Đề bài - bài 64 trang 126 sgk toán 6 tập 1

Cho đoạn thẳng \(AB\) dài \(6cm\). Gọi \(C\) là trung điểm của \(AB\). Lấy \(D\) và \(E\) là hai điểm thuộc đoạn thẳng \(AB\) sao cho \(AD=BE=2cm\). Vì sao \(C\) là trung điểm của \(DE\)?

Đề bài

Cho đoạn thẳng \(AB\) dài \(6cm\). Gọi \(C\) là trung điểm của \(AB\). Lấy \(D\) và \(E\) là hai điểm thuộc đoạn thẳng \(AB\) sao cho \(AD=BE=2cm\). Vì sao \(C\) là trung điểm của \(DE\)?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

C là trung điểm của đoạn thẳng DE khi C nằm giữa D, E vàcách đều D, E (CD = CE).

Lời giải chi tiết

Đề bài - bài 64 trang 126 sgk toán 6 tập 1

+) Vì \(C\) là trung điểm của \(AB\) nên \(C\) nằm giữa \(A,\) \(B\) và \(CA=CB= AB : 2 = 6:2 = 3(cm)\).

Trên tia \(AB\) có: \(AD < AC\, (2cm<3cm)\) nên điểm \(D\) nằm giữa \(A\) và \(C\), do đó \(AD + DC = AC\)

Suy ra \(CD=AC-AD=3 2 = 1 (cm)\).

Trên tia \(BA\) có: \(BE

Suy ra \(CE=BC-BE=3-2=1cm\).

Ta có: \(CD=1cm\) và \(CE=1cm\) nên\(CD=CE\,(=1cm)\) (1)

+) \(D\) nằm giữa \(A\) và \(C\) nên tia \(CD\) trùng với tia \(CA.\)

\(E\) nằm giữa \(B\) và \(C\) nên tia \(CE\) trùng với tia \(CB.\)

Tia \(CA\) và tia \(CB\) đối nhau nên tia \(CE\) và tia \(CD\) đối nhau. Do đó \(C\) nằm giữa \(D\) và \(E\) (2)

Từ (1) và (2) suy ra \(C\) là trung điểm của \(D\) và \(E.\)