Đặt tên bão như thế nào

Cơn bão Noru [tại Việt Nam gọi là cơn bão số 4] được dự báo sẽ là một trong những cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây, tương tự cơn bão Sangxane năm 2006, bão Ketsana 2009, bão Molave 2020, từng gây thiệt hại nặng ở các tỉnh Trung bộ Việt Nam.

Noru là tên do Hàn Quốc đặt tên. Theo tiếng Hàn Quốc, Noru có nghĩa là con Hoẵng phiên âm là No-ruu.

Việc đặt tên các cơn bão nhiệt đới bắt đầu từ thế kỷ 20 với mục đích tạo thuận lợi cho việc liên lạc giữa các nhà dự báo thời tiết và công chúng trong việc theo dõi và cảnh báo, tránh nhầm lẫn giữa các cơn bão.

Trên thế giới các cơn bão thường mang tên phụ nữ, và sau này cả tên nam giới. Riêng ở Tây Bắc Thái Bình Dương, bão còn mang tên hoa lá, động vật...Trong khi đó, tại Việt Nam, thường đặt tên các cơn bão theo số thứ tự, bắt đầu từ số 1 cho đến lần xuất hiện kế tiếp. Nhiều năm lên tới 13-14 cơn bão.

Dù chưa có thông tin xác minh chính xác nhưng nhiều người cho rằng tên của các bão lần đầu tiên xuất hiện là do một nhà dự báo thời tiết của Australia. Ông đặt tên bão theo tên của những chính trị gia mà ông ghét nhất.

Trong Thế chiến II, các cơn bão nhiệt đới ở Thái Bình Dương được đặt tên không chính thức theo tên của phụ nữ. Nguyên tắc bất thành văn này do đoàn dự báo thời tiết của Lục và Hải quân Mỹ đề ra, và thường lấy tên vợ hoặc bạn gái của các nhà dự báo. Từ năm 1950 đến 1952, các cơn bão ở bắc Đại tây dương được đặt tên theo thứ tự bảng chữ cái [Able-Baker-Charlie- ...], nhưng từ năm 1953, cơ quan khí tượng Mỹ lại chuyển sang dùng hệ tên phụ nữ.

Năm 1979, Tổ chức Khí tượng Thế giới [WMO] và Cơ quan khí tượng Mỹ [NWS] thống nhất sử dụng tên bão gồm cả tên nữ và nam giới.

Thông thường, các cơn bão ở lòng chảo đông bắc Thái Bình Dương được đặt theo tên phụ nữ từ năm 1959-1960. Năm 1978, cả hai loại tên đều được sử dụng. Ở vùng bắc Ấn Độ Dương, các bão nhiệt đới không được đặt tên.

Tại Tây Nam Ấn Độ Dương, bão lần đầu có tên vào những năm 1960-1961. Vùng Australia và Nam Thái Bình Dương, tên phụ nữ được lấy làm tên bão từ năm 1964, và 10 năm sau thì tên của nam cũng được dùng.

Tên bão Noru có nghĩa là con Hoẵng

Từ ngày 1/1/2000, các cơn bão ở lòng chảo Tây bắc Thái Bình Dương [bao gồm Việt Nam] được đặt theo một danh sách các tên mới lạ. Những tên mới bổ sung bao gồm các tên châu Á, được lấy từ các nước và vùng lãnh thổ là thành viên của Tổ chức Khí tượng Thế giới trong khu vực. Mỗi trong số 14 thành viên cung cấp 10 cái tên, tạo thành danh sách 140 tên bão.

Những tên này có hai điều khác biệt so với tên bão ở các nơi trên thế giới. Thứ nhất, hầu hết chúng không phải là tên riêng của người, mà thường là tên hoa, động vật, chim, cây cỏ hay thậm chí tên món ăn. Thứ hai, các tên này không được đặt tuần tự theo thứ tự chữ cái, mà theo thứ tự chữ cái của tên các nước.

Các cơn bão đang hình thành ở khu vực này sẽ được Trung tâm Bão nhiệt đới Tokyo thuộc Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đặt tên.

Cũng trong khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, những cái tên riêng của Việt Nam cũng được đặt tên cho các cơn bão. Ví dụ như tên bão "Saomai" vào năm 2006, bão "Saola" vào năm 2012, bão "Halong" vào 2019, bão "Bavi" vào năm 2020...

Mua xăng vỉa hè ở TP.HCM: Vừa đắt vừa tốn thêm tiền xúc rửa bình vì... xăng pha nước

Đường Mai Chí Thọ, TP. Thủ Đức, TP.HCM là đoạn đường dài, đẹp nhưng ít cây xăng. Nhiều người bán nước tranh thủ mua xăng vào can để bán lại. Đặc biệt thời gian qua, khi việc mua xăng khó khăn, các điểm bán xăng tự phát này càng đông khách.

Hàng trăm người tham gia diễn tập chữa cháy tòa nhà Time Square

Sáng 9.11.2022, lực lượng thuộc Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an TP.HCM đã điều động xe thang, nhiều xe chuyên dụng và hàng trăm cán bộ chiến sĩ diễn tập tại tòa nhà Time Square của tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

30 năm 'leng keng' tiếng chuông kẹo kéo: Người lính U.60 rong ruổi 50 km mỗi ngày

Đã hơn 30 năm nay, người dân ở TP.Đồng Hới, Quảng Bình đã quen thuộc với tiếng chuông ngân vang và hương vị kẹo kéo tuổi thơ của ông Phạm Văn Lương, 58 tuổi. Dù bị mất một chân, nhưng ông đạp xe 50 km mỗi ngày để bán thức quà tuổi thơ này.

Lô cốt khiến đường Nguyễn Xiển kẹt xe kinh hoàng, người dân bức xúc: về nhà như cực hình

2/3 làn đường Nguyễn Xiển, đoạn thuộc huyện Thanh Trì, TP.Hà Nội, bị quây tôn để thi công hạng mục dự án Nhà máy nước thải Yên Xá đang tạo thành nút thắt cổ chai gây ùn tắc nhiều ngày qua, khiến người dân vô cùng bức xúc.

Lộ diện bà trùm Thảo "bầu": Đang nuôi con nhỏ vẫn điều hành đường dây ma túy

Công an quận 8 phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ triệt phá đường dây mua bán chất ma túy do Nguyễn Thị Thanh Thảo [tên thường gọi là Thảo "bầu”, 45 tuổi, ngụ quận 1, TP.HCM] cầm đầu.

Bữa cơm ít món, nhiều nỗi lo của gia đình công nhân Công ty Tỷ Hùng

Những ngày gần đây, bữa cơm của nhiều gia đình công nhân làm việc ở Công ty Tỷ Hùng ít món hơn nhưng lại đầy nỗi lo khi công ty thông báo cho nghỉ việc gần 1.200 công nhân.

Giải mã sức hút của Ireland với du học sinh Việt

Sở hữu nền kinh tế phát triển, chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới cùng với cơ hội việc làm rộng mở, Ireland - Hòn đảo ngọc lục bảo, đã trở thành điểm đến du học của nhiều du học sinh Việt Nam.

Vừa lỗ một tỉ, 9X không chịu 'quay đầu là bờ': thu lãi lớn nhờ trồng ớt sạch

Ngay trong lần khởi nghiệp đầu tiên, Nguyễn Thị Cao Thi nhận khoản nợ 1 tỉ nên đã quyết tâm gây dựng lại mô hình trồng ớt sạch tại vùng biên giới.

Cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt của người đàn bà 19 năm lưu lạc ở Trung Quốc

Sau 19 năm bị mất tích vì lưu lạc, một người phụ nữ ở Quảng Bình đã bất ngờ trở về từ Trung Quốc, tạo nên cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt.

Nhặt ổ trứng ngoài ruộng về nuôi chơi, bất ngờ thành chủ trại dế lớn nhất vùng biên

Đến xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh ai cũng biết về Vĩnh “dế” với câu chuyện khởi nghiệp thú vị: bắt côn trùng về nuôi thử bỗng chốc trở thành triệu phú, trở thành chủ trại 500 m2 dế lớn nhất vùng biên giới cho hơn nửa tấn dế thương phẩm mỗi tháng.

Sống khổ trên “đất vàng” Ninh Bình, cạnh bể bơi xây mãi chưa xong

Hơn 3 hecta 'đất vàng' nằm giữa trung tâm thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, được quy hoạch, bố trí để xây dựng hệ thống bể bơi phục vụ SEA Games 22 tổ chức năm 2003 tại Việt Nam, nhưng 21 năm qua dự án vẫn chưa hoàn thành.

Việt Nam sắp có giống siêu bò “cơ bắp”, nặng hơn 1 tấn mỗi con

Được gọi là "siêu bò" vì kích thước khổng lồ và khối lượng cơ bắp cuồn cuộn nổi lên, giống bò 3B [Blanc Blue Belgium], còn được biết đến là giống bò "cơ bắp" khiến nhiều người ngạc nhiên khi lần đầu biết đến. Mới đây, Hà Nội đã hợp tác với một doanh nghiệp Bỉ để phát triển giống bò “cơ bắp” này tại nước ta.

Chủ Đề