Đáp an Phiếu bài tập Tiếng Việt lớp 3

Phiếu bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán, Tiếng Việt cả năm tổng hợp rất nhiều các dạng bài tập trong chương trình kiến thức lớp 3 của 2 môn học chính là Toán và Tiếng Việt. Các bài tập cuối tuần lớp 3 cả năm đều được xây dựng bám sát vào chương trình kiến thức Toán lớp 3, giúp các em học sinh củng cố kiến thức hiệu quả. Mời thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo nội dung tài liệu.

Bài tập cuối tuần dành cho lớp 3 được biên soạn theo từng tuần cụ thể giúp các thầy cô ra bài tập cuối tuần cho các em học sinh ôn tập, rèn luyện củng cố kiến thức cho mỗi tuần học, đồng thời giúp các em nắm chắc nội dung trong chương trình học để chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ thi.

Bài tập cuối tuần dành cho lớp 3

Tuần 19

Bạn đang xem: Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán, Tiếng Việt cả năm

TIẾNG VIỆT

Bài 1: Tìm từ ngữ nhân hoá trong các câu thơ dưới đây và điền vào ô trống phù hợp

Ông trời nổi lửa đằng đông

Bà sân vấn chiếc khăn hang đẹp thay

Bố em xách điếu đi cày

Mẹ em tát nước nắng đầy trong thau

Cậu mèo đã dậy từ lâu

Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng.

Tên sự vật

Từ gọi sự vật như gọi người

Từ ngữ tả sự vật như tả người.

Bài 2; Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Khi nào?

a. Người Tày, người Nùng thường múa sư tử vào các dịp lễ hội mừng xuân.

b. Tháng năm, bầu trời như chiếc chảo khổng lồ bị nung nóng úp chụp vào xóm làng.

c. Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Bài 3: Trả lời các câu hỏi”

a. Khi nào lớp em tổ chức đi thăm quan?

→………………………………………………

b. Em biết đọc từ bao giờ?

→………………………………………………

c. Em làm bài tập về nhà lúc nào?

……………………………………………..

TOÁN

Bài 1: Đọc các số sau: 3003 , 7067, 5055, 1921

Bài 2: Viết các số sau:

a. Tám nghìn bẩy trăm linh hai

b. 9 nghìn, 9 chục

c. 2 nghìn, 8 trăm, 6 đơn vị

d. 6 nghìn 5 trăm

Bài 3: Viết các số sau thành tổng theo mẫu:

4765= 4000 + 700 + 60 + 5 7608 =

9469 = 5074 =

5555 = 2004 =

Bài 4: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài là 168m, chiều rộng bằng một nửa chiều dài. Tính chu vi mảnh vườn đó?

Bài 5: Viết các số có 4chữ số, biết mỗi chữ số đứng sau hơn chữ số đứng trước 2 đơn vị

[ví dụ: 1357] và sắp xếp chúng theo thứ tự tăng dần.

Tuần 20

TIẾNG VIỆT

I. Chính tả

Bài 1: Điền vào chỗ trống

a. sa hay xa: …mạc; ….xưa; phù……; sương……; …..xôi;….lánh;…..hoa; ….lưới.

b. se hay xe: …..cộ; …..lạnh; …..chỉ; …..máy.

II. Luyện từ câu

Bài 1: Trong từ Tổ quốc tiếng quốc có nghĩa là nước. Tìm thêm các từ khác có tiếng quốc với nghĩa như trên.

ví dụ: quốc kì, quốc ca

Bài 2: Gạch bỏ từ không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại trong mỗi dãy:

a. Non nước, giang sơn, non sông, quê hương, tổ quốc, đất nứơc, làng xóm.

b. Bảo tồn, bảo ban, bảo vệ, giữ gìn, gìn giữ.

c. Xây dựng, dung đứng, kiến thiết, dung xây

d. Tươi đẹp, hùng vĩ, xanh tốt, gấm vóc.

Bài 3: Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi: Ai [ cái gì, con gì]?, 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi: làm gì, thế nào?

a. Đường lên dốc trơn và lầy

b. Người nọ đi tiếp sau người kia.

c. Đoàn quân đột ngột chuyển mạnh.

d. Những đám rừng đỏ lên vì bom Mỹ.

e. Những khuôn mặt đỏ bong.

TOÁN

Bài 1: Đặt tính rồi tính

3366 + 5544 307 + 4279 2672 + 3576

Bài 2: Với 4 chữ số 0, 3, 4, 5. Hãy lập các số có 4 chữ số sao cho mỗi số có các chữ số khác nhau. Sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.

Bài 3: Trường Hoà Bình có số học sinh là số lớn nhất có 3 chữ só. Trường Sơn La có số học sinh nhiều hơn trường Hoà Bình là 126 em. Hỏi cả hai trường có bao nhiêu học sinh?

Bài 4: Hãy nêu tên trung điểm của các đoạn thẳng:

AB- DC – EG – MN- PS – EP – KQ – GS.

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Giáo dục Lớp 3

1. Người bố khuyên con nghĩ đến tấm gương học tập của những ai ?

a- Người thợ, người lính ở thao trường, em nhỏ bị câm hoặc điếc

2. Người bố đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào để nói về việc học tập ?

c- Sách vở là vũ khí, lớp học là chiến trường, sự ngu dốt là thù địch

3. Người bố mong con mình là người “chiến sĩ” có những phẩm chất gì ?

b- Can đảm, luôn luôn cố gắng, không bao giờ hèn nhát

4. Theo em, vì sao người bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi ?

b- Vì bố muốn con tự giác, say mê học tập và tìm thấy niềm vui trong lao động

II.

1.

a] - lúa nếp - lo lắng - le lói - lời nói

b] - giấy khen - thổi kèn - cái xẻng - đánh kẻng

2.

a]  - Con yêu mẹ bằng trường học

Cả ngày con ở đấy thôi

Lúc con học, lúc con chơi

Là con cũng đều có mẹ.

b] Con mong mẹ khoẻ dần dần

Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say

Rồi ra đọc sách, cấy cầy

Mẹ là đất nước, tháng ngày của con.

c] Công cha cao hơn núi

Nghĩa mẹ dài hơn sông

Suốt đời em ghi nhớ

Khắc sâu tận đáy lòng.

3. Em nhặt ốc, hến

Em đơm cơm nào, 

Cơm là cát biển

Đũa: nhánh phi lao

*Dấu hai chấm trong dòng thơ cuối có thể thay thế bằng từ so sánh: [hoặc chính là]

[4]. [Tham khảo]

- Mục đích họp tổ: trao đổi, bàn bạc về việc xây dựng môi trường học tập thân thiện của tổ.

- Tình hình học tập đầu năm của tổ: Có 2 bạn đi học muộn, 1 bạn chưa học bài kĩ nên bị điểm dưới trung bình; cả lớp ít phát biểu xây dựng bài; không khí học tập vui chơi chưa thật thân thiện, cả tổ chưa tích cực giúp đỡ nhau học tập tốt... Nguyên nhân: Chưa say mê học tập, ý thức kỉ luật chưa cao, phát huy vai trò tích cực và sáng tạo trong học tập... Cách khắc phục: Phân công từng cặp học sinh giúp đỡ nhau ["đôi bạn cùng tiến"]; thi đua phát biểu xây dựng bài; đẩy mạnh các hoạt động văn nghệ,  thể thao để có thêm cơ hội chia sẽ, giúp đỡ lẫn nhau.

- Phân công trách nhiệm: Từng đôi bạn đăng kí kế hoạch học tập và phấn đấu từ ngay đến hết học kì I; cử bạn Hùng ghi kết quả học tập của tổ trong từng ngày, bạn Thuý ghi chép tình hình phát biểu ý kiến và làm  việc tốt của từng cá nhân trong tổ,..

1. b          2.c

3. c         [4].a

II. 

1. a] Ai xui con sáo sang sông / Để cho con sáo sổ lồng bay đi

b] Dân ta nhớ một chữ đồng / Đồng tinh, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.

2. a] Trong rừng Ai mạnh nhất trên đời [Tuần 32], những sự vật được nhân hoá là: Gà Rừng, Băng, Mưa, Đất, Cây, Lửa, Gió, Cỏ, Cừu.

b] Tác gỉa đã nhân hoá các sự vật ấy bằng các cách: gọi các sự vật bằng anh, chú, bác; để các sự vật trò chuyện, xưng hô với nhau bằng các từ tôi, tớ, mình, hắn... [từ xưng hô của người]; tả các sự vật bằng những từ ngữ thường đùng để tả người: mạnh hơn, nuốt chửng đâu, đứng trên người, hút, thè lưỡi lửa, thiêu, khiêm tốn, chậm rãi nói, hiên ngang, mạnh nhất, từ chối, chén ngon ơ, kêu to,...

3. VD: Càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá. Trong bếp, bác mèo mướp vẫn đang nằm lì bên đống tro ấm. Bác lim dim đôi mắt, luôn miệng kêu: "Rét!  Rét!". Thế nhưng, mới sớm tinh mơ, chú gà trống đã chạy tót ra giữa sân. Chú vươn mình, dang đôi cánh to, khoẻ như hai chiếc quạt, vỗ phành phạch rồi gáy vang: "Ò... ó... o... o!" 

[Theo Tiếng Việt 2, 1982]

4. VD:

[1] Môi trường là đề tài nóng bỏng trên toàn cầu nên Việt Nam đang tích cực hành động để bảo vệ môi trường.

[2] Muốn xây dựng "Thành phố xanh" thì cần phải nghĩ "xanh", nghĩa là ý thức rõ về thực trạng môi trường sống trong cộng đồng, cùng hành động bảo vệ môi trường và góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

[3] Từ tháng 12 - 2009, Thành đoàn Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm gìn giữ và bảo vệ môi trường, như: tổ chức ra quân bóc, xoá biển quảng cáo, rao vặt trái phép; vận động đạp xe vì môi trường vào những ngày cuối tuần; dọn sạch rác ứ đọng ở các cống rãnh, kênh sông để môi trường thông thoáng,...

Video liên quan

Chủ Đề