiết bị
  •  Phát triển nguồn nhân lực
  •  Kiểm soát chất lượng
  •  Kiểm soát chi phí
  •  Phát triển công nghệ
  •  Thỏa thuận giao hàng

2. Dịch vụ hậu mãi

Vật liệu mua có thể bị hư hỏng trong quá trình lắp ráp sử dụng và vận chuyển do vấn đề chất lượng hoặc sử dụng không đúng cách. Trong trường hợp như vậy, nhà cung cấp sẽ kịp thời sửa chữa và cung cấp hỗ trợ sau bán hàng có liên quan, không chậm trễ, hoặc khiến công ty mua sắm bị thiệt hại.

3. Cải tiến chất lượng và đổi mới

Với sự tăng cường cạnh tranh thị trường, đổi mới công nghệ và đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp đã xuất hiện cái khác. Đặc biệt là trong các doanh nghiệp công nghệ cao, tốc độ đổi mới sản phẩm đã được đo bằng ngày. Ý thức đổi mới của công ty không thể tách rời với sự hỗ trợ của các nhà cung cấp, cũng như cải thiện chất lượng nguyên liệu và công nghệ. Đôi khi, đổi mới nhà cung cấp thậm chí là một trong những động lực thúc đẩy đổi mới doanh nghiệp, mang lại cho doanh nghiệp lợi nhuận cao hơn.

4. Khả năng cung cấp nguyên liệu

Đây là tiêu chuẩn tối thiểu để các công ty đánh giá thẩm định nhà cung cấp. Cho dù đó là một nhà cung cấp có mối quan hệ lâu dài hay hợp đồng cung cấp ngắn hạn, điều này rất quan trọng. Việc đánh giá các nhà cung cấp liên quan đến nhiều khía cạnh, và các công ty khác nhau có những yêu cầu và mong đợi cụ thể của riêng họ.

  • Đối với các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các nhóm đa quốc gia, sự thành công của việc lựa chọn nhà cung cấp có liên quan đến hoạt động bình thường của toàn bộ hệ thống của doanh nghiệp. Do đó, họ có nhiều tiêu chuẩn chặt chẽ hơn và nội dung rộng hơn khi đánh giá nhà cung cấp.
  • Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ: yêu cầu các nhà cung cấp là tương đối thoải mái.

Ngoài ra, về mặt nội dung đánh giá, một số khía cạnh có thể được định lượng, trong khi những khía cạnh khác chỉ có thể được quan sát từ hoạt động dài hạn của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã hình thành một hệ thống chỉ tiêu để đánh giá các nhà cung cấp dựa trên quy mô và hoạt động của chính họ.

5. Khả năng rủi ro và quản lý rủi ro

Nhu cầu thị trường trong tương lai đối với một số vật liệu rất khó xác định, có thể có nhu cầu lớn hoặc có thể chỉ có nguồn cung trong giai đoạn phát triển. Các nhà cung cấp có khả năng quản lý rủi ro tốt có khả năng cung cấp nguyên liệu và sản phẩm cần thiết cho công ty với mức giá phù hợp trong môi trường thị trường để đảm bảo hoạt động sản xuất bình thường của công ty.

12 Tháng Chín, 2017

Nhà cung cấp tốt là một trong yếu tố ảnh hưởng đến việc quản trị hàng tồn kho tốt. Để lựa chọn được những nhà cung cấp tốt trước hết doanh nghiệp cần nắm được những tiêu chí đánh giá nhà cung cấp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu các vấn đề đó.

1.    Khái niệm nhà cung cấp

Nhà cung cấp được định nghĩa đơn giản là một bên [có thể là một tổ chức hoặc cá nhân] cung cấp hàng hóa hay dịch vụ. Trong thị trường thương mại hiện đại, có rất nhiều nhà cung cấp tham gia vào chuỗi cung ứng.

2.    Vai trò của NCC trong chuỗi cung ứng

Trong hoạt động kinh doanh, sản xuất của bất kỳ doanh nghiệp nào, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ rằng khách hàng là tất cả vì họ là “Thượng đế”. Song với góc nhìn khác, nếu doanh nghiệp có rất nhiều khách hàng thậm chí họ sẵn sàng mua tất cả những gì mình có, song doanh nghiệp đó lại không có đủ nguồn cung cấp hàng hóa cho thị trường hay nói một cách khác họ không có sự gắn kết với các NCC một cách bền chặt. Điều đó làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bị ngưng trệ và đôi khi nó còn tệ hơn là không có khách hàng.

Ở góc nhìn rộng hơn, trong chuỗi cung ứng, các NCC liên kết với nhau như những toa tàu. Ở đó hàng hóa, NVL được cung cấp liên tục để ở đầu cuối hàng hóa được cung cấp đến tay của người tiêu dùng. Trong chuỗi đó, mỗi NCC sẽ giữ một vai trò quan trọng của riêng mình và đồng thời đóng góp tạo ra giá trị của toàn chuỗi. Chỉ cần 1 NCC bất kỳ gặp sự cố, cả chuỗi sẽ phải gặp nhiều tác động và cuối cùng điều bất lợi nhất sẽ đến với người tiêu dùng.

3.    Những chỉ tiêu lựa chọn nhà cung cấp

3.1. Chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm luôn là tiêu chí hàng đầu để lựa chọn NCC cho hàng hóa, NVL của doanh nghiệp. Một số tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm, NVL như các tiêu chuẩn chất lượng mà NCC phải tuân thủ, chế độ - chính sách bảo hành cũng như cam kết chất lượng…

3.2. Tỷ lệ hàng hóa hư hỏng

Khi lựa chọn được NCC, nhà quản trị phải luôn theo dõi được số lượng/tỷ lệ hàng hóa hư hỏng khi được giao hàng đến hoặc hư hỏng do chất lượng xuống thấp không đảm bảo các tiêu chuẩn đã cam kết [sau khi kiểm tra chất lượng].

Tỷ lệ cần xác định gồm tỷ lệ hàng hóa hư hỏng trên mỗi đơn hàng được giao, tỷ lệ đơn hàng có hư hỏng trên tổng đơn hàng theo kỳ thống kê, giá trị hàng hóa hư hỏng theo đơn hàng và tổng giá trị hư hỏng theo kỳ thống kê. Từ các số liệu trên, nhà quản trị sẽ dễ dàng so sánh các NCC của cùng nhóm mặt hàng để ra quyết định mua hàng phù hợp.

3.3. Thời gian giao hàng đúng hẹn

Một yếu tố không kém phần quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là thời gian giao hàng. Việc thống kê các dữ liệu về thời gian giao hàng thực tế so với dự kiến cho nhà quản trị nắm chính xác năng lực của từng NCC cũng như mức độ tin cậy của họ đối với các đơn hàng trong tương lai của mình.

3.4. Chính sách bảo hành

Nhân viên mua hàng sẽ phải cân nhắc rất kỹ các điều khoản bảo hành sản phẩm, NVL từ NCC. Trong nhiều trường hợp có các sự cố phát sinh đến hư hỏng hàng hóa, hay chất lượng xuống thấp sau quá trình kiểm tra, kiểm nghiệm sẽ phát sinh nhiều công việc và làm tổn thất nhiều chi phí cho doanh nghiệp. Do đó, NCC có chính sách bảo hành chu đáo và đơn giản sẽ luôn được ưu tiên thêm điểm cộng.

3.5. Chất lượng dịch vụ khách hàng

Bên cạnh việc hỗ trợ bảo hành, đổi trả sản phẩm… thì các cuộc gọi đến NCC yêu cầu hỗ trợ và giải đáp các vấn đề phát sinh giúp nhà quản trị đánh giá đúng chất lượng dịch vụ từ NCC của mình. Giả sử trong trường hợp có vấn đề phát sinh mà nhân viên mua hàng không thể liên hệ được với NCC hoặc liên hệ được mà không liên lạc được với nhân viên phụ trách thì các vấn đề phát sinh đó phải treo lên và chờ ngày giải quyết.

3.6. Chi phí sản phẩm

Yếu tố cơ bản nhất để đánh giá NCC là giá sản phẩm và các chi phí phát sinh khi mua hàng từ NCC đó. Một cách đơn giản, với cùng loại hàng hóa với chất lượng như nhau, thì NCC nào có thể cung cấp với chi phí mềm hơn thì đó sẽ là một điểm cộng cho họ.

3.7. Điều khoản thanh toán

Bên cạnh yếu tố chi phí sản phẩm, điều khoản thanh toán gián tiếp tác động tới các yếu tố chi phí. Với điều khoản thanh toán 1 lần khi nhận hàng sẽ làm doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn khi mua hàng công nợ và có thể chia thành nhiều đợt thanh toán.

4.    Ứng dụng giải pháp ERP với những chỉ tiêu đánh giá NCC trong doanh nghiệp

Trên đây là một số chỉ tiêu cơ bản để đánh giá NCC làm căn cứ để lựa chọn hoặc thay đổi NCC cho hàng hóa, NVL cho hoạt động mua hàng. Trên thực tế, tùy nhu cầu và đặc thù mỗi ngành nghề, doanh nghiệp sẽ phải xây dựng nhiều bộ chỉ tiêu đánh giá cho riêng mình. Song về nguyên tắc, hoạt động đánh giá và các số liệu thu thập phải đầy đủ và khách quan, nhằm phản ánh được tình hình thực tế của từng NCC.

Để làm được điều đó một cách chính xác đòi hỏi doanh nghiệp phải tích hợp và quản lý các hoạt động của mình trên cơ sở phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp - Phần mềm ERP. Và xây dựng các tiêu thức cùng chỉ tiêu cụ thể để thực hiện khai báo trên hệ thống. Trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ phát sinh, toàn bộ dữ liệu thực tế phải được ghi nhận vào phần mềm để làm cơ sở lên báo cáo thống kê.

Xem thêm:

>>> Lập kế hoạch mua hàng cho doanh nghiệp sản xuất

>>> Phân hệ phần mềm quản lý mua hàng BRAVO.

                                                                                                                                                                                             Lê Vĩnh Phúc

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề