Đáp An Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3

Đề bài

1. Câu nào sau đây đặt sai dấu gạch chéo ngăn cách giữa bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai [cái gì, con gì] ? với bộ phận câu trả lời làm gì ?

a. Mấy học trò mới / bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ.

b. Mấy hôm sau, / mẹ Cô- li- a bảo cậu bé giặt áo sơ mi và quần áo lót.

c. Quân tướng  / lao ra khỏi vườn. 

2. Đọc truyện "Chiếc áo len" , vì sao Lan lại ân hận khi biết anh Tuấn nhường nhịn cho mình ?

a. Vì Lan cảm động trước tấm lòng yêu thương của mẹ và sự nhường nhịn, độ lượng của anh. 

b. Vì Lan thấy mình ích kỉ, chỉ nghĩ đến mình, không nghĩ đến anh.

c. Cả 2 đáp án trên đúng

3. Đâu không phải là câu so sánh ?

a. Quả dừa như chú lợn con bám vào thân mẹ.

b. Ông mặt trời như quả cầu lửa ban phát ánh nắng soi sáng khắp nhân gian.

c. Quả bóng tròn lăn trên sân cỏ.

4. Đọc truyện "Người mẹ", bà mẹ đã để lại cho hồ nước vật gì ?

a. Đôi mắt

b. Mái tóc

c. Trái tim

5. Đâu là bộ phận trả lời cho câu hỏi Con gì ? trong câu dưới đây ?

"Dưới cánh đồng, những chú bò thung thăng gặm cỏ."

a. Dưới cánh đồng.

b. những chú bò

c. thung thăng gặm cỏ

6. Dòng nào sau đây nói đúng nghĩa của từ “nghẹn ngào” ?

a. Không nói được vì quá xúc động.

b. Buồn bã.

c. Chán nản. 

7. Đọc truyện "Cuộc họp của chữ viết", bác chữ A đưa ra biện pháp gì để giúp đỡ Hoàng ?

a. Bác sẽ phụ trách việc nhắc nhở Hoàng.

b. Hoàng phải tự thay đổi cách viết của mình.

c. Giao cho anh Dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi muốn chấm câu.

8. Bộ phận nào trong câu sau đây trả lời cho câu hỏi Làm gì ?

a. Mẹ

b. mẹ chăm lo cho các con.

c. chăm lo cho các con từ bữa ăn tới giấc ngủ.

9. Tại sao bạn nhỏ trong truyện " Người lính dũng cảm ",  lại được coi là người lính dũng cảm ?

a. Vì bạn đã sửa lại hàng rào.

b. Vì bạn ấy là người duy nhất chui qua hàng rào. 

c. Vì bạn đã biết nhận lỗi và sửa lỗi sai của mình.

10. Câu nào sau đây không phải là câu so sánh?

a. Mặt trời đỏ rực như lòng đỏ trứng gà.

b. Sân cỏ êm như một chiếc đệm.

c. Bầu trời xanh biếc

11. Trong bài:" Nhớ lại buổi đầu đi học", các bạn học trò mới có cảm xúc gì trong ngày đầu tiên tựu trường ?

a. Bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ.

b. Như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.

c. Thèm được như những học trò cũ đã biết lớp, biết thầy.

c. Tất cả đáp án trên đều đúng

12. Trong những câu sau, đâu là kiểu câu Ai là gì ?

a. Em và các bạn ấy là học sinh.

b. Ở câu lạc bộ, em và các bạn rất ngoan ngoãn, đoàn kết.

c. Ở câu lạc bộ, em và các bạn chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa.

13. Đâu không phải từ ngữ chỉ hoạt động ?

a. rửa xe

b. đọc bài

c. vui sướng

Lời giải chi tiết

1. Câu đặt sai dấu gạch chéo là:

b. Mấy hôm sau, / mẹ Cô-li-a bảo cậu bé giặt áo sơ mi và quần áo lót.

Sửa lại: Mấy hôm sau, mẹ Cô-li-a / bảo cậu bé giặt áo sơ mi và quần áo lót.

2. Đọc truyện Chiếc áo le Lan ân hận khi biết anh Tuấn nhường nhịn cho mình vì:

- Lan cảm động trước tấm lòng yêu thương của mẹ và sự nhường nhịn, độ lượng của anh.

- Lan thấy mình ích kỉ, chỉ nghĩ đến mình, không nghĩ đến anh.

Chọn đáp án a, b

3. Câu không phải là câu so sánh đó là: Quả bóng tròn lăn trên sân cỏ.

Chọn đáp án: c

4. Đọc truyện “Người mẹ”, bà mẹ đã để lại cho hồ nước đôi mắt.

Chọn đáp án: a

5. Bộ phận trả lời cho câu hỏi Con gì? trong câu đã cho là: những chú bò

Chọn đáp án: b

6. Dòng nói đúng nghĩa của từ “nghẹn ngào” đó là: khôg nói được vì quá xúc động

Chọn đáp án: a

7. Đọc truyện “Cuộc họp của chữ viết”, bác chữ A đưa ra biện pháp để giúp đỡ Hoàng đó là: Giao cho anh Dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi muốn chấm câu.

Chọn đáp án: c

8. Bộ phận trả lời câu hỏi Làm gì? đó là: chăm lo cho các con từ bữa ăn tới giấc ngủ.

Chọn đáp án: c

9. Bạn nhỏ trong câu chuyện “Người lính dũng cảm” lại được coi là người lính dũng cảm vì bạn đã biết nhận lỗi và sửa lỗi sai của mình.

Chọn đáp án: c

10. Câu không phải câu so sánh đó là: Bầu trời xanh biếc

Chọn đáp án: c

11. Trong bài “Nhớ lại buổi đầu đi học”, cảm xúc của các bạn học trò mới trong ngày khai trường đầu tiên đó là:

- Bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ.

- Như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ.

- Thèm được như những học trò cũ đã biết lớp, biết thầy

Chọn đáp án: d. Tất cả đáp án trên đều đúng.

12. Câu kể Ai là gì? trong các câu đã cho đó là: Em và các bạn ấy là học sinh.

Chọn đáp án: a

13. Từ không phải từ ngữ chỉ hoạt động đó là: vui sướng.

Chọn đáp án: c

Loigiaihay.com

Đề bài

1. Đọc lại câu chuyện “Người mẹ” và cho biết: Người mẹ đã phải trải qua những thử thách gì để đến được nơi ở của Thần Chết?

a. Thử thách của Thần Đêm Tối và những bụi gai ven đường

b. Thử thách của bụi gai và hồ nước

c. Thử thách của bụi gai và biển lớn

2. Theo em, nội dung ý nghĩa của câu chuyện “Người mẹ” là gì?

a. Nói về tình yêu của người con dành cho người mẹ.

b. Kể về những khó khăn và vất vả của người mẹ trên đường tìm lại đứa con của mình.

c. Ca ngợi tình yêu vô điều kiện và đức hi sinh cao cả của người mẹ dành cho con của mình.

3. Đọc lại câu chuyện “Mẹ vắng nhà ngày bão” và cho biết: Ngày mẹ vắng nhà, ba bố con vất vả như thế nào?

a. Nhà dột, ba bố con phải nằm chung

b. Củi mùn nấu cơm bị ướt nên nấu nướng khó khăn

c. Ba bố con phải chia nhau làm hết những công việc trong nhà

d. Nhà dột, bị bật nóc nhà, ba bố con phải sửa lại nhà

e. Cả a, b, c

f. Cả b, c, d

4. Vào năm cháu đi học, ông ngoại trong câu chuyện “Ông ngoại” đã giúp cháu làm những gì?

a. Chuẩn bị đồ dùng học tập cho cháu

b. Hướng dẫn cháu bọc vở, dán nhãn, pha  mực; dạy cháu những chữ cái đầu tiên

c. Đưa cháu đi công viên chơi

d. Dẫn cháu tới thăm trường

e. Cả a, b, d

f. Cả a, b, c

5. Điền r, d hoặc gi vào chỗ trống:

a. ...uyệt binh

b. ...ong chơi

c. ...a súc

d. tác ...

e. ...a bò

f. ....ã ngoại

6. Điền ân hoặc âng vào chỗ trống:

a. th... thể

b. v... lời

c. c... nặng

d. cái s...

e. t.... tình

f. t.... bốc

7. Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói về tình cảm anh chị em đối với nhau?

a. Con có cha như nhà có nóc

b. Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ

c. Chị ngã em nâng

8. Gạch dưới những từ ngữ chỉ chung những người trong gia đình có ở đoạn văn sau:

      Hè vừa rồi, bố mẹ Nam đưa Nam về quê thăm ông nội. Hôm Nam về, các cô chú đều đến chơi với Nam. Đến chiều, anh chị nhà bác cả còn rủ Nam ra đồng chơi thả diều.

9.

a] Điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh các câu theo mẫu: Ai làm gì?

- …….. là vốn quý nhất.

- …….. là người mẹ thứ hai của em.

- …….. là tương lai của đất nước.

- …….. là người thầy đầu tiên của em.

b] Đặt câu theo mẫu Ai là gì? để nói về:

- Một người bạn của em.

- Một người hàng xóm của em.

- Một người thân trong gia đình em.

10. Nghe và kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi.

Gợi ý :

a] Vì sao mẹ dọa đổi cậu bé?

- Vì cậu bé rất nghịch ngợm.

b] Cậu bé trả lời mẹ như thế nào?

- Mẹ sẽ chẳng bao giờ đổi được đâu!

c] Vì sao cậu bé nghĩ như vậy?

- Bởi chẳng ai dại gì đổi một đứa con ngoan lấy một đứa nghịch ngơm cả.

Lời giải chi tiết

1. Người mẹ đã phải trải qua thử thách của bụi gai và hồ nước để đến được nơi ở của Thần Chết.

Chọn đáp án: b

2. Theo em, nội dung ý nghĩa của câu chuyện “Người mẹ” là: Ca ngợi tình yêu vô điều kiện và đức hi sinh cao cả của người mẹ dành cho con của mình.

Chọn đáp án: c

3. Ngày mẹ vắng nhà, ba bố con rất vất vả:

a. Nhà dột, ba bố con phải nằm chung

b. Củi mùn nấu cơm bị ướt nên nấu nướng khó khăn

c. Ba bố con phải chia nhau làm hết những công việc trong nhà

Chọn đáp án: e. Cả a, b, c

4. Vào năm cháu đi học, ông ngoại trong câu chuyện “Ông ngoại” đã giúp cháu:

a. Chuẩn bị đồ dùng học tập cho cháu

b. Hướng dẫn cháu bọc vở, dán nhãn, pha  mực; dạy cháu những chữ cái đầu tiên

d. Dẫn cháu tới thăm trường

Chọn đáp án: e. Cả a, b, d

5.

a. duyệt binh

b. rong chơi

c. gia súc

d. tác gi

e. da bò

f. dã ngoại

6.

a. thân thể

b. vâng lời

c. cân nặng

d. cái sân

e. tận tình

f. tâng bốc

7. Câu thành ngữ tục ngữ nói về tình cảm anh chị em đối với nhau đó là: Chị ngã em nâng

Chọn đáp án: c

8.       Hè vừa rồi, bố mẹ Nam đưa Nam về quê thăm ông bà nội. Hôm Nam về, các cô chú đều đến chơi với Nam. Đến chiều, các anh chị nhà bác cả còn rủ Nam ra đồng chơi thả diều.

9.

a] Điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh câu theo mẫu Ai là gì ?

- Sức khỏe là vốn quý nhất.

- Cô giáo là người mẹ thứ hai của em.

- Trẻ em là tương lai của đất nước.

- Bố là người thầy đầu tiên của em.

b] Đặt câu theo mẫu Ai là gì ? để nói về :

- Một người bạn của em :

Sơn là người bạn thân thiết nhất của em.

- Một người hàng xóm của em:

Bác Hùng là một họa sĩ tài ba.

- Một người thân trong gia đình em:

Bà nội là tấm gương sáng cho con cháu noi theo. 

10.

Dại gì mà đổi

    Ở làng nọ có một cậu bé bốn tuổi rất nghịch ngợm, mẹ cậu dọa sẽ đổi cậu để lấy một đứa trẻ ngoan về nuôi.

    Cậu bé bình thản nói với mẹ :

- Mẹ sẽ chẳng bao giờ đổi được đâu!

    Người mẹ ngạc nhiên hỏi:

- Vì sao thế ? Ở làng này có nhiều đứa trẻ rất ngoan cơ mà !

Cậu bé trả lời một cách hóm hỉnh :

- Vì chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm đâu, mẹ ạ.

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề