Thuỷ đậu phát triển như thế nào

Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus [VZV] gây nên, thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền:

Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus [VZV] gây nên, thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền: Khi 1 người mang siêu vi thủy đậu nói, hắt hơi nhảy mũi] hoặc ho... thì các siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay. Bệnh xảy ra phần nhiều ở trẻ em, nhưng cũng không ít người lớn mắc bệnh này. Thông thường, từ lúc nhiễm phải siêu vi, đến lúc phát ra bệnh - được gọi là thời gian nung bệnh hoặc ủ bệnh - là khoảng 2-3 tuần.

I. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU:

Bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện 10 - 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, khởi phát bệnh thường đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước, mụn nước nổi ở vùng đầu mặt, chi và thân, mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 - 24 giờ có thể nổi toàn thân. Mụn nước có kích thước từ l - 3 mm đường kính, chứa dịch trong, tuy nhiên những trường hợp nặng mụn nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.

Bên cạnh mụn nước trẻ nhỏ thường kèm sốt nhẹ, biếng ăn nhưng ở người lớn hay trẻ lớn thường kèm sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói. Bệnh sẽ kéo dài từ 7 - 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước có thể để lại sẹo. Ban ngứa có thể là dấu hiệu đầu tiên của cơn bệnh.Sốt nhẹ, nhức đầu và mệt mỏi là điều thông thường.

Người bị nhiễm bệnh có thể bị từ chỉ vài mụn trái rạ cho đến hơn 500 mụn trên thân thể.

II.  BỆNH THỦY ĐẬU LÂY LAN NHƯ THẾ NÀO?

Bệnh rất truyền nhiễm và lây lan qua sự đụng chạm đến ban ngứa từ người bị thuỷ đậu hoặc qua những giọt nước nhỏ trong không khí từ miệng hay mũi của một người bị nhiễm [ví dụ, khi một người bị nhiễm trái rạ hắt hơi nhảy mũi hoặc ho]. Bệnh cũng có thể lây lan qua sự tiếp xúc đến quần áo hoặc vải trải giường bị ô nhiễm bởi chất dịch từ ban ngứa hoặc từ miệng hay mũi của người bị bệnh. Bệnh phát triển trong vòng 10-21 ngày sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Bệnh thuỷ đậu có thể lây từ 1-2 ngày trước khi nổi ban ngứa cho đến khi tất cả những vết phồng đã đóng vảy [thông thường trong vòng 5 ngày từ khi những vết phồng nổi lên]. Những người nào có hệ miễn dịch bị suy yếu mà bị trái rạ thì có thể phải mất một thời gian lâu hơn để những mụn thuỷ đậu của họ đóng vảy.

Khoảng 90% những nguời nào chưa từng bị thuỷ đậu trong gia đình thì sẽ bị nếu tiếp xúc với một nguời thân bị nhiễm bệnh.

III.  BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU:

Biến chứng của bệnh thủy đậu rất là nhiều, mặc dù đây là một bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những hồng ban mụn nước lan tràn. Tuy nhiên, bệnh có thể có những biến chứng rất quan trọng. Biến chứng nhẹ của bệnh là nhiễm trùng da nơi mụn nước, nặng hơn vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu gây nhiêm trùng huyết. Các biến chứng nặng như viêm phổi, vieêm não, viêm tiểu não... là các biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng, hay để lại di chứng sau này.

Đặc biệt, thậm chí sau khi bệnh nhân đã khỏi bệnh, siêu vi thuỷ đậu vẫn còn tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt [ngủ đông]. Nhiều năm sau đó, có thể là 10, 20, hay 30 năm sau, khi có điều kiện thuận tiện như sức đề kháng cơ thể kém hay có yếu tố gì khác, thì siêu vi này sẽ tái hoạt động trở lại và gây ra san thương của bệnh Zona, có người còn gọi là giời leo.

Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm vì sẽ dễ bị biến chứng nặng, đặc biệt là viêm phổi. Khi phụ nữ mang thai bị thủy đậu ở 3 tháng đầu của thai kỳ, virus sẽ gây sẩy thai, hay khi sinh ra trẻ sẽ bị thủy đậu bẩm sinh với nhiều dị tật như đầu nhỏ, co gồng tay chân, bại não, sẹo bẩm sinh... Còn nếu bị trong những ngày sắp sinh hay sau sinh trẻ bị lây bệnh sẽ bệnh rất nặng với mụn nước nổi rất nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi.

IV.  CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH:

Vaccine chống thuỷ đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơthể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu, được áp dụng đối với các đối tượng sau:

- Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.

- Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào cũng tiêm 1 lần.

- Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.

Hiệu quả bảo vệ của vaccine thủy đậu có tác dụng lâu bền.

Nếu đã được chủng ngừa vaccine thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt, và thường là không bị biến chứng.

Thời gian ủ bệnh của thuỷ đậu là từ 1-2 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, do đó, nếu một người chưa được tiêm phòng vaccine thuỷ đậu mà có tiếp xúc với bệnh nhân thuỷ đậu, trong vòng 3 ngày ta có thể tiêm ngừa thì vaccine có thể phát huy tác dụng bảo vệ ngay sau đó giúp phòng ngừa thủy đậu

Chuyên đề khác:

Viêm não Quai bị Phần lớn người Anh không tiêm vaccin cúm

Thủy đậu là bệnh có khả năng lây nhiễm cao và thường bùng phát thành dịch. Mặc dù không có triệu chứng nặng nề nhưng người bệnh thủy đậu dễ bị nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước, thậm chí có thể dẫn đến viêm não, nhiễm trùng huyết,…

Dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu là gì? Người bệnh thủy đậu khi nào khỏi? Bệnh thủy đậu có bị lại không?… Nhiều băn khoăn của cộng đồng sẽ được giải đáp trong bài viết, với sự tư vấn chuyên môn của BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC.

Thủy đậu [hay dân gian còn gọi là trái rạ] là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra. Khí hậu từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm, những ngày cuối Xuân đầu Hè, thời tiết nồm ẩm được xem là thời điểm thuận lợi cho vi khuẩn thủy đậu bùng phát thành dịch.

Trẻ em đang độ tuổi đi học là đối tượng dễ mắc bệnh thủy đậu nhất, tuy nhiên người lớn vẫn có nguy cơ mắc bệnh nếu chưa được tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh hoặc tiêm không đủ liều theo chỉ định và bị nhiễm bệnh từ người đang mắc bệnh thủy đậu. Trẻ nhỏ thường khởi phát không sốt, đột ngột phát bóng nước. Trẻ lớn và người lớn thường có tiền chứng sốt mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, biếng ăn.

Theo thống kê từ cục y tế dự phòng [Bộ Y tế], năm 2007, số ca mắc bệnh thủy đậu là gần 39.000 ca, tăng khoảng 46% so với năm 2016.

Hội Y tế Dự phòng Việt Nam cũng cho biết, chỉ tính riêng năm 2018 có hơn 31.000 ca thủy đậu được ghi nhận trên cả nước. 90% người bệnh bị nhiễm thủy đậu là trẻ trong độ tuổi từ 2-7 tuổi.

Người lớn chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm không đủ liều theo chỉ định có nguy cơ nhiễm thủy đậu

BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết, tùy vào thể trạng người bệnh và từng thời kỳ phát triển bệnh mà bệnh mất khoảng từ 1 – 3 tuần để xuất hiện những triệu chứng, dấu hiệu cụ thể cho đến khi toàn phát và khỏi hẳn sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, thời gian khỏi bệnh có thể kéo dài lên đến 14 ngày nếu người bệnh có hệ miễn dịch yếu.

Xem thêm: Bệnh thủy đậu nên bôi thuốc gì để không bị sẹo

Bệnh thủy đậu được chia thành 4 giai đoạn như sau:

Thông thường thời gian ủ bệnh diễn ra trong khoảng 10-15 ngày. Tuy nhiên, đối với những trường hợp hệ miễn dịch yếu như người lớn tuổi, phụ nữ đang mang thai, người đang mắc các bệnh lý khác, trẻ nhỏ,… thì thời gian ủ bệnh sẽ ngắn hơn.

Đây là thời gian phát bệnh thủy đậu, thường kéo dài 24-28 giờ đồng hồ với các triệu chứng như sốt nhẹ, nhức đầu, đau cơ, cơ thể mệt mỏi, chán ăn và nhận thấy có những nốt ban màu hồng nổi lên.

Người bệnh bắt đầu xuất hiện các nốt mụn nước như những hạt đậu, bên trong mụn nước có dịch đặc như mủ. Những nốt mụn nước này mọc kín trên cơ thể, thậm chí mọc ở cả niêm mạc miệng gây khó khăn trong sinh hoạt và ăn uống hàng ngày. Ngoài ra người bệnh còn phát sốt, buồn nôn, đau cơ, cơ thể mệt mỏi,…

Sau 7-10 ngày phát bệnh, nếu người bệnh thực hiện đúng kiêng cử và các chỉ định của bác sĩ thì sẽ khỏi bệnh.

Việc nhận biết các dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu giúp người bệnh có các biện pháp chăm sóc phù hợp, tránh tình trạng bệnh dây dưa kéo dài không lành hẳn hoặc để lại sẹo trên da. Các dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu bao gồm:

  • Các mụn mủ bắt đầu vỡ ra, khô lại rồi đóng vảy. Chu kỳ này lặp đi lặp lại liên tục trong 5-7 ngày rồi ngưng hẳn, tất cả mụn nước khô lại, đóng vảy rồi bong ra mà không hề xuất hiện thêm mụn nước mới nào;
  • Người bệnh không còn cảm giác ngứa ngáy, đau rát và không xuất hiện tình trạng nóng lạnh thất thường, phát sốt;
  • Dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu rõ nhất là các mụn nước se lại thành những chấm đen, khô đặc; da bước đầu bước vào giai đoạn hồi phục và tái tạo, có cảm giác hơi ngứa vì các vùng da đóng vảy kéo da non.

Người bệnh thủy đậu cần chăm sóc đúng cách để tránh bệnh kéo dài hoặc để lại sẹo trên da

Trả lời thắc mắc bệnh thủy đậu có bị lại không, BS.CKI Bạch Thị Chính cho biết, thủy đậu là bệnh truyền nhiễm nhưng lại có tính miễn nhiễm rất cao. Điều này có nghĩa là, nếu trẻ em và người lớn từng mắc bệnh thủy đậu và đã khỏi bệnh thì sẽ có tính miễn dịch suốt đời. Nguyên nhân là bởi hệ miễn dịch cơ thể tạo ra được lượng kháng thể tự nhiên đầy đủ và tồn tại bền vững sau thời gian chiến đấu với virus gây bệnh. Do đó với câu hỏi thủy đậu có bị lại không, nhiều chuyên gia khẳng định hầu như rất hiếm gặp trường hợp người bệnh thủy đậu bị tái nhiễm lần 2.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp hệ miễn dịch kém, sức khỏe yếu, nhất là những người bệnh đang điều trị bệnh ung thư, phụ nữ đang mang thai, trẻ nhỏ,… thủy đậu vẫn có nguy cơ tái phát trở lại bởi virus Varicella Zoster vẫn còn trú ngụ trong cơ thể, khi gặp điều kiện thuận lợi có thể tái hoạt động. Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên bệnh Zona thần kinh [tái kích hoạt virus thủy đậu, hay dân gian còn gọi là bệnh giời leo].

Theo thống kê, có khoảng 10 – 20% số người mắc bệnh thủy đậu lần 2, và khoảng 10% người mắc bệnh Zona có tiền sử mắc bệnh thủy đậu. Do đó, việc làm đầu tiên và quan trọng nhất chính là áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh thủy đậu.

Hiện nay, tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh thủy đậu chính là biện pháp phòng ngừa bệnh đơn giản và hữu hiệu nhất, đảm bảo sức khỏe cho trẻ em, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi và tạo miễn dịch trong toàn xã hội. BS.CKI Bạch Thị Chính cho biết, “Hai liều vắc xin có hiệu quả bảo vệ lên đến 98% trong việc ngăn ngừa bất kỳ dạng nào của bệnh, và 100% trường hợp đã tiêm đủ liều tránh không mắc bệnh ở mức độ nghiêm trọng. Tất cả người lớn chưa từng mắc thủy đậu, chưa từng tiêm ngừa cũng như những người có xét nghiệm máu cho thấy không có miễn dịch bảo vệ với virus Varicella đều nên tiêm vắc xin”.

Tại Việt Nam, bệnh thủy đậu xảy ra quanh năm nhưng cao điểm nhất là vào tháng 2 đến tháng 6. Vắc xin phòng bệnh thủy đậu sau khi đưa vào cơ thể phải cần đến 1 – 2 tuần để phát huy tác dụng. Do đó, trẻ em và người lớn cần được thực hiện tiêm ngừa thủy đậu trước mùa dịch ít nhất là 01 tháng.

Với phụ nữ mang thai, đặc biệt là khi thai kỳ trong khoảng 13-20 tuần đầu, nếu mắc bệnh thủy đậu có thể dẫn đến sảy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi [như dị dạng ở sọ, đa dị tật ở tim, mắc chứng đầu nhỏ,…]. Còn nếu mẹ mắc bệnh thủy đậu trong những ngày sắp sinh con, con sẽ bị lây mụn nước nổi rất nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi. Do đó, khuyến cáo phụ nữ nên thực hiện tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh thủy đậu và hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai ít nhất 3 tháng.

Xem thêm: Tiêm vắc xin ngừa thủy đậu khi nào, ở đâu, giá bao nhiêu?

Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC chính là điểm đến tiêm chủng cao cấp và lý tưởng cho tất cả các khách hàng ghé đến tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu. Tất cả các loại vắc xin đều được VNVC cam kết có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn từ khâu sản xuất, kiểm nhập, bảo quản đến khi sử dụng. Bên cạnh đó, VNVC còn trang bị thêm nhiều dịch vụ tiện ích khác như khu vui chơi cho bé, phòng thay bỉm, tã riêng biệt cho các mẹ bỉm sữa,… mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho các khách hàng ghé đến VNVC.

Để đảm bảo luôn có đủ vắc xin phòng ngừa thủy đậu và các vắc xin cần thiết khác cho cả gia đình, Quý Khách hàng có thể mua gói vắc xin hoặc đặt trước khi tiêm mũi lẻ tại Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC qua hotline 028 7300 6595, nhắn tin qua Fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc đăng ký thông tin tại //vnvc.vn/dang-ky-tiem-chung/

Thúy Nguyễn

Video liên quan

Chủ Đề