Thế nào là tư bản bất biến và tư bản khả biến

Phân biệt tư bản bất biến và tư bản khả biến là những phần nội dung quan trọng trong môn triết học. Để đạt được điểm cao các bạn cần phải hiểu rõ nội dung “tư bản bất biến là gì? Tư bản khả biến là gì?” rồi từ đó rút ra điểm khác biệt giữa chúng. Hãy cùng theo dõi bài viết này để làm bài tốt nhất nhé!

Tìm hiểu về vấn đề phân biệt tư bản bất biến và tư bản khả biến

Để có thể sản xuất ra giá trị thặng dư, nhà tư bản cần phải ứng trước tư bản ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao động. Trong quá trình sản xuất, giá trị của tư liệu sản xuất sẽ được lao động [cụ thể là người công nhân] chuyển vào để sản xuất ra sản phẩm mới và lượng giá trị của chúng không bị đổi. Bộ phận tư bản này không có sự biến đổi về giá trị nên được gọi là tư bản bất biến.

Đối với bộ phận tư bản được dùng để mua sức lao động thì trong quá trình sản xuất, bằng nhũng lao động trừu tượng của mình, người công nhân đã tạo ra một giá trị mới bù đắp đủ giá trị cho sức lao động của họ và tạo ra giá trị thặng dư cho các nhà tư bản. Như vậy, bộ phận tư bản này đã có sự biến đổi về lượng nên được gọi là tư bản khả biến.

Nhằm giúp các bạn đọc có thể dễ dàng phân biệt được tư bản bất biến và tư bản khả biến, chúng tôi sẽ đưa ra một số tiêu chí thể hiện rõ sự khác nhau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ ở dưới đây.

Phân biệt giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến
  • Tư bản bất biến là giá trị của tư liệu sản xuất được lao động đưa vào sản xuất ra sản phẩm mới và giá trị của nó trong sản phẩm mới không bị thay đổi. Còn tư bản khả biến lại là bộ phận tư bản biến thành sức lao động không tái hiện rõ nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân mà tăng lên, tức là đã có sự biến đổi về lượng.
  • Việc phân chia thành tư bản bất biến và tư bản khả biến là dựa vào nhiệm vụ của từng bộ phận trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. Tư bản bất biến chính là điều kiện không thể thiếu được trong sản xuất để sinh ra giá trị thặng dư, còn tư bản khả biến lại là nguồn gốc để tạo ra giá trị thặng dư. Tư bản khả biến có vai trò quan trọng quyết định trong quá trình sản xuất đó vì nó chính là một bộ phận tư bản lớn lên.

Việc phân chia thành tư bản bất biến và tư bản khả biến có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Cụ thể như sau: 

Sức lao động của công nhân chính là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư
  • Giúp chúng ta vạch rõ được bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Chỉ có sự lao động của công nhân làm thuê mới có thể tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
  • Vạch rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư là do chính lao động làm thuê của công nhân tạo ra và bị các nhà tư bản chiếm không. Giai cấp tư sản sử dụng các máy móc hiện đại tự động hóa cho quá trình sản xuất của một số sản phẩm. Trong điều kiện sản xuất như vậy thì tư bản bất biến có vai trò quyết định việc tăng năng suất lao động cũng không thể được coi là nguồn gốc của giá trị thặng dư. Suy cho cùng, bộ phận tư bản khả biến luôn tồn tại dưới hình thức sức lao động cả chân tay và trí óc mới là nguồn gốc sinh ra các giá trị thặng dư của tư bản chủ nghĩa.

Bên trên là những thông tin chúng tôi chia sẻ cho các bạn về phân biệt tư bản bất và tư bản khả biến. Hy vọng bài viết giúp các bạn làm bài tốt và đạt được điểm kiểm tra cao.

Mai Ngọc

Trả lời 2 năm trước

1] Tư bản bất biến [ ký hiệu C]:
là bộ phận tư bản dùng để mua tư liệu sản xuất và giá trị được bảo toàn và chuyển vào sản phẩm.
Tư bản khả biến [ký hiệu V]: Là bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động.
Bộ phận này chuyển hóa thành tư liệu tiêu dùng và mất đi trong quá trình tiêu dùng của người công nhân. Tuy nhiên trong quá trình lao động, bằng lao động trừu tượng, người công nhân tạo ra một lượng giá trị mới hơn giá trị bản thân sức lao động. Nó bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư.

2] Tư bản cố định là bộ phận tư bản [thiết bị, máy móc] tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó không chuyển hết một lần vào sản phẩm mà chuyển từng phần theo độ hao mòn của nó trong quá trình sản xuất.

Tư bản lưu động là một bộ phận của tư bản sản xuất [nguyên liệu, sức lao động...] được tiêu dùng hoàn toàn trong một chu kỳ sản xuất và giá trị của nó được chuyển toàn bộ vào sản phẩm trong quá trình sản xuất.

Tư bản bất biến, tư bản khả biến

Muốn tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải ứng tư bản [bỏ vốn] ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao động, tức là biến tư bản tiền tệ thành các yếu tố của quá trình sản xuất, thành các hình thức tồn tại khác nhau của tư bản sản xuất. Các bộ phận khác nhau đó của tư bản có vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư.

-     Trước hết, xét bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất.

Tư liệu sản xuất có nhiều loại:

+ Có loại được sử dụng toàn bộ trong quá trình sản xuất, nhưng chỉ hao mòn dần, do đó chuyển dần từng phần giá trị của nó vào sản phẩm như máy móc, thiết bị, nhà xưởng...

+ Có loại khi đưa vào sản xuất thì chuyển toàn bộ giá trị của nó trong một chu kỳ sản xuất như nguyên liệu, nhiên liệu. Song, giá trị của bất kỳ tư liệu sản xuất nào cũng đều nhờ có lao động cụ thể của công nhân mà được bảo toàn và di chuyển vào sản phẩm, nên giá trị đó không thể lớn hơn giá trị tư liệu sản xuất đã bị tiêu dùng để sản xuất ra sản phẩm. Cái bị tiêu dùng của tư liệu sản xuất là giá trị sử dụng, kết quả của việc tiêu dùng đó là tạo ra một giá trị sử dụng mới. Giá trị tư liệu sản xuất dược bảo toàn dưới dạng giá trị sử dụng mới chứ không phải là được sản xuất ra.

Khái niệm: bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo toàn và chuyển vào sản phẩm, không thay đổi về lượng giá trị của nó, được C. Mác gọi là tư bản bất biến, và ký hiệu là c.

-    Xét bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động:

+ Một mặt, giá trị của nó biến thành các tư liệu sinh hoạt của người công nhân và mất đi trong tiêu dùng của công nhân.

+ Mặt khác, trong quá trình lao động, bằng lao động trừu tượng, công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân sức lao động, nó bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư.

Như vậy, bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động đã không ngừng chuyển hoá từ đại lượng bất biến thành một đại lượng khả biến, tức là đã tăng lên về lượng trong quá trình sản xuất.

Khái niệm: bộ phận tư bản biến thành sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi về lượng, được C. Mác gọi là tư bản khả biến, và ký hiệu là v.

Ý nghĩa của việc phân chia cặp phạm trù trên.

Việc phân chia cặp phạm trù trên sẽ vạch rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, chỉ có lao động của công nhân làm thuê mới tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.

Loigiaihay.com

18 Tháng Mười, 201910 Tháng Một, 2021

1 Tháng Mười, 201916 Tháng Một, 2021

16 Tháng Mười, 201925 Tháng Tư, 2020

19 Tháng Mười, 201919 Tháng Mười, 2019

21 Tháng Chín, 201921 Tháng Chín, 2019

11 Tháng Mười, 201916 Tháng Một, 2021

21 Tháng Chín, 201921 Tháng Chín, 2019

11 Tháng Mười, 201919 Tháng Ba, 2020

5 Tháng Chín, 201917 Tháng Mười Hai, 2020

19 Tháng Mười, 201921 Tháng Mười Hai, 2020

No comments found.

Video liên quan

Chủ Đề