Vì sao 1 trái tim cần phải biết yêu thương

NGHỊ LUẬN VỀ CÂU NÓI: CHỈ CÓ TRÁI TIM YÊU THƯƠNG MỚI GIEO MẦM HẠNH PHÚC

Chuyện kể về chàng thủ lĩnh Đanko đã lấy trái tim mình làm ngọn đèn soi sáng cho dân tộc đi qua hang tối để tìm về miền đất Hứa. Ôi trái tim Đanko – trái tim lửa thiêng sáng ngời chất sử thi hào hùng, nhưng cũng thấm đượm nơi đó một dòng máu đỏ tươi tình nhân loại, tình yêu thương con người. Trái tim ấy gợi cho chúng ta về lời suy tư, trăn trở của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: “Chỉ có trái tim yêu thương mới gieo mầm hạnh phúc”

      Như loài chim phân biệt mình bằng tiếng hót, như loài hoa kiêu hãnh bởi mỗi một hương sắc riêng mình, mỗi người chúng ta sinh ra đều có một trái tim – đó là biểu hiện của sự sống, là nơi kết tinh phẩm chất “người” nhất, cao đẹp nhất phân biệt con người và con vật. Trên bình diện sinh học, trái tim là nguồn bơm máu đi nuôi cơ thể và cũng là nơi hội tụ những dòng máu chảy về. Vì thế, trái tim vốn dĩ chiếm lĩnh một vị thế cực kì quan trọng. Trên bình diện xã hội, con người, trái tim là cả một thế giới tâm hồn chất chứa những cung bậc cảm xúc lắng đọng, sâu xa. Có thể nói, tình cảm con người xuất phát từ con tim, và chính tình cảm ấy lại tác động lên ý thức, dẫn con người đến hành động. Một trái tim biết yêu thương là trái tim mang theo những cảm xúc đẹp, biết nghĩ cho người khác, vui niềm vui của người khác, và đau chung nỗi đau của những số phận bất hạnh. Chính những con tim ấy sẽ thôi thúc chúng ta tự đáy lòng mình biết ước ao, biết hành động, để “ gieo mầm hạnh phúc” trong cuộc đời này. Vâng, ý kiến của tác giả Đặng Thùy Trâm là một lời gửi chân tình, cảm động, gợi lên trong ta bao nhiêu thổn thức về tình đời, tình người…

       Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng quan niệm: “ Sống trong đời sống cần có một tấm lòng…để gió cuốn đi”. Thế mới biết, tình yêu thương, lòng bác ái, muôn đời là điều cần thiết trong cuộc sống, đó chính là những hạt giống tốt để từ đó hạnh phúc kết trái, đơm hoa. Khi con người biết yêu thương nhau, chính là khi ta đang xây những chiếc cầu để gần lại bên nhau hơn, phá bỏ những bức tường của đố kỵ, ganh đua và thù hận. Hỏi rằng chiến tranh vì đâu mà có, vì sự tham lam, vì lòng ích kỷ, hay chung nhất chính là vì con người đang thiếu dần một “ trái tim yêu thương”. Tôi nhìn bức ảnh cậu bé hai tuổi người Syria chết bên bờ biển Thổ Nhĩ Kì mà lòng đau xót. Nếu tình thương ngự trị nơi đó thì con người có thể sống một cuộc sống hạnh phúc hơn, bình yên hơn, thay vì chỉ có hận thù và chết chóc.

        Thế giới hôm nay trôi đi vội vàng, mỗi con người dường như đang trong tư thế tiến ra đại dương mênh mông với một cái đầu “ lạnh” chỉ toàn là tư duy, lý trí. Biển đời lạnh lẽo và tình người cũng vì thế mà đóng băng. Vậy làm hạnh phúc sao có thể kết trái, đơm hoa trên mảnh đất băng giá ấy… Câu hỏi bỏ lửng để chờ đợi câu trả lời. Và khi đó trái tim yêu thương như ánh lửa được thắp lên để mang ấm áp trở về, như ngọn đèn soi sáng cho tư tưởng và hành động của ta. Trái tim ấy giúp tai ta mở ra để lắng nghe âm vọng từ cuộc sống, nghe thấy tiếng ai đó đang kêu gào, giúp mắt ta mở ra để nhìn thấy những số phận éo lé cần được nâng đỡ, giúp đôi chân ta chạy đến bên họ và giúp đôi tay ta dang rộng dù không thể ôm trọn cuộc đời này nhưng cũng có thể ôm lấy ai đó đang tuyệt vọng, cho họ một nơi dựa bình yên.

       Cuộc sống này có nhiều nỗi đau, bệnh tật, sự thiếu thốn về vật chất là một nỗi đau, nhưng nỗi thống khổ, u uất trong tâm hồn chính là niềm đau đáng sợ hơn bao giờ hết. Và có lẽ, trái tim yêu thương chính là nguồn an ủi cho những tâm hồn đang tổn thương kia. Bệnh tật có thể chữa bằng thuốc, nhưng cái gọi là tâm bệnh thì chỉ có thể chữa lành bằng thái độ quan tâm, sẻ chia, lắng nghe và đồng cảm. Vì thế, đừng bao giờ nói rằng tôi không có điều kiện để yêu thương ai cả, vì tôi không có tiền, không có vật chất. Bởi lẽ, tình yêu thương đơn giản chỉ là một câu chào hỏi thăm, lời chúc lành buổi sáng, một nụ cười chân thành thắp niềm hy vọng cho ai đó, làm việc nhà giúp mẹ, rót mời bố ly nước khi ông đi làm về…Tình yêu thương vốn dĩ cao quý nhưng cũng thật bình dị như vậy đó. Và khi yêu thương được trao ban cũng là lúc hạt giống của niềm hạnh phúc nở thắm giữa vườn đời. Vì hạnh phúc đâu chỉ là những điều to tát; hạnh phúc nằm ngay trong những điều thân thuộc, bình dị của cuộc sống đời thường. Giữa cuộc đời hôm nay, ta bỗng cảm thấy yên lòng khi vẫn có người chờ đợi hoa cúc nở, và khi ai đó trót vấp ngã vẫn có những bàn tay giơ ra.

      Dầu thế, cuộc đời vẫn còn đó những trái tim vẫn đập nhưng lạc mất nhịp sống. Đó là con tim vô cảm, dửng dưng với nỗi đau của người khác. Đến đây, ta đau lòng nhớ lại câu chuyện em bé hai tuổi bị xe tải cán, nằm đau đớn trước sự đi qua thờ ơ của bao con người. Hơn hết, còn có những kẻ đã bán trái tim mình cho quỷ dữ, vì đồng tiền mà đánh mất lương tâm, đạp đổ hạnh phúc của biết bao người – là tên sát nhân Nguyễn Hải Dương, là tên tham quan Dương Chí Dũng… Thượng đế tặng ban cho mỗi con người một trái tim là để con người yêu thương nhau, hạnh phúc từ đó mà sinh sôi nảy nở. Nhưng những kẻ ích kỷ và tham lam kia đã không trân trọng điều đó, họ chẳng còn xứng đáng với danh hiệu “ Con người”.

     Tôi lớn lên cùng các câu chuyện về những tấm lòng mẹ thường hay kể – là trái tim cụ già tuy nhiều mảnh chắp vá vì cụ cho đi mà không cần nhận lại, nhưng đó là trái tim đẹp nhất, trái tim trao yêu thương, đem lại hạnh phúc cho người khác, là cô thôn nữ chấp nhận ở lại tòa lâu đài của quái vật để cứu cha, là người mẹ chấp nhận hy sinh đôi mắt và trái tim để cứu đứa con mình thoát khỏi tay thần chết…Sâu thẳm trong tôi, tình yêu thương vốn dĩ mang lấy một sức mạnh diệu kì, và từ nơi mảnh đất yêu thương ấy, hạnh phúc đâm chồi, nảy lộc. Mỗi chúng ta hãy chậm lại một phút, một phút thôi giữa dòng đời hối hả, để lắng nghe tiếng nói của trái tim, để biết cho đi thật nhiều mà không đòi hỏi được đền đáp, vì “ sống là cho chết cũng là cho”. Hãy sống mà không thôi nung nóng những giọt máu tình thương trong trái tim mình, hãy để những con sóng tình thương cứ tiếp tục xô bờ. Bởi  “Hạnh phúc không phải là người sở hửu nhiều mà người biết yêu thương và hi vọng nhiều”. Đó là nguyên lý và cái đích cho cuộc sống.

“Chỉ có yêu thương mới gieo mầm hạnh phúc” là một định lí đúng đã được khẳng định qua thực tế cuộc sống. Và chúng ta những con người của thế hệ mới hãy tiếp tục gieo mầm hạnh phúc bằng tình yêu thương, bằng những trái tim với nhịp đập nhân ái. Hãy hòa vào dòng máu của một dân tộc với truyền thống yêu thương, lấy hạnh phúc của người khác làm bến cảng cho con tàu tình thương cập bến.

Tình yêu thật sự không có khoảng cách, ràng buộc và khi tình yêu đủ lớn, mọi định kiến và giới hạn sẽ được xóa nhòa. Hãy thật sự để trái tim lên tiếng và hành động bảo vệ những giá trị tốt đẹp mà tình yêu mang đến cho chúng ta bạn nhé.

Câu chuyện tình yêu đồng giới tưởng chừng như không còn mới giữa nhịp sống hiện đại nhưng định kiến từ gia đình và xã hội vẫn còn đó. Nhưng khi tình yêu đủ lớn, dù là giới tính nào đi chăng nữa, niềm hạnh phúc chung của những người đang yêu chính là được cùng người mình yêu già đi, được đồng hành cùng họ đi đến cuối con đường. Sẽ không còn những trăn trở hay giấu diếm, không còn phải tranh đấu cho một tình yêu đúng đắn và tử tế. Đứng giữa những xô bồ của cuộc sống, họ chọn sống đúng với trái tim và bản ngã của mình, được can đảm yêu, được chấp nhận, được thể hiện tình yêu của mình một cách trách nhiệm và văn minh. Để họ được sống một cuộc sống mà họ lựa chọn và ước mong, thay vì dành cả cuộc đời để làm đẹp lòng những kỳ vọng của bất kỳ ai khác.

Từ xưa cho đến nay, hình mẫu của một gia đình lý tưởng vẫn thường được định nghĩa là một mái ấm có đủ đầy cả cha lẫn mẹ. Song ngày càng có nhiều người cha, người mẹ đơn thân vì lý do chủ quan lẫn khách quan: Có người vì một cuộc hôn nhân tan vỡ nên nuôi con một mình, có người là vì mong muốn có con nhưng lại chưa tìm kiếm được một người bạn đời phù hợp để cùng nhau vun đắp gia đình, có người lựa chọn cho mình niềm vui nơi con trẻ thay vì hạnh phúc lứa đôi.

Với những gia đình đơn thân, việc cha hoặc mẹ cùng một lúc phụ trách cả hai vai trò, lại còn kiêm luôn là “trụ cột tài chính” cho gia đình khiến cho họ đôi lúc mệt mỏi. Nhưng chỉ cần khi tình yêu đủ lớn, họ sẽ nhận ra rằng: Dẫu buồn, dẫu vui thì đoạn đường nào đã qua cũng nằm lại ở quá khứ, đoạn đường còn lại sẽ vẫn phải bước đi tiếp. Đây là lúc họ cần phải mạnh mẽ và khỏe mạnh, không chỉ để chăm sóc chính mình mà còn để bảo vệ “cả thế giới” họ đang gánh trên vai.

Họ biết cách trân trọng những khoảnh khắc hạnh phúc đã từng có, dành tình yêu thương cho con trẻ cũng như vững tin rằng những điều tốt đẹp rồi sẽ lại đến. Khi tình yêu đủ lớn, thế giới của mẹ con ta vẫn bao la và ngập tràn hạnh phúc.

Chúng ta thường được dạy dỗ rằng phải yêu thương người khác, nhưng lại thường quên mất rằng còn “một người” luôn rất cần yêu thương và chăm sóc mỗi ngày – đó là chính bản thân mình. Yêu thương chính bản thân mình bao gồm việc bạn yêu thương cả cơ thể lẫn tâm hồn. Nếu như tâm hồn là gốc rễ - là nơi ẩn chứa tâm tư, nghĩ suy thì cơ thể lại là ngôi nhà – là nơi an trú của tâm hồn, là phương tiện để bạn trải nghiệm thế giới muôn sắc, muôn vẻ bên ngoài kia.

Học yêu thương chính mình là một câu chuyện tưởng dễ mà lại không dễ chút nào. Bởi lẽ không chỉ đơn thuần là yêu thương – đó còn là sự ý thức về giá trị của bản thân, sự trân trọng dành cho cơ thể, sự lắng nghe những lời thầm thì của tâm hồn và sự chăm sóc dành cho chính bản thân mình.

Khi tình yêu đủ lớn, bạn sẽ nhận ra rằng chăm sóc bản thân bằng sự biết ơn, tôn trọng và chấp nhận chính bản thân mình, từ cơ thể lẫn tâm hồn mình là cách đến gần với hạnh phúc nhất. Ăn uống đủ chất để nuôi dưỡng một cơ thể khỏe mạnh, tập luyện để tăng cường sức khỏe của thể chất lẫn tinh thần, giữ cho mình luôn gọn gàng và sạch sẽ. Thân – tâm khỏe mạnh thì thần thái rạng ngời, nét đẹp đó bền vững hơn nhiều lần.

Khi tình yêu đủ lớn, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động kiến tạo cuộc sống hạnh phúc của riêng mình trong tương lai. Chọn mua bảo hiểm nhân thọ là cách mà nhiều bạn trẻ đã thực hiện để vừa tích lũy, vừa bảo vệ bản thân trước những rủi ro và sống hạnh phúc hơn.

Dù đang yêu như thế nào, rồi sẽ có một ngày ta nhận ra rằng mình luôn là trụ cột của một ai đó: Là trụ cột của bố mẹ, là điểm tựa của con cái, là chỗ dựa vững chắc của “nửa kia” hay thậm chí là của chính mình. Khi đó, chúng ta sẽ có đủ sức mạnh để biến yêu thương thành hành động thiết thực cho những người mà ta yêu. Vì thế, đừng ngại trao nhiều yêu thương cho chính mình và mọi người xung quanh bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề