Đâu của 3 năm tức la bao nhiêu năm tù

Báo ngành công an VN nay phê phán nặng lời bà Nguyễn Phương Hằng

Nguồn hình ảnh, Chụp màn hình

Chụp lại hình ảnh,

Hình ảnh bà Nguyễn Phương Hằng livestream tối ngày 25/5 về số tiền gần 14 tỷ đồng làm từ thiện của danh hài Hoài Linh

Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh ngày 26/3 đăng một bài bình luận nói bà Nguyễn Phương Hằng, người vừa bị tạm giam để điều tra, là người "ảo tưởng bản thân, đi sai đường".

Bài báo viết: "Bắt tạm giam và xử lý bị can này cũng là một cách ngăn chặn tình trạng sử dụng ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội [MXH] diễn ra thời gian gần đây."

Công an TPHCM đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án và bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với bị can Nguyễn Phương Hằng hôm 24/3.

Có rất nhiều bình luận trên báo chí nhà nước và mạng xã hội về vụ việc.

Quảng cáo

Nhưng bài bình luận ngày 26/3 của báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh gây nhiều chú ý hơn, vì đây là tờ báo trực thuộc Công an Thành phố Hồ Chí Minh.

Bài này nhận định: "Trong một xã hội thượng tôn pháp luật thì không có chuyện cá nhân hay nhóm người nào đó được quyền "nhân danh công lý" để xúc phạm danh dự, chà đạp lên nhân phẩm người khác, thậm chí xúc phạm danh dự cả những người làm báo hiện nay."

"Sự ngông cuồng của bà Nguyễn Phương Hằng đã đi quá giới hạn từ lâu, từ nhiều lần livestream trước đó và bà phải trả giá."

Bài báo kết luận: "Tất cả cho thấy các cơ quan bảo vệ pháp luật TPHCM, Bộ CA đã cảnh báo nhiều lần nhưng với bản tính hung hăng, bất chấp pháp luật và dư luận, bà Nguyễn Phương Hằng đã phải trả giá cho những hành vi coi thường pháp luật của mình."

Ý kiến một luật sư

Trong khi đó, luật sư Nguyễn Doãn Hùng, Giám đốc Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam nêu ý kiến chưa thể coi bà Nguyễn Phương Hằng là tội phạm bởi "một người chưa được coi là có tội khi chưa có bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án".

Nói trên trang VietnamFinance, luật sư Nguyễn Doãn Hùng nói: "Thời điểm bà Hằng liên tục livestream cũng không khó để bắt gặp vô vàn những bình luận đồng tình và tin tưởng, cổ vũ thậm chí sùng bái đến mức chăm xem livestream bà Hằng hơn cả chương trình thời sự."

Luật sư Nguyễn Doãn Hùng cho rằng: "Tất cả chúng ta, trong đó có bà Hằng, khi bị bắt giữ để khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử đều có quyền được kêu oan, có quyền được mời luật sư bào chữa để bảo vệ cho những quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình."

'Làm việc với công an 4 lần' trước khi bị bắt

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM nói với báo chí rằng họ đã mời bà Nguyễn Phương Hằng lên làm việc bốn lần vào các ngày 18/02, 07/3, 09/3 và 16/3/2022 để cảnh báo, răn đe.

Trong các buổi làm việc, phía công an yêu cầu bà Hằng "chấm dứt hành vi lợi dụng các quyền tự do để sử dụng mạng xã hội thực hiện hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, nhưng bà Hằng cố ý né tránh, không chấp hành", theo tờ Công an TPHCM ngày 25/3.

Tờ báo ngành công an còn cho biết: "Bà Hằng tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động tụ tập đông người gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự [đến nhà riêng của các cá nhân có mâu thuẫn; sân bay Tân Sơn Nhất; tổ chức đoàn đi Hà Nội, Châu Đốc - An Giang...], tổ chức nhiều buổi livestream công kích, xúc phạm nhiều cá nhân, tổ chức, gây mất an ninh trật tự, vi phạm pháp luật."

Bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam, vừa bị công an TP Hồ Chí Minh bắt giữ theo quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam đã được Viện Kiểm sát TP Hồ Chí Minh phê chuẩn.

Bà Phương Hằng bị bắt với tội danh lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân, được quy định tại Điều 331, Bộ luật Hình sự 2015 [sửa đổi bổ sung 2017].

Việt Nam: Mạng xã hội 'cuộn sóng' khi bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt

Vì sao bà Phương Hằng bị tạm hoãn xuất cảnh?

Live stream Nguyễn Phương Hằng: Việt Nam điều tra phát ngôn 'báo chí cộng sản'

Hiện tượng bà Nguyễn Phương Hằng ‘không như tin đồn’?

Việt Nam: Giải mã hiện tượng Nguyễn Phương Hằng?

Trước khi bị bắt, bà đã bị lệnh tạm cấm xuất cảnh trong thời gian từ 16/2 đến 29/4/2022, được cho là liên quan tới việc bà liên tục thực hiện các buổi livestream mạt sát nhiều người, trong đó có các nghệ sĩ, người nổi tiếng.

Thu hút sự chú ý của rất nhiều người với loạt các livestream cáo buộc một số diễn viên, ca sĩ, người dẫn chương trình có tiếng như Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng, Thủy Tiên là ăn chặn tiền ủng hộ đồng bào bão lụt miền Trung trong các đợt quyên góp thiện nguyện hồi 2020, bà cũng ra các cáo buộc nặng nề về đời tư đối với một số người khác, như với ca sỹ Vy Oanh.

Các buổi livestream dài hàng giờ đồng hồ của bà Phương Hằng từng gây 'bão' trên mạng xã hội, thu hút hàng triệu lượt người trực tiếp theo dõi với lượng bình luận, chia sẻ và tương tác rất lớn.

Nguồn hình ảnh, Facebook Nguyễn Phương Hằng

Chụp lại hình ảnh,

Bà Nguyễn Phương Hằng có nhiều người hâm mộ

Những nội dung bà nói trong các buổi livestream, trong đó có rất nhiều thông tin cáo buộc người khác mà bà nói là bà 'mơ thấy', cũng tạo nên luồng dư luận tranh cãi dữ dội trong cộng đồng mạng, giữa những người ủng hộ bà và những người bênh vực các nhân vật bị bà 'điểm danh'.

Các cuộc tranh cãi đã có lúc tăng tới đỉnh điểm, dẫn tới việc có làn sóng kêu gọi trên mạng, đòi một số nghệ sĩ phải công bố công khai, chi tiết các khoản thu chi liên quan tới hoạt động quyên góp từ thiện của mình.

Một số những từ ngữ bà Phương Hằng dùng trong các buổi livestream đó cũng nhanh chóng trở thành 'xu hướng' được nhiều người sử dụng, như 'quá khứ dơ dáy dễ gì giấu diếm', hay 'ngỡ ngàng bật ngửa'...

Một trong những lá đơn đầu tiên được đưa ra nhằm kiện bà Phương Hằng về việc bôi nhọ người khác được đệ hồi 10/2021, của ca sỹ Vy Oanh, người bị bà Phương Hằng cho là đã 'đẻ thuê', 'làm gái bao', 'giật chồng'.

Được biết cho đến nay, đã có ít nhất 6 lá đơn từ 6 cá nhân, trong đó có ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên và cựu tuyển thủ Công Vinh, theo đó kiện bà Phương Hằng "làm nhục người khác", "vu khống" và "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".

Các tội danh quy định tại Điều 331, Bộ luật Hình sự có mức hình phạt từ nhẹ nhất là cảnh cáo, tới mức cao nhất là phạt tù 7 năm.

Điều 331 là gì?

Theo điều 331 Bộ luật hình sự 2015

1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận; tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội; và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Mới đây, bảy tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam và 79 trí thức đồng soạn thảo một kiến nghị yêu cầu bãi bỏ ba điều luật trong Bộ luật Hình sự năm 2015.

Bản Kiến nghị 117 có nội dung yêu cầu nhà nước bãi bỏ hoặc sửa ba điều luật trong BLHS 2015, gồm điều 109 "Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", điều 117 "Tội phán tán tài liệu nhằm chống nhà nước"; và điều 331 "Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước".

Một số vụ án liên quan Điều 331

Ngày 15/4/2021, Tòa án nhân dân quận Tân Phú [TPHCM] xử bị cáo Quách Duy [nguyên công chức Văn phòng UBND TPHCM] và tuyên phạt 4 năm 6 tháng tù về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" được quy định tại Điều 331 - Bộ luật Hình sự năm 2015.

HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội vào tháng 7 năm 2021, tuyên phạt bị cáo Trần Hoàng Minh 5 năm tù về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" quy định tại khoản 2, Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Theo cáo trạng, ông Minh thường vào mạng internet đọc được nhiều bài viết có nội dung bôi nhọ, xúc phạm ãnh đạo Đảng, Nhà nước, Giám đốc Công an TP Hà Nội và các bài viết liên quan đến vụ án "Chống người thi hành công vụ" và "Giết người" xảy ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội vào ngày 9/1/2020.

Ông Minh sử dụng tài khoản mạng xã hội Facebook "Trần Hoàng Minh" để soạn thảo, hoặc sao chép các bài viết "có nội dung chính trị xấu" để đăng lên mạng.

Gần đây, ngày 28/10, Tòa án Nhân dân huyện Thới Lai [thành phố Cần Thơ] đã tuyên án bị cáo Trương Châu Hữu Danh và các thành viên nhóm "Báo Sạch" trong vụ án "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân," theo khoản 2 Điều 331 - Bộ luật Hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017].

Tòa tuyên phạt các bị cáo Trương Châu Hữu Danh 4 năm 6 tháng tù; Đoàn Kiên Giang 3 năm tù; Lê Thế Thắng 3 năm tù về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân."

Cùng tội này, hai bị cáo Nguyễn Phước Trung Bảo và Nguyễn Thanh Nhã mỗi người lĩnh 2 năm tù.

Video liên quan

Chủ Đề