Hiện nay có bao nhiêu tiêu chuẩn pgs về rau hữu cơ được đặt ra ở việt nam? * 1 point 21 22 23 24

[HBĐT] - Thực hiện Nghị định số 109/2018/NĐ-CP, ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ [NNHC], UBND tỉnh ban hành Quyết định số 519/QĐ-UBND, ngày 8/7/2019 thành lập tổ công tác phát triển NNHC. Đồng thời, ban hành Công văn số 1047/UBND-NNTN, ngày 30/12/2019 chỉ đạo triển khai xây dựng Đề án phát triển NNHC tỉnh và Quyết định số 2987/QĐ UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển NNHC tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo rà soát, huyện Kim Bôi có diện tích sản xuất hữu cơ trong trồng trọt khoảng 640 ha. Ảnh: Người dân xã Tú Sơn chăm sóc cây ăn quả.

Hiện, trên địa bàn tỉnh có 9 cơ sở được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam, 1 HTX và 1 liên nhóm chứng nhận theo tiêu chuẩn PGS trong trồng trọt, 1 doanh nghiệp chăn nuôi chứng nhận theo tiêu chuẩn hữu cơ của Nhật Bản, chưa có chứng nhận hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản. Cụ thể: Có 4 HTX, 2 tổ hợp tác và 1 công ty trồng rau các loại được chứng nhận theo tiêu chuẩn hữu cơ của Việt Nam, diện tích 17,1 ha, sản lượng 335 tấn/năm. 1 HTX và 1 nông trại trồng quả các loại [cam, bưởi] được chứng nhận theo tiêu chuẩn hữu cơ của Việt Nam, quy mô 23,8 ha, sản lượng 413 tấn. 1 liên nhóm sản xuất hữu cơ huyện Lương Sơn [quản lý 18 nhóm, 1 hộ chăn nuôi gà] chứng nhận theo tiêu chuẩn PGS trong trồng trọt, diện tích  15,4 ha, sản lượng 200 tấn, sản phẩm là rau các loại; đang trong thời gian chuyển đổi với diện tích 2,7 ha chứng nhận PGS và 80 ha chứng nhận theo tiêu chuẩn Việt Nam. 1 doanh nghiệp chăn nuôi lợn chứng nhận theo tiêu chuẩn hữu cơ nước ngoài [Nhật Bản] diện tích 0,5 ha, sản lượng thịt lợn từ 23,4 - 30 tấn, sản phẩm trứng gà 4,2 tấn. 

Các sản phẩm NNHC được tiêu thụ tương đối tốt, các sản phẩm hữu cơ được tiêu thụ chủ yếu tại thị trường Hà Nội, đối với sản phẩm thịt lợn giá bán từ 250.000 - 300.000 đồng/kg, sản phẩm rau hữu cơ đồng giá từ 18.000 - 20.000 đồng/kg, sản phẩm quả hữu cơ [bưởi đỏ Tân Lạc] giá bán từ 25.000 đồng/kg [từ 1 - 1,2 kg/quả]; sản phẩm cam giá bán từ 30.000 - 35.000 đồng/kg. 

Việc tiêu thụ sản phẩm hữu cơ cơ bản thông qua các hợp đồng, như: sản phẩm rau hữu cơ Lương Sơn tiêu thụ qua hợp đồng với Công ty Vinagap, Tâm Đạt, Tràng An, Bavifam, Ecomar và các cửa hàng kinh doanh thực phẩm tại Hòa Bình; sản phẩm quả hữu cơ [bưởi Tân Lạc] bán qua hợp đồng với Công ty Bác Tôm, Tâm Đạt; sản phẩm thịt lợn được tiêu thụ thông qua các hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch Orfarm, cụm công nghiệp Hà Bình Phương. 

Đến nay, tỉnh đã xác định được các nhóm sản phẩm chủ lực và sản phẩm ưu tiên thực hiện chuỗi giá trị, như: Cây ăn quả có múi tổng diện tích 10.700 ha, diện tích kinh doanh 7.400 ha, sản lượng 150.000 tấn; cây rau tổng diện tích 12.878 ha, năng suất 5,34 tấn/ha, sản lượng 191.650 tấn/năm; mía ăn tươi tổng diện tích 5.342 ha, năng suất 69 tấn/ha, sản lượng 369.615 tấn; cây dược liệu, hương liệu tổng diện tích 1.689 ha, năng suất 6,59 ha, sản lượng 11.135 tấn... 

Thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đã rà soát, xác định vùng, khu vực sản xuất hữu cơ trong trồng trọt của 7/10 huyện, thành phố, trong đó, tổng diện tích có khả năng sản xuất trồng trọt hữu cơ được đề xuất là 3.197,5 ha [huyện Đà Bắc 982 ha; Lạc Thuỷ 679,5 ha; Kim Bôi 640 ha; Tân Lạc 328,5 ha; Lạc Sơn 267 ha; Yên Thuỷ 80 ha và TP Hoà Bình 220,5 ha]. Các cây trồng đề xuất sản xuất hữu cơ đa dạng gồm: Gạo đặc sản, cây có múi [cam, bưởi], rau các loại, chuối, mía tím, thanh long, cây dược liệu, na, gùng, khoai sọ... Diện tích sản xuất trồng trọt hữu cơ được chứng nhận theo tiêu chuẩn của Việt Nam và chứng nhận PGS của tỉnh tăng từ 9,8 ha năm 2018 đến nay lên hơn 66,3 ha.

Với lợi thế là vùng có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với sinh trưởng, phát triển của một số loại cây trồng và vật nuôi đặc sản thế mạnh; nhiều vùng, khu vực sản xuất có đất đai màu mỡ, nguồn đất, nguồn nước không bị ô nhiễm, cách biệt với nguồn ô nhiễm từ bên ngoài, đảm bảo để sản xuất canh tác hữu cơ... là những thuận lợi cho sản xuất NNHC của tỉnh. Tuy vậy, diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ vẫn còn khiêm tốn, các khu vực sản xuất hữu cơ bước đầu ở dạng mô hình, diện tích sản xuất nhỏ, đang trong quá trình áp dụng thử nghiệm; việc đầu tư công lao động trong sản xuất hữu cơ khá cao, nhất là trong lĩnh vực trồng trọt, khó huy động được nguồn nhân lực...

Thời gian tới, tỉnh tiếp tục thực hiện Đề án phát triển NNHC tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; xây dựng chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư vào sản xuất NNHC; thu hút doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt sản xuất trồng trọt hữu cơ; ban hành các tiêu chuẩn cơ sở sản xuất trồng trọt hữu cơ đối với cây trồng chưa ban hành tiêu chuẩn quốc gia, làm căn cứ sản xuất trồng trọt hữu cơ bền vững; uu tiên các cây trồng như: Cây có múi, cây dược liệu... Tiếp tục duy trì diện tích sản xuất hữu cơ hiện có, mở rộng và chứng nhận diện tích sản xuất hữu cơ mới đáp ứng các tiêu chuẩn hiện hành. Tập trung các cây trồng chủ lực có thế mạnh của tỉnh như: nhóm cây có múi, nhóm rau ăn lá, nhóm rau ăn quả, mía, chè, chuối, thanh long, gạo đặc sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm... Song song với đó là đẩy mạnh giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng các điểm bán sản phẩm hữu cơ.

V.H

Trong thời gian gần đây, nông nghiệp Việt Nam và thế giới đã có những bước tiến nhất định trong việc canh tác hữu cơ. Tiêu biểu là ngày càng có nhiều mô hình với nhiều quy mô sản xuất được mở ra, chủng loại nông sản trong canh tác hữu cơ cũng ngày càng đa dạng. Từ đó, đòi hỏi phải có những tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ thật nghiêm ngặt. Xin mời các bạn cùng điểm qua những quy chuẩn chất lượng dành cho sản phẩm hữu cơ tại Việt Nam cũng như trên thế giới nhé!

1/ Tại Việt Nam

1.1 PGS Việt Nam

Là Hệ thống đảm bảo có sự tham gia – PGS [Participatory Guarantee System] hiện đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Hệ thống đảm bảo này dựa vào sự tham gia của các cơ quan, tổ chức và con người có liên quan trực tiếp vào chuỗi cung cấp hữu cơ.

Tại Việt Nam, tiêu chuẩn này được vận dụng trong dự án “Phát triển khung sản xuất và thị trường cho nông nghiệp hữu cơ Việt Nam” kéo dài 7 năm do tổ chức ADDA tài trợ và phối hợp thực hiện cùng Hội Nông Dân từ cấp cơ sở đến Trung Ương. Là một hệ thống được Liên đoàn các phong trào Nông Nghiệp Hữu cơ [IFOAM] phát triển và hướng dẫn

PGS chú trọng vào hai nội dung:

  • Cung cấp cho người tiêu dùng sự đảm bảo tin cậy về sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ
  • PGS giúp tạo nên sự kết nối trực tiếp giữa người mua và người bán.

1.2 Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ quốc gia

Để đánh giá chất lượng các nông sản hữu cơ tại Việt Nam, Bộ tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ quốc gia được ra đời và nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chính thức có hiệu lực từ 29/12/2017.

Bộ tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ quốc gia nêu trên được thực hiện trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế về nông nghiệp hữu cơ [CODEX, IFOAM], quy định và tiêu chuẩn khu vực [EU, ASEAN] cũng như các tiêu chuẩn của Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Philippines,… Với tiêu chí, vừa đảm bảo hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế nhưng cũng phù hợp với hiện trạng canh tác nông nghiệp trong nước.

Trong bộ tiêu chuẩn này đề cập đến các nguyên tắc chung về sản xuất hữu cơ tại các trang trại, từ giai đoạn sản xuất, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, ghi nhãn, marketing,… Đồng thời, cũng có các yêu cầu đối với vật tư đầu vào như phân bón, yêu cầu về ổn định đất canh tác, kiểm soát sinh vật gây hại và bệnh cây trồng, chất chế biến,…

2/ Trên thế giới

Trên thế giới có rất nhiều tiêu chuẩn cho việc canh tác hữu cơ. Bao gồm tiêu chuẩn của từng quốc gia, từng khu vực và cả những tổ chức về lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, các tiêu chuẩn điển hình có thể kể đến là:

2.1 USDA

Chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Ủy ban Hữu cơ Quốc gia [USDA] chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt nhất với việc phải có trên 95% thành phần hữu cơ trong sản phẩm. Ngoài ra, chứng nhận này cũng không cho phép sử dụng chất bảo quản tổng hợp và hầu hết các thành phần hóa học khi chế biến. Tất cả các hoạt động hữu cơ phải chứng minh được họ đang bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Cụ thể:

Cây trồng hữu cơ: các tia bức xạ, bùn thải, phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu bị cấm, các sinh vật biến đổi gen không được sử dụng.

Chăn nuôi hữu cơ: các nhà sản xuất phải đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe và an toàn động vật, không sử dụng thuốc kháng sinh hoặc chất kích thích tăng trưởng, phải sử dụng 100% thức ăn hữu cơ và đề phòng các động vật bên ngoài tới gần.

Thực phẩm đa thành phần hữu cơ: chứng nhận USDA xác nhận các sản phẩm có ít nhất 95% thành phần chứng nhận hữu cơ.

2.2 PGS trên thế giới

Như đã nêu ở tiêu chuẩn PGS Việt Nam, PGS còn đã được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới như: Hoa Kỳ, Ấn Độ, Brazil, New Zealand, Argentina, Peru… Tại mỗi quốc gia, các tiêu chí sẽ có một số nét khác biệt để phù hợp nhưng nhìn chung, các yêu cầu cơ bản về quá trình canh tác, nguồn đầu vào, chất lượng sản phẩm,… đều được yêu cầu nghiêm ngặt.

2.3 IFOAM

IFOAM [Liên đoàn Quốc tế các phong trào canh tác nông nghiệp hữu cơ] là một tổ chức phi lợi nhuận đã thiết lập các tiêu chuẩn hữu cơ trên toàn cầu từ năm 1980. Chứng nhận của IFOAM được quốc tế công nhận là xác minh năng lực cho các tổ chức chứng nhận hữu cơ. IFOAM đã thiết lập các yêu cầu chứng nhận hữu cơ đầu tiên vào năm 1992, và đã hình thành các chứng nhận được thực hiện ở nhiều quốc gia và khu vực trong đó có Việt Nam với Chứng nhận thực phẩm hữu cơ PGS Việt Nam.

2.4 Soil Association [Anh]

Đây là tiêu chuẩn yêu cầu tất cả các sản phẩm được chứng nhận phải thể hiện tỉ lệ hữu cơ trên nhãn sản phẩm. Một sản phẩm được gọi là hữu cơ khi sản phẩm đó phải chứa 95% thành phần hữu cơ.

Soil Association không tính thành phần nước trong sản phẩm nhưng nếu nước được dùng để tạo ra một thành phần nào đó [chẳng hạn như nước gốc thực vật floral water] thì trọng lượng của nước so với trọng lượng của loại thực vật được sử dụng sẽ quyết định tỷ lệ hữu cơ . Cách này nhằm ngăn ngừa việc các nhà sản xuất làm tăng tỉ lệ thành phần hữu cơ bằng nước gốc thực vật.

2.5 Cosmebio [Pháp]

Tiêu chuẩn này yêu cầu các sản phẩm phải chứa 95% thành phần từ nông nghiệp hữu cơ mới được công nhận. Trong đó, 10% tổng trọng lượng của sản phẩm [bao gồm cả nước] phải là hữu cơ. Chỉ cho phép tối đa 5% là thành phần tổng hợp. Cosmebio dành riêng cho các nhà sản xuất của Pháp và được chứng nhận bởi Eco-cert. Chứng nhận của Eco-cert có giá trị đối với các nhà sản xuất trên toàn thế giới.

Trên đây là các tiêu chuẩn được dùng để đánh giá và định hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam và thế giới. Hi vọng với nguồn thông tin này, những nhà sản xuất hữu cơ có thể hiểu rõ và vận dụng vào quá trình canh tác của mình một cách hợp lý nhất!

Sfarm.vn

*Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề