Danh nghiệp vàng bạc nộp tờ khai gtgt mẫu nào năm 2024

Khi làm Báo cáo thuế cho DNTN kinh doanh vàng bạc theo mẫu 03/GTGT.Theo quy định mới có nộp kem bảng kê hàng hoá bán ra,vậy xin cho hỏi lập bảng kê theo mẫu nào? Nhờ Anh , chị giúp đỡ!!

Danh nghiệp vàng bạc nộp tờ khai gtgt mẫu nào năm 2024

Căn cứ khoản 4, Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, quy định:

“4. Khai thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng

  1. Đối tượng khai thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là người nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng theo quy định pháp luật về thuế GTGT.
  1. Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng tháng/quý tính theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 03/GTGT ban hành theo Thông tư này”.

Căn cứ quy định trên, qua nội dung câu hỏi. Hồ sơ khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT là Tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 03/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 nêu trên, không cần kèm theo bảng kê theo mẫu nào khác.

Thời gian qua, chính sách thuế đối với hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý có rất nhiều thay đổi, bên cạnh đó cùng với các biện pháp siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý của Chính phủ đã khiến không ít cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực đặc thù này gặp nhiều lúng túng trong việc chấp hành các quy định về kê khai, nộp thuế. Do đó hiện nay đang tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau khi tính thuế và khai nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý. Theo thống kê, trên địa bàn Dak Lak hiện nay có khoảng trên 65 cơ sở kinh doanh vàng, bạc, đá quý trong đó có nhiều cơ sở đang ở loại hình Hộ kinh doanh (HKD) sẽ phải chuyển đổi lên mô hình doanh nghiệp nếu tiếp tục có hoạt động mua, bán vàng bạc, đá quý (theo Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 3-4-2012 của Chính phủ).

Để giúp các cơ sở kinh doanh hiểu rõ chính sách pháp luật thuế từ đó vận dụng để tính thuế, kê khai, nộp thuế đảm bảo đúng quy định, chúng tôi xin giới thiệu một số hướng dẫn về phương pháp tính và kê khai nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý và các thủ tục khai nộp thuế khi chuyển đổi loại hình từ HKD lên doanh nghiệp.

Phương pháp tính và khai nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý theo quy định được thực hiện như thế nào?

Vàng, bạc, đá quý là loại hàng hóa đặc biệt: vừa là hàng hóa vừa là phương tiện thanh toán; rất khó kiểm soát giá; Giao dịch mua bán vàng bạc, đá quý thường là các giao dịch nhỏ lẻ, không có đủ hóa đơn, chứng từ đầu vào (vì khách hàng thường không lưu giữ chứng từ hóa đơn) nên Nhà nước quy định phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hoạt động mua, bán loại hàng hóa đặc biệt này là phương pháp trực tiếp theo đúng với bản chất của thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, quy trình hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý thường không đơn thuần chỉ có hoạt động mua và bán mà còn có hoạt động quan trọng không thể tách rời đó là chế tác, gia công phụ trợ khác. Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng hiện hành thì hoạt động chế tác, gia công vàng, bạc, đá quý là hoạt động gia công nguyên liệu, thành phẩm, hàng hóa quy định áp dụng phương pháp khấu trừ để xác định số thuế phải nộp.

Cơ sở kinh doanh vàng, bạc, đá quý cũng như các cơ sở kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ khác đều phải kê khai, nộp các khoản thuế theo quy định như thuế GTGT, thu nhập cá nhân (TNCN) - nếu là HKD, cá nhân kinh doanh, thu nhập doanh nghiệp (TNDN) - nếu là doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế), thuế môn bài, thuế nhập khẩu, xuất khẩu (nếu có hoạt động xuất, nhập khẩu). Tuy nhiên thực tế chỉ có các quy định của thuế GTGT khiến cho các cơ sở kinh doanh vàng, bạc, đá quý gặp nhiều lúng túng. Các sắc thuế còn lại được quy đinh như các hàng hóa, dịch vụ thông thường khác, cơ bản không có gì vướng mắc.

*Phương pháp tính thuế

Theo Điểm a, Khoản 2, Điều 13 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11-1-2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng (có hiệu lực kể từ ngày 1-3-2012) thì hoạt động kinh doanh vàng bạc, đá quý phải áp dụng phương pháp trực tiếp tính thuế trên giá trị gia tăng (PPTT) để xác định số thuế phải nộp, cụ thể như sau:

Số thuế GTGT phải nộp bằng (=) GTGT của hàng hóa, dịch vụ nhân (x) với thuế suất.

GTGT của hàng hóa, dịch vụ được xác định bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ (-) giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng.

Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu được tiền. Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào được xác định bằng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra tương ứng.

Do đặc điểm của các đơn vị kinh doanh vàng, bạc, đá quý có thể chỉ kinh doanh duy nhất mặt hàng vàng, bạc, đá quý cũng có thể có hoạt động kinh doanh nhiều hàng hóa, dịch vụ khác nên Nhà nước quy định thành hai trường hợp tính thuế cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Cơ sở kinh doanh vừa có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, vừa có hoạt động chế tác sản phẩm vàng, bạc, đá quý thì áp dụng tính thuế đối với các hoạt động này theo PPTT. GTGT là số chênh lệch giữa doanh số bán ra trừ (-) giá vốn của hàng bán ra (hiểu đơn giản là doanh thu – giá vốn).

Trường hợp 2: Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (PPKT) thuế có kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý áp dụng PPTT trên GTGT, cơ sở phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào để kê khai thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ theo từng hoạt động kinh doanh và phương pháp tính thuế riêng. Trường hợp không hạch toán được riêng thì được xác định phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tương ứng với tỷ lệ doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo PPKT trên tổng doanh thu bán hàng phát sinh trong kỳ, trong đó doanh số hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT là toàn bộ doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT nộp theo PPKT; tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ bao gồm: Doanh số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT; doanh số hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT và chênh lệch giữa giá bán và giá mua của hoạt động mua bán, kinh doanh vàng, bạc, đá quý (không bao gồm chênh lệch âm (-)).

Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm (-) của vàng, bạc, đá quý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương (+) của vàng, bạc, đá quý. Trường hợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương (+) hoặc giá trị gia tăng dương (+) không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm (-) thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm. Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm (-) không được kết chuyển tiếp sang năm sau. Đây chính là điểm khác biệt nổi bật giữa quy định mới kể từ ngày 1-3-2012, trước ngày 1-3-2012 thì cơ sở kinh doanh dù có phát sinh phần GTGT âm (-) của hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ thì cũng không được kết chuyển sang tháng sau.

*Phương pháp kê khai, nộp thuế:

Trường hợp1: Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế theo PPTT (là các cơ sở chỉ có hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý).

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 10 Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28-2-2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Luật Quản lý thuế quy định về kê khai thuế đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh và các doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức tín dụng…kinh doanh vàng, bạc, đá quý tính thuế GTGT theo PPTT như sau: Thực hiện kê khai thuế GTGT theo mẫu tờ khai số 03/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 06/2012/TT-BTC nêu trên (lưu ý áp dụng từ kê khai tháng 3-2012 trở đi, trước đây theo mẫu 03/GTGT ban hành theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC). Hồ sơ khai thuế GTGT theo PPTT chỉ có duy nhất một mẫu biểu là tờ khai 03/GTGT này với các chỉ tiêu rất dễ hiểu. Tổng cục Thuế đã có phần mềm hỗ trợ kê khai thuế trong đó có mẫu biểu này để giúp cho các cơ sở kinh doanh +nhập số liệu và in tờ khai có mã vạch nộp cho Cơ quan Thuế theo quy định (Phần mềm HTKK 3.1.4).

Tuy nhiên, để thực hiện tốt phương pháp tính thuế này đòi hỏi các cơ sở kinh doanh cần phải chú ý hai vấn đề: Một là phải lưu giữ được đầy đủ hoá đơn mua vào, hóa đơn bán ra để xác định được giá trị gia tăng thì áp dụng khai thuế giá trị gia tăng tính theo PPTT mới đảm bảo chính xác, đúng quy định. Hai là các cơ sở kinh doanh không được kết chuyển giá trị gia tăng âm sang kỳ kê khai thuế của tháng tiếp theo.

Trường hợp 2: Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo PPKT có kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý áp dụng PPTT:

- Đối với hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tính thuế theo PPKT, cơ sở kinh doanh lập hồ sơ khai thuế theo PPKT quy định tại Khoản 3, Điều 10 Thông tư số 28/2011/TT-BTC cụ thể như sau: Hồ sơ khai thuế gồm tờ khai mẫu số 01/GTGT; Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra theo mẫu số 01-1/GTGT; Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-2/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 28/2011/TT-BTC và các phụ lục khác có liên quan.

- Đối với hoạt động mua bán vàng, bạc, đá quý cơ sở kinh doanh kê khai theo PPTT như trường hợp 1 ở trên.

Cơ sở kinh doanh thuộc trường hợp 2 phải thực hiện chế độ sổ kế toán, hóa đơn chứng từ theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, Khoản 8 Điều 10 Thông tư số 28/2011/TT-BTC cũng quy định trường hợp hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh doanh thực hiện lưu giữ đủ hóa đơn, chứng từ bán hàng, cung cấp dịch vụ nhưng không có đủ hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ đầu vào nên không xác định được giá trị gia tăng trong kỳ thì áp dụng khai thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu. Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng tháng tính theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu là Tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu số 04/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 28/2011/TT-BTC.