Đề tài nghiên cứu khoa học về triết học

Bạn đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học? Bạn chưa xác định được đề tài nào để phù hợp với bài luận văn thạc sĩ của bạn? Đừng lo lắng vì đã có Luận Văn Panda ở đây rồi, tại Luận Văn Panda luôn luôn tổng hợp những đề tài mới nhất nhằm chia sẻ đến các bạn học viên có thêm nhiều ý tưởng để lựa chọn đề tài làm sao cho phù hợp hơn nhé. Và tại Luận Văn Panda còn có thêm nhiều bài mẫu chia sẻ đến các bạn học viên tham khảo, ngoài ra Luận Văn Panda còn hỗ trợ các bạn học viên làm bài luận văn, hoặc là làm đề cương chi tiết, nếu như các bạn có nhu cầu thì tham khảo quy trình, cũng như dịch vụ tại Luận Văn Panda nhé.

Danh Sách Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học Cập Nhập Mới Nhất

Đề tài nghiên cứu khoa học về triết học
Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học
  1. Luận văn: Quan niệm của Augustinô về con người và ảnh hưởng của nó đến triết học hiện sinh của Karl Jaspers
  2. Vấn Đề Phát Triển Con Người Toàn Diện Trong Quá Trình Xây Dựng Chủ Nghĩa Xã Hội Đặc Sắc Trung Quốc
  3. Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Trong Giáo Dục Lý Luận Chính Trị Tại Các Trung Tâm Bồi Dưỡng Chính Trị
  4. Triết Học Chính Trị – Xã Hội Của John Stuart Mill Và Ý Nghĩa Hiện Thời Của Nó
  5. Phát Huy Nhân Tố Con Người Trong Phát Triển Kinh Của Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
  6. Phát Huy Nét Đẹp Văn Hoá Trong Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Đối Với Đời Sống Tinh Thần Của Người Dân Thủ Đô
  7. Phát Huy Vai Trò Của Nhà Nước Việt Nam Trong Nhận Diện, Xử Lý Mâu Thuẫn Xã Hội Hiện Nay
  8. Vấn Đề Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa Của Dân Tộc Mông Ở Huyện Quản Bạ – Tỉnh Hà Giang Hiện Nay
  9. Vai Trò Của Nhà Nước Trong Thực Hiện Công Bằng Xã Hội Ở Việt Nam Hiện Nay
  10. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học: Vấn Đề Phòng, Chống Bạo Lực Gia Đình Ở Việt Nam Hiện Nay
  11. Vấn Đề Nâng Cao Năng Lực Lãnh Đạo, Quản Lý Của Đội Ngũ Cán Bộ Chủ Chốt Cấp Xã Ở Huyện Cát Hải
  12. Ảnh Hưởng Của Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Đối Với Đời Sống Tinh Thần Của Nhân Dân Ở Tỉnh Bắc Ninh Hiện Nay
  13. Những Mâu Thuẫn Trong Quá Trình Phát Triển Lực Lượng Sản Xuất Lĩnh Vực Nông Nghiệp Ở Tỉnh Bắc Ninh
  14. Quan Điểm Của Thomas L.Friedman Về Toàn Cầu Hoá Và Ý Nghĩa Đối Việt Nam Hiện Nay
  15. Sự Biến Đổi Của Quan Hệ Sản Xuất Trong Nông Nghiệp Ở Tỉnh Bắc Ninh Hiện Nay
  16. Tư Tưởng Phật Giáo Về Lối Sống Và Ảnh Hưởng Của Nó Đến Xã Hội Việt Nam Hiện Nay
  17. Vai Trò Của Nhà Nước Với Việc Thực Hiện Công Bằng Trong Giáo Dục Tiểu Học Ở Việt Nam Hiện Nay
  18. Phát Huy Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Trong Xây Dựng Đạo Đức Mới Cho Phụ Nữ Tỉnh Hà Nam Hiện Nay
  19. Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cách Mạng Cho Cán Bộ, Đảng Viên Huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa
  20. Thống Nhất Giữa Lý Luận Và Thực Tiễn Trong Hoạt Động Giảng Dạy Ở Trường Chính Trị Tỉnh Hà Nam
  21. Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Ở Quảng Ninh Trong Điều Kiện Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế
  22. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học: Học Thuyết Tiêu Dao Của Trang Tử Và Giá Trị Hiện Thời Của Nó
  23. Hoàn Thiện Quan Hệ Phân Phối Sản Phẩm Và Ý Nghĩa Của Nó Đối Với Việc Thực Hiện An Sinh Xã Hội
  24. Phát Triển Năng Lực Tư Duy Biện Chứng Cho Học Viên Trường Chính Trị Tỉnh Thanh Hóa Hiện Nay
  25. Tư Tưởng Biện Chứng Trong Tác Phẩm Đạo Đức Kinh Của Lão Tử
  26. Ảnh Hưởng Của Triết Lý Giáo Dục Khổng Tử Đến Tư Tưởng Giáo Dục Của Hồ Chí Minh
  27. Giáo Dục Lý Luận Mác – Lênin Cho Học Viên Ở Trường Chinhs Trị Tỉnh Luông Năm Thà – Cộng Hòa Dân Chủ
  28. Giáo Dục Thế Giới Quan Duy Vật Biện Chứng Cho Sinh Viên Trên Địa Bàn Tỉnh Tuyên Quang Hiện Nay
  29. Tư Tưởng Biện Chứng Trong Một Số Tác Phẩm Của Nguyễn Trãi
  30. Tác Động Của Toàn Cầu Hóa Kinh Tế Đến Sự Phát Triển Của Lực Lượng Sản Xuất Ở Việt Nam Hiện Nay
  31. Đạo Đức Người Phụ Nữ Trong Nho Giáo Và Ảnh Hưởng Của Nó Đối Với Đạo Đức Người Phụ Nữ Trong Gia Đình
  32. Thống Nhất Giữa Lý Luận Và Thực Tiễn Trong Hoạt Động Lãnh Đạo, Quản Lý Của Đội Ngũ Cán Bộ Chủ Chốt
  33. Tư Tưởng Về Nhà Nước Pháp Quyền Trong Lịch Sử Triết Học Tây Âu Cận Đại (Thế Kỷ XVIII – XIX)
  34. Phạm Trù Tín Trong Nho Giáo Và Ý Nghĩa Của Nó Đối Với Đạo Đức Kinh Doanh Ở Việt Nam Hiện Nay
  35. Quan Niệm Về Đạo Đức Của Nho Gia Và Vấn Đề Xây Dựng Con Người Mới Ở Việt Nam Hiện Nay
  36. Quan Niệm Duy Vật Về Lịch Sử Trong Tác Phẩm Hệ Tư Tưởng Đức Của C.Mác – Ph.Ăngghen
  37. Vấn Đề Giáo Dục Lý Luận Chính Trị Cho Sinh Viên Trường Cao Đẳng Sư Phạm Tỉnh Luông Nặm Thà
  38. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học: Quan Điểm Của Alvin Toffler Về Sự Phát Triển Xã Hội
  39. Quan Niệm Của Martin Heidegger Về Tồn Tại Người
  40. Tư Tưởng Triết Học Của Plato Trong Tác Phẩm Phaedo
  41. Phạm Trù Tâm Trong Triết Học Trung Quốc Thời Tùy-Đường
  42. Chủ Nghĩa Duy Lý Trong Triết Học Tây Âu Cận Đại Thế Kỷ XVII
  43. Học Thuyết Âm Dương-Ngũ Hành Và Ý Nghĩa Đối Với Đời Sống Xã Hội Việt Nam Hiện Nay
  44. Quan Điểm Lịch Sử – Cụ Thể Và Ý Nghĩa Của Nó Đối Với Quá Trình Đổi Mới Kinh Tế Ở Việt Nam Hiện Nay
  45. Giữ Gìn, Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Dân Tộc Khmer Hướng Đến Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững Ở Tỉnh
  46. Phát Huy Nhân Tố Con Người Trong Lực Lượng Sản Xuất Ở Tỉnh Thái Nguyên Hiện Nay
  47. Giáo Dục Chủ Nghĩa Yêu Nước Cho Sinh Viên Học Viện Cảnh Sát Nhân Dân Hiện Nay
  48. Vấn Đề Bảo Tồn Và Phát Huy Giá Trị Của Lễ Hội Cổ Truyền Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội Hiện Nay
  49. Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng Trong Các Tác Phẩm- Bút Ký Triết Học, Chủ Nghĩa Duy Vật Và Chủ Nghĩa
  50. Quan Niệm Về Hạnh Phúc Trong Đạo Đức Học Mác – Lênin Và Ý Nghĩa Của Nó Đối Với Việc Pháp Triển

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ

Gợi Ý 50 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học NEW 2022

  1. Nâng Cao Trình Độ Lý Luận Cho Đội Ngũ Cán Bộ Lãnh Đạo, Quản Lý Chủ Chốt Cấp Xã Ở Tỉnh Bắc Giang
  2. Giáo Dục Y Đức Cho Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Y Hiện Nay
  3. Triết Lý Giáo Dục Của J.J.Rousseau Trong Tác Phẩm Esmile Hay Là Về Giáo Dục
  4. Vấn Đề Phát Huy Giá Trị Những Phong Tục, Tập Quán Của Người Khmer Nam Bộ Trong Giai Đoạn Hiện Nay
  5. Ảnh Hưởng Của Cao Minh Đài Chơn Đạo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Của Người Dân Tỉnh Cà Mau Hiện Nay
  6.  Ảnh Hưởng Của Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên Đối Với Đời Sống Tinh Thần Người Dân Bắc Giang Hiện Nay
  7. Quan Điểm Của Triết Học Mác – Lênin Về Con Người Và Ý Nghĩa Của Nó Trong Xây Dựng Con Người Mới
  8. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học: Tư Tưởng Triết Học Chính Trị – Xã Hội Trong Tác Phẩm Cộng Hòa Của Platon
  9. Giáo Dục Ý Thực Trách Nhiệm Cho Thanh Niên Tỉnh Cà Mau Trong Giai Đoạn Hiện Nay
  10. Bệnh Kinh Nghiệm Ở Đội Ngũ Giảng Viên Các Trung Tâm Bồi Dưỡng Chính Trị Tỉnh Kiên Giang
  11. Phát Triển Đội Ngũ Trí Thức Trẻ Trong Sự Nghiệp Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Tỉnh Tuyên Quang
  12. Vận Dụng Mối Quan Hệ Giữa Kinh Tế Và Đạo Đức Trong Việc Giáo Dục Đạo Đức Cho Thanh Niên
  13. Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Lý Luận Chính Trị Cho Học Viên Trường Cao Đẳng An Ninh Nhân Dân
  14. Phát Huy Vai Trò Chủ Thể Nhận Thức Trong Học Tập Của Học Viên Hệ Trung Cấp Lý Luận Chính Trị
  15. Tư Tưởng Từ Bi Bác Ái Của Phật Giáo Và Tư Tưởng Khoan Dung Của Nho Giáo – Sự Thống Nhất Và Khác Biệt
  16. Khái Niệm Hàng Hóa Trong Bộ Tư Bản Của C.Mác Từ Góc Nhìn Triết Học
  17. Thống Nhất Giữa Lý Luận Và Thực Tiễn Trong Đào Tạo, Bồi Dưỡng Lý Luận Chính Trị Tại Trường Chính Trị
  18. Một Số Vấn Đề Về Gia Đình Trong Tác Phẩm Nguồn Gốc Của Gia Đình, Của Chế Độ Tư Hữu Và Của Nhà Nước
  19. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học: Một Số Yếu Tố Duy Vật Và Biện Chứng Trong Tục Ngữ Việt Nam
  20. Về Biện Chứng Giữa Tồn Tại Xã Hội Và Ý Thức Xã Hội Trong Tác Phẩm Hệ Tư Tưởng Đức Và Ý Nghĩa Của Nó
  21.  Nguyên Tắc Thống Nhất Giữa Cái Bộ Phận Và Cái Chỉnh Thể Với Tư Cách Là Phương Pháp Nghiên Cứu
  22. Triết Lý Nhân Sinh Trong Ca Dao, Tục Ngữ Việt Nam
  23. Giữ Vững Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Của Nền Kinh Tế Thị Trường Ở Việt Nam Hiện Nay
  24. Triết Lý Nhân Sinh Trần Nhân Tông
  25. Giáo Dục Lý Tưởng Cách Mạng Cho Sinh Viên Ở Tỉnh Thái Nguyên Hiện Nay
  26. Tư Tưởng Biện Chứng Trong Một Số Tác Phẩm Của Nguyễn Bỉnh Khiêm
  27. Vận Dụng Nguyên Tắc Thống Nhất Giữa Lý Luận Và Thực Tiễn Trong Quá Trình Đổi Mới Kinh Tế Ở Việt Nam
  28. Vai Trò Của Phật Giáo Đối Với Xã Hội Việt Nam Thời Kỳ Lý – Trần
  29. Quan Điểm Về Nhận Thức Và Giải Quyết Mâu Thuẫn Trong Cách Mạng Việt Nam Của Hồ Chí Minh
  30. Giáo Dục Thế Giới Quan Duy Vật Biện Chứng Cho Cán Bộ Chủ Chốt Cấp Xã Người Dân Tộc Thiểu Số Ở Tỉnh
  31. Tha Hóa Và Việc Khắc Phục Hiện Tượng Tha Hóa Của Một Bộ Phận Cán Bộ, Đảng Viên Ở Việt Nam Hiện Nay
  32. Truyền Thống, Phong Tục Tập Quán Của Dân Tộc Mông Và Ảnh Hưởng Của Những Yếu Tố Đó Đến Đời Sống
  33. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học: Tư Tưởng Nhân Cách Của Arixtốt Trong Tác Phẩm Đạo Đức Học Của Nicomaque
  34. Tư Tưởng Triết Học Về Con Người Của C.Mác Trong Tác Phẩm Bản Thảo Kinh Tế – Triết Học Năm 1844
  35. Khoa Học Tự Nhiên Với Sự Phát Triển Quan Niệm Về Vật Chất Trong Triết Học
  36. Vấn Đề Giáo Dục, Bồi Dưỡng Giá Trị Đạo Đức Quân Nhân Cho Học Viên Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự Hiện Nay
  37. Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Nữ Trong Sự Nghiệp Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Ở Nam Định
  38. Vấn Đề Đấu Tranh Giai Cấp Trong Tác Phẩm Tuyên Ngôn Của Đảng Cộng Sản Và Ý Nghĩa Của Nó
  39. Quan Điểm Về Nhà Nước Trong Một Số Tác Phẩm Chủ Yếu Của Lênin Và Việc Vận Dụng Quan Điểm Đó
  40. Quan Niệm Của V.I.Lênin Về Khái Niệm Vật Chất Trong Tác Phẩm Chủ Nghĩa Duy Vật Và Chủ Nghĩa
  41. Tư Tưởng Triết Học Của Nguyễn Trãi Và Ý Nghĩa Của Nó Đối Với Vấn Đề Xây Dựng Con Người Việt Nam
  42.  Thế Giới Quan Và Nhân Sinh Quan Của Người Mường Ở Huyện Tân Lạc – Tỉnh Hòa Bình Hiện Nay
  43. Giáo Dục Chủ Nghĩa Yêu Nước Cho Sinh Viên Trường Cao Đẳng Công Nghệ Hà Nội Hiện Nay
  44. Phát Triển Lực Lượng Sản Xuất Ở Tỉnh Ninh Bình Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hóa Hiện Nay
  45. Phép Biện Chứng Của G.V.Ph.Heeghen Trong Bách Khoa Thư Các Khoa Học Triết Học I-Khoa Học Lôgíc
  46. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học: Vấn Đề Phương Pháp Trong Hiện Tượng Học Của Edmund Husserl
  47. Bảo Vệ Môi Trường Đối Với Sự Phát Triển Bền Vững Ở Việt Nam Hiện Nay
  48. Vấn Đề Nhà Nước Trong Tác Phẩm Nhà Nước Và Cách Mạng Của V.I.Lênin Và Sự Vận Dụng Vào Xây Dựng
  49. Vấn Đề Con Người Trong Triết Học Thời Kỳ Phục Hưng
  50. Triết Lý Nhân Sinh Trong Tác Phẩm Đạo Đức Kinh Của Lão Tử Và Ý Nghĩa Của Nó Đối Với Xây Dựng Đạo Đức

Tổng Hợp 50 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học Hay Nhất 2022

Đề tài nghiên cứu khoa học về triết học
Tổng Hợp Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học
  1. Vai Trò Của Gia Đình Đối Với Việc Giáo Dục Đạo Đức Cho Thế Hệ Trẻ Ở Tỉnh Thanh Hóa Hiện Nay
  2. Sự Biến Đổi Của Quan Hệ Sản Xuất Trong Thời Kỳ Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Ở Việt Nam Hiện Nay
  3. Triết Học Phật Giáo Việt Nam – Cơ Sở Hình Thành, Đặc Điểm Và Xu Hướng Biến Đổi
  4. Nâng Cao Năng Lực Tư Duy Lý Luận Cho Cán Bộ Chủ Chốt Cấp Cơ Sở, Đáp Ứng Yêu Cầu Công Nghiệp Hóa
  5. Phát Triển Nguồn Nhân Lực Trẻ Đáp Ứng Yêu Cầu Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa Ở Nam Định Hiện Nay
  6. Phát Huy Nguồn Nhân Lực Trẻ Của Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Tỉnh Lào Cai Trong Thời Kỳ Công Nghiệp Hóa
  7. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học: Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Thanh Niên Ở Ninh Bình Trong Giai Đoạn Hiện Nay
  8. Vận Dụng Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Tự Nhiên, Con Người Và Xã Hội Trong Quá Trình Bảo Vệ Môi Trường
  9. Vấn Đề Giáo Dục Ý Thức Chính Trị Cho Sinh Viên Cho Sinh Viên Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2
  10. Vấn Đề Lý Luận Nhận Thức Trong Tác Phẩm Chủ Nghĩa Duy Vật Và Chủ Nghĩa Kinh Nghiệm Phê Phán
  11. Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cách Mạng Cho Học Sinh Hệ Đào Tạo Trung Cấp An Ninh Ở Việt Nam Hiện Nay
  12. Tìm Hiểu Những Tư Tưởng Triết Học Cơ Bản Về Lịch Sử Trong Một Số Tác Phẩm Chủ Yếu Của C.Mác
  13. Nâng Cao Trình Độ Lí Luận Chính Trị Cho Đội Ngũ Cán Bộ Lãnh Đạo, Quản Lí Cấp Cơ Sở Ở Tỉnh Bắc Kạn
  14. Xây Dựng Quan Hệ Sản Xuất Và Thực Hiện Tiến Bộ Công Bằng Xã Hội Ở Việt Nam
  15. Tư Tưởng Lễ Trị Của Nho Giáo Sơ Kỳ Và Ảnh Hưởng Của Nó Đến Đường Lối Trị Nước Thời Lê Sơ
  16. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học: Các Nguyên Lý Của Phép Biện Chứng Duy Vật Trong Sinh Học Hiện Đại
  17. Giáo Dục Ý Thức Môi Trường Cho Sinh Viên Trên Địa Bàn Tỉnh Bắc Giang Trong Giai Đoạn Hiện Nay
  18. Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Mâu Thuẫn Xã Hội Và Ý Nghĩa Của Nó Đối Với Đất Nước Ta Hiện Nay
  19. Ảnh Hưởng Của Cách Mạng Khoa Học – Công Nghệ Đến Các Lực Lượng Sản Xuất Ở Nước Ta Hiện Nay
  20. Nâng Cao Năng Lực Tư Duy Lý Luận Cho Đội Ngũ Cán Bộ Lãnh Đạo Chủ Chốt Cấp Quận Ở Quận Thanh Xuân
  21. Một Số Mâu Thuẫn Trong Quá Trình Phát Triển Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa
  22. Đề tài: Phân tích thực chất của cuộc cách mạng trên lĩnh vực triết học do Mác – Ăngghen thực hiện – ý nghĩa của vấn đề đó
  23. Đề tài: Quan điểm Hồ CHí Minh về văn hóa đời sống, HAY
  24. Đề tài: Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo
  25. Đề tài: Sự vận dụng các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa mác – lênin để giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam trong những năm gần đây
  26. Luận văn: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải
  27. Luận văn: Vấn đề đạo đức trong triết học Hy Lạp cổ đại và ý nghĩa hiện thời của nó
  28. Luận văn: Ý thức xã hội Việt Nam truyền thông – những mặt tích cực và hạn chế khi bước vào sự nghiệp đối mới đất nước
  29. Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệp phát triển giáo dục ở nước ta hiện nay
  30. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học: Quan điểm về con người trong Đạo gia và ý nghĩa hiện thời của nó
  31. Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh thần người Việt hiện nay
  32. Luận văn: Nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan trong hoạt động của doanh nghiệp ở nước ta hiện nay
  33. Luận văn: Tư tưởng Chính trị – xã hội của Lão tử qua sách “đạo đức kinh”
  34. Luận văn: Thế giới quan phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần con người Việt Nam hiện nay
  35. Luận án: Vai trò của nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu – nghèo ở Việt Nam hiên nay
  36. Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vật lí 10 cho học sinh trung học phổ thông miền núi
  37. Hãy phân tích hoàn cảnh ra đời và vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập Đảng?
  38. Cương lĩnh là gì ? Các cương lĩnh của Đảng ? Phân tích những đặc trưng cơ bản của mô hình chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng ?
  39. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học: Đồng chí cần làm gì, và phấn đấu như thế nào để trở thành Đảng viên!
  40. Luận văn: Ứng xử của người Cơ Lao với tài nguyên thiên nhiên, 9đ
  41. Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
  42. Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
  43. Luận văn: Chữ Hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa hiện thời của nó, 9đ
  44. Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
  45. Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
  46. Luận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOT
  47. Luận văn: Học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy
  48. Cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh ở Việt Nam từ năm 2000, 9đ
  49. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
  50. Luận văn: Tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng, HAY, 9đ
  51. Luận văn: Tư tưởng triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn
  52. Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu
  53. Luận văn: Đặc điểm ký Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, HAY
  54. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học: Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Viễn thông

1 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT: ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã sản sinh ra biết bao anh hùng, nhà lãnh đạo xuất sắc, lãnh tụ vĩ đại làm rạng danh đất nước. Trong xã hội không ngừng phát triển hiện nay, việc tìm hiểu lại những giá trị tư tưởng của các bậc tiền nhân là một trong những điều cần thiết để có thể phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc vào phát triển đất nước.

Trong số các bậc tiền nhân ấy, Minh Mạng (1791 -1841) được xem là một nhà cai trị xuất sắc đầu thế kỉ XIX. Ông không chỉ là một nhà chính trị lão luyện, nhà quân sự tài năng, mà còn là một nhà tư tưởng lớn. Tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng của ông. Nó thể hiện tư duy chiến lược sâu rộng của ông trước những yêu cầu của xây dựng và phát triển đất nước trong nửa đầu thế kỉ XIX.

Tìm hiểu tư tưởng của Minh Mạng, một mặt, góp phần vào việc ngày càng làm sáng tỏ tư tưởng xây dựng, phát triển đất nước của ông, mặt khác, góp phần khẳng định quan điểm đúng đắn của Đảng ta về việc kế thừa và phát triển các tinh hóa văn hóa dân tộc vào sự nghiệp xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn hiện nay.

Minh Mạng là một nhà tư tưởng, nhưng ông không trình bày quan điểm của mình thành một học thuyết, mà từ hiện thực lịch sử đầy sôi động của dân tộc đầu thế kỷ XIX, ông đã suy xét, xử lý, giải quyết mọi vấn đề rồi khái quát thành các nguyên tắc trị nước, an dân, xây dựng triều đại, phát triển dân tộc. Cho nên, tư tưởng nhân sinh của ông mang đậm hơi thở của cuộc sống, hòa lẫn và ẩn chứa đằng sau các lĩnh vực tư tưởng khác, như kinh tế – chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hoá, giáo dục… Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

Trong dòng chảy của lịch sử, mỗi thời đại đều để lại những dấu ấn riêng của mình, dấu ấn đó biểu hiện ở sự đan xen giữa cái tiến bộ và bảo thủ, tích cực và hạn chế. Giai đoạn đầu của thế kỷ XIX là một giai đoạn mang tính chất bước ngoặt trong lịch sử Việt Nam, lúc này tuy đất nước đã thống nhất trên toàn lãnh thổ, nhưng những mối nguy đe dọa sự tồn vong của dân tộc vẫn còn hiện diện. Đó là dư âm từ sự khủng hoảng của nước ta ở giai đoạn trước, sự tàn phá nghiêm trọng bởi các cuộc nội chiến kéo dài triền miên, sự nhòm ngó của các nước phương Tây. Minh Mạng với tư cách là vua của một nước, nắm quyền lực tối cao, có trách nhiệm lớn lao trong việc giải quyết những yêu cầu khách quan mà lịch sử đã đặt ra. Vì vậy, mà tư tưởng của ông là sự đúc kết của quá trình trị quốc, đối diện với vấn đề chính trị, an nguy của cả một đất nước. Điều này cũng được thể hiện rõ qua tác phẩm “Minh Mệnh Chính Yếu” được Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Trong tác phẩm này Minh Mệnh ít khi đề cập tới thế giới quan, mà đa số chỉ tập trung bàn về nhân sinh quan, trong đó tư tưởng xuyên suốt của ông là tư tưởng lấy dân làm gốc, trách nhiệm của người đứng đầu, đạo làm người…Có thể nói, những tư tưởng về nhân sinh quan là một trong những tư tưởng có nhiều tiến bộ, không chỉ tác động trong việc xây dựng đất nước đương thời mà còn có nhiều ý nghĩa đối với sau này.

Vì lẽ đó mà tác giả chọn tìm hiểu “Tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng” làm đề tài luận văn của mình.

2. Tình hình nghiên cứu của Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

Tư tưởng của Minh Mạng nói chung và tư tưởng nhân sinh của ông nói riêng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng tựu chung có thể chia là 3 hướng nghiên cứu chính như sau:

Hướng thứ nhất, những công trình viết về lịch sử của nhà Nguyễn và cuộc đời, sự nghiệp của Minh Mạng.

Trước hết là những công trình bộ chính sử của nhà Nguyễn như: Quốc sử toát yếu của Cao Xuân Dục (Nxb. Thuận Hóa); Đại Nam Liệt Truyện gồm 4 tập (Nxb. Thuận Hóa); Đại Nam thực lục (gồm Tiền biên và Chính biên) gồm 10 tập (Nxb. Giáo dục); Khâm Định Đại Nam hội điển sử lệ gồm 15 tập (Nxb. Thuân Hóa, Huế). Trong đó cuốn Minh Mệnh Chính Yếu do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, thể hiện toàn bộ tư tưởng, chính sách của Minh Mạng trong thời gian trị vì đất nước, cuốn sách này có giá trị rất lớn trong việc tìm hiểu về triều Nguyễn nói chung và về Minh Mạng nói riêng.

Bên cạnh đó có một số tác phẩm khác như nói về cuộc đời và sự nghiệp của Minh Mạng như cuốn “Những vị vua hay chữ của nước Việt”. Cùng đề cập tới cuộc đời và sự nghiệp của Minh Mạng cũng có công trình “Chân dung các vua nguyễn”, tập 1, của Đỗ Bang; tác phẩm “Vua trẻ trong lịch sử Việt Nam” của Vũ Ngọc Khánh; Cuốn “Chín đời chúa mười ba đời vua nguyễn” của Nguyễn Đắc Xuân, Nxb. Thuận Hóa. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

Đi sâu vào phân mô tả phân tích tình hình kinh tế nước ta dưới thời Minh Mạng có cuốn Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn (Nxb. Lửa Thiêng), của Nguyễn Thế Anh. Tác phẩm này dẫn ra những hạn chế mà triều Nguyễn thời đó mắc phải, bên cạnh đó cũng khẳng định những thành tựu mà vương triều Minh Mạng đã đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Viết về kinh tế còn có những tác phẩm như: Kinh tế thương nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn (Nxb Thuận Hóa, 1997); Kinh tế xã hội thời Nguyễn của Nguyễn Duy Hinh ở tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 1/1997. Chính sách khẩn hoang của nhà Nguyễn ở tạp chí NCLS số 56/1963 của tác giả Chu Thiên.

Tác phẩm “Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn” (Nxb. Thuận Hóa) của Trương Hữu Quýnh và Đỗ Bang (chủ biên), cuốn sách đề cập tới địa bạ thời Nguyễn và tình hình ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, tình hình nông nghiệp và đời sống nông dân thời Nguyễn (1802 -1884), những chuyển biến kinh tế Nông – Lâm – Ngư nghiệp Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, và ruộng đất nông nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn những vấn đề đặt ra hiện nay. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

Đề cập một cách tổng quát, đặt Minh Mạng trong tổng thể nghiên cứu chung của nhà Nguyễn, có một số công trình như: Đại cương lịch sử Việt Nam tập 1 của Trương Hữu Quýnh; Tiến trình lịch sử Việt Nam (Nxb Giáo Dục, 2000) của Huỳnh Công Bá; Lịch sử Việt Nam cổ trung đại (Nxb Văn hóa thông tin, 2011) của Phan Huy Lê; Lịch sử Việt Nam giản yếu (Nxb Chính trị Quốc gia, 2000) của Nguyễn Quang Ngọc…Các tác phẩm này đề cập về triều Nguyễn ở những khía cạnh khác nhau, nhằm đánh giá những đóng góp, hạn chế của vương triều Nguyễn ở nhiều góc độ.

Hướng thứ hai, các công trình nghiên cứu một cách trực tiếp những khía cạnh khác nhau như đạo đức, tôn giáo, giáo dục, văn hóa…trong tư tưởng của Minh Mạng. Với chủ đề này, có những tác phẩm tiêu biểu như: Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 2, của Lê Sĩ Thắng, khi nói về Minh Mạng ông đã nhận xét “Ông là người đặt cơ sở tư tưởng và thiết chế của triều Nguyễn”[69, tr.74], Lê Sỹ Thắng đưa ra nhận định về tư tưởng của Minh Mạng “Đó là một hệ tư tưởng hoàn chỉnh, được sáng tạo để đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn đất nước và vương triều”[69, tr. 109] và “Dầu sao, Minh Mệnh cũng là một hoàng đế có nhiều tư tưởng tích cực cần được nghiên cứu và kế thừa. Ông là một trong những nhà tư tưởng lớn của nước ta thời phong kiến”[69, tr. 113].

Vào năm 1973, Trần Văn Giàu trong cuốn Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám, khi nói về triều đại thời Minh Mạng, Trần Văn Giàu đã nhận định “Thời Minh Mạng được xem như thời cường thịnh nhất của triều Nguyễn, lại đúng là thời có nhiều cuộc nổi dậy quy mô lớn nhất”[23, tr. 45].

Năm 1996, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội cho xuất bản cuốn Cải cách hành chính dưới triều Minh Mệnh (1820 – 1840), của tác giả Nguyễn Minh Tường. Trong cuốn sách này, tác giả không đề cập tới mọi vấn đề thuộc bộ máy quản lý hành chính đất nước, mà nó chỉ nằm ở giới hạn ở những cải cách thực hiện dưới triều Minh Mạng, tác giả chủ yếu đi sâu vào phân tích những chính sách mới, những thiết chế mới hoặc có sự đổi mới trong việc quản lý đất nước nửa đầu thế kỷ XIX. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

Tác phẩm “Tìm hiểu tư tưởng chính trị Nho giáo Việt Nam từ Lê Thánh Tông đến Minh Mệnh” của Nguyễn Hoài Văn. Tác phẩm này mang lại một cái nhìn toàn diện, khá đầy đủ về tư tưởng chính trị Nho giáo Việt Nam từ thế kỷ XV cho đến nửa đầu triều Nguyễn – giữa thế kỷ XIX, nghĩa là từ Lê Thánh Tông tới Lê Mạt cho đến Minh Mạng. Trong cuốn sách này, Nguyễn Hoài Văn đánh giá cao vai trò của tư tưởng chính trị Nho giáo của Lê Thánh Tông và Minh Mạng: “Qua đó, có thể thấy tư tưởng chính trị của Lê Thánh Tông và Minh Mệnh đều xoay quanh những vấn đề cụ thể, thiết thực đối với đời sống quốc gia như: khuyến nông, chăm lo phát triển sản xuất, tổ chức bộ máy, đề cao pháp trị, đào tạo nhân tài, vấn đề dùng người trong chính trị, vấn đề đạo làm người, vấn đề cứu đói cho dân khi gặp thiên tai, vấn đề chống tham nhũng…Trong tất cả các vấn đề trên, các ông đều có những kiến giải sáng suốt, lời nói đi đôi với việc làm”[78, tr. 329].

Công trình “Một số vấn đề quan chế triều Nguyễn” của tập thể tác giả Phan Đại Doãn, Nguyễn Minh Tường, Hoàng Phương, Lê Thành Lân, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Nxb. Thuận Hóa, cuốn sách này gồm 4 chương. Cuốn sách này đề cập tới tình hình chính trị xã hội, nguyên lý xây dựng bộ máy nhà nước triều Nguyễn, và một số chính sách nội trị của nhà Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX, ngoài ra còn đề cập tới lược sử quan chế các triều đại trước nhà Nguyễn, các quan chức chính dưới triều Nguyễn, cách tuyên bố các quan và lệ phong quan tước, nhiệm vụ và quyền lợi của các quan, biện pháp kiểm soát và trừng trị quan lại phạm pháp… Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

Công trình “Những vấn đề về lịch sử và văn chương triều Nguyễn” của Nguyễn Phong Nam. Cuốn sách này đề cập tới nhiều nhiều vấn đề, khía cạnh khác nhau của triều nguyễn, như vấn đề về công cuộc chiêu dân khẩn hoang, tryện, thơ và văn xuôi Việt Nam ở thế kỷ XIX. Ngoài ra nó cũng đề cập tới hai tư tưởng của Minh Mạng đó là củng cố nền thống nhất quốc gia, và yên dân.

Về tôn giáo cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này trong giai đoạn triều Nguyễn như các công trình: Cuốn Công giáo Việt Nam thời kỳ triều Nguyễn (1802 -1883), Nxb Tôn giáo, 2009, của Nguyễn Quang Hưng; cuốn Sự du nhập của đạo Thiên chúa giáo vào Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX. Nxb Tôn giáo, 2001, của tác giả Nguyễn Văn Kiệm. Tác phẩm Công giáo Việt Nam thời kỳ triều Nguyễn có 2 phần: phần 1, nói về công giáo Việt Nam thế kỷ XVII – XVIII; phần 2, công giáo thời kỳ triều Nguyễn (1802 -1883). Ở phần 2, trong mục “chính sách của Minh Mạng đối với công giáo” gồm 2 mục nhỏ là: sự tiếp tục hoàn thiện chế độ nhà nước dựa trên các chuẩn mực Nho giáo làm trầm trọng thêm vấn đề nghi lễ; các chỉ dụ cấm đạo của Minh Mạng; cách ứng xử của Minh Mạng sau chiến tranh Nha phiến ở Trung Quốc; phản ứng của các thừa sai và một số đánh giá về chính sách cấm đạo ở thời Minh Mạng. Về Nho giáo có công trình nghiên cứu như: Nguyễn Tài Thư với cuốn Nho học và Nho học ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn, tác giả đã trình bày những đặc điểm, vai trò của Nho giáo Việt Nam nói chung hay giai đoạn triều Nguyễn nói riêng, nói về nho giáo thời kỳ Minh Mạng ông đưa ra nhận định: “Triều Nguyễn đã xây dựng nên bộ “Minh Mạng chính yếu”, trong đó thể hiện xu hướng tư tưởng phục hồi Nho và xuất phát từ các yếu tố gọi là tích cực của nhà nho để trị nước” [74, tr. 154].

Năm 2004, tạp chí Triết học số 7 có bài Những lý do văn hóa – chính trị và tôn giáo trong chính sách cấm đạo của Minh Mệnh, tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 6, năm 2007 có bài Về chính sách tôn giáo của triều Nguyễn – những kinh nghiệm lịch sử… Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

Hướng thứ ba, các công trình đánh giá về đặc điểm, giá trị, hạn chế, ý nghĩa lịch sử của tư tưởng Minh Mạng nói chung và tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng nói riêng.

Đề tài Tư tưởng chính trị của Minh Mạng qua tác phẩm“Minh Mệnh Chính Yếu” của Bùi Thị Ngọc Mai, chuyên ngành triết học, năm 2015 với 132 trang. Bài viết đề cập tới vấn đề thân thế sự nghiệp của Minh Mạng. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Minh Mệnh Chính Yếu và nội dung tư tưởng chính trị của Minh Mạng, từ đó nêu ra hạn chế và ý nghĩa tư tưởng chính trị của Minh Mạng

Công trình nghiên cứu tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng, luận văn thạc sĩ chuyên ngành triết học của Phạm Thị Phương Thảo, trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn TP.HCM. Do PGS.TS Lương Minh Cừ hướng dẫn (2014) với đề tài “Tư tưởng nhân sinh của Minh Mệnh và ý nghĩa lịch sử của nó”. Công trình này gồm 145 trang, tác giả phân tích những tiền đề chính trị, kinh tế xã hội, tư tưởng của nước ta ở cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX cho sự phát triển tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng. Tác giả đã hệ thống và làm rõ hơn về tư tưởng của ông như tư tưởng thân dân lấy dân làm gốc, về đạo lý làm người và đạo đức xã hội, về văn hóa, giáo dục, văn hóa và tôn giáo từ đó chỉ ra vai trò và đóng góp của Minh Mạng trong tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam.

Có thể nói, việc nghiên cứu về tư tưởng của Minh Mạng được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu theo nhiều khía cạnh, chiều hướng khác nhau như vấn đề về chính trị, văn hóa, tôn giáo. Trong cuốn luận văn này tác giả muốn đề cập tới vấn đề như tư tưởng yên dân, đạo làm vua, đạo làm người, tư tưởng về độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, các tư tưởng văn hóa giáo dục một cách chuyên sâu và mở rộng. Trên nền tảng kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đó, trong khuôn khổ của một luận văn cao học và khả năng còn nhiều hạn chế, người viết cố gắng tiếp tục tìm hiểu, góp phần vào việc làm sáng tỏ và khẳng định những giá trị nổi bật trong tư tưởng nhân sinh mà Minh Mạng đã đóng góp vào tiến trình phát triển của tư tưởng Việt Nam.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài nhằm làm rõ nội dung tư tưởng nhân sinh của Hoàng đế Minh Mạng. Từ đó rút ra được những giá trị, hạn chế và ý nghĩa lịch sử trong tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng.

Để thực hiện mục đích trên, luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ sau: Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

  • Một là, trình bày và phân tích bối cảnh xã hội và tiền đề lý luận hình thành tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng.
  • Hai là, trình bày, phân tích và làm rõ những nội dung trong tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng.
  • Ba là, nêu lên những giá trị, hạn chế, ý nghĩa lịch sử và hiện tại của nó

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng
  • Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng được thể hiện trong các tác phẩm của ông, chủ yếu là trong “Minh Mệnh chính yếu”.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn lựa chọn cách tiếp cận lịch sử triết học và giá trị học.

Luận văn lấy thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chỉ đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề nhân sinh làm cơ sở lý luận.

Về phương pháp nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như: phân tích, tổng hợp, diễn giải, so sánh, quy nạp, logic… để nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

Luận văn góp phần nghiên cứu một cách có hệ thống tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng trên các phương diện về vai trò, vị trí, bản chất của con người và quan niệm về đạo làm người, giáo dục con người…

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập lịch sử tư tưởng Việt Nam và cho những ai quan tâm đến vấn đề này.

7. Cơ cấu của luận văn

Luận văn gồm phần mở đầu, nội dung chính và danh mục tài liệu tham khảo.

Nội dung chính gồm có 2 chương và 5 tiết.

Chương 1: ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ- XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG

  • 1.1. Điều kiện lịch sử – xã hội của Việt Nam 20 năm đầu thế kỷ XIX với sự hình thành tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng
  • 1.2. Tiền đề tư tưởng cho sự hình thành tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng
  • 1.3. Cuộc đời, sự nghiệp và những tác phẩm tiêu biểu của Minh Mạng

Chương 2: NỘI DUNG, GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ TRONG TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG

  • 2.1. Nội dung tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng
  • 2.2. Giá trị, hạn chế và ý nghĩa lịch sử tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng

KẾT LUẬN

2 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT: ĐỀ TÀI TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC KHOA HỌC CỦA THOMAS SAMUEL KUHN TRONG TÁC PHẨM “CẤU TRÚC CÁC CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC”

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

Triết học phương Tây từ những thập niên 50 của thế kỷ thứ XX đến nay, được thúc đẩy bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đã tăng cường mạnh mẽ việc nghiên cứu các quy luật phát triển của khoa học và phương pháp luận khoa học, những thay đổi này được phản ánh trong những trào lưu triết học, nhất là triết học khoa học. Triết học khoa học là một trường phái, tuy không nằm trong chủ nghĩa thực chứng, nhưng có điểm chung với chủ nghĩa thực chứng là duy khoa học, tuyệt đối hóa vai trò của khoa học kinh nghiệm, phủ nhận vai trò thế giới quan của triết học với các đại biểu của triết học khoa học như K. Popper (Karl Popper, 1902-1994), T. Kuhn (Thomas Samuel Kuhn, 1922-1996), I. Lakatos (Imre Lakatos 1922-1974),…

Triết học khoa học giai đoạn này quan tâm ngày càng nhiều hơn đến việc nghiên cứu đến các vấn đề lịch sử xã hội. Phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa lịch sử xuất hiện vào thập niên 60 với Thomas Kuhn làm đại biểu, đã phát triển thêm một bước khuynh hướng này. T.Kuhn nhấn mạnh phương pháp nghiên cứu thông qua lịch sử khoa học để luận chứng khoa học, đồng thời cố tìm trong quá trình phát triển khoa học các mẫu hình nghiên cứu khoa học.

Tác phẩm “Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học” của Thomas Samuel Kuhn nhìn chung được mọi người nhất trí đánh giá như một bước ngoặt lớn và ông được coi như người sáng lập đích thực của cách tiếp cận mới. Kuhn cho rằng về cơ bản khoa học không phát triển liên tục thông qua tích lũy mà nó mang tính đứt đoạn. Những điểm đứt đoạn này được gọi là “các cuộc cách mạng khoa học” mà theo Kuhn chúng giống như sự đảo lộn cách nhìn của các nhà khoa học (cái mà các nhà tâm lý học tự giác gọi là sự chuyển đổi hình trạng (gestal switch). Vào một thời điểm tương ứng với những tín niệm xã hội nào đó được lấy làm chỗ dựa cho một thế giới quan, nhà khoa học có một cảm quan lý thuyết đặc biệt, một cách nhìn thế giới riêng. Cái đó thay đổi một khi thế giới quan thay đổi. Những nhân tố ảnh hưởng tới cách nhìn sự việc của các nhà khoa học có thể được phân tích và mô hình hóa trên cơ sở tri thức luận: về căn bản, đó là những khủng hoảng xuất phát từ sự thất bại liên tục của họ trong việc cung cấp những công cụ lý thuyết và thực nghiệm cần thiết để giải các “bài toán đố” khoa học. Tuy nhiên, bên cạnh thành công và những đóng góp có giá trị không thể chối bỏ, cũng là lẽ thường tình khi những phê phán nhằm vào Kuhn kể từ khi cuốn sách dưới đây ra đời đã luôn chỉ ra những thiên kiến và những sai lầm trong quan niệm của ông. Những phê phán đối với cuốn sách chủ yếu cho rằng dường như nó đã gán cho khoa học quá nhiều màu sắc chủ quan và phi duy lý, quan niệm về khoa học theo chiều hướng tương đối luận. Các nhà tư tưởng hậu hiện đại và hậu cấu trúc cho rằng Kuhn đã cố chứng minh cho sự phụ thuộc thái quá của tri thức khoa học vào văn hóa và hoàn cảnh lịch sử của cộng đồng khoa học, mà quên đi khía cạnh nhận thức và phương pháp. Theo cách nhìn ấy, Kuhn được coi là tiền thân của những tư tưởng độc đoán hơn của Paul Feyerabend. Công trình của Kuhn còn được coi như đã góp phần xóa nhòa đường phân ranh giữa khoa học và phi khoa học. Những người phê phán quan điểm này của Kuhn mạnh mẽ hơn cả là Karl Popper và Imre Lakatos. Trong khi các nhà hậu thực chứng logic phê bình Kuhn “nhân văn hóa” khoa học quá mức cần thiết thì các nhà tư tưởng hậu hiện đại trong đó có Feyerabend lại cho rằng Kuhn còn quá rụt rè trong việc “nhân văn hóa” này. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

Hơn nữa, nhìn trong tương quan bối cảnh hội nhập kinh tế, văn hóa và khoa học quốc tế trên phạm vi toàn cầu, quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ thì việc tìm hiểu có chọn lọc triết học phương Tây sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập văn hóa, khoa học giữa các quốc gia trong nền văn hóa chung, văn hóa chung nhân loại. Trong hoàn cảnh đó, một trong những nhiệm vụ cấp bách đối với những người làm triết học ở Việt Nam là phải tìm hiểu, nghiên cứu, tổng kết và học tập những giá trị tích cực từ những thành tựu phát triển của triết học phương Tây hiện đại. Chính vì vậy, tác giả nhận thấy nhiệm vụ của mình cần phải tìm hiểu và lĩnh hội những tư tưởng tiến bộ của triết học phương Tây hiện đại góp phần luận giải một số nội dung liên quan đến triết học khoa học phương Tây hiện đại. Nghiên cứu những tư tưởng triết học khoa học trong các tác phẩm của Thomas Samuel Kuhn nhất là tác phẩm “Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học” là cần thiết, góp phần luận giải làm sáng tỏ, nhận diện một cách đầy đủ hơn những quan điểm triết học về khoa học qua đó nắm bắt được sự ảnh hưởng của nó đối với đời sống khoa học hiện đại.

Việc nghiên cứu các trào lưu tư tưởng triết học hiện đại, trong đó có triết học về khoa học trên nền tảng thế giới quan và phương pháp luận Mácxít là một nhiệm vụ quan trọng giúp nhận thấy sự giống nhau và khác biệt trong quan điểm về nhận thức và bản chất nhận thức khoa học, chân lý khoa học,… nhằm làm phong phú nội dung phép biện chứng duy vật trong tình hình mới. Hơn nữa, trong điều kện hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị, khoa học, giáo dục toàn cầu, chắc chắn những triết lý về khoa học phương Tây hiện đại sẽ có ảnh hưởng và tác động ít nhiều đến đời sống khoa học Việt Nam, đặc biệt là với giới khoa học trẻ. Vì vậy, việc nghiên cứu này nhằm góp phần làm sáng tỏ những tư tưởng triết lý về khoa học của phương Tây hiện đại thông qua các tác phẩm của Thomas Samuel Kuhn là rất cần thiết trong việc nắm bắt, định hướng tư duy khoa học, quản lý và hội nhập khoa học. Từ những lý do trên, học viên chọn đề tài: “Tư tưởng triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn trong tác phẩm “Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học”” làm đề tài luận văn thạc sĩ để nghiên cứu.

2. Tình hình nghiên cứu Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

2.1. Các công trình nghiên cứu tiếng Anh.

Steve William Fuller, với các công trình “Thomas Kuhn: a Philosophical History for Our Times”, nhà xuất bản đại học Chicago, năm 2000; “Kuhn vs Popper: the Struggle for the Soul of Sciene”, nhà xuất bản đại học Columbia, năm 2003;… Trong các công trình của mình Fuller, dành nhiều quan tâm cho triết học khoa học, trong đó đặc biệt là những nội dung trong “cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học” của Thomas Samuel Kuhn. Fuller, đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về nhận thức luận mà T.Kuhn đã trình bày trong “cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học”, và xem sự ra đời của tác phẩm này như một cuộc cách mạng về tư tưởng và phương pháp trong nghiên cứu triết học cũng như trong khoa học xã hội. Fuller có những phân tích rất sâu và đánh giá xác đáng về những nội dung chủ yếu trong “cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học” cụ thể như: mẫu hình, vai trò của khoa học thông thường, vấn đề các thể cộng đồng khoa học, tương đối luận, vô ước,… từ đó đưa ra những nhận định tích cực về “cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học”, cũng như vị trí của triết học khoa học T. Kuhn trong nền triết học khoa học đương đại. Tuy nhiên hầu hết trong các công trình, Fuller bàn về thế giới quan của T.Kuhn là rất mờ nhạt.

Còn có thể kể đến các công trình của các tác giả: Gutting Gary, “Paradigms and Revolutions: Appraisals and Applications of Thomas Kuhn’s Philosophy of Science”, nhà xuất bản đại học Notre Dame, năm 1980; Cedarbaum D. G. “”Paradigms” Studies in the History and Philosophy of Science”, nhà xuất bản Pergamon, năm 1983. Nếu như Gutting Gary thể hiện sự thẩm định và ứng dụng các quan điểm của T.Kuhn như “mẫu hình”, “cách mạng khoa học” vào nghiên cứu khoa học thì Cedarbaum dành sự quan tâm đặc biệt cho học thuyết “mẫu hình” – như cái lõi, hạt nhân triết học Kuhn nhằm ứng dụng vào nghiên cứu lịch sử khoa học và triết học khoa học, nhấn mạnh tầm quan trọng không thể phủ nhận của “mẫu hình” trong nghiên cứu khoa học, triết học. Ngoài ra còn có thể liệt kê một số công trình quan trọng nghiên cứu tác phẩm cấu trúc một cách nghiêm túc như: Hoyningen-Huene Paul: “Reconstructing Scientific Revolutions: Thomas S. Kuhn’s Philosophy of Science”, nhà xuất bản đại học Chicago, năm 1993; James Conant và John Haugeland (tác phẩm viết chung): “The Road Since Structure”, nhà xuất bản đại học Chicago, năm 2000. Gattei Stefano: Thomas Kuhn’s ‘Linguistic Turn’ and the Legacy of Logical Empiricism, nhà xuất bản Routledge, năm 2008; Robert J. Richards và Lorraine Daston (tác phẩm viết chung): “Kuhn’s ‘Structure of Scientific Revolutions’ at Fifty: Reflections on a Science Classic”, nhà xuất bản đại học Chicago, năm 2016,… và nhiều công trình nghiên cứu khác về tác phẩm “cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học”. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

Hầu hết, các công trình trên khi nghiên cứu và đánh giá “Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học” của Thomas Samuel Kuhn trên lập trường phi Mác-xít.

2.2. Tài liệu bằng tiếngViệt.

Đặng Mộng Lân, “Cách mạng khoa học – sự thay đổi khuôn mẫu (Paradigm)” đăng trên tạp chí khoa học và nhân văn, công trình này đã đưa ra một hình ảnh rõ ràng và đơn giản về sự phát triển của khoa học: Một mẫu hình (một cấu trúc cơ bản ổn định nảy sinh từ một số khám phá được chấp nhận bởi cộng đồng khoa học) xuất hiện rồi bị thay thế bởi một mẫu hình mới; Đinh thế Phong, “Khoa học và mô thức luận của Thomas Kuhn” đăng trên tạp chí Tia Sáng trình bày lại và đánh giá những quan niệm của Thomas Kuhn về “Khoa học thông thường” (normal science), mẫu hình, khoa học mang tính đột biến (hay tính cách mạng-revolutionary science), chuyển đổi mẫu hình; Lưu Phóng Đồng, “giáo trình triết học hướng đến thế kỷ 21”. Giáo trình triết học này lấy thái độ thực sự cầu thị của chủ nghĩa Marx mà đánh giá lại toàn bộ triết học phương Tây hiện đại và mối quan hệ của nó với triết học Mácxít. Trong đó tác giả có trình bày và đánh giá lại những tư tưởng triết học khoa học của Thomas Kuhn trong tác phẩm “cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học” là chủ yếu; Ngoài ra còn có một số công trình tiếng Việt khác có đề cập và đánh giá quan điểm triết học của Thomas Kuhn như công trình của các tác giả Melvil J.K, “Các con đường của triết học Phương Tây hiện đại”, Đinh Ngọc Thạch và Phạm Đình Nghiệm biên dịch; Đỗ Minh Hợp, “Diện mạo triết học phương Tây hiện đại”; Hà Văn Tấn, “Tập bài giảng về Triết học phương Tây hiện đại”, thư viện trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Tp.Hồ Chí Minh; Trần Quang Thái, Luận án Tiến sĩ: “Nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại”, thư viện trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Tp.Hồ Chí Minh;…

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của đề tài là thông qua viêc tìm hiểu tác phẩm “Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học” của Thomas Samuel Kuhn như sự thể hiện của tư tưởng triết học trong khoa học, để nhận thấy rõ bản chất tư tưởng triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn. Từ đó, chỉ ra những giá trị, hạn chế và ảnh hưởng của nó đối với đời sống khoa học hiện đại.

Để đạt được mục đích đó, đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau:

  • Thứ nhất: tìm hiểu các tiền đề ra đời tác phẩm và tiểu sử cuộc đời hoạt động khoa học của Thomas Samuel Kuhn, hoàn cảnh ra đời và cấu trúc tác phẩm “Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học” Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học
  • Thứ hai: tìm hiểu nội dung cơ bản của tư tưởng triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn qua tác phẩm “Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học” Thứ ba: chỉ ra những giá trị và hạn chế trong tư tưởng triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn trong tác phẩm “Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học” và ảnh hưởng của nó đối với đời sống khoa học đương đại.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về tư tưởng triết học khoa học trong tác phẩm “Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học” của Thomas Samuel Kuhn. Tuy nhiên, để phân tích, làm rõ và đánh giá toàn diện triết lý khoa học của Thomas Samuel Kuhn, học viên còn xem xét một số quan điểm triết học khoa học của các triết gia và triết gia khoa học phương Tây khác.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

  • Phương pháp biện chứng duy vật: Tác giả đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu.
  • Phương pháp lịch sử – logic: Tiếp cận cụ thể, chân xác các sự kiện lịch sử theo một hệ thống logic, đồng thời kết hợp trên cơ sở hệ thống sự kiện, khái quát hóa để đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan.
  • Phương pháp phân tích so sánh, phân tích tổng hợp,…

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học, cũng như lý luận và thực tiễn về hoạt động nghiên cứu khoa học ở Việt Nam.

7. Cơ cấu của luận văn:

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục thì đề tài được chia làm 2 chương.

Chương 1: KHÁI QUÁT BỨC TRANH XÃ HỘI, TRIẾT HỌC KHOA HỌC VÀ VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

  • 1.1. Mảnh đất Mỹ cho hạt giống triết học khoa học
  • 1.1.1. Bối cảnh xã hội Mỹ
  • 1.1.2. Tiền đề khoa học
  • 1.1.3. Tiền đề lý luận
  • 1.2. Thomas Samuel Kuhn và tác phẩm “Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học”
  • 1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Thomas Samuel Kuhn
  • 1.2.2. Tác phẩm “Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học”

Chương 2: NỘI DUNG CƠ BẢN QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC KHOA HỌC CỦA THOMAS SAMUEL KUHN TRONG TÁC PHẨM “CẤU TRÚC CÁC CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC”

  • 2.1. Những khái niệm cơ bản trong tác phẩm “cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học”
  • 2.2. Thuyết “mẫu hình”, hạt nhân triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn
  • 2.3. Khoa học thông thường và vai trò của khoa học thông thường
  • 2.4. Quan điểm về cộng đồng khoa học
  • 2.5. Nhận thức khoa học và vấn đề chân lý
  • 2.5.1. Hai hình thái tư duy phát tán và tư duy thu gom
  • 2.5.2. Vấn đề chân lý
  • 2.6. Những giá trị và hạn chế trong quan điểm triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn trong tác phẩm “cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học”

KẾT LUẬN

3 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT: ĐỀ TÀI VẤN ĐỀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC XƠ ĐĂNG Ở KON TUM HIỆN NAY

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

Xưa nay, văn hóa luôn giữ vị trí quan trọng đối với sự vận động và phát triển của xã hội. Các giá trị, những chuẩn mực được chắt lọc, lưu giữ và phát triển trong tiến trình lịch sử của mỗi dân tộc, các giá trị đặc trưng cho mỗi dân tộc, như đạo đức, luật pháp, khoa học, văn học, nghệ thuật…, các thể chế, thiết chế văn hoá, tập quán, lối sống… luôn đóng vai trò là hệ thống những nhân tố định hướng hợp lý đối với sự phát triển.

Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, con người được hạnh phúc và phát triển toàn diện. Vì vậy, văn hoá đóng vai trò là mục tiêu cả trước mắt và lâu dài của sự phát triển kinh tế – xã hội. Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ, lành mạnh xã hội sẽ không đạt tới sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững.

Tiến hành đồng bộ và gắn kết ba lĩnh vực: phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt, xây dựng văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội là nhằm tạo nên sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của đất nước trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các văn kiện quan trọng của Đảng đã khẳng định điều này.

Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả những sáng tạo phong phú về vật chất và tinh thần của con người trong quá trình cải tạo hiện thực khách quan. Những tri thức, các kết quả của hoạt động tự nhiên và xã hội là thành phần của văn hóa. Văn hóa không tự hạn chế vào một số biểu hiện của đời sống tinh thần, nó là toàn bộ cuộc sống cả vật chất lẫn tinh thần của từng cộng đồng người. Văn hóa là một hệ thống hữu cơ những giá trị do con người, loài người sáng tạo, tích lũy thông qua hoạt động thực tiễn trong suốt quá trình lịch sử của mình. Con người là sản phẩm cao nhất của tự nhiên và văn hóa là sản phẩm đặc sắc nhất của con người. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa với xu thế hội nhập và quốc tế hóa ngày càng sâu rộng. Bên cạnh những thay đổi và chuyển biến tích cực về mặt kinh tế, xã hội, sự phát triển đã đặt ra nhiều vấn đề bức xúc về mặt văn hóa. Đó là những vấn đề nảy sinh do sự thay đổi của cơ cấu kinh tế, kết cấu xã hội và sự biến đổi của cơ chế quản lý…. Đó còn là những vấn đề nảy sinh từ quá trình đô thị hóa gắn liền với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; những vấn đề về nhu cầu hưởng thụ văn hóa, về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống…

Muốn xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, có hệ giá trị đa dạng và ngày càng phong phú thì mỗi dân tộc vừa phải tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vừa phải bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của mình, trên cơ sở sử dụng những thành quả kinh tế, chính trị, giáo dục và đặc biệt là những thành quả của khoa học – công nghệ hiện đại cho việc đẩy mạnh sáng tạo các giá trị văn hóa. Bởi vì chỉ có một nền văn hóa tiên tiến mang bản sắc dân tộc, mới đảm bảo cho một quốc gia có sự phát triển bền vững.

Những điều vừa trình bày đúng với văn hóa nói chung và cũng đúng với văn hóa Xơ Đăng nói riêng. Văn hóa dân tộc Xơ Đăng với lịch sử hình thành và phát triển dài lâu và độc đáo của mình, là một bộ phận, góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa Việt Nam.

Kon Tum, với số dân đứng thứ hai sau người Kinh, cộng đồng dân tộc Xơ Đăng với đời sống tinh thần phong phú từ rất sớm đã hình thành nền văn hóa chứa đựng những giá trị nhân văn độc đáo, sâu sắc. Nhiều tài liệu trong và ngoài nước đã đánh giá rất cao nền văn hóa của dân tộc Xơ Đăng. Nhưng hiện nay, nhiều giá trị truyền thống của dân tộc này có nguy cơ mai một, do chịu sự tác động bởi những mặt trái của nền kinh tế thị trường, những hạn chế của việc thực hiện chính sách định cư, quy hoạch phát triển kinh tế… Nguy cơ mai một văn hóa Xơ Đăng cũng đã được cảnh báo từ nhiều năm trước đây. Hơn lúc nào hết, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng hiện đang là nhiệm vụ vô cùng cấp thiết, thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, của tổ chức Đảng, chính quyền và nhân dân Kon Tum cũng như nhân dân cả nước… Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

Với nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng và ý nghĩa cấp thiết của việc phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng, tôi đã chọn “Vấn đề phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum hiện nay” làm đề tài luận văn của mình, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong giai đoạn hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

Cùng với việc tham gia tích cực vào Thập kỷ quốc tế về văn hóa trong phát triển (1987-1996) và ban hành nhiều chủ trương, chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa do UNESCO phát động, tại hội nghị Trung Ương 5 khóa VIII, Đảng ta xác định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế – xã hội”.

Tổng quan tình hình nghiên cứu và công bố về chủ đề này, chúng tôi thấy hiện đã có nhiều rất nhiều ấn phẩm có giá trị được xuất bản. Cụ thể như sau:

Trong cuốn sách Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về văn hóa do Phạm Duy Đức chủ biên (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2008) [8], các tác giả đã bàn đến và làm rõ hơn quan điểm của các nhà triết học mácxít về xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa và một số lĩnh vực cơ bản như văn hóa chính trị, vấn đề xây dựng con người, đạo đức, lối sống, tín ngưỡng… Những chỉ dẫn chủ yếu về quan điểm vĩ mô đối với văn hóa được chúng tôi kế thừa từ cuốn sách này.

Trong cuốn Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2002), các tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Huyên [3] đã phân tích về thực chất của toàn cầu hoá nhìn từ góc độ triết học, quan hệ của toàn cầu hoá với việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, những giải pháp và dự báo về vị trí, vai trò, khả năng của giá trị truyền thống trong sự phát triển nền văn hoá nước ta hiện nay. Nhiều vấn đề cụ thể của lý luận và thực tiễn đối với việc triển khai các nghiên cứu chi tiết có thể tìm thấy ở công trình này.

Tác giả Nguyễn Huy Hoàng trong cuốn Mấy vấn đề triết học văn hóa (Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, năm 2002) [11], đã xem xét văn hóa trong sự phát triển của tri thức triết học từ khía cạnh lịch sử đến góc độ phương pháp luận để trên cơ sở đó suy ngẫm về một số vấn đề cấp bách đối với thực tiễn cuộc sống và văn hóa hôm nay.

Tác giả Nguyễn Khoa Điềm trong cuốn Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2001) [7], đã tiếp cận những yếu tố cấu thành nền văn hóa, những tiền đề lý luận và thực tiễn hoạt động văn hóa do Đảng ta lãnh đạo để nêu những nét chính về tính tiên tiến của nền văn hóa mà nhân dân ta đang xây dựng, về bản sắc văn hóa dân tộc, qua đó đề xuất một số biện pháp cơ bản và kiến nghị để xây dựng, phát triển văn hóa.

Trong cuốn Cơ sở triết học của văn hóa nghệ thuật Việt Nam do Đỗ Huy chủ biên (Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, năm 2002)[17], các tác giả đề cập đến những khía cạnh phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh liên quan mật thiết đến nền tảng tư tưởng và tư duy triết học của sự phát triển văn hóa nghệ thuật nói chung, sự phát triển của các mô thức văn hóa nghệ thuật Việt Nam nói riêng. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

Tác phẩm bản sắc văn hóa Việt Nam (Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, năm 1998)[36] tác giả Phan Ngọc chủ biên. Cuốn sách sẽ giúp người đọc trả lời được các câu hỏi liên quan đến người Việt và văn hóa Việt như: bản sắc văn hóa Việt Nam là gì? Văn hóa Việt Nam khác văn hóa Trung Hoa, văn hóa Pháp… ở chỗ nào? Vì sao có sự khác biệt đó? Làm gì để giữ gìn và phát huy văn hóa Việt trong thời hội nhập?

Cuốn sách Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam (NXB Khoa học Xã hội, 2006) của tác giả Ngô Đức Thịnh[48]. Khi bàn về sự đa dạng và thống nhất của văn hóa, tác giả đã phân tích một cách khá biện chứng: “Nếu coi thống nhất của văn hóa từ đa dạng, thì muốn củng cố sự thống nhất ấy, phải trên cơ sở bảo tồn và phát triển tính đa dạng của văn hóa, mà ở đây thể hiện rõ nhất là đa dạng văn hóa tộc người và văn hóa địa phương. Sẽ không có sự thống nhất văn hóa nào vững chắc và lành mạnh lại dựa trên cơ sở thuần nhất hóa hay đơn nhất hóa văn hóa”. Có thể coi cuốn sách Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam của GS TS Ngô Đức Thịnh là một đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp nghiên cứu và phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nghiên cứu về văn hóa dân tộc Xơ Đăng, cũng có nhiều công trình, tác phẩm điều tra, truy tìm và giới thiệu những giá trị văn hóa ở dạng vật thể, phi vật thể của người Xơ Đăng; trong đó tiêu biểu là:

Trong cuốn sách Người Xơ Đăng ở Việt Nam (Nxb Trung tâm khoa học & xã hội quốc gia, năm 1998) [53], tác giả Đặng Nghiêm Vạn đã nêu những vấn đề về văn hóa và đời sống của dân tộc Xơ Đăng. Tác phẩm được dịch ra 3 thứ tiếng (tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp), gồm 2 phần chủ yếu bố trí xen kẽ giới thiệu về dân tộc Xơ Đăng. Cuốn sách đã khắc họa một cách cụ thể các đặc trưng của dân tộc Xơ Đăng, giới thiệu văn hoá cổ truyền người Xơ Đăng, một đại diện của nền văn hoá bản địa vùng bắc Tây Nguyên đặc sắc. Đây là tác phẩm đặc biệt có giá trị về những nét đặc thù cả trong đời sống vật chất và cả trong đời sống tinh thần của dân tộc Xơ Đăng.

Tác phẩm Phác thảo văn hóa dân gian các dân tộc ở Kon Tum các tác giả Tôn Bảo, Nguyễn Đang, Viết Tòa (Nxb Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam, 2008) [1] các tác giả đã đi sưu tầm, ghi chép các tư liệu về các loại hình văn hóa dân gian như lễ hội, trang phục, cồng chiêng… của 6 tộc người thiểu số trong tỉnh Kon Tum, bao gồm: tộc người Xơ Đăng, tộc người Ba Na, tộc người Giẻ Triêng, tộc người Gia Rai, tộc người Brâu và tộc người Rơ Măm. Tác phẩm đã nêu ra nhiều nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số ở Kon Tum trong đó cộng đồng người Xơ Đăng 1 dân tộc bản địa sống lâu đời ở Kon Tum với nhiều nét văn hóa đặc trương ấn tượng Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

Tác phẩm nghi lễ vòng đời người Xơ Đăng (Nxb văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2009) tác giả Phan Văn Hoàng mô tả nghi lễ vòng đời của người Xơ Đăng (làng Măng Rương, xã Văn Lem, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum) [14] qua đó nhằm làm rõ các giá trị văn hóa trong nghi lễ vòng đời của người Xơ Đăng, văn hóa truyền thống, nhân văn, đạo đức, giá trị nghệ thuật, giá trị thẩm mỹ như văn học, âm nhạc, ẩm thực, quan hệ cộng đồng… Bên cạnh đó, góp phần chỉ ra một vài khía cạnh trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng, phong tục, tập quán cổ truyền của người Xơ Đăng nơi đây.

Tác phẩm Văn hóa ẩm thực của người Xơ Đăng (Nxb khoa học xã hội, Viện khoa học xã hội vùng Tây Nguyên, 2016)[13] tác giả Nguyễn Thị Hòa đã đi sâu nghiên cứu, phác thảo đời sống văn hóa ẩm thực của cộng đồng dân tộc Xơ Đăng, những món ăn, nước uống… làm cho họ có những nét riêng có để tạo nên giá trị văn hóa ẩm thực đặc biệt tác phẩm đã cho chỉ ra chi tiết về văn hóa ẩm thực của tộc người Xơ Đăng, quá trình hình thành những nét văn hóa ẩm thực ấy. Bằng nhiều nỗ lực, tác giả đã khái quát có 403 món ăn và thức uống truyền thống của người Xơ Đăng tỉnh Kon Tum được tìm hiểu, trong đó có 374 món ăn, 28 món là các loại rượu và men rượu của các nhóm địa phương người Xơ Đăng, 1 món tìm hiểu về cách chế biến thuốc bột ngậm, chưa kể các nghiên cứu cụ thể khác về thuốc lá. Trong 374 món ăn, có 160 món của nhóm Xơ Teng, Hđang; 123 món của nhóm Tơ Đrá, Ha Lăng và 91 món của nhóm Mơ Nâm, Ca Dong. Ngoài ra, một số nghiên cứu so sánh ẩm thực cũng được tiến hành ở 10/42 thôn làng cư dân các tộc người láng giềng, bước đầu có những nhận thức về đặc trưng ẩm thực truyền thống của đồng bào Xơ Đăng.

Bên cạnh các cuốn sách đã xuất bản, còn có khá nhiều bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành và cả báo chí phổ thông về văn hóa Xơ Đăng. Tuy vậy, cho đến nay chưa có công trình nào xuất bản và công bố trùng với nội dung đề tài này. Trên cơ sở những đóng góp có giá trị của các tác giả đi trước, luận văn sẽ chú trọng vận dụng quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin vào việc nghiên cứu triết học về văn hóa, xác định giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng ở Kon Tum, làm rõ vấn đề phát huy giá trị văn hóa của dân tộc này và nêu một số giải pháp phát huy giá trị đó trong giai đoạn hiện nay. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

Luận văn sẽ đi từ góc độ triết học văn hóa, trên cơ sở tiếp thu vận dụng những kiến thức dân tộc học, văn hóa học… về dân tộc Xơ Đăng để giải quết vấn đề phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum. Đặc biệt từ những vấn đề trên, luận văn sẽ cố gắng mô tả những tư tưởng triết hoc qua các phong tục, tín ngưỡng và những nét văn hóa riêng có của tộc người Xơ Đăng

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của đề tài

Nghiên cứu, làm rõ những những nét đặc thù, xác định những giá trị văn hóa chủ yếu của dân tộc Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum hiện nay. Xem xét sự biến động của đời sống văn hóa dân tộc Xơ Đăng ở Kon Tum để phát hiện những vấn đề đặt ra trong việc phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng này. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát huy giá trị của văn hóa dân tộc Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội đất nước.

Nhiệm vụ của đề tài

Phân tích quan điểm triết học Mác – Lênin về văn hóa và giá trị văn hóa với tính cách là nền tảng lý luận để nghiên cứu giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng ở Kon Tum.

Hệ thống hóa, làm rõ những nét đặc thù và giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng ở Kon Tum.

Phân tích thực trạng văn hóa dân tộc Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum hiện nay, phát hiện những vấn đề đặt ra trong việc phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc này.

Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy giá trị của văn hóa dân tộc Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum trong sự phát triển đất nước.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận và phương pháp luận

Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài là Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là phép biện chứng duy vật.

Luận văn được thực hiện trên cơ sở các chỉ dẫn lý luận và phương pháp luận về văn hóa và con người, về tồn tại xã hội và ý thức xã hội của Triết học Mác – Lênin, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

Phương pháp nghiên cứu

Phù hợp với phương pháp luận biện chứng duy vật, luận văn sử dụng các phương pháp như logic – lịch sử, quy nạp – diễn dịch, tổng hợp – phân tích, so sánh – đối chiếu, thống kê,…

Luận văn chú trọng sử dụng các tài liệu triết học, dân tộc học và văn hóa học có liên quan đến văn hóa Xơ Đăng, kể cả các kết quả nghiên cứu định lượng. Trong chừng mực có liên quan, luận văn có sử dụng các báo cáo chuyên môn của các tổ chức kinh tế xã hội của địa phương, các bài báo nghiên cứu về văn hóa Xơ Đăng.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • Đối tượng nghiên cứu của luận văn là giá trị văn hóa văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum.
  • Phạm vi nghiên cứu của luận văn là dân tộc Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum.
  • Thời gian được chú trọng nghiên cứu là những thập niên gần đây.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

Luận văn đã hệ thống hóa, từ góc độ triết học làm rõ hơn những nét đặc thù và những giá trị văn hóa chủ yếu của dân tộc Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum. Luận văn đã đề xuất được một sô giải pháp phát huy những giá trị đó điều kiện phát triển kinh tế – xã hội hiện nay.

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu thuộc lĩnh vực triết học văn hóa, khoa học xã hội & nhân văn, nhất là những nghiên cứu về văn hóa Xơ Đăng. Luận văn đã ít nhiều góp tiếng nói vào việc tìm kiếm các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở tỉnh Kon Tum.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn có bố cục 2 chương với 4 tiết.

MỞ ĐẦU

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC VĂN HÓA LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC XƠ ĐĂNG Ở KON TUM

  • 1.1. Văn hóa và vai trò của văn hóa trong sự phát triển
  • 1.2. Giá trị văn hóa và việc phát huy giá trị văn hóa

Chương 2: VĂN HÓA DÂN TỘC XƠ ĐĂNG Ở TỈNH KON TUM VÀ VIỆC PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ ĐÓ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

  • 2.1. Giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum
  • 2.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum trong giai đoạn hiện nay

KẾT LUẬN

4 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT: ĐỀ TÀI TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG “NGƯ TIỀU Y THUẬT VẤN ĐÁP” CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

Thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản có sự chuyển mình mạnh mẽ, gắn liền với trào lưu thực dân phương Tây bắt đầu trỗi dậy và xuất hiện những âm mưu xâm chiếm các quốc gia phương Đông làm thuộc địa. Nước Pháp cũng không đứng ngoài vòng xoáy đó.

Là một nhà Nho yêu nước, sống trọn đạo nghĩa với dân, với nước, Nguyễn Đình Chiểu luôn đau đáu một nỗi niềm thương dân vô hạn. Phải làm gì đây để cứu dân, đặc biệt là mạng sống của dân? Sống trong bối cảnh đất nước có biến cố lớn, Nho giáo đang mất dần chỗ đứng, Công giáo đang xâm nhập, nhiều nhà Nho đã chọn cách hoặc là hợp tác với giặc, số khác tìm cách sống ẩn dật giúp an nhàn bản thân, lánh đời. Người người biết đến Nguyễn Đình Chiểu với tư cách nhà Nho, thầy Đồ chuyên dạy học; nhà thơ với phương châm “Dĩ văn tải đạo”. Ngoài ra, Nguyễn Đình Chiểu còn là một thầy thuốc, lặn lội nhiều nơi chữa bệnh cho nhân dân. Ông không chỉ đơn thuần là thầy thuốc chữa bệnh về thể chất cho nhân dân, chăm lo cho sinh mệnh, sức khỏe của nhân dân mà còn là người tìm ra phương thuốc chữa căn bệnh u mê về tinh thần cho người dân, thức tỉnh họ trước nạn ngoại xâm của đất nước. Ông chính là một tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước thương dân, chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Ngày nay, đất nước đang trong quá trình hội nhập, toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ. Nền kinh tế thị trường phát huy những tác dụng tích cực giúp cho các nhân có điều kiện làm chủ bản thân để phát triển. Bên cạnh đó, thực tế cũng cho thấy, trong xã hội hiện nay, kinh tế thị trường đã có nhiều tác động tiêu cực tới mọi mặt của đời sống xã hội. Nhiều giá trị sống, chuẩn mực đạo đức bị thay đổi. Con người sống thực dụng, thậm chí vô đạo đức, sẵn sàng lừa dối, thanh toán lẫn nhau, tước đi cả mạng sống con người một cách không thương tiếc. Vì thế, trên cơ sở nghiên cứu những nội dung triết lý nhân sinh của Nguyễn Đình Chiểu được thể hiện qua tác phẩm “Ngư Tiều y thuật vấn đáp”, chúng ta có thể chắt lọc được những giá trị, tinh hoa trong các chuẩn mực đạo đức truyền thống còn phù hợp với xã hội Việt Nam hiện nay. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

Với mong muốn tìm hiểu về triết lý nhân sinh của Nguyễn Đình Chiểu, đồng thời qua đó góp phần phổ biến hơn ý nghĩa của truyện thơ “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” trong công cuộc đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước hiện nay, người viết đã chọn tìm hiểu ”Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu và ý nghĩa hiện thời của nó” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ triết học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

Trong dòng chảy của lịch sử tư tưởng Việt Nam, có nhiều nhà tư tưởng góp mặt với nhiều diện mạo khác nhau, tạo nên những dấu ấn riêng của từng tác giả. Từ nét truyền thống đặc thù văn – sử – triết – tôn giáo bất phân ở nhiều quốc gia phương Đông cũng như ở Việt Nam, khi nghiên cứu đến tên tuổi của một tác giả nào đó, chúng ta không thể không đi vào tìm hiểu các sáng tác của họ, qua đó làm nổi bật tư tưởng của họ.

Với trường hợp Nguyễn Đình Chiểu, chúng ta thấy, về cuộc đời và sự nghiệp của ông nói chung và tư tưởng của ông nói riêng, từ lúc ông qua đời đến nay đã được rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau như về: cuộc đời và sự nghiệp, thơ văn, văn hóa, y học, tư tưởng, …

Nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp, có thể kể đến các tác phẩm nổi bật như: Tiểu sử cụ Đồ Chiểu (Tân Văn, số 27, ngày 16 tháng 2 năm 1935, Sài Gòn) của tác giả Mai Huỳnh Hoa, đã trình bày hệ thống các sự kiện nổi bật về nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Ngoài ra trong Thư mục và tư liệu về Nguyễn Đình Chiểu in trong tập Mấy vấn đề về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (Viện Văn học, Nxb Khoa học xã hội, in lần thứ hai, 1969), tác phẩm đã tập hợp và hệ thống hóa các bài nghiên cứu về sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu với một tình cảm chân thành, nồng hậu và kính trọng.

Tiếp theo các công trình trên, các tác giả sau này đã nghiên cứu thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu có hệ thống và đầy đủ hơn. Trong tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu – Tác phẩm và lời bình (Nxb Văn học, 2005) hai tác giả Tuấn Thành và Anh Vũ đã phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau về cuộc đời và tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu. Hai tác giả đã khai thác tư tưởng nhất quán của ông như yêu nước, thương dân, nhân nghĩa đạo đức,… Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

Nghiên cứu về lĩnh vực văn học của Nguyễn Đình Chiểu, có nhiều công trình tiêu biểu như: Cuốn Nguyễn Đình Chiểu thơ và đời (do Nhóm Trí thức Việt tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Văn học, 2012). Trong tác phẩm này, nhóm tác giả đã liệt kê toàn bộ các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu (Phần 1), sau đó đi đến trích dẫn 8 bài viết của 8 tác giả viết về Nguyễn Đình Chiểu ở nhiều góc độ khác nhau. Song tựu chung lại đều nhằm làm nổi bật “Cụ thật là Văn Thiên Tường của Việt Nam, đáng được tán tụng bằng những lời thơ chính khí. Cụ thật là người quân tử chân chính của đạo Nho” [56, tr. 241]. Cuốn Nguyễn Ngọc Thiện tuyển chọn và giới thiệu đã tập hợp được rất nhiều bài nghiên cứu và đánh giá Nguyễn Đình Chiểu về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp, trong đó có bài viết “Nguyễn Đình Chiểu – thân thế và sự nghiệp” [69, tr. 31]. Tác giả cho rằng nội dung tư tưởng trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu là luôn đặt vấn đề nhân nghĩa lên hàng đầu và nêu lên một chân lý sáng ngời đó là mọi người “phải biết tiếp thu những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc…; Tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu toàn tập (gồm hai tập, Nxb Văn học, 1997) do tác giả Ca Văn Thỉnh chủ biên. Công trình này khá đồ sộ và công phu trong việc sưu tầm, chú giải một cách tỉ mỉ về các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu; Tác phẩm Tuyển tập Nguyễn Đình Chiểu do nhóm tác giả Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Sỹ Lâm, Nguyễn Thạch Giang biên soạn. Trong đó tác giả Ca Văn Thỉnh nhận xét: “Giá trị lớn lao ông để lại cho con cháu chính là những ánh hào quang tư tưởng chiếu tỏa từ những tác phẩm ưu tú của ông đã được kết tụ lại như những viên ngọc quý: đó là đạo đức nhân nghĩa yêu nước của ông kết tinh của nguyện vọng và ý chí của người lao động đã từng hy sinh xương máu để dựng nước và giữ nước, ước mơ vươn tới một xã hội công bằng và nhân đạo” [72, tr. 41].

Tác giả Trần Thanh Mại, với bài viết: “Nguyễn Đình Chiểu, lá cờ trong nền văn thơ yêu nước thời kỳ cận đại” đã khẳng định: “Tật mù đã đến với ông giữa tuổi thanh xuân cường tráng, đầy mộng đẹp, và ông phải sống bốn mươi năm trời trong cảnh tối tăm mờ mịt ấy. Nhưng chính trong đêm dài ảm đạm đó, đã bùng lên, rực rỡ ánh rạng đông của nền văn chương mới, nền văn chương yêu nước chống ngoại xâm thời kỳ cận đại mà bản thân ông là người dựng lá cờ đầu” [74, tr. 363].

Ngoài ra còn một số tác phẩm tiêu biểu khác như: Những ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX (Nxb Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh, 1990) của tác giả Bảo Định Giang [22]; Nguyễn Đình Chiểu tuyển chọn và trích dẫn những bài phê bình, bình luận của các nhà văn, nhà nghiên cứu Việt Nam và thế giới (Nxb Tổng hợp Khánh Hòa, 1991) của tác giả Vũ Tiến Quỳnh [62]; Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Nxb Trẻ, 2001) của Đoàn Lê Giang [20]. Qua các tác phẩm trên, các tác giả đều khẳng định, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là đỉnh cao, và là ngọn cờ của văn học yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

Các công trình nghiên cứu tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu, có thể kể đến các bài viết như: cuốn Nguyễn Đình Chiểu với Ngư Tiều y thuật vấn đáp của tác giả Lê Trần Đức (Nxb Y học phát hành năm 1983) [18], tác giả đã khẳng định đây không chỉ là một tác phẩm nêu cao lòng yêu nước, căm thù giặc mà còn là một tác phẩm chuyên môn nhằm phổ biến y học, với tinh thần nhân nghĩa hết mình vì lòng đạo cứu người; Tác phẩm Đạo làm người từ Lý Thường Kiệt đến Hồ Chí Minh (Nxb Quân đội nhân dân, 2006), tác giả Trần Văn Giàu đã khẳng định: “Bất kỳ tác phẩm nào của Nguyễn Đình Chiểu cũng đều nói tới đạo làm người và trong bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời cụ, người ta cũng đều rút ra được những bài học lớn về đạo làm người,… trước nay, chưa có một bậc phụ huynh nào phản đối hay ngần ngại việc cho thanh niên, cho con em đọc tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu …” [24, tr. 252].

Công trình Nguyễn Đình Chiểu Thơ và đời [56] là một sưu tập chọn lọc những bài nghiên cứu, đánh giá tiêu biểu do các tác giả trong nước viết về tác phẩm và cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu. Trong đó, đáng quan tâm là bài “Đọc lại thơ văn Nguyễn Đình Chiểu” – nhà thơ Xuân Diệu có viết: “Giữ vững tinh thần bất khuất! Ngư Tiều y thuật vấn đáp là một quyển sách thuốc, cũng là một quyển sách chính trị; ở đây cụ Đồ Chiểu ngang nhiên tự tin, tin ở sức mạnh của chính nghĩa” [56, tr. 128]. “…, nhưng đọc Ngư Tiều y thuật vấn đáp cũng thấy sự tìm học, sự uyên bác của cụ Đồ Chiểu”; “Đây là sách dạy truyền về thuốc, nên phải kể, dạy cặn kẽ; không biết cụ Đồ Chiểu học từ bao giờ, chẳng lẽ mù rồi, vẫn nhờ người đọc cho mình nghe những sách chuyên môn?” [56, tr. 130]. Từ những nhận định, Xuân Diệu đi đến thán phục nghị lực của Nguyễn Đình Chiểu: “Cụ Đồ Chiểu chắc phải tâm đắc lắm về thuốc, phải quan niệm một cách thật sâu sắc rằng “Y” cũng là “Đạo”, và phải tổ chức sự học hỏi một cách chu đáo, kiên trì lắm, lại phải tin tưởng ở sức hiểu thuốc, sự biết thuốc của mình, thì mới dám viết Ngư Tiều y thuật. Mà đã tạo ra sách ấy, thì tạo trước lúc 27 tuổi, mù, hay chăng? Khó làm được sớm như thế. Thì là sau khi mù. Vậy thì thật kỳ lạ!… Một sự học hỏi ôm trùm về chuyên môn như thế, đối với một người mù thì thật là đáng cho ta sửng sốt” [56, tr. 131]

Công trình Nguyễn Đình Chiểu tác phẩm và dư luận [82] đã tập hợp những bài viết của một số tác giả tiêu biểu: Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức, Phạm Xuân Chi, Lê Trần Đức,… kể cả những cây bút mới nghiên cứu lần đầu. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

Nhưng nhìn chung họ đều có đóng góp ý kiến và quan điểm của mình về hầu hết các sáng tác của Đồ Chiểu. Đáng quan tâm hơn cả là bài “Hiện tượng văn y kết hợp và giá trị văn học của tác phẩm Ngư Tiều y thuật vấn đáp” – tác giả Phạm Xuân Chi [68, tr. 382]. Bài viết này đã phản ánh những đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật của truyện thơ Ngư Tiều y thuật vấn đáp như hiện tượng văn y kết hợp, sự xen kẽ nhiều thể thơ, ngôn ngữ, nhân vật,… nhưng vì dung lượng nhỏ nên mỗi vấn đề chỉ điểm qua khá sơ lược: “Chúng ta thấy sự kết hợp giữa văn và y diễn ra trong toàn bộ kết cấu cốt truyện và ngay trong từng phần một cách có dụng ý… Tất cả những kiến thức về y học đều được trình bày dưới một hình thức văn học. Và chủ đề văn học của tác phẩm thì lại ẩn kín dưới một câu chuyện có hình thức của y học” [68, tr. 383].

Nhà thơ Vũ Đình Liên trong bài viết “Từ nhân sinh quan đến thẩm mỹ quan của Nguyễn Đình Chiểu” đã viết: “Ba tác phẩm dài của Nguyễn Đình Chiểu: Lục Vân Tiên, Dương Từ – Hà Mậu và Ngư Tiều y thuật vấn đáp có thể xếp vào loại các tiểu thuyết luận đề nhằm chứng minh, khẳng định, một tư tưởng, một lý tưởng chủ đạo: trung hiếu, tiết nghĩa, yêu nước, thương dân. Có thể nói, đạo đức là thức ăn tinh thần, là môi trường sống, là không khí của Nguyễn Đình Chiểu hít thở. Đạo đức nhân nghĩa là máu huyết, là thịt da con người Nguyễn Đình Chiểu. Cái nhu cầu đạo đức nhân nghĩa ấy lại càng mạnh hơn đối với Nguyễn Đình Chiểu cái lý tưởng của Nguyễn Đình Chiểu càng mãnh liệt, càng sâu sắc hơn, khi cái thực tế xã hội mà Nguyễn Đình Chiểu trông thấy càng thối nát, càng nhơ bẩn” [37].

Tác giả Vũ Đức Phúc khi nghiên cứu về “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” đã kết luận: “… nhấn mạnh vào đạo đức của người thầy thuốc, tư tưởng nhân đạo của ông được thể hiện kỹ lưỡng và đó là tư tưởng quý giá, cho nên ngay các bác sĩ bây giờ cũng có thể tiếp thu những tư tưởng ấy của Nguyễn Đình Chiểu, Ngư Tiều… là một cuốn sách khó đọc, nhưng có rất nhiều trang độc đáo và lý thú” [11].

Tác giả Trần Văn Giàu với bài viết: “Nguyễn Đình Chiểu đạo làm người”, ông đã nhận xét rằng: “Nguyễn Đình Chiểu không triết luận dông dài về mệnh, nhưng cuộc đời của cụ nói lên rằng cụ đã có ý thức phấn đấu kiên trì chống vận mệnh đen tối nhất để được làm người có ích cho đời, cái ý nghĩ xem chừng như bình thường đó, thật ra không phải ai cũng dễ có, không phải ai cũng biết đặt ra câu hỏi để kiểm tra cho bản thân ta đã làm được gì có ích cho đời?” [24, tr. 63].

Nhìn chung các công trình đã ít nhiều làm rõ được những nội dung cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp văn chương và tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về triết lý nhân sinh của ông trong tác phẩm truyện thơ “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” cùng ý nghĩa hiện thời của nó. Căn cứ từ những tài liệu của các tác giả đi trước sẽ là những nguồn kinh nghiệm quý giá để người viết thực hiện luận văn này. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích

Làm rõ một số nội dung triết lý nhân sinh của Nguyễn Đình Chiểu trong tác phẩm truyện thơ “Ngư Tiều y thuật vấn đáp”. Qua đó vạch ra ý nghĩa hiện thời của triết lý nhân sinh ấy.

3.2. Nhiệm vụ

  • Một là, phân tích, làm rõ những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành triết lý nhân sinh của Nguyễn Đình Chiểu trong bối cảnh lịch sử Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX.
  • Hai là, phân tích, hệ thống hóa một số nội dung trong triết lý nhân sinh của Nguyễn Đình Chiểu trong tác phẩm truyện thơ “Ngư Tiều y thuật vấn đáp”.
  • Ba là, rút ra ý nghĩa hiện thời của triết lý nhân sinh Nguyễn Đình Chiểu trong tác phẩm truyện thơ “Ngư Tiều y thuật vấn đáp”.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Triết lý nhân sinh của Nguyễn Đình Chiểu trong tác phẩm truyện thơ “Ngư Tiều y thuật vấn đáp”.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu hai nội dung cơ bản trong triết lý nhân sinh của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện trong tác phẩm “Ngư Tiều y thuật vấn đáp”, bao gồm: đạo sống của con người trước biến cố lịch sử và quan niệm về y đạo. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; lịch sử tư tưởng Việt Nam; tham khảo có chọn lọc các công trình của các nhà nghiên cứu có liên quan đến đề tài.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa Mác – Lênin như:

  • Phương pháp phân tích – tổng hợp.
  • Phương pháp lôgic – lịch sử.
  • Phương pháp nghiên cứu liên ngành, …

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn góp phần làm sáng tỏ nội dung triết lý nhân sinh của Nguyễn Đình Chiểu trong tác phẩm truyện thơ “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” qua đó khẳng định vị trí, vai trò của Nguyễn Đình Chiểu trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các đề tài liên quan đến triết lý nhân sinh trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Đặc biệt dùng làm tài liệu tham khảo trong dạy – học về y đức người Thầy thuốc tại trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh.

7. Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 2 chương, 6 tiết.

Chương 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ – XÃ HỘI VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG LÝ LUẬN CHO SỰ HÌNH THÀNH TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG “NGƯ TIỀU Y  THUẬT  VẤN ĐÁP”

  • 1.1. Bối cảnh lịch sử – xã hội nửa cuối thế kỷ XIX
  • 1.2. Những tiền đề tư tưởng lý luận cho sự hình thành triết lý nhân sinh của Nguyễn Đình Chiểu trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp”
  • 1.3. Cuộc đời, sự nghiệp và các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Đình Chiểu

Chương 2. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG TÁC PHẨM “NGƯ TIỀU Y THUẬT VẤN ĐÁP”

  • 2.1. Đạo sống của con người trước biến cố của lịch sử
  • 2.2. Quan niệm về Y đạo
  • 2.3. Ý nghĩa hiện thời triết lý nhân sinh của Nguyễn Đình Chiểu trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp”

KẾT LUẬN

5 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT: ĐỀ TÀI CÁI ĐẸP TRONG NGHỆ THUẬT NHIẾP ẢNH Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY (QUA CÁC TÁC PHẨM VÀ GIẢI THƯỞNG TIÊU BIỂU)

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

Cái đẹp là một trong những hiện tượng thẩm mỹ phong phú và cơ bản nhất của đời sống con người. Bất kỳ loại hình nghệ thuật nào cũng là biểu hiện của cái đẹp. Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta hay nói đến cái duyên dáng, cái xinh xắn, cái kiều diễm, cái hài hòa, đó là những dạng cụ thể của cái đẹp. Chính điều đó đã ít nhiều nói lên rằng, cái đẹp đã và đang là nhu cầu sống của mỗi người, mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc và của cả nhân loại.

Cái đẹp xuất hiện trong nhiều mối quan hệ, nhiều lĩnh vực của đời sống con người nhưng chỉ trong nghệ thuật thì cái Đẹp mới có điều kiện để được phản ánh đời sống một cách cô đọng và điển hình nhất.

Nhiếp ảnh là sự cố định hóa cái chỉ diễn ra trong khoảnh khắc. Do vậy, nhiếp ảnh có sức hút rất mạnh mẽ, đặc biệt là trong thời đại kỹ thuật số như hiện nay. Nhiếp ảnh không chỉ giúp con người thỏa mãn đam mê thể hiện cảm quan thẩm mỹ, những cảm nhận sâu sắc về cuộc sống mà còn là động lực thúc đẩy sự tìm tòi, khơi gợi những cảm xúc sáng tạo mới tích cực hơn, giúp con người lưu giữ lâu dài những khoảnh khắc có tính thời sự, tính lịch sử, những nơi chúng ta đi qua và những kỷ niệm đẹp của chính bản mình.

Có thể nói, từ khi xuất hiện, nghệ thuật nhiếp ảnh đóng vai trò quan trọng trong văn hóa, góp phần khơi gợi những khả năng thẩm mỹ còn tiềm ẩn trong đời sống xã hội, đóng góp cho xã hội các sản phẩm nghệ thuật đặc thù không thể thay thế của loại hình này.

Từ khi ra đời và phát triển cho đến hôm nay, nghệ thuật nhiếp ảnh đã có sức lan tỏa sâu rộng trong đời sống tinh thần của quần chúng. Nó góp phần làm tăng giá trị cảm thụ cái đẹp của con người. Cùng với các hoạt động nghệ thuật khác, nghệ thuật nhiếp ảnh đã mang lại những điều tích cực mà chúng ta khó có thể có được từ các tác động khác. Nhiếp ảnh giúp con người đam mê sáng tạo, tìm được ý nghĩa mới của cuộc sống, tìm được hình thức mới để thực hiện mục đích sống. Nhiếp ảnh là nghệ thuật thúc đẩy con người hướng mãnh liệt hơn đến Chân – Thiện – Mỹ.

Thông qua nhiếp ảnh, con người cũng được tiếp xúc với muôn màu cuộc sống, ghi nhận những mảng màu sáng tối, những số phận cơ cực, thiếu may mắn, điều đó càng thôi thúc sự “hướng Thiện” và lòng trắc ẩn. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

Những năm gần đây, hoạt động nhiếp ảnh Việt Nam khởi sắc và có nhiều hoạt động được ghi vào trên lịch sử phát triển của ngành. Nhiếp ảnh Việt Nam cũng ngày càng có vị trí tích cực hơn trong làng nhiếp ảnh quốc tế ở tất cả các loại hình như báo chí, nghệ thuật, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, thương mại, dịch vụ… Đảng và Nhà nước đã đánh giá cao và ngày càng quan tâm tạo điều kiện cho nhiếp ảnh phát triển.

Mặc dầu vậy, trong giai đoạn hiện nay, nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam vẫn còn những hạn chế, những vấn đề cần đặt ra cần quan tâm giải quyết.

Một là, khi thang giá trị của nhiếp ảnh bị đảo lộn thì những cái nhìn lệch chuẩn trong nhiếp ảnh cũng xuất hiện. Trong sự sáng tạo của nhiếp ảnh, ranh giới giữa phản cảm và nghệ thuật đôi khi rất mong manh. Vì thế, tự do và giới hạn sáng tạo luôn là đề tài nóng hổi ở bất kỳ thời điểm nào và ở lĩnh vực ảnh nghệ thuật nào. Do ảnh hưởng từ các nền văn hóa bên ngoài trong giai đoạn hội nhập, bên cạnh những tác phẩm có giá trị thẩm mỹ cao thì cũng xuất hiện những tác phẩm có nội dung độc hại với cái nhìn lệch lạc.

Thứ hai, về bản quyền tác giả ảnh, quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực ảnh, ở nước ta vẫn còn bất cập, chưa được thục thi có hiệu quả. Nhiều nhà nhiếp ảnh Việt Nam vẫn chưa bảo vệ được các tác phẩm của mình khỏi vấn nạn vi phạm bản quyền, nhất là khi mạng Internet đang gián tiếp tiếp tay cho người vi phạm khiến ai cũng có thể tự “sáng tác” những bức ảnh cho riêng mình nên ảnh của nhiều tác giả đoạt giải ở các cuộc thi vẫn bị lấy cắp. Điều này không chỉ thể hiện ý thức đạo đức cá nhân, sự chây lười trong sáng tạo nghệ thuật mà còn thể hiện trách nhiệm và năng lực của những người có nhiệm vụ đánh giá và thẩm định ảnh. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

Thứ ba, đối với nghệ thuật nhiếp ảnh, thường thì người xem vẫn nghĩ là chụp lại nơi mình đến, sự vật hiện tượng hay con người mình gặp chứ không phải là sáng tác hay sáng tạo như các loại hình nghệ thuật khác. Cho nên, vẫn còn những các nhìn lệch chuẩn trong việc nhận định, thưởng thức và sáng tác cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh. Có rất nhiều tác phẩm hay các công trình nghiên cứu nhiếp ảnh có giá trị được cái giải thưởng quốc tế, trong nước song chưa có sự thẩm định, đánh giá thẳng thắn, kịp thời của giới chuyên môn một cách đúng đắn và chân thực của các tác phẩm này cho nên không được mang ra sử dụng. Đó cũng là một sự lãng phí chất xám rất lớn. Bên cạnh đó, vẫn còn sự ngộ nhận trong đánh giá các tác phẩm nhiếp ảnh bởi có những Hội đồng mà năng lực phê bình, lý luận nhiếp ảnh chưa đủ để thẩm định toàn diện một tác phẩm mang ý nghĩa giá trị cao.

Kế thừa, phát triển quan điểm chỉ đạo, những định hướng lớn của Đảng và tình hình phát triển văn hóa Việt Nam thời gian qua, Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã nhấn mạnh: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân – thiện – mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [13, tr.126].

Nghệ thuật nhiếp ảnh, theo chúng tôi, cũng không nằm ngoài phương hướng chỉ đạo đó.

Từ thực tiễn hoạt động nhiếp ảnh nước nhà, từ những vấn đề mà ngành nhiếp ảnh đang đặt ra đòi hỏi phải lý giải ở tầm lý luận, triết học, tác giả mạnh dạn chọn “Cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh ở Việt Nam từ năm 2000 cho đến nay (qua các triển lãm và các giải thưởng tiêu biểu)” làm đề tài luận văn của mình.

2. Tình hình nghiên cứu Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

Không giống như các bộ môn nghệ thuật khác, nhiếp ảnh là bộ môn nghệ thuật ra đời tương đối muộn, nhưng lại có một sức hút mãnh liệt, nhanh chóng phát triển và lan rộng khắp các quốc gia trên thế giới đồng thời có sức ảnh hưởng sâu rộng và trở thành tư liệu, điều kiện cho các bộ môn nghệ thuật khác. Chính những tính năng đặc biệt đó, nhiếp ảnh đã được công chúng đón nhận yêu mến, trở thành bộ môn nghệ thuật mũi nhọn trong giai đoạn hiện nay.

Ngay từ đầu ra đời, khi chưa được công nhận là bộ môn nghệ thuật thì nhiếp ảnh đã gắn liền với máy móc kỹ thuật để cho ra đời những bức ảnh đẹp, nhờ máy móc kỹ thuật ngày càng hiện đại hơn đã giúp cho nhiếp ảnh trở thành bộ môn nghệ thuật thật sự. Đến với Việt Nam hơn một thế kỷ, tuy còn nhiều khó khăn nhưng nhiếp ảnh Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể cả trong nước và quốc tế.

Những năm đầu du nhập vào Việt Nam, nhiếp ảnh chỉ dừng lại ở việc chụp chân dung cho quan lại và những người giàu có, chụp ảnh kỷ niệm cho gia đình chưa biết đến ảnh nghệ thuật. Từ năm 1930 trở đi, nhiếp ảnh cũng chuyển mình theo dòng lịch sử nước nhà, đi cùng hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc với hàng hoạt những bức ảnh xoay quanh chủ đề về chiến tranh và người anh hùng. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

Việt Nam sách về chuyên môn nhiếp ảnh cũng rất ít, chỉ có một số ít sách về kĩ thuật chụp ảnh, chủ yếu là sách ảnh, tập hợp những bức ảnh đẹp hay những vùng miền, khu vực nào đó mang tính đặc thù mà thôi. Sau ngày thống nhất nước nhà năm 1975, nhiếp ảnh Việt Nam cũng chưa được khởi sắc, phải cho đến những năm 1980 – 1985 đất nước mới cử một số cán bộ đi đào tạo cơ bản về nhiếp ảnh nghệ thuật và nhiếp ảnh báo chí ở Cộng hòa dân chủ Đức và Liên Xô cũ. Sau khi hoàn tất khóa đào tạo trở về, họ đã có một số bài viết giới thiệu về nhiếp ảnh nghệ thuật và báo chí trên tạp chí Nhiếp ảnh, bên cạnh đó, một số bài giảng về tính thẩm mỹ, tính tài liệu của ảnh cũng được đưa vào giảng song song với các bài giảng về nhiếp ảnh nghệ thuật và nhiếp ảnh báo chí cho các lớp nhiếp ảnh trung cấp và đại học ở Hà Nội. Trong thời kỳ này, có một số sách về nhiếp ảnh được dịch sang tiếng Việt, đặc biệt là cuốn Mỹ học và ảnh nghệ thuật của M.X. Kagan do Nguyễn Huy Hoàng dịch, nhà xuất bản Văn Hóa, Hà Nội, năm 1980. Có thể xem đây là cuốn sách gối đầu cho những ai mới bước chân vào con đường nhiếp ảnh nghệ thuật bởi nội dung của nó khá sâu sắc về vấn đề cơ bản của nhiếp ảnh dựa trên cơ sở Mỹ học Mác – Lênin. Nội dung cuốn sách là sự kết hợp, tương tác giữa Mỹ học với nhiếp ảnh trong tính khoa học, tính tư liệu, tính nghệ thuật và bản chất hình tượng của nhiếp ảnh. Là nội dung và hình thức trong tác phẩm ảnh, phương pháp sáng tác và cách diễn đạt của ảnh, là vị trí của ảnh trong nghệ thuật tạo hình cũng như ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa thẩm mỹ của ảnh nghệ thuật mà tác giả đã trình bày. Tuy nhiên, trong thời gian này chưa có nghiên cứu nào về cái đẹp của nghệ thuật nhiếp ảnh ở Việt Nam, ngoại trừ vào năm 1983 có cuốn kỷ yếu hội thảo “Nghệ thuật nhiếp ảnh – cuộc sống, con người thời đại”của Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tập hợp những bài viết của những nhà nhiếp ảnh và những người yêu mến bộ môn nghệ thuật này. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

Từ sau năm 1986, cùng với sự phát triển và hội nhập quốc tế, nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam cũng từng bước phát triển với nhiều trường phái khác nhau bên cạnh các thể loại nhiếp ảnh truyền thống, góp phần làm đa dạng các mảng màu cho bộ môn nghệ thuật nhiếp ảnh, đồng thời công tác lý luận phê bình nhiếp ảnh cũng phát triển. Theo đuổi bộ môn nghệ thuật này không đơn giản chỉ là cầm máy lên và chụp mà đó là một quá trình đòi hỏi phải có sự nghiên cứu tìm tòi và sáng tạo. Vì vậy, nghiên cứu nghệ thuật nhiếp ảnh phải kể đến Tạp chí Ánh sáng đẹp của nghệ sĩ nhiếp ảnh thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Nhiếp ảnh của hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, nơi hội tụ những tài năng của nhiếp ảnh Việt Nam, những bức ảnh đẹp từ ý tưởng, bố cục đến chủ đề là sự thể hiện cái tôi thật sự trong nhiếp ảnh nghệ thuật được phát hành hàng tháng cùng với các bài viết, bài lý luận phê bình sắc bén đề cập đến nhiếp ảnh Việt Nam và thế giới.

Cùng với sự nghiệp Đổi mới, những thay đổi trong chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đã mở ra cho nhiếp ảnh Việt Nam con đường tiếp cận giao lưu học hỏi với những tiến bộ của nhiếp ảnh trên thế giới, đặc biệt là nhiếp ảnh phương Tây. Có thể nói, đây là cơ hội cho các nhà nhiếp ảnh nước ngoài đến với Việt Nam nhiều hơn và ngược lại các nhà nhiếp ảnh Việt Nam cũng bắt đầu đến với phương Tây, mở ra cơ hội giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong sáng tác cũng như tiếp cận với máy móc trang thiết bị hiện đại được tốt hơn, giúp họ củng cố kiến thức và nâng cao khả năng trong sáng tác. Các sách viết và dịch về nhiếp ảnh trong giai đoạn này cũng khá nhiều nhưng chủ yếu là sách về kỹ thuật chụp ảnh.

3. Mục đích và nhiệm vụ

Mục đích của luận văn là tư góc độ triết học, nghiên cứu cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh và phân tích biểu hiện của cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh ở Việt Nam được thể hiện qua các triển lãm và tác phẩm tiêu biểu được giải thưởng từ năm 2000 đến nay.

Để thực hiện được mục đích này, luận văn đặt ra các nhiệm vụ như sau:

– Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về cái đẹp trong đời sống và trong nghệ thuật theo quan điểm Mỹ học Mác – Lênin.

  • Nghiên cứu và làm rõ những đặc thù của nghệ thuật nhiếp ảnh và cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh cùng với lịch sử của nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam.
  • Nghiên cứu, phân tích những biểu hiện về cái đẹp của nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam (chủ yếu là từ 2000 cho đến nay, trên cơ sở các tác phẩm ảnh đã được triển lãm và đoạt giải thưởng). Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học
  • Đánh giá thực trạng, ý nghĩa xã hội và xác định những vấn đề đặt ra trong nghệ thuật nhiếp ảnh ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay.
  • Đề xuất một số ý kiến về việc nâng cao khả năng sáng tác, thưởng thức và đánh giá cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh ở Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu: Các tác phẩm tiêu biểu đã trưng bày trong triển lãm và các giải thưởng tiêu biểu từ năm 2000 cho đến nay.

5. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

  • Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và những nguyên lý mỹ học Mác – Lênin. Các quan điểm của Đảng và Nhà nước về văn hóa nghệ thuật.
  • Cơ sở phương pháp luận của luận văn là phép biện chứng duy vật cũng những nguyên tắc của lý luận phản ánh Mác-xít.
  • Cơ sở thực tiễn của luận văn là thực trạng phát triển của đất nước. Các chính sách của Nhà nước. Đời sống thực tiễn của hoạt động nhiếp ảnh Việt Nam.

Ngoài các tài liệu triết học, luận văn còn sử dụng các tài liệu lý luận nghệ thuật, các tài liệu và một số báo cáo liên quan đến nhiếp ảnh Việt Nam của các tổ chức văn hóa – nghệ thuật ở Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

Luận văn sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, logic – lịch sử….

6. Đóng góp

Luận văn là một trong số không nhiều các nghiên cứu triết học về hoạt động nghệ thuật, đặc biệt với loại hình nghệ thuật nhiếp ảnh ở Việt Nam.

Luận văn đã phân tích được thực trạng, đánh giá ý nghĩa xã hội và xác định được những vấn đề đặt ra đối với nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam qua các cuộc triển lãm và các tác phẩm đoạt giải thưởng tiêu biểu từ năm 2000 cho đến nay.

Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng sáng tác, thưởng thức, nhận thức và đánh giá cái Đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh ở Việt Nam hiện nay.

7. Ý nghĩa

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học, mỹ học cũng như lý luận và thực tiễn về văn hóa nghệ thuật, về hoạt động nhiếp ảnh ở Việt Nam.

8. Kết cấu Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 2 chương và 6 tiết.

Chương 1: PHẠM TRÙ CÁI ĐẸP VÀ CÁI ĐẸP TRONG NGHỆ THUẬT NHIẾP ẢNH

  • 1.1. Cái đẹp trong đời sống và trong nghệ thuật
  • 1.2. Cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh
  • 1.2.1. Đặc thù của nghệ thuật nhiếp ảnh và cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh
  • 1.2.2. Nghệ thuật nhiếp ảnh ở Việt Nam

Chương 2: CÁI ĐẸP TRONG NGHỆ THUẬT NHIẾP ẢNH Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY

  • 2.1. Những biểu hiện của cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh ở Việt Nam trước năm 2000
  • 2.1.1. Những biểu hiện
  • 2.1.2. Những thành tích
  • 2.1.3. Những hạn chế
  • 2.2.1. Những biểu hiện
  • 2.2.2. Những thành tích
  • 2.2.3. Những hạn chế
  • 2.3. Đánh giá thực trạng, ý nghĩa xã hội và những vấn đề đặt ra trong nghệ thuật nhiếp ảnh ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay
  • 2.3.1. Đánh giá thực trạng, ý nghĩa xã hội và những vấn đề về hiện thực sáng tác, thưởng thức và nhận thức cái đẹp
  • 2.3.2. Đánh giá thực trạng, ý nghĩa xã hội và những vấn đề về mối quan hệ giữa hình thức nghệ thuật và nội dung tư tưởng
  • 2.4. Một số ý kiến về việc nâng cao khả năng sáng tác, thưởng thức và đánh giá cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh ở Việt Nam giai đoạn hiện nay

KẾT LUẬN

Trên đây là Tổng Hợp Danh Sách Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học và 5 đề cương chi tiết luận văn thạc sĩ ngành triết học mà Luận văn panda muốn chia sẻ đến các bạn học viên cùng nhau tham khảo nhé. Ngoài ra, Luận văn panda còn hỗ trợ thêm những dịch vụ đi kèm như là: Làm bài tiểu luận môn học, làm báo cáo thực tập, hỗ trợ viết khóa luận tốt nghiệp, làm thuê chuyên đề tốt nghiệp và Dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ. Nếu như các bạn có nhu cầu thì liên hệ trực tiếp đến Luận văn panda để được tư vấn tốt nhất về bài làm nhé.