Kết quả lớn nhất của cuộc nội chiến Mỹ là gì

Trình bày diễn biến và kết quả cuộc nội chiến ở Mĩ

+ Ngày 12-4-1861, nội chiến bùng nổ.

+ Ngày 1-1-1863, sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ được ban hành.

+ Ngày 9-4-1865, nội chiến kết thúc. Thắng lợi thuộc về quân đội liên bang do Tổng thống Lin-côn đứng đầu.

- Cuộc nội chiến 1861-1865 có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản. Dựa vào lực lượng cách mạng của quần chúng. Giai cấp tư sản ở miền Bắc đã xóa bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở khu vực này. Nhờ đó, kinh tế Mĩ vươn lên mạnh mẽ vào cuối thế kỉ XIX.

Các bài cùng chủ đề

  • Cách mạng Hà Lan
  • Hãy nêu đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội Nê-đéc-lan trước cách mạng.
  • Trình bày diễn biến chính của Cách mạng Hà Lan.
  • Hãy nêu đặc điểm tình hình nước Anh trước cách mạng.
  • Hãy nêu tính chất và ý nghĩa của Cách mạng Hà Lan.
  • Trình bày diễn biến và kết quả của Cách mạng tư sản Anh
  • Kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập
  • Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh
  • Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng quốc Mĩ
  • Hãy trình bày chính sách của Chính phủ Anh đối với sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa.
  • Nước Mĩ được thành lập trong hoàn cảnh nào ?
  • Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 có những điểm tiến bộ và hạn chế gì ?
  • Yếu tố nào giúp nghĩa quân Bắc Mĩ chiến thắng quân Anh ?
  • Hãy trình bày diễn biến chính cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
  • Trình bày kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập.
  • Ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
  • Nước Pháp trước cách mạng
  • Tiến trình của cách mạng
  • Cách mạng tư sản Pháp 1789 bùng nổ trong bối cảnh nào ?
  • Hãy nêu những việc làm của phái Lập hiến sau khi lên cầm quyền.
  • Vì sao quần chúng cách mạng Pháp tiếp tục nổi dậy ?
  • Chính quyền Giacôbanh đã thực hiện những biện pháp gì trong cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài ?
  • Hãy cho biết tình hình nước Pháp sau cuộc đảo chính ngày 27-7-1794.
  • Cách mạng tư sản Pháp nổ ra trong hoàn cảnh nào ?
  • Lập niên biểu diễn biến cách mạng qua các giai đoạn. Tại sao nói : Thời kì chuyên chính Giacôbanh là đỉnh cao của Cách mạng tư sản Pháp ?
  • Hãy nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
  • Trước cách mạng tình hình kinh tế - xã hội Pháp có gì nổi bật?
  • Những nhà tư tưởng tiến bộ Pháp đã có vai trò như thế nào trong việc chuẩn bị cho cách mạng?
  • Phái Gia-cô-banh lên nắm chính quyền trong hoàn cảnh nào?
  • Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức
  • Cách mạng công nghiệp ở Anh
  • Ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nước là gì ?
  • Cách mạng công nghiệp đã dẫn đến những thay đổi gì về kinh tế và xã hội ở nước Anh ?
  • Cách mạng công nghiệp đem lại hệ quả gì?
  • Mốc thời gian và những thành tựu chủ yếu của cách mạng công nghiệp ở các nước Anh, Pháp, Đức.
  • Ý nghĩa của cách mạng công nghiệp với kinh tế Pháp và Đức.
  • Cuộc đấu tranh thống nhất l-ta-li-a
  • Nội chiến ở Mĩ
  • Hệ quả của cách mạng công nghiệp
  • Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức
  • Hãy trình bày những nét lớn về tình hình nước Đức giữa thế kỉ XIX
  • Dựa vào lược đồ, trình bày diễn biến chính của quá trình thống nhất Đức
  • Kết hợp lược đồ, hãy trình bày diễn biến chính quá trình thống nhất I-ta-li-a
  • Nêu mốc thời gian và những thành tựu chủ yếu của cách mạng công nghiệp ở các nước Anh, Pháp, Đức.
  • Cách mạng công nghiệp đem lại những hệ quả gì ?
  • Hãy nêu đặc điểm tình hình nước Mĩ giữa thế kỉ XIX
  • Tại sao nói: Sự nghiệp thống nhất Đức, thống nhất I-ta-li-a và nội chiến ở Mĩ mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản ?
  • Hãy cho biết hệ quả của cuộc đấu tranh thống nhất Đức, thống nhất I-ta-li-a đối với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

Đến giữa thế kỉ XIX, nền kinh tế Đức có đặc điểm gì

Quá trình thống nhất nước Đức được thực hiện theo cách thức nào?

Đến giữa thế kỉ XIX, lãnh thổ Mĩ có đặc điểm gì nổi bật?

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ cuộc nội chiến ở Mĩ là gì?

Ngày 1-1-1863, ở Hoa Kì đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?

Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức là gì?

Cuộc nội chiến ở Mĩ [1861-1865] không có ý nghĩa nào sau đây?

Bản chất của cuộc nội chiến ở Mĩ năm 1861-1865 là

Sự thành lập nước Đức thống nhất [1871] có điểm gì đặc biệt?

Cuộc nội chiến Mĩ 1861-1865


“Thật là một cảnh tượng khủng khiếp”, người lính Liên bang Elisha Hunt Rhodes đã viết trong nhật kí của mình tại Gettysburg vào tháng 7 năm 1863. “Ôi xác chết tràn ngập chiến trường đẫm máu này”. Hàng ngàn người đã chết, và cuộc tàn sát còn kéo dài thêm hai năm nữa. “Tất cả là vì cái gì?” đại úy Liên minh R.M.Collins nói khi một trận chiến khủng khiếp khác kết thúc. “Tại sao 200.000 con người cùng một dòng máu và một tiếng nói đó… lại muốn tước đi sinh mạng của nhau? Chúng ta có thể giải quyết những bất đồng bằng thỏa hiệp và tất cả chỉ cần làm ở nhà trong mười ngày”. Nhưng đã không có thỏa hiệp nào.

Để giải thích tại sao miền Nam li khai và sau đó chiến đấu đến cùng là không hề đơn giản, nhưng nô lệ da đen là một phần quan trọng của câu trả lời. Đối với những chính trị gia miền Nam, chiến thắng của Đảng Cộng hòa vào năm 1860 đã lập tức đe dọa cộng hòa chủ nô tồn tại kể từ 1776. Lincoln không giành được một phiếu đại cử tri nào ở miền Nam, và Đảng Cộng hòa của ông đã thề sẽ ngăn chặn sự bành trướng của chế độ nô lệ.

Hơn nữa miền Nam không tin tưởng Lincoln khi ông hứa sẽ không “trực tiếp hoặc gián tiếp, can thiệp vào chế độ nô lệ ở những bang mà nó đã tồn tại”. Trái lại, một tờ báo miền nam tuyên bố: “Nhiệm vụ của Đảng Cộng hòa là xen vào tất cả mọi thứ- xen vào những thể chế của những bang khác và xen vào trật tự gia đình ở những bang của họ- để lật đổ Dân chủ, Công giáo và Nô lệ”. Ngay lập tức, một thượng nghị sĩ miền nam cảnh báo, “Bọn công chức Liên bang và những kẻ theo chủ nghĩa bãi nô có thể sẽ được phái đến sống giữa chúng ta” để vận động bọn nô lệ da đen. Kết quả sẽ là những cuộc nổi loạn đẫm máu của đám nô lệ và việc trộn lẫn hai chủng tộc- điều mà những người miền Nam ý muốn nói quan hệ tình dục giữa đàn ông da đen và phụ nữ da trắng, bởi những chủ nô da trắng vốn đã là cha của hàng ngàn đứa trẻ con của những nô lệ nữ da đen. Một người lính được tuyển mộ từ Virginia kiên quyết:“Thà chịu đựng tất cả những điều khủng khiếp của cuộc nội chiến còn hơn là thấy những đứa con tối màu của Ham dắt những người con gái đẹp của miền Nam tới bàn thờ Chúa”. Để duy trì nô lệ da đen và chủng tộc thượng đẳng của người da trắng, những người miền Nam cực đoan đã lựa chọn mối nguy hiểm của việc li khai.

Lincoln và miền Bắc sẽ không để họ ra đi trong hòa bình. Sống trong một thế giới vẫn còn bị cai trị bởi những vị vua và hoàng tử, những lãnh đạo miền bắc tin rằng sự sụp đổ của Hợp chủng quốc Hoa Kì có thể hủy diệt chính quyền cộng hòa dân chủ. “Chúng ta không thể trốn chạy lịch sử”, vị tổng thống mới hùng hồn tuyên bố. “Chúng ta sẽ giải cứu một cách huy hoàng, hoặc đánh mất một cách hèn hạ, hi vọng tốt nhất cuối cùng của trái đất”. Một người lính Liên bang trẻ được tuyển mộ từ Ohio nói một cách đơn giản: “Nếu thể chế của chúng ta thất bại… thì nhà cửa, gia đình, bè bạn còn có ý nghĩa gì?”

Và bởi vậy Cuộc Nội Chiến nổ ra. Được những người miền Nam gọi là “Chiến tranh giữa các bang” và những người miền Bắc gọi là “Cuộc chiến đánh bọn phản loạn”, cuộc chiến kéo dài cho đến khi vấn đề lớn của Liên bang và chế độ nô lệ cuối cùng được giải quyết. Cái giá phải trả cực kì đắt: nhiều người chết hơn tổng số tất cả những cuộc chiến tranh khác của quốc gia gộp lại và di sản là một thế kỉ cay đắng giữa Miền Bắc thắng lợi và miền Nam bại trận.

Sự li khai và tình thế quân sự bế tắc, 1861-1862

Sau khi Lincoln đắc cử vào tháng 11 năm 1860, những người chủ trương li khai đã chiếm thế áp đảo ở miền hạ Nam. Nhưng những lãnh đạo đảng phái ở Washington, những người đã điều hành đất nước trong cả một thế hệ, vẫn hi vọng có thể cứu vãn được Liên bang. Trong 4 tháng giữa lúc Lincoln đắc cử cho tới khi làm lễ nhậm chức, họ đã cố gắng để đạt được một thỏa hiệp mới.

Cuộc khủng hoảng li khai

Bang đầu tiên tuyên bố li khai là Nam Carolina, quê hương của John C.Calhoun, thuyết vô hiệu[Nullification], và Quyền của miền Nam. Robert Barnwell và những kẻ hiếu chiến khác đã kêu gọi li khai từ cuộc khủng hoảng năm 1850 và giờ đây họ đã đạt được mục tiêu của mình. “Kẻ thù của chúng ta chuẩn bị lên nắm chính quyền”, một người Nam Carolina cảnh báo, và sẽ hành động như một “kẻ chinh phục đối với những người bị khuất phục hèn nhát”. Lo sợ trước viễn cảnh đó, một Hội nghị đặc biệt của bang vào ngày 20/12 đã bỏ phiếu nhất trí  hủy bỏ “Liên minh hiện thời giữa Nam Carolina và các bang khác”

Những kẻ hiếu chiến ở những nơi khác vùng Hạ Nam nhanh chóng kêu gọi những hội nghị tương tự và cho lực lượng dân phòng đi đàn áp những người địa phương ủng hộ Liên bang. Vào đầu tháng một, những người da trắng ở Mississippi vui mừng ban hành một sắc lệnh li khai. Chỉ trong vòng 1 tháng, Florida, Alabama, Georgia, Louisiana và Texas cũng rời khỏi Liên bang. Vào tháng 2, những người chủ trương li khai mừng rỡ gặp mặt tại Montgomery, Alabama, để tuyên bố thành lập một quốc gia mới: Liên minh các bang châu Mĩ [Confederate States of America]. Thông qua một hiến pháp tạm thời, các đại biểu đã tôn Jefferson Davis của Mississippi, thượng nghị sĩ Mĩ và bộ trưởng chiến tranh trước kia, làm tổng thống của Liên minh và Alexander Stephens, một hạ nghị sĩ đến từ Georgia, làm phó tổng thống.

Những người chủ trương li khai có ít hơn ở bốn bang miền Trung Nam[Virginia, Bắc Carolina, Tennessee, và Arkansas], nơi có ít nô lệ hơn. Những người da trắng cũng bất đồng quan điểm sâu sắc ở bốn bang nô lệ vùng biên giới[Maryland, Delaware, Kentucky, và Missouri], nơi những điền chủ nhỏ có quyền lực chính trị lớn hơn. Trong những năm 1850, phóng viên Hinton Helper của Bắc Carolina đã cảnh báo những điền chủ rằng “những người sở hữu nô lệ… đã lừa bịp các bạn”. Phần nào bị ảnh hưởng bởi ý kiến đó, cơ quan lập pháp Virginia và Tennessee đã từ chối tham gia phong trào li khai và thúc giục các bên thỏa hiệp.

Trong khi đó, chính quyền Liên bang tỏ ra lúng túng. Tuyên bố trước Quốc hội vào tháng 12 năm 1860, tổng thống Buchanan tuyên bố việc các bang li khai là bất hợp pháp. Nhưng tổng thống, e dè và thiếu quyết đoán, đã nói rằng chính quyền liên bang không có đủ thẩm quyền để khôi phục lại Liên bang bằng vũ lực. Sự yếu đuối của Buchanan là động lực khiến Nam Carolina đòi Pháo đài Sumter, một đồn trú của quân Liên bang, phải đầu hàng. Khi những người Nam Carolina không cho phép một tàu buôn tiếp tế cho pháo đài, Buchanan đã từ chối yêu cầu hải quân hộ tống nó vào cảng.

Thay vào đó, vị tổng thống mềm mỏng này thúc giục quốc hội tìm kiếm một thỏa hiệp. Kế hoạch do thượng nghị sĩ John J.Crittenden của Kentucky đề xuất nhận được nhiều sự ủng hộ nhất. Kế hoạch của Crittenden có hai phần. Phần đầu tiên, được quốc hội phê chuẩn, kêu gọi một điểm tu chính hiến pháp bảo vệ chế độ nô lệ khỏi sự can thiệp của Liên bang ở bất cứ bang nào nơi đã có nó tồn tại. Phần thứ hai trong điều khoản của Crittenden kêu gọi kéo dài sang hướng tây đường thỏa hiệp Missouri[36o30’ vĩ tuyến bắc] tới biên giới California. Chế độ nô lệ sẽ bị cấm ở phía bắc của đường ranh giới đó trong khi được bảo vệ ở phía nam, bao gồm bất kì vùng lãnh thổ “chiếm được về sau” nào, do đó đem đến triển vọng bành trướng tới Cuba hoặc Trung Mĩ. Dưới sự chỉ thị sát sao của Tổng thống sắp kế nhiệm Lincoln, quốc hội do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã bác bỏ phần này trong bản kế hoạch của Crittenden. Lincoln sợ rằng điều khoản này sẽ tạo điều kiện cho những cuộc phiêu lưu quân sự mới. Thượng nghị sĩ Albert G.Brown của Mississippi đã phát biểu vào năm 1858: “Tôi muốn Cuba… Tôi muốn Tamaulipas, Potosi, và một hoặc hai bang khác của Mexico; và tôi muốn tất cả những vùng đất ấy… để trồng trọt hay đưa nô lệ đến”. Trong các năm 1787, 1821, và 1850, Miền Bắc và Miền Nam đã cùng nhau giải quyết được những bất đồng về chế độ nô lệ. Nhưng năm 1861, sẽ không có thỏa hiệp nào.

Trong bài phát biểu nhậm chức tháng 3 năm 1861, Lincoln đã cẩn thận vạch rõ quan điểm của mình về chế độ nô lệ và Liên bang. Ông hứa sẽ bảo vệ chế độ nô lệ ở nơi nó đã tồn tại nhưng thề sẽ ngăn cản sự bành trướng của nó. Hơn thế, Lincoln tuyên bố rằng Liên bang là “vĩnh viễn”; do đó, việc li khai của các bang là bất hợp pháp. Vị Tổng thống Cộng hòa tuyên bố ý định của ông là “gìn giữ, chiếm lĩnh, và chiếm hữu” tài sản liên bang ở những bang li khai và “thu thuế” ở đó. Nếu lực lượng quân sự là cần thiết để bảo vệ Liên bang, Lincoln- giống như Andrew Jackson trong cuộc khủng hoảng vô hiệu[Nullification]- sẽ sử dụng nó. Sự lựa chọn thuộc về miền Nam: quay trở lại Liên bang hay là chiến tranh.

Miền Thượng Nam chọn phe

Quyết định của miền Nam đến rất nhanh. Đồn gác ở pháo đài Sumter cần thực phẩm và thuốc men khẩn cấp. Giữ đúng lời hứa bảo vệ tài sản liên bang, Lincoln phái một tàu không vũ trang tới tiếp tế cho pháo đài. Tuy nhiên, Jefferson Davis và những người đồng minh của ông muốn một cuộc giao tranh quân sự, bởi thế Davis yêu cầu pháo đài phải đầu hàng. Thiếu tá Robert Anderson khước từ, và lực lượng của Quân li khai đã nổ súng vào ngày 12/4. Một kẻ hiếu chiến có tên Edmund Ruffin đã khai hỏa phát đại bác đầu tiên. Hai ngày sau, quân phòng ngự của Liên bang đã phải đầu hàng. Ngày 15/4, Lincoln kêu gọi 75.000 dân quân địa phương vào phục vụ quân đội Liên bang trong 90 ngày để dập tắt cuộc nổi dậy  “quá mạnh để có thể trấn áp bằng con đường thi hành luật pháp thông thường”.

Những người miền Bắc đáp lại lời kêu gọi của Lincoln để cầm súng với lòng nhiệt huyết tràn trề. Chỉ được yêu cầu cung cấp 13 trung đoàn quân xung phong nhưng Thống đốc Cộng hòa William Dennison của bang Ohio đã gửi đến 20 trung đoàn. Nhiều người Dân chủ miền Bắc cũng ủng hộ Liên bang. “Tất cả mọi người hoặc phải ủng hộ Hợp chủng quốc hoặc là chống lại nó”, lãnh đạo Đảng Dân chủ Stephen Douglas tuyên bố. “Không có những người trung lập trong cuộc chiến này, chỉ có những người ái quốc hoặc những kẻ phản bội”. Làm sao Đảng Dân chủ có thể hoạt động như một “phe đối lập trung thành”, vừa ủng hộ Liên bang trong khi thách thức nhiều chính sách của Lincoln? Đó sẽ là một nhiệm vụ không dễ dàng.

Những người da trắng ở vùng Trung và biên giới phía Nam giờ đây phải chọn giữa phe Liên Bang và phe Li khai, và quyết định của họ mang tính sống còn. Tám bang này chiếm đến 2/3 dân số người da trắng ở miền Nam, hơn 3/4 sản lượng công nghiệp, và hơn nửa lượng thực phẩm của nó. Đó là quê hương của nhiều lãnh đạo quân sự lỗi lạc nhất của quốc gia, bao gồm Đại tá Robert E.Lee của Virginia, một sĩ quan nhà nghề, người mà tướng Winfield Scott đã đề cử với Lincoln lên làm chỉ huy quân đội mới của Liên bang. Những bang này cũng có vị trí chiến lược về địa lí. Kentucky, với đường biên giới 500 dặm giáp sông Ohio, rất quan trọng đối với sự di chuyển của quân đội và hậu cần. Maryland cực kì quan trọng đối với an ninh của Liên bang bởi nó tiếp giáp với thủ đô của quốc gia ở 3 phía.

Sức nặng của lịch sử đã quyết định kết cục ở Virginia, nơi đầu tiên sản sinh ra chế độ nô lệ ở Hoa Kì. 3 ngày sau khi Pháo đài Sumter thất thủ, một hội nghị ở Virginia đã thông qua quyết định li khai với tỉ lệ 88 phiếu thuận và 55 phiếu chống, những người bất đồng chủ yếu đến từ những hạt tây bắc nơi những người điền chủ nhỏ chiếm đa số. Ở những nơi khác, những người da trắng Virginia đi theo phe li khai. “Miền Bắc là những kẻ xâm lược”, luật sư William Poague của Richmond tuyên bố khi ông nhập ngũ. “Miền Nam chống lại những kẻ xâm lược”. Từ chối lời mời của Scott về làm chỉ huy của Quân Liên bang, Robert E.Lee rời bỏ Quân đội Mĩ. Arkansas, Tennessee, và Bắc Carolina nhanh chóng theo chân Virginia gia nhập Liên minh.

Lincoln nỗ lực rất lớn để giữ được những bang Biên giới miền Nam, nơi có tương đối ít gia đình sở hữu nô lệ. Để bảo vệ tuyến đường sắt nối Washington với Lưu vực sông Ohio, tổng thống đã lệnh cho tướng George B.McClellan kiểm soát phía tây bắc Virginia. 10/1861, những điền chủ nhỏ nơi đây đã thông qua việc tạo ra một vùng lãnh thổ tách biệt, Tây Virginia, vùng đất sẽ gia nhập Liên bang vào năm 1863. Những người trung thành với Liên bang dễ dàng kiểm soát Delaware nhưng ở Maryland, nơi chế độ nô lệ vẫn còn cắm sâu, thì không. Một đám người ủng hộ phe Li khai đã tấn công quân lính Massachusetts đang hành quân qua Baltimore, đã gây ra những thương vong đầu tiên của cuộc chiến: 4 binh sĩ và 12 thường dân. Khi những người đòi li khai ở Maryland phá hủy những cây cầu đường sắt và đường dây điện báo, Lincoln đã lệnh cho quân đội Liên bang kiểm soát bang này và bắt giữ những người đồng cảm với Phe li khai, bao gồm cả những thành viên cơ quan lập pháp. Ông chỉ phóng thích họ vào 11/1861, sau khi những người ủng hộ Liên bang đã kiểm soát chính quyền Maryland.

Lincoln cũng nhiệt tình như thế với vùng Tây Nam. Để giành được Missouri[và quyền kiểm soát Missouri và thượng lưu sông Mississippi], Lincoln đã điều động lực lượng dân quân Mĩ gốc Đức, những người kịch liệt phản đối chế độ nô lệ; trong tháng 7, nó đã đánh bại một lực lượng của những người có cảm tình với phe li khai được chỉ huy bởi thống đốc bang. Mặc dù liên tục bị đột kích bởi những toán du kích Phe li khai, Liên bang vẫn giành được quyền kiểm soát Missouri. Ở Kentucky, những người chủ trương li khai và những người ủng hộ Liên bang ngang bằng về lực lượng, bởi thế Lincoln hành động cẩn trọng hơn. Ông cho phép Kentucky thông thương với Liên minh tới tháng 8, khi những người ủng hộ Liên bang giành được chính quyền bang. Khi Liên minh đáp trả lệnh cấm giao thương bằng việc xâm lược Kentucky trong tháng 9, những người lính xung phong Illinois được chỉ huy bởi Ulysses S.Grant đã đánh đuổi được họ ra. Kết hợp giữa lực lượng quân sự với những biện pháp chính trị, Lincoln đã giữ được bốn bang biên giới [Delaware, Maryland, Missouri, và Kentucky] và vùng tây bắc của Virginia ở lại Liên Bang.

Đặt mục tiêu chiến tranh và lập chiến lược

Trong bài diễn thuyết đầu tiên với tư cách Tổng thống của Liên minh, Jefferson Davis coi nguyên nhân sự ra đời của Liên minh giống với sự ra đời của nước Mĩ năm 1776: Giống như cha ông họ, những người da trắng miền Nam đang đấu tranh cho “quyền tự trị thiêng liêng”. Liên minh “không xâm lấn, không bành trướng…; tất cả những gì chúng ta đòi hỏi chỉ là được để yên”. Việc Davis ngầm bỏ qua sự bành trướng về phía tây thật nực cười, bởi chính những chủ nô muốn bành trướng chế độ nô lệ đã khơi mào cho việc Lincoln đắc cử và sự li khai của miền Nam. Dù sao, quyết định này đã đơn giản hóa chiến lược quân sự của Liên minh; nó chỉ cần bảo vệ lãnh thổ của mình để giành được độc lập với tư cách một nước cộng hòa chủ nô. Phớt lờ sự phản đối chế độ nô lệ của các đồng minh Châu Âu tiềm năng, Nhà nước Liên minh dứt khoát loại bỏ việc từ từ giải phóng nô lệ hoặc bất kì một luật nào “phủ nhận hoặc làm tổn hại đến quyền sở hữu nô lệ da đen”. Phó tổng thống Liên minh Alexander Stephens kiên quyết rằng quốc gia của ông có “nền móng dựa trên sự thật rằng Lũ mọi đen không ngang hàng với người da trắng, rằng chế độ nô lệ- lệ thuộc vào chủng tộc thượng đẳng- là điều kiện tự nhiên hay bình thường của nó”

Lincoln đáp trả Davis bằng một bài diễn thuyết trước Quốc hội vào 4/7/1861. Khắc họa việc li khai là một đòn tấn công vào chính quyền nhân dân, sự cống hiến vĩ đại của nước Mĩ cho lịch sử thế giới, Lincoln nhìn nhận cuộc đấu tranh như một bài kiểm tra xem “một nhà nước cộng hòa… [có thể] duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ của nó trước một kẻ thù trong nước”. Quyết định dập tắt cuộc nổi loạn, Lincoln bác bỏ chiến lược của tướng Winfield Scott định thuyết phục một cách hòa bình thông qua cấm vận kinh tế và phong tỏa đường biển. Thay vào đó, tổng thống kiên quyết sử dụng một chiến lược quân sự mạnh mẽ và bắt Liên minh phải đầu hàng vô điều kiện.

Lincoln hi vọng một cuộc tấn công chớp nhoáng vào thủ đô của Liên minh ở Richmond, Virginia, sẽ chấm dứt cuộc nổi loạn. Nhiều người miền Bắc cũng lạc quan như thế. “Giống như một chuyến picnic”, một người lính xung phong New York nghĩ, “đi xuống miền Nam trong 3 tháng và dọn dẹp mọi thứ”. Bởi thế vào tháng 7 năm 1861, Lincoln lệnh cho tướng Irvin McDowell và một đạo quân 30.000 binh sĩ tấn công lực lượng 20.000 quân của tướng P.G.T Beauregard ở Manassas, một đầu mối đường sắt ở Virginia cách 30 dặm về hướng tây nam Washington.

McDowell tổ chức một cuộc đột kích mạnh gần Manasas Creek[còn gọi là Bull Run], nhưng đã phải run sợ rút quân khi binh lính Liên minh phản công. “Cái cảm giác lạ kì truyền dọc sống lưng trong hoàn cảnh ấy không bao giờ có thể diễn tả được”, một cựu binh Liên bang viết lại, “Bạn phải cảm nhận nó”. Quân lính của McDowell, cùng với nhiều dân thường đến chứng kiến trận chiến- đã phải tháo chạy về Washington trong hỗn loạn.

Thất bại thảm hại ở Bull Run cho thấy rõ ràng cuộc nổi loạn sẽ không dễ bị đập tan. Lincoln thay thế McDowell bằng tướng McClellan và tuyển mộ vào quân ngũ thêm một triệu người, những người sẽ phục vụ 3 năm trong một lực lượng quân đội mới ở Potomac. Là một chiến lược gia quân sự cẩn trọng, McClellan đã sử dụng cả một mùa đông năm 1861 để huấn luyện những người mới được tuyển; sau đó, vào đầu năm 1862, ông tiến hành một cuộc tấn công lớn. Với kĩ năng hậu cần tuyệt vời, vị tướng Liên bang đã đưa được 100.000 lính bằng thuyền xuôi dòng Potomac đến Vịnh Chesapeake và đặt chân lên bán đảo giữa vùng York và sông James. Phớt lờ lời khuyên của Lincoln rằng phải “đánh một cú” thật nhanh, McClellan tiến bước chậm rãi tới thủ đô của miền Nam, tạo điều kiện cho quân Liên minh phát động một cuộc phản công. Để giải tỏa sức ép ở Richmond, một đội quân Liên minh dưới sự chỉ huy của Thomas J.“Stonewall” Jackson đã hành quân nhanh chóng lên phía bắc qua thung lũng Shenandoah ở tây Virginia và uy hiếp Washington. Lincoln gọi 30.000 lính từ quân đội của McClellan quay lại để bảo vệ thủ đô của Liên bang, và Jackson nhanh chóng quay về Richmond để giúp quân chủ lực của Liên minh chỉ huy bởi tướng Robert E.Lee phát động một cuộc tấn công dữ dội kéo dài trong nhiều ngày[từ 25/6 tới 1/7], trong đó quân Liên minh phải gánh chịu con số thương vong 20.000 người so với 10.000 người của Liên bang. Khi McClellan không thể tận dụng sự thất thế của quân Liên minh, Lincoln đã ra lệnh rút quân, và Richmond được bảo toàn.

Hi vọng giành được những chiến thắng sẽ làm chính phủ Lincoln bẽ mặt, Lee tổ chức một cuộc tấn công. Cùng với Jackson ở bắc Virginia, ông đánh tan tác quân đội Liên bang trong trận chiến Bull Run thứ hai[8/1862] và sau đó đánh lên phía bắc qua tây Maryland. Ở đó, ông suýt gặp phải một thảm họa. Khi Lee chia tách lực lượng của mình, cho Jackson chiếm bến phà Harpers ở Tây Virginia, một bản sao mệnh lệnh của Lee rơi vào tay McClellan. Nhưng vị tướng Liên bang lại vẫn không thể tận dụng lợi thế của mình. Ông trì hoãn tấn công, tạo điều kiện cho đội quân rút đi của Lee chiếm giữ được một vị trí phòng thủ tốt phía sau sông Antietam, gần Sharpsburg, Maryland. Với quân số ít hơn: 50.000 so với 87.000, Lee chống trả những đợt tấn công của McClellan trong vô vọng, cho đến khi quân của Jackson đến tiếp ứng và cứu quân Liên minh thoát khỏi một thất bại nghiêm trọng. Kinh hãi trước con số thương vong của quân Liên bang, McClellan để Lee rút về Virginia.

Trận chiến ở Antietam cực kì khốc liệt. Một sĩ quan Wisconsin miêu tả người của ông “nạp đạn và nổ súng với cơn thịnh nộ điên cuồng, gào thét và cười điên loạn”. Một con đường ở vùng trũng- có biệt danh là Con Đường Đẫm Máu- chất đầy xác quân Liên minh thành 2 và 3 lớp, và những lính Liên bang đã quì trên “lớp thảm rùng rợn này” để bắn vào những binh lính Liên minh đầu hàng. Trận chiến ở Antietam ngày 17/9/1862 đã trở thành ngày đẫm máu nhất trong lịch sử quân sự Mĩ. Tổng cộng số người chết của cả quân Liên minh và quân Liên bang là 4.800 và số bị thương là 18.500, mà trong đó 3.000 người chết ngay liền sau. [Để so sánh, có 6.000 lính Mĩ thương vong trong ngày D-Day, ngày bắt đầu đổ quân vào nước Pháp đang bị Phát xít chiếm đóng trong Chiến tranh thế giới thứ 2]

Trước công chúng, Lincoln tuyên bố trận Antietam là một thắng lợi của Liên bang; nhưng khi ở riêng với nhau, ông đã chỉ trích McClellan không đánh Lee đến tận cùng. Là một nhà tổ chức nhân sự và hậu cần bậc thầy, nhưng McClellan không có gan để đánh một trận tổng lực. Lincoln gạt bỏ McClellan khỏi vị trí tổng tư lệnh và bắt đầu công cuộc dài đằng đẵng tìm kiếm một sự thay thế tối ưu. Sự lựa chọn đầu tiên của ông là Ambrose E.Burnside, người đã chứng tỏ mình táo bạo hơn nhưng lại ít khả năng hơn so với McClellan. Vào tháng 12, sau một thất bại nặng nề trong một cuộc tấn công không đem lại kết quả vào lực lượng Liên minh cố thủ ở Fredericksburg, Virginia, Burnside từ chức và Lincoln thay thế ông bằng Joseph “Fighting Joe” Hooker. Khi kết thúc năm 1862, phe Liên minh lạc quan. Họ đã trụ vững ở mặt trận phía Đông.

Ở phía Tây, các tướng lĩnh Liên minh thành công hơn. Mục tiêu của họ là kiểm soát Ohio, Mississippi, và sông Missouri, chia rẽ quân Liên minh và làm suy yếu sự cơ động của quân đội. Bởi Kentucky không gia nhập cuộc nổi dậy, quân Liên bang đã chiếm ưu thế ở Lưu vực sông Ohio. Năm 1862, quân Liên bang phát động những chiến dịch mới trên đường bộ và đường thủy để kiểm soát sông Tennessee và sông Mississippi. Tướng Ulysses S.Grant sử dụng những thuyền sông bọc sắt để chiếm Pháo đài Henry trên sông Tennessee và Pháo đài Donelson trên sông Cumberland. Khi Grant di chuyển về hướng nam để chiếm lấy một tuyến đường sắt quan trọng, một đội quân Liên minh chỉ huy bởi Albert Sydney Johnston và P.G.T. Beauregard đã bất ngờ đuổi kịp ông gần một nhà thờ nhỏ có tên Shiloh. Nhưng Grant không nao núng cho quân giao chiến cho đến khi ông buộc quân Liên minh phải rút lui. Khi trận chiến ở Shiloh kết thúc vào 7/4, Grant quan sát thấy một trận địa rộng lớn “phủ đầy những xác người đến nỗi có thể thoải mái bước đi trên xác chết theo mọi hướng mà không sợ chân chạm đất”. Cái giá về sinh mạng quá lớn nhưng Lincoln vẫn hài lòng: “Điều tôi muốn… là những vị tướng đánh trận và giành chiến thắng”.

3 tuần sau đó, lực lượng hải quân liên bang chỉ huy bởi David G.Farragut tấn công Liên minh từ Vịnh Mexico. Họ chiếm được New Orleans và giành quyền kiểm soát 1.500 đồn điền và 50.000 nô lệ trong khu vực quanh đó. Liên bang giờ đây nắm giữ trung tâm tài chính của miền Nam và thành phố lớn nhất, và đã giáng một đòn mạnh vào chế độ nô lệ. Công nhân tại nhiều đồn điền cướp bóc dinh thự của những người chủ và từ chối lao động trừ khi họ được trả lương. Chế độ nô lệ ở đó “bị vĩnh viễn hủy diệt và vô giá trị”, một phóng viên miền Bắc tuyên bố. Những chiến thắng của Liên bang ở phía Tây đã bào mòn sức mạnh của Liên minh ở Lưu vực sông Mississippi.

[Người dịch: Đào Huy Kiên, Dịch từ “America, A concise history”, James A.Henretta & David Brody]

Video liên quan

Chủ Đề