Sau khi lóc ối bao lâu thì sinh

16/08/2021

ThS. BS. Lê Võ Minh Hương

Phòng Công tác xã hội

Ở hầu hết thai kỳ, chuyển dạ thường xảy ra tự nhiên trong giai đoạn từ 37 đến 40 tuần. Khi có chuyển dạ, cơ thể bạn sẽ có những thay đổi như:

  • Cổ tử cung trở nên mềm hơn, xóa mỏng và mở ra, biểu hiện bởi chất dịch nhầy hồng thoát ra ở âm đạo.
  • Bạn sẽ cảm nhận các cơn đau đều đặn, tăng dần, do sự co thắt của cơ tử cung.
  • Màng ối có thể vỡ và chảy dịch ối.

Khi chuyển dạ xảy ra mà không có sự can thiệp của nhân viên y tế thì được gọi là chuyển dạ tự nhiên.

Khởi phát chuyển dạ là khi chủ động tạo ra cuộc chuyển dạ bằng sự can thiệp y khoa. Các phương pháp khởi phát chuyển dạ sẽ gây mềm cổ tử tử cung, kích thích tạo ra cơn co tử cung và thúc đẩy mở cổ tử cung. Khởi phát chuyển dạ được thực hiện khi thai phụ chưa có chuyển dạ tự nhiên nhưng có chỉ định chấm dứt thai kỳ bằng cách sinh ngả âm đạo.

Chỉ định thường gặp của khởi phát chuyển dạ:

  • Thai quá ngày dự sinh.
  • Chấm dứt thai kỳ vì sức khỏe thai: thai chậm tăng trưởng trong tử cung, ối vỡ non, ối vỡ sớm, thiểu ối …
  • Chấm dứt thai kỳ vì sức khỏe mẹ: tiền sản giật …

Các phương pháp khởi phát chuyển dạ hiện có:

Có nhiều cách để khởi phát chuyển dạ. Để lựa chọn phương pháp nào là phù hợp, bác sĩ cần khám âm đạo để kiểm tra tình trạng cổ tử cung tại thời điểm đó.

Dựa vào kết quả khám, bác sĩ sẽ quyết định lựa chọn một trong các phương pháp khởi phát chuyển dạ sau:

  • Sử dụng hormone Prostaglandin tổng hợp [Propess]
  • Phương pháp đặt bóng
  • Lóc ối hoặc tia ối.
  • Sử dụng hormone Oxytocin tổng hợp

Diễn tiến của khởi phát chuyển dạ khác nhau ở mỗi thai phụ. Đôi khi cần phối hợp nhiều phương pháp theo tuần tự để đạt được hiệu quả cao nhất.

1. Prostaglandin:

Là một hormone sinh lý của cơ thể, có tác dụng làm mềm cổ tử cung, kích thích cơn co tử cung và khởi phát sự chuyển dạ tự nhiên. Khi sử dụng hormone Prostaglandin tổng hợp dưới dạng thuốc, chúng sẽ có tác dụng tương tự. Thuốc được sản xuất để sử dụng bằng đường miệng hoặc đặt âm đạo.

Hiện nay, Dinoprostone [Propess đặt âm đạo] là loại prostaglandin được sử dụng để khởi phát chuyển dạ cho những trường hợp thai nhi có khả năng sống sau sinh. Ví dụ khi thai phụ có ối vỡ sớm nhưng không có chuyển dạ tự nhiên. Thuốc có tác dụng làm mềm và mở cổ tử cung, đồng thời khởi phát cơn co tử cung. Một vài trường hợp có thể cần sử dụng thêm thuốc tăng cơn co tử cung ở giai đoạn tiếp theo.

2. Phương pháp đặt bóng:

Sử dụng 1 catheter [một ống cao su dài], với 1 đầu được bơm lên thành 1 bóng nhỏ, đặt vào kênh cổ tử cung tạo một áp lực chèn lên cổ tử cung. Áp lực này có tác dụng làm mềm và mở cổ tử cung. Bóng được lưu ở cổ tử cung khoảng vài giờ cho đến khi nó rơi ra ngoài [cho thấy cổ tử cung đã mở] hoặc cho đến lần khám tiếp theo.

Ngoài ra, một dụng cụ khác có tác dụng tương tự như đặt bóng là Laminaria. Nó cũng có tác dụng khởi phát chuyển dạ khi được đặt vào cổ tử cung.

3. Tác động lên màng ối:

Lóc ối hoặc bấm ối sẽ kích thích cơ thể tổng hợp và giải phóng hormone prostaglandin nội sinh giúp làm mềm cổ tử cung và co thắt cơ tử cung.

Trong một số trường hợp, mẹ bầu chưa vào chuyển dạ nhưng cổ tử cung có mở một chút đủ để tiếp cận được với màng ối khi thăm khám. Bác sĩ thực hiện lóc ối hoặc bấm ối ở thời điểm khám sẽ có tác dụng khởi phát chuyển dạ.

4. Oxytocin:

Đây là một hormone tự nhiên của cơ thể, có tác dụng gây co thắt cơ tử cung tạo ra các cơn gò tử cung. Nồng độ hormone tăng lên khi có chuyển dạ. Sử dụng hormone oxytocin tổng hợp đưa vào cơ thể sẽ giúp khởi phát các cơn co tử cung, từ đó khởi phát chuyển dạ.

Nguy cơ khi khởi phát chuyển dạ là gì?

- Khởi phát chuyển dạ không thành công: Đôi khi, cổ tử cung không mở sau khi áp dụng một biện pháp khởi phát chuyển dạ. Nếu điều này xảy ra, bác sĩ sẽ tiếp tục thảo luận với bạn về các lựa chọn khác như áp dụng thêm 1 phương pháp khởi phát chuyển dạ khác hoặc mổ lấy thai.

- Kích thích cơn gò tử cung quá mức: Một trong các tác dụng không mong muốn khi sử dụng hormone tổng hợp là gây cơn gò tử cung quá nhiều. Điều này gây stress cho cả thai phụ và thai nhi. Ngưng sử dụng thuốc [bằng cách ngưng truyền thuốc hoặc lấy thuốc ra khỏi âm đạo] có thể giúp giải quyết tình trạng này. Đôi khi cần mổ lấy thai cấp cứu để đảm bảo sức khỏe thai.

- Tăng nguy cơ vỡ tử cung, nhiễm trùng sau sinh, giúp sinh và mổ lấy thai.

Khi được đề nghị khởi phát chuyển dạ, bạn nên hỏi bác sĩ các vấn đề sau đây:

- Lý do cần khởi phát chuyển dạ là gì?

- Nguy cơ gì nếu tôi tiếp tục theo dõi thai kỳ cho đến khi có chuyển dạ tự nhiên?

- Khởi phát chuyển dạ bằng phương pháp nào?

- Nguy cơ khi thực hiện phương pháp này là gì?

Tham khảo:

//www.acog.org/womens-health/faqs/labor-induction

//ranzcog.edu.au/womens-health/patient-information-resources/induction-of-labour

Nhiều mẹ thắc mắc rằng vỡ ối bao lâu thì sinh em bé hoặc sau khi vỡ ối bao lâu thì đẻ? Tất cả thắc mắc đó của các mẹ bầu sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Thông thường thì nhiều mẹ bầu thấy hiện tượng vỡ ối thì nghĩ rằng mình sẽ sinh ngay lập tức. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy đâu các mẹ ơi. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Hiện tượng âm đạo ra máu: Dấu hiệu này diễn ra trước sinh một ngày hoặc vài ngày hay thậm chí vài tuần. Mẹ bầu sẽ thấy âm đạo của mình ra một chất dịch màu hồng, hoặc nhờ vàng. Mẹ hãy thường xuyên theo dõi quần chip để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường, nếu có hãy báo ngay cho bác sĩ.



Vỡ nước ối: Đây chính thắc mắc của nhiều mẹ về việc vỡ nước ối bao lâu thì sinh đây. Mẹ nên nhớ rằng, thai nhi phát triển trong một túi ối, khi màng ối rách, nước chảy ra. Theo thời gian thì sau khoảng 12-24h sau thời điểm vỡ ối thì mẹ sẽ bắt đầu sinh con. Tuy nhiên, nếu như vỡ ối trước 37 tuần thì nguy cơ sinh non là rất cao đó, mẹ hãy chú ý và cẩn thận nhé.

Xem thêm: Làm gì khi vỡ ối nhưng không đau đẻ

Đây là giai đoạn kéo dài lâu nhất, có thể kéo dài từ 12-14 tiếng hoặc thâm chí cả ngày. Vậy đấy, từ khi vỡ ối đến lúc sinh là cả một khoảng thời gian dài, nên mẹ không còn phải thắc mắc là vỡ ối bao lâu thì sinh nhé.



Ở giai đoạn này, những cơn co thắt sẽ ghé thăm mẹ nhiều hơn, cách nhau 30 phút. Những cơn đau ban đầu sẽ dần dần, càng về sau thì càng đau hơn, đến khi cách nhau chỉ còn 5 phút.

Như đã nói ở trên, thông thường từ 12h-24h sau vỡ ối thì mẹ bắt đầu chuyển sang giai đoạn chuyển dạ nhé, sẽ là những cơn gò tử cung đến. Và không phải tất cả các trường hợp vỡ ối đều phải mổ đẻ, nên mẹ hãy an tâm nhé.   Mẹ bầu sẽ thấy những cơn co thắt xuất hiện, thêm với việc đau lưng. Hãy cố gắng ghi nhớ thời gian, tần suất của những cơn co thắt. Nếu như chúng đến ngày một dồn dập, vậy là thời điểm sắp sinh sắp tới rồi đó.

​Vì vậy mà khi thấy hiện tượng mình bị vỡ ối, mẹ bầu cần tức tốc đến bệnh viện ngay nhé.

Cách vượt cạn thành công, dễ dàng

Trong thời gian chờ đợi để di chuyển đến bệnh viện, mẹ có thể đi lại nhẹ nhàng, điều tiết hơi thở của mình, việc này sẽ giúp mẹ dễ chịu và dễ sinh hơn đó. Hoặc mẹ có thể ăn chút đồ ăn nhẹ, uống nhiều nước lọc, tránh uống nước đường, sẽ gây buồn nôn. Sau thời gian vỡ ối, hoặc co thắt, cổ tử cung mở được 4-8 phân, mẹ hãy thay đổi tư thế của mình. Có thể nhẹ nhàng xoay hông, sẽ giúp bé di chuyển xuống tử cung nhanh chóng hơn.

Mẹ nên chú ý điều tiết hơi thở bằng cách, khi cơn co thắt bắt đầu, mẹ chú ý hít sâu, khi cơn co thắt đến, mẹ thở ra nhẹ nhàng, để chống chọi với nó.

Vào giai đoạn chuyển dạ, mẹ sẽ thấy cơn chuyển dạ kéo dài nhanh, mạnh, mỗi cơn co thắt kéo dài 90s đến 2 hoặc 3 phút. Nếu mẹ bầu thấy có hiện tườn buồn nôn hay cơ thể quá nóng hoặc lạnh, hãy báo ngay cho bác sĩ nhé.

Thời gian khoảng 10 phút đến 1h sau đó, tử cung sẽ mở ra hơn và quá trình sinh con sẽ đến gần hơn. Vậy đó, từ thời điểm vỡ ối đến lúc sinh con còn là hành trình cực kỳ dài và đau đớn với mẹ, nhưng mẹ hãy cố gắng nhé, bởi sẽ nhanh chóng được bế ẵm một thiên thần trên tay. Bài viết trên đây hy vọng đã giải đáp được cho mẹ thắc mắc vỡ ối bao lâu thì sinh. Chúc các chị em mẹ tròn con vuông!

Tham khảo: Top 6 viên uống bổ sung DHA cho bà bầu
NHẬN NGAY 1 HỘP CANXI TỰ NHIÊN TRJ GIÁ 120.000 vnđ.

 
 

  • 11:29 12/01/2022
  • Xếp hạng 4.84/5 với 20377 phiếu bầu

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Tuyết Mai - Bác sĩ Sản Phụ Khoa - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Tách màng ối gây chuyển dạ là một thủ thuật nhằm giải phóng hormone gây co thắt tử cung. Tuy nhiên phương pháp này gây khó chịu cho bà mẹ mang thai, và nhiều nghiên cứu không đồng tình với nó vì mang lại nhiều rủi ro.

Quá trình chuyển dạ là khi xuất hiện các cơn co thắt ngắn, thường xuyên của tử cung. Các cơn co thắt xảy ra khi cơ tử cung co chặt và sau đó lại giãn ra. Quá trình chuyển dạ giúp đẩy em bé ra khỏi tử cung và giúp cổ tử cung giãn nở. Cổ tử cung là phần mở ra của tử cung nằm ở đầu âm đạo. Em bé sẽ đi qua cổ tử cung vào âm đạo trong khi sinh.

Khi các bà mẹ mang thai có gặp những vấn đề sức khỏe có thể gây hại cho bản thân và em bé, hoặc bà mẹ đã mang thai hơn 42 tuần thì lúc này bác sỹ có thể chỉ định chuyển dạ có can thiệp. Đối với một số phụ nữ, việc chuyển dạ có can thiệp là cách tốt nhất để giữ cho mẹ và em bé khỏe mạnh

Những trường hợp cần can thiệp chuyển dạ bao gồm:

  • Thời gian mang thai kéo dài hơn 42 tuần. Nhau thai phát triển trong tử cung và cung cấp thức ăn và oxy cho em bé qua dây rốn. Sau 42 tuần thai kỳ, nhau thai thường ngừng hoạt động và em bé sẽ không còn được khỏe mạnh nữa.
  • Nhau thai tách dần khỏi tử cung, dẫn đến suy nhau thai và không đảm bảo đủ nuôi dưỡng cho em bé.
  • Sản phụ bị nhiễm trùng trong tử cung.
  • Sản phụ đã vỡ ối hoặc cạn nước ối nhưng không xuất hiện các cơn co thắt tử cung.
  • Sản phụ có vấn đề về sức khoẻ, ví dụ như: tiểu đường, tăng huyết áp,... có thể gây hại cho bản thân và cho em bé.
  • Thai nhi có vấn đề về tăng trưởng.
  • Sản phụ là người mang nhóm máu Rh [-].

Nếu thai kỳ khỏe mạnh, thì tốt nhất là để quá trình chuyển dạ diễn ra một cách tự nhiên. Điều này sẽ giúp cho phổi và não của em bé được phát triển hoàn thiện trước khi bé chào đời. Trong trường hợp có vấn đề với thai kỳ hoặc sức khoẻ của em bé, hay bà mẹ có thể cần phải sinh con sớm hơn, thì lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc và trao đổi về việc can thiệp chuyển dạ.


Bác sĩ sẽ cân nhắc và trao đổi về việc can thiệp chuyển dạ.

Túi ối là túi giữ em bé đang lớn lên bên trong tử cung. Túi nước ối chứa nhiều dịch màng ối.

Tách màng ối hay còn gọi là lóc ối từ thành tử cung, là một thủ thuật gây chuyển dạ có can thiệp. Khi tách màng ối, bác sĩ sẽ đeo găng tay và nhẹ nhàng dùng ngón tay đưa vào cổ tử cung, sau đó từ từ tách màng ối ra khỏi tử cung.

Sau khi tách màng ối, các bà mẹ có thể về nhà và đợi các cơn co thắt xuất hiện. Bên cạnh đó, các bà mẹ cũng có thể cảm thấy đau thắt bụng và xuất hiện những đốm máu. Do ở những tuần cuối thai kỳ, cổ tử cung ngả về phía sau xương cụt nên rất khó để thủ thuật viên có thể chạm tới.

Chuyển dạ có can thiệp có thể mất vài giờ hoặc kéo dài 2-3 ngày, nó phụ thuộc vào cơ thể mỗi người đáp ứng như thế nào đối với việc điều trị. Nếu trong lần mang thai đầu tiên hoặc thai kỳ ít hơn 37 tuần tuổi thì chuyển dạ có can thiệp sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Phương pháp tách ối gây chuyển dạ chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của sản phụ. Vì thủ thuật này là một phương pháp chuyển dạ không tự nhiên có thể gây ra một vài những rủi ro nhất định. Trước khi thực hiện, sản phụ sẽ được bác sĩ cung cấp những thông tin cơ bản, cách thực hiện và các biến chứng sau đó có liên quan đến việc tách màng ối.

Can thiệp chuyển dạ có thể có nguy cơ gì?

Có nhiều nghiên cứu không đồng ý việc tách màng ối gây chuyển dạ do mang lại nhiều nguy cơ rủi ro. Những nguy cơ của việc can thiệp tách màng ối gây chuyển dạ bao gồm:

  • Nguy cơ sinh mổ cao: Nếu can thiệp không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ.
  • Cần sử dụng nhiều thuốc giảm đau.
  • Can thiệp chuyển dạ có thể khiến các cơn co thắt mạnh và liên tục hơn so với chuyển dạ tự nhiên. Do đó, nhiều khả năng sản phụ phải gây tê ngoài màng cứng hoặc một số loại thuốc khác để kiểm soát các cơn đau.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng cho cả mẹ và em bé
  • Có thể làm vỡ túi ối và dẫn đến nhiễm trùng nếu sản phụ không sinh trong vòng một hoặc hai ngày sau khi can thiệp chuyển dạ.
  • Gây ra các vấn đề về sức khỏe của em bé: Những bà mẹ có sử dụng các biện pháp can thiệp chuyển dạ thường sẽ sinh con sớm một chút, khoảng từ giữa tuần thứ 37 và tuần thứ 39. Do đó, em bé khi sinh ra có thể gặp phải các vấn đề về hô hấp và một số vấn đề khác

Tóm lại, tách màng ối là một phương pháp gây chuyển dạ có can thiệp. Chuyển dạ có can thiệp chỉ được chỉ định trong trường hợp sản phụ hay em bé có vấn đề về sức khỏe cần phải sinh sớm, và được thực hiện khi có sự đồng ý của sản phụ. Tuy nhiên, tách màng ối có thể để lại nhiều nguy cơ rủi ro, nên tốt nhất là các bà mẹ hay để chuyển dạ một cách tự nhiên khi thai nhi phát triển bình thường.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, thai phụ sẽ được khám và tư vấn chu đáo để phát hiện sớm các dấu hiệu chuyển dạ. Khi chuyển dạ, thai phụ sẽ được theo dõi và chăm sóc theo đúng quy trình và phác đồ chuẩn, đặc biệt người thân sẽ được vào phòng sinh để đồng hành cùng sản phụ. Ngoài ra, phòng khám và phòng sinh luôn trang bị đầy đủ máy theo dõi tim thai và có sẵn hệ thống oxy để cung cấp ngay cho sản phụ khi cần.

Khách hàng có thể trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để đăng ký Chương trình thai sản trọn gói hoặc liên hệ hotline TẠI ĐÂY để được hỗ trợ.

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề