Đâu là nguyên nhân dẫn đến rủi ro về sức khỏe con người

Các biện pháp kiểm soát rủi ro

Hệ thống HSE - ISO 45001

Các biện pháp kiểm soát rủi ro rất quan trọng nhằm giảm thiểu các rủi ro và tăng cường các cơ hội trong quản lý dự án. Những kỹ thuật, những công cụ, những chiến lược và những quá trình nhằm biến đổi rủi ro của một tổ chức thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu bằng cách kiểm soát tần suất và mức độ của rủi ro và tổn thất hoặc lợi ích.

Phân tích các phương pháp, các kỹ thuật kiểm soát rủi ro

Né tránh [chấm dứt] rủi ro.

Né tránh những hoạt động, con người, tài sản làm phát sinh tổn thất có thể có hoặc loại bỏ nguyên nhân dẫn tới tổn thất.

– Biện pháp này đơn giản, triệt để và chi phí thấp.

– Có thể mất đi lợi ích có được từ tài sản và hoạt động đó.

– Có thể tránh được rủi ro này nhưng lại gặp phải rủi ro khác.

– Có tình huống không thể né tránh hoặc nguyên nhân của rủi ro gắn chặt với bản chất hoạt động.

Ngăn ngừa tổn thất

Tìm cách giảm bớt số lượng các tổn thất xảy ra hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn. Ở đây, chuỗi rủi ro là rất quan trọng vì các hoạt động ngăn ngừa rủi ro tìm cách can thiệp vào ba mắt xích đầu tiên của chuỗi: sự nguy hiểm, môi trường rủi ro, sự tương tác giữa mối nguy hiểm và môi trường. Điều đó có nghĩa là các hoạt động ngăn ngừa rủi ro tập trung vào:

a. Thay thế hoặc sửa đổi hiểm hoạ

Thay thế hoặc sửa đổi môi trường.

Thay thế hoặc sửa đổi cơ chế tương tác.

– Có lợi thế trong việc giảm thiểu tổn thất cho từng tổ chức riêng biệt.

– Chỉ hạn chế được 1 phần của rủi ro

b. Giảm thiểu tổn thất

Nội dung: Các biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào các rủi ro bằng cách làm giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra [tức giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất]. Những hoạt động giảm thiểu tổn thất là những biện pháp sau khi tổn thất đã xảy ra. Mặc dù những biện pháp này được đặt ra trước khi một tổn thất nào đó xuất hiện, những chức năng hoặc mục đích của những biện pháp này là làm giảm tác động của tổn thất một cách hiệu quả nhất.

Ưu điểm: Làm giảm tổn thất của rủi ro đã xảy ra.

Nhược điểm: Thực hiện khi rủi ro đã xảy ra.

c. Quản trị thông tin

Nội dung: Thông tin bắt nguồn từ phòng quản trị rủi ro của một tổ chức có một ảnh hưởng quan trọng trong việc giảm thiểu những bất định của những người có quyền lợi gắn liền với tổ chức. Phòng quản trị rủi ro của một tổ chức phải cung cấp thông tin để xác định hiệu quả của việc đo lường kiểm soát rủi ro và những mục tiêu trong tương lai họ cần đạt được. Thông tin đáng tin cậy từ phòng quản trị rủi ro có thể cung cấp cho những người có quyền lợi gắn liền với tổ chức sự đảm bảo rằng tổ chức không và sẽ không hành động có hại đến lợi ích của họ.

Ưu điểm: Cung cấp thông tin về rủi ro giúp các nhà quản trị rủi ro đưa ra các biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro.

Nhược điểm: Việc cung cấp thông tin thiếu chính xác có thể làm cho việc phòng tránh,ngăn ngừa, hạn chế rủi ro không hiệu quả gây tổn thất.

d. Chuyển giao kiểm soát rủi ro

Chuyển giao rủi ro là công cụ kiểm soát rủi ro, tạo ra nhiều thực thể khác nhau thay vì một thực thể phải gánh chịu rủi ro. Chuyển giao rủi ro có thể được thực hiện bằng 2 cách:

* Cách 1: Chuyển tài sản và hoạt động có rủi ro đến một người hay một nhóm người khác.

Hình thức chuyển giao rủi ro này có liên quan mật thiết với một biện pháp né tránh rủi ro là loại bỏ những nguyên nhân gây rủi ro.
Đây là một biện pháp kiểm soát rủi ro vì nó loại bỏ những tổn thất tiềm ẩn gây hại cho tổ chức, đồng thời tránh bị hủy bỏ hợp đồng vì rủi ro của hợp đồng đã được chuyển đến cá nhân hoặc tổ chức khác.

* Cách 2: Chuyển giao bằng hợp đồng giao ước – chỉ chuyển giao rủi ro, không chuyển giao tài sản và hoạt động của nó đến người nhận rủi ro.

Ưu điểm: Giúp doanh nghiệp loại bỏ một số rủi ro tìm ẩn gây hại cho tổ chức.

Nhược điểm: Người nhận rủi ro không có khả năng kiểm soát rủi ro.

e. Đa dạng hóa

Nội dung: Đây là một nỗ lực của tổ chức làm giảm sự tác động của tổn thất lên toàn bộ công ty. Kỹ thuật này thường sử dụng nhiều cho rủi ro suy đoán, đặc biệt là trong đầu tư chứng khoán Portfolio. Portfolio thường gọi là bộ chứng khoán, danh mục chứng khoán hay cấu trúc chứng khoán. Bằng cách khéo léo lựa chọn các chứng khoán trong bộ portfolio, chúng ta có thể giảm được rủi ro tổng thể của công ty. Rủi ro của portfolio phụ thuộc vào các biến chủ yếu sau:

– Hệ số tương quan giữa các thành phần tham gia

– Tỷ trọng các thành phần

– Số lượng các thành phần

– Rủi ro của từng thành phần

Ưu điểm: Dùng may mắn của rủi ro này bù đắp cho tổn thất của rủi ro khác.

Ưu điểm: Giảm được tổn thất bằng cách phân chia rủi ro thành nhiều dạng khác nhau và tận dụng sự khác biệt để dùng may mắn của rủi ro này bù đắp cho rủi ro khác.

f. Phân tích mối quan hệ giữa phân tích rủi ro và kiểm soát rủi ro

Bằng cách phân tích các mắc xích trong chuỗi rủi ro, từ đó xác định được mọi nguy cơ rủi ro, dự báo được các rủi ro trong tương lai, từ đó đưa ra những biện pháp kiểm soát phù hợp, kịp thời để tránh và hạn chế tối đa nguy cơ rủi ro về tài sản, trách nhiệm pháp lý, nguồn nhân lực.

Chuỗi rủi ro gồm năm mắc xích cơ bản:

• Mối hiểm họa: Là những điều kiện dẫn tới tổn thất.

Ví dụ: một bộ phận của máy móc được bảo quản không đúng cách.

• Yếu tố môi trường: Là bối cảnh mà trong đó nguy hiểm tồn tại.
• Sự tương tác: là quá trình mà mối hiểm họa và môi trường rủi ro tác động lẫn nhau, đôi khi không có ảnh hưởng nhưng đôi khi dẫn đến tổn thất

• Kết quả có thể là tốt hay xấu: là kết quả trực tiếp của sự tác động.

• Những hậu quả: không phải là những kết quả trực tiếp [bị tổn thương ở mắt] mà là những hậu quả lâu dài do sự cố xảy ra [sự khiếu nại bồi thường của công nhân khi bị tổn thương, sửa chữa máy móc, chi phí thuốc men, y tế…].

– Mối hiểm họa: là những điều kiện dẫn đến tổn thất. Ví dụ: Một số bộ phận của thiết bị điện được bảo quản không đúng cách, có nhiều dây điện được căng quá thấp dễ bị xe làm đứt, có quá nhiều dây điện, dây điện thoại trên cột điện gây khó khăn cho quá trình kiểm tra độ an toàn.

– Yếu tố môi trường: Là bối cảnh mà trong đó nguy hiểm tồn tại. Ví dụ: Hệ thống thoát nước của thành phố kém, dẫn đến hiện tượng ngập nước trên đường làm môi trường dẫn điện gây chết người.

– Sự tương tác: Là quá trình mà mối hiểm họa và môi trường rủi ro tác động lẫn nhau, đôi khi không có ảnh hưởng nhưng đôi khi dẫn đến tổn thất. Ví dụ: khi trời mưa lớn nước không thoát kịp gây ngập nước trên đường kết hợp với sự nhiễu điện từ những dây điện được bảo quản tốt, bị đứt là nguyên nhân gây giật điện chết người.

– Kết qủa có thể là tốt hay xấu: Là kết quả trực tiếp của sự tác động. Ví dụ: trong trường hợp này là giật điện chết người.

– Những hậu quả: Không phải là những kết quả trực tiếp [việc chết người] mà là những hậu quả lâu dài của sự cố xảy ra [sự khiếu nại bồi thường của công nhân khi bị chết, sửa chữa máy móc, chi phí thuốc men, y tế….].

– Một số giải pháp để khắc phục rủi ro này:

+ Sử dụng hệ thống điện ngầm dưới lòng đất

+ Kiểm tra thường xuyên mức độ an toàn của thiết bị điện

+ Quản lý nguồn gốc của dây điện mắc trên cột điện và quy trách nhiệm rõ ràng khi sự cố xảy ra

+ Xây dựng hệ thống thoát nước có dủ khả năng thoát nước khi có mưa lớn xảy ra

2. Biện pháp kiển soát rủi ro

Có rất nhiều biện pháp kiển soát rủi ro, tuy nhiên tùy vào tình hình và điều kiện công việc cụ thể của môi trường làm việc cũng như công việc đặc thù mà nhóm đánh giá rủi ro sẽ lựa chọn các hình thức phù hợp nhất với từng mối rủi ro cụ thể. Các biện pháp có thể khác nhau, nhưng chúng ta nên tuân theo các mức độ ưu tiên sau để lựa chọn hình thức phù hợp với mỗi bước tiến hành công việc:

a. Cách ly: cách ly các mối nguy hiểm ra khỏi khu vực làm việc nhằm tránh tiếp xúc với chúng

b. Thay thế: thay thế những mối mối nguy hiểm bằng những điệu kiện, thiết bị… an toàn hơn

c. Chế tạo: sửa đổi, cung cấp thêm các thiết bị hay biện pháp bảo vệ khi tiếp xức với các mối nguy hiểm

d. Chính sách: cung cấp một chính sách hay chế độ và thời gian làm việc phù hợp.

c. Trang bị bảo hộ lao động [trang bị bảo hộ cá nhân]: trang bị bảo hộ cá nhân luôn là sự lựa chọn cuối cùng trong khi tất cả các sự lưa chọn trên đã được xem xét và tiến hành. Nên nhớ là trang bị bảo hộ lao động là cần thiết, nhưng chúng không hoàn toàn bảo vệ được bạn đâu.

Kết luận:

Đảm bảo an toàn, sức khỏe nghề nghiệp cũng chính là thực hiện việc quản lý rủi ro trong hệ thống AT-SKNN của đơn vị.
Đánh giá rủi ro là một trong những quy trình quan trọng khi thực hiện những công việc phức tạp hoặc mang tính rủi ro cao. Bảng đánh giá rủi ro là cầu nối thông tin mật thiết về vấn đề an toàn giữa các bên thực hiện công việc. Hãy thực thi quá trình đánh giá rủi ro cho những công việc đặc thù của bạn, nếu công việc được lặp lại vào thời gian hoặc địa điểm khác nhau thì bảng đánh giá rủi ro phải được xem xét lại và cập nhật các thông tin liên quan và cần thiết khác. Trên đây chỉ là những hướng dẫn chung về quá trình đánh giá rủi ro.
Trường Thắng – Tuấn Long [Tổng hợp]

Bài viết liên quan

  • Cách tính tần suất tai nạn lao động

  • Các trường hợp được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

  • Mức đóng và phương thức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

  • Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động

  • Cấu trúc báo cáo đánh giá rủi ro
  • Mức rủi ro được chấp nhận
  • Đánh giá rủi ro cho phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ
  • Giải pháp kiểm soát rủi ro
  • Đánh giá rủi ro
  • Đánh giá rủi ro và đánh giá định lượng rủi ro
  • Hướng dẫn nội dung báo cáo đánh giá rủi ro
  • Đánh giá rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp trong tiêu chuẩn Bluesign

Bình luận

Sự kiện mới

18 August, 2017

Tập huấn sản xuất sạch hơn lồng ghép ISO 9001

18 August, 2017

CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN PHÂN LOẠI VÀ GHI NHÃN HÓA CHẤT TOÀN CẦU GHS

2 September, 2017

Hội thảo kiểm kê khí nhà kính trong doanh nghiệp công nghiệp

Tin môi trường mới

Bộ ứng cứu khẩn cấp sự cố tràn vãi dầu, hóa chất

Tập huấn sản xuất sạch hơn lồng ghép ISO 9001

CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN PHÂN LOẠI VÀ GHI NHÃN HÓA CHẤT TOÀN CẦU GHS

Đào tạo An Toàn Lao Động

Video liên quan

Chủ Đề