Đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ để nói về tình cảm của học trò đối với thầy cô giáo

Câu hỏi:Đặt một câu nêu hoạt động của em ở trường

Trả lời:

- Ở trường, em chăm chú nghe thầy cô giáo giảng bài.

- Giờ ra chơi, em đến thư viện trường cùng các bạn.

- Ở lớp, em chăm chỉ phát biểu xây dựng bài.

- Chúng em chơi đá cầu vào giờ ra chơi.

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tìm hiểu thêm các kiến thức về câu nhé!

Các kiểu câu trong Tiếng Việt gồm nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên được phân chia thành 2 kiểu câu lớn đó là câu đơn và câu ghép. Cùng tìm hiểu kiến thức về những loại câu này ngay sau đây.

1. Kiểu câu đơn

a. Khái niệm:

Câu là 1 tập hợp các từ ngữ được kết hợp với nhau theo một quy tắc nhất định, diện đạt 1 ý tương đối trọn vẹn và dùng để thực hiện 1 mục đích nói năng nào đó.

-Dấu hiệu nhận biết câu: Khi nói câu phải có ngữ điệu khi kết thúc và khi viết cuối câu phải có dấu chấm câu như: dấu chấm, dấu hỏi hay dấu chấm than.

b. Phân loại câu đơn

- Câu kể hay còn gọi là câu trần thuật là những câu dùng để kể, tả hoặc giới thiệu về một sự vật, sự việc. Nói lên ý nghĩa, tâm tư hay tình cảm và cuối câu có đặt dấu chấm.

- Câu kể là câu chỉ có 1 cụm chủ ngữ – vị ngữ tạo thành.

Ví dụ: Tôi rất thích đi học tiếng Anh

- Các kiểu câu kể gồm có:

+ Câu kể ai làm gì?

+ Câu kể ai thế nào?

+ Câu kể ai là gì?

2. Kiểu câu ghép

a. Khái niệm

Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại, mỗi vế câu lại được cấu tạo bởi một cụm chủ ngữ – vị ngữ giống như câu đơn. Giữa các vế của câu ghép có những mối quan hệ nhất định.

b. Phân loại câu ghép

Câu ghép đẳng lập: là loại câu ghéo được nối với nhau bằng cách sử dụng cách nối trực tiếp. Câu đẳng lập có thể tách các mệnh đề thành những câu đơn mà không ảnh hưởng tới nội dung của câu.

Câu ghép chính – phụ: là câu ghép được nối các vế với nhau bằng cách sử dụng quan hệ từ “hoặc” hoặc cặp từ hô ứng.

Ví dụ: Nếu em học giỏi thì ba mẹ em sẽ rất vui.

Câu đặc biệt: Là câu thường không có chủ- vị

Ví dụ như: Ôi! Căn phòng đẹp quá!

c. Mối quan hệ giữa các vế của câu ghép

Quan hệ Nguyên nhân- kết quả: Dùng để thể hiện nguyên nhân- kết quả giữa 2 vế của câu ghép và thường sử dụng các quan hệ từ như: vì, do, nên, cho nên…Và các cặp quan hệ từ như: bởi vì…cho nên hay vì…nên.

VD: Vì trời mưa to nên lớp em không tới lớp.

-Quan hệ: điều kiện – kết quả hoặc giả thiết – kết quả: Để thể hiện điều kiện – kết quả hoặc giả thiết – kết quả giữa 2 vế trong câu ghép. Có thể sử dụng

+Quan hệ từ: hế, nếu, giá, thì, …

+Cặp quan hệ từ: nếu … thì …; hễ .. thì …; giá … thì …; hễ mà … thì …; …

VD: Nếu Nam chăm học tập thì cậu ấy có thể trở thành học sinh hỏi.

– Quan hệ tương phản: Để thể hiện sự tương phản giữa 2 vế của câu ghép và thường sử dụng:

+Quan hệ từ: tuy, dù,nhưng, mặc dù …

+Cặp quan hệ từ như: tuy … nhưng …, mặc dù … nhưng, dù … nhưng …,….

VD: Tuy bị đau chân nhưng bạn Nam vẫn đi học.

– Quan hệ tăng tiến: Dùng để thể hiện sự tăng tiến giữa các vế của câu ghép. Câu này thường sử dụng những quan hệ từ như: Không những … mà còn hay không chỉ … mà còn..

VD: Không những bạn Nam học giỏi mà bạn ấy còn hát hay.

-Quan hệ mục đích: Dùng để biểu thị quan hệ mục đích giữa những vế câu trong câu ghép. Sử dụng quạn hệ từ như: để, thì…

Ví dụ: Chúng em cố gắng học tập tốt để bố mẹ vui lòng.

Tóm lại: Các kiểu câu trong Tiếng Việt được phân chia thành 2 kiểu câu lớn đó là: câu đơn và câu ghép. Trong mỗi câu lại được phân chia thành nhiều loại câu khác nhau, dựa vào dấu hiệu nhận biết như dấu chấm câu hoặc từ nối để phân biệt chúng.

Bài tập về quan hệ từ là bài tập Tiếng Việt lớp 5 có đáp án chi tiết cho từng bài tập. Hi vọng các bài tập về quan hệ từ mẫu này giúp học sinh có thể nhận biết được các cặp quan hệ từ, biết sử dụng cặp quan hệ từ phù hợp, tìm được các quan hệ từ và biết chúng biểu thị quan hệ gì trong câu, biết đặt câu với các quan hệ từ. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bài tập về quan hệ từ

  • Khái niệm Quan hệ từ
  • Bài tập Quan hệ từ lớp 5 có đáp án

Khái niệm Quan hệ từ

1. Quan hệ từ là nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về...

2. Nhiều khi từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng một cặp quan từ. Các cặp quan hệ từ thường gặp là:

  • Vì ... nên...; do... nên; nhờ... mà ... (biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả).
  • Nếu... thì...; hề... thì... (biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả, điều kiện - kết quả).
  • Tuy ... nhưng...; mặc dù... nhưng... (biểu thị quan hệ tương phản)
  • Không những... mà...; không chỉ... mà còn.. (biểu thị quan hệ tăng lên).

Ví dụ 1

Câu

Cặp từ biểu thị quan hệ

Nếu rừng cây cứ bị chặt phá xơ xác thì mặt đất sẽ ngày càng thưa vắng bóng chim.

Nếu...thì biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết - kết quả.

Tuy mảnh vườn ngoài ban công nhà Thu thật nhỏ bé nhưng bầy chim vẫn thường rủ nhau về tụ hội.

Tuy...nhưng (biểu thị quan hệ tương phản).

Ví dụ 2

Đặt câu ghép có sử dụng quan hệ từ sau:

1. Nếu ....... thì

2. Mặc .....dù

3. Vì........ nên

4. Hễ........ thì

Đáp án

1. Nếu mình học bài thì mình đã được điểm 10 trong kì kiểm tra rồi

2. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng anh ấy vẫn thi trượt

3. Vì đến lớp trễ nên An bị cô giáo mắng

4. Hễ mùa xuân sang,thì đàn chim ở đâu cứ bay về đây ca hát ríu rít

Bài tập Quan hệ từ lớp 5 có đáp án

Câu 1: Em hãy tìm những quan hệ từ có trong đoạn văn sau:

Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này. Một vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hóa, quang gánh đã xỏ sẵn vào quang rồi, họ còn đứng nói chuyện với nhau ít câu nữa.

(trích Hai đứa trẻ - Thạch Lam)

Trả lời: Các quan hệ từ có trong đoạn văn là: và, của, là, còn

Câu 2. Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu hợp lý:

a) … em vẫn không chăm chỉ tập chạy … em sẽ không bao giờ có thể chạy nhanh hơn.

b) Nước … dâng lên cao, thuyền bè … đi lại dễ dàng.

c) … chị Hai cùng gấp giấy, vẽ tranh … em đã hoàn thành bài tập Mỹ Thuật sớm.

d) … cô giáo cho nghỉ buổi học chiều nay … em sẽ đến thư viện để đọc quyển sách mới nhất.

Gợi ý:

a) Nếu em vẫn không chăm chỉ tập chạy thì em sẽ không bao giờ có thể chạy nhanh hơn.

b) Nước càng dâng lên cao, thuyền bè càng đi lại dễ dàng.

c) Nhờ chị Hai cùng gấp giấy, vẽ tranh mà (nên) em đã hoàn thành bài tập Mỹ Thuật sớm.

d) Nếu cô giáo cho nghỉ buổi học chiều nay thì em sẽ đến thư viện để đọc quyển sách mới nhất.

Câu 3. Chọn các quan hệ từ thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống:

(tuy...nhưng; của; nhưng; vì... nên; bằng; để)

a. Những cái bút ...................tôi không còn mới ...................vẫn tốt.

b. Tôi vào thành phố Hồ Chí Minh...................máy bay...................kịp cuộc họp ngày mai.

c. ...................trời mưa to...................nước sông dâng cao.

d. ...................cái áo ấy không đẹp...................nó là kỉ niệm của những ngày chiến đấu anh dũng.

Gợi ý trả lời:

a) của .... nhưng

b) bằng ....để

c) vì....nên

d) Tuy....nhưng

Câu 4. Gạch dưới quan hệ từ có trong các câu sau:

a. Trên bãi tập, tổ một tập nhảy cao còn tổ hai tập nhảy xa.

b. Trời mưa to mà bạn Quỳnh không có áo mưa.

c. Lớp em chăm chỉ nên thầy rất vui lòng.

d. Đoàn tàu này qua rồi đoàn tàu khác đến.

e. Sẻ cầm nắm hạt kê và ngượng nghịu nói với bạn.

f. Tiếng kẻng của hợp tác xã vang lên, các xã viên ra đồng làm việc.

g. Bố em hôm nay về nhà muộn vì công tác đột xuất.

h. A Cháng trông như con ngựa tơ hai tuổi.

i. Mưa đã tạnh mà đường xá vẫn còn lầy lội.

j. Hôm nay, tổ bạn trực hay tổ tớ trực?

Gợi ý:

Các quan hệ từ trong câu như sau

a. Trên bãi tập, tổ một tập nhảy cao còn tổ hai tập nhảy xa.

b. Trời mưa to bạn Quỳnh không có áo mưa.

c. Lớp em chăm chỉ nên thầy rất vui lòng.

d. Đoàn tàu này qua rồi đoàn tàu khác đến.

e. Sẻ cầm nắm hạt kê ngượng nghịu nói với bạn.

f. Tiếng kẻng của hợp tác xã vang lên, các xã viên ra đồng làm việc.

g. Bố em hôm nay về nhà muộn công tác đột xuất.

h. A Cháng trông như con ngựa tơ hai tuổi.

i. Mưa đã tạnh mà đường xá vẫn còn lầy lội.

j. Hôm nay, tổ bạn trực hay tổ tớ trực?

Câu 5. Tìm và gạch dưới quan hệ từ rồi cho biết chúng biểu thị quan hệ gì?

a. Bạn Hà chẳng những học giỏi mà bạn ấy còn ngoan ngoãn.

→ Biểu thị quan hệ: ...................................................................

b. Sở dĩ cuối năm Châu phải thi lại vì bạn không chịu khó học tập.

→ Biểu thị quan hệ: ...................................................................

c. Tuy chúng ta đã tận tình giúp đỡ Khôi nhưng bạn ấy vẫn chưa tiến bộ.

→ Biểu thị quan hệ: ...................................................................

d. Nếu trời mưa thì ngày mai chúng ta không đi Củ Chi.

→ Biểu thị quan hệ: ...................................................................

e. Hễ có gió to thì nhất định thuyền chúng ta sẽ ra khỏi chỗ này trước khi trời tối.

→ Biểu thị quan hệ: ...................................................................

f. Nhờ bạn Minh giúp đỡ mà kết quả của Nhân tiến bộ rõ.

→ Biểu thị quan hệ: ...................................................................

g. Do gió mùa đông bắc tràn về nên trời trở lạnh.

→ Biểu thị quan hệ: ...................................................................

h. Mặc dù nhà rất xa nhưng bạn An chưa bao giờ đi học trễ.

→ Biểu thị quan hệ: ...................................................................

i. Nhờ có dịp đi chơi xa nhiều nên tôi mới tận mắt thấy hết sự giàu có của quê hương mình.

→ Biểu thị quan hệ: ...................................................................

j. Bác Hai không chỉ khéo léo mà bác còn chăm chỉ làm việc.

→ Biểu thị quan hệ: ...................................................................

Gợi ý trả lời:

a. Bạn Hà chẳng những học giỏi bạn ấy còn ngoan ngoãn.

→ Biểu thị quan hệ tăng lên

b. Sở dĩ cuối năm Châu phải thi lại bạn không chịu khó học tập.

→ Biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả

c. Tuy chúng ta đã tận tình giúp đỡ Khôi nhưng bạn ấy vẫn chưa tiến bộ.

→ Biểu thị quan hệ tương phản

d. Nếu trời mưa thì ngày mai chúng ta không đi Củ Chi.

→ Biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả

e. Hễ có gió to thì nhất định thuyền chúng ta sẽ ra khỏi chỗ này trước khi trời tối.

→ Biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả,

f. Nhờ bạn Minh giúp đỡ kết quả của Nhân tiến bộ rõ.

→ Biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả

g. Do gió mùa đông bắc tràn về nên trời trở lạnh.

→ Biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả

h. Mặc dù nhà rất xa nhưng bạn An chưa bao giờ đi học trễ.

→ Biểu thị quan hệ tương phản

i. Nhờ có dịp đi chơi xa nhiều nên tôi mới tận mắt thấy hết sự giàu có của quê hương mình.

→ Biểu thị quan hệ nguyên nhân kết quả

j. Bác Hai không chỉ khéo léo bác còn chăm chỉ làm việc.

→ Biểu thị quan hệ tăng lên

Câu 6. Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm:

a. Hoa ................Hồng là bạn thân.

b. Hôm nay, thầy sẽ giảng................phép chia số thập phân.

c. ................mưa bão lớn................việc đi lại gặp khó khăn.

d. Thời gian đã hết ................ Thúy Vy vẫn chưa làm bài xong.

e. Trăng quầng................hạn, trăng tán................mưa.

f. Một vầng trăng tròn, to................đỏ hồng hiện lên................chân trời, sau rặng tre đen................một ngôi làng xa.

g. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi ............. người làng................yêu thương tôi hết mực, ................sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt................mảnh đất cọc cằn này.

h. ................bão to................các cây lớn không bị đổ.

Gợi ý trả lời:

a) và

b) về

c) Vì .... nên

d) nhưng

e) thì,.... thì

f) và, ở, của

g) như, và, nhưng, bằng

h) Tuy... nhưng

Câu 7. Đặt câu có sử dụng quan hệ từ:

a. Của

...................................................................................................

b. Hoặc

...................................................................................................

c. Với

...................................................................................................

Gợi ý:

a. Của: Chú chó của em rất dễ thương

b. Hoặc: Em hoặc Hoàng sẽ đi trực nhật vào ngày mai

c. Với: Nga với Hoa đều học giỏi môn Tiếng Việt

Câu 8. Đặt câu có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ:

a. Nguyên nhân – kết quả.

...................................................................................................

b. Giả thiết – kết quả.

...................................................................................................

c. Tương phản.

...................................................................................................

d. Tăng tiến.

...................................................................................................

Gợi ý:

a. Nguyên nhân – kết quả: Do sự giúp đỡ của Hoàng nên tôi giải bài tập này rất nhanh chóng.

b. Giả thiết – kết quả: Nếu tôi về nhà sớm hơn thì bố mẹ tôi không phải lo lắng.

c. Tương phản: Mặc dù trời mưa to nhưng cây cối không bị đổ nhiều

d. Tăng tiến: Hoa không những học giỏi mà còn luôn giúp đỡ học hành cho các bạn trong lớp.

Tham khảo thêm:

  • Bài tập về câu ghép
  • Bộ đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5
  • Bài tập Tiếng Việt nâng cao lớp 5

Bài tập về quan hệ từ bao gồm Lý thuyết, Khái niệm cơ bản và các ví dụ cụ thể, các dạng bài tập giúp các em học sinh hiểu rõ như thế nào là quan hệ từ, cách làm các dạng bài quan hệ từ, ôn tập hệ thống các kiến thức Luyện từ và câu lớp 5 chuẩn bị cho các bài thi trong năm học.

Ngoài ra, các bạn có thể luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 hay SGK môn Toán lớp 5 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi giữa học kì 2 lớp 5, đề thi học kì 2 lớp 5 theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập mới nhất.