Đáo nợ ngân hàng là gì

Đảo nợ được nhắc đến nhiều trong các hoạt động vay mượn nhiều nhất là tại các ngân hàng. Vậy đảo nợ là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Đảo nợ là gì?

Đảo nợ là gì? Đảo nợ ngân hàng là gì?

Đảo nợ được định nghĩa là việc một cá nhân, tổ chức vay tiền tại ngân hàng, tổ chức tín dụng để thanh toán khoản nợ đến hạn nhưng chưa có khả năng chi trả. Khoản nợ có thể là của chính ngân hàng, tổ chức tín dụng đó hoặc của ngân hàng, tổ chức tín dụng khác. Hay hiểu đơn giản đây là việc huy động vốn vay mới để trả trước 1 phần hoặc toàn bộ nợ cũ để tránh nợ quá hạn.

>>>Khách hàng có nhu cầu vay vốn vui lòng điền form đăng ký bên dưới để được hỗ trợ tài chính nhanh nhất

ÐĂNG KÝ VAY NHANH

500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Tại ngân hàng đây là cách chuyển khoản vay cũ tại ngân hàng của cá nhân, tổ chức đã đến hạn trả nợ nhưng chưa thể thanh toán thành một khoản vay mới. Đảo nợ trong ngân hàng Việt Nam diễn ra khá phổ biến. Đối với ngân hàng Nhà Nước, việc đảo nợ là nghiêm cấm, tuy nhiên đối với các Ngân hàng thương mại thì việc đảo nợ là chuyện bình thường.

Mục đích của việc đảo nợ trong ngân hàng thương mại ở Việt Nam nhằm đảm bảo tránh trích lập dự phòng và còn giúp hỗ trợ tối đa cho khách hàng.

Các quy định về đảo nợ của ngân hàng nhà nước 

Cho đến nay đây vẫn là hình thức bị ngân hàng nhà nước nghiêm cấm tuy vậy với 2 trường hợp loại trừ việc đảo nợ vẫn diễn ra.

Đảo nợ có hợp pháp không? Các quy định về đảo nợ

Năm 2018 tại nghị định 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công đã có quy định chính thức về đảo nợ. Qua Thông tư 39 có thể thấy việc cho vay đảo nợ là việc bị pháp luật nghiêm cấm. Trừ 2 trường hợp sau:

- Một, được vay để trả khoản nợ tại chính tổ chức tín dụng đã cho vay nếu thuộc trường hợp: Khách hàng dùng tiền của khoản vay mới để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong dự toán xây dựng công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

- Hai, được vay để trả khoản nợ tại tổ chức tín dụng khác hoặc nợ nước ngoài khi đáp ứng các điều kiện sau: Khách hàng chỉ được dùng tiền của khoản vay mới để trả nợ trước hạn cho khoản vay thuộc 3 trường hợp sau:

  • Vay phục vụ hoạt động kinh doanh

  • Thời hạn cho vay không vượt thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ

  • Khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Trường hợp cuối sẽ khiến các tổ chức cho vay vốn phải cân nhắc rất kỹ khi xây dựng chính sách cho vay, đồng thời trong thỏa thuận với khách hàng về thời hạn vay, thời hạn trả nợ.

Ưu nhược điểm của vay đảo nợ 

- Ưu điểm 

  • Đối với khách hàng, giúp tạm kéo dài thời gian trả nợ mà không bị nợ xấu ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng nhất là với doanh nghiệp đang gặp khủng hoảng tài chính, hoặc chưa kịp xoay vòng vốn. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn sớm hoạt động tốt trở lại. Sau khi đảo nợ khách hàng vẫn sẽ được vay với mức lãi suất phù hợp. 

  • Đối với ngân hàng, trên danh nghĩa sẽ làm giảm tỷ lệ nợ xấu và được đánh giá là xấu ít.

- Nhược điểm 

  • Với ngân hàng, khả năng nợ xấu vẫn hiển hiện và không mất đi. Bên ngoài đảo nợ tạo cảm giác các khoản vay được thanh toán tốt và không có nợ xấu. Nhưng trên thực tế đây vẫn là khoản nợ chưa thể chi trả được.

  • Với doanh nghiệp, đảo nợ sẽ khiến 1 phần nợ xấu, nợ quá hạn bị che giấu, khiến cơ quan quản lý không nắm được tình hình "sức khỏe" thực tế của doanh nghiệp, từ đó không phản ánh đúng tình hình kinh tế của cả nền kinh tế.

Các hình thức cho vay đảo nợ

Các hình thức cho vay đảo nợ 

- Vay ngoài để trả ngân hàng 

Đây là một trong những cách đảo nợ thường được áp dụng nhiều nhất hiện nay, hình thức này sử dụng nguồn vốn khác [có thể được vay từ bên ngoài, vay nóng, các hình thức tín dụng đen,...] để trả hết khoản nợ đã vay cũ trong ngân hàng. Ngay sau đó, làm lại hồ sơ vay ngân hàng dùng khoản tiền này để trả lại cho nguồn đã vay bên ngoài.

Cũng có những trường hợp người vay chuyển khoản vay cũ tại ngân hàng này sang một ngân hàng khác có lãi suất vay thấp hơn.

- Chuyển nợ ngân hàng 

Với một số doanh nghiệp, các doanh nghiệp thường sẽ thực hiện đảo nợ bằng cách sử dụng một pháp nhân khác có khả năng đứng tên để vay tiền tại ngân hàng. Sau đó, họ chuyển khoản tiền vay mới này để trả nợ cho khoản vay cũ tại chính ngân hàng này.

Về thủ tục và phí đảo nợ, tùy vào từng nguồn vay sẽ có những yêu cầu khác nhau, tuy nhiên cá nhân và doanh nghiệp cũng cần lưu ý khi vay tiền bên ngoài chỉ nên vay tại các địa chỉ tài chính tin cậy, tránh xa tín dụng đen, hoặc địa chỉ cho vay nặng lãi.

Trên đây là những kiến thức cơ bản nếu bạn muốn tìm hiểu về đảo nợ ngân hàng. Hi vọng những thông tin chúng tôi cung cấp là hữu ích cho bạn.

ÐĂNG KÝ VAY NHANH

500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Chủ Đề