Để thành công trong mọi hoàn cảnh con người cần có thái độ như thế nào đối với công việc của mình

Answers [ ]

  1. 1 Thái độ nhiệt tình

    2 Đặt mục tiêu rõ ràng và thực hiện mục tiêu đó

    3 Làm việc chăm chỉ

    4 Chủ động quản lý thời gian

    5 Coi trọng sức khoẻ

    6 Khống chế những suy nghĩ không tích cực

    7 Học hỏi không ngừng

    8 Tạo những mối quan hệ tốt

    9 Luôn có lòng tin đối với sự lựa chọn của mình

  2. @Meoss_

    * Để thành công trong mọi hoàn cảnh con người cần có thái độ phù hợp đối với công việc của mình. Công việc chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự thành công của một con người. Thành công không đòi hỏi chúng ta phải hy sinh tất cả những gì mình có hay đánh đổi những gì quý giá nhất mà cần sự cố gắng, tập trung trong công việc mà mình lựa chọn. Bạn cần phải thật nhiệt tình làm việc để xây dựng một thói quen đúng đắn khi làm việc. Ngoài ra, bạn còn cần xác định đúng mục tiêu trong đời của mình và cố gắng hết sức để hoàn thành mục tiêu đó theo hướng tích cực nhất. Không ngừng học hỏi cũng là một yếu tố để bản thân mau chóng thành công và dễ dàng hơn trong công việc nhưng cũng phải đảm bảo đủ các yếu tố khoa học về sức khỏe, tinh thần.

5 Thái Độ Nào Là Quan Trọng Nhất Để Thành Công Trong Công Việc Và Cuộc Sống?

Từ trước tới nay các nhà tuyển dụng luôn ưu tiên thái độ hơn so với 2 yếu tố còn lại. Vậy thái độ là cái gì và nó bao gồm gì mà quan trọng tới vậy? Entry này sẽ định nghĩa và liệt kê 5 thái độ quan trọng nhất dưới góc nhìn của tôi.

5 thái độ này áp dụng trong phạm vi công việc mà nếu sở hữu một hoặc tất cả bạn có cơ hội thành công hơn so với những người khác rất nhiều. Hầu hết trong số đó cũng đúng nếu áp dụng vào cuộc sống gia đình.

Thái độ [Attitude]là cách chúng ta cảm nhận và suy nghĩ về thế giới quan bên ngoài. Chỉ nghĩ thôi nhé. Nó khác hẳn so vớiKiến thức [Knowledge]vàKỹ năng [Skill].

Kỹ năng là trình độ bạn làm cái gì đó. Ví dụ kỹ năng sửa chữa máy tính, kỹ năng tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng lái xe, kỹ năng sửa máy tính, kỹ năng nịnh vợ.

Kiến thức là thông tin bạn biết được về một cái gì đó. Ví dụ như kiến thức máy tính, kiến thức về ô tô, kiến thức về gia đình, kiến thức về phụ nữ [nghe nói có một cuốn sách dày 1 mét về chủ đề này], kiến thức về kinh tế, kiến thức về chính trị….

Những thứ thuộc về yếu tố thái độ ta thường nghe nhưtư duy tích cực, chủ động, ham học hỏi, dũng cảm, trung thực, kiên trì, nhiệt tình …

Thái độ quan trọng vì một hành động chỉ có thể được thực hiện khi trước đó người đó đã nghĩ sẽ làm nó. Chẳng có tình huống nào ta thấy tự nhiên cái gối của mình đập đúng mặt vợ, phải có suy nghĩ trước đó rằng cần phải lên gối, suy nghĩ đó xuất phát từ sự tức giận, tức giận vì một sự kiện nào đó cộng với bản chất thái độ của ta. Cùng một sự kiện, ta thì lên gối còn thằng hàng xóm lại suýt xoa nịnh nọt.

TheoSách Thói quen thứ 8 của Stephen R Covey, bất cứ một kết quả nào đều trải qua 2 lần sáng tạo. Ví dụ bạn là trai đang lớn, mết một em chân dài nào đó ở lớp học. Để có thể sánh đôi với nàng, bạn cần trải qua hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Sáng tạo lần 1

Bạn hình dung ra cảnh hai người lúc đã là của nhau. Hai bạn sẽ hạnh phúc ra sao, sẽ líu lo cả ngày cùng nhau như thế nào, cùng nhau chỉ lên mặt trăng thề non hẹn biển ra sao. Xa hơn nữa là cảnh lãng mạn về một gia đình với những đứa trẻ [với điều kiện là bạn hoàn toàn nghiêm túc về mối quan hệ này].

Viễn cảnh đó mới chỉ có ở trong đầu bạn thôi, thực tế bạn chưa có bất cứ hành động nào cả. Hoạt động này cực kỳ quan trọng vì nó tạo ra sản phẩm lần 1, đó là sáng tạo lần 1.

Giai đoạn 2: Sáng tạo lần 2

Tưởng tượng thế thôi, giờ phải tìm cách biến viễn cảnh đó thành hiện thực. Lúc này kỹ năng hoạch định được phát huy. Bạn sẽ quyết định mình sẽ làm quen nàng bằng cách nào, có những việc gì cần làm, có thời gian trong bao lâu, cần tìm trợ giúp ở đâu, khoản ngân sách cho chuyện này.

Chiến lược thực hiện như thế nào căn cứ vào yếu tố bên ngoài: môi trường nơi bạn có khả năng tiếp xúc với nàng, đối thủ cạnh tranh [nếu có] và yếu tố bên trong là đặc tính của nàng và bạn.

Tiếp theo tới kỹ năng tổ chức thực hiện. Hy vọng mọi thứ thực hiện được đúng theo kế hoạch, nếu không bạn sẽ phải cần tới kỹ năng quản lý rủi ro, quản lý sự thay đổi.

Thật may mắn cuối cùng bạn cũng thành công, đó là sáng tạo lần 2

Giữa sản phẩm của sáng tạo lần 1 và sản phẩm của sáng tạo lần 2 có thể sẽ rất khác nhau. Nàng có thể không ngọt ngào như bạn nghĩ, cũng không đẹp khi bạn đến gần, hoặc có nhiều mụn hơn bạn tưởng tượng, thậm chí còn bị hôi nách nữa.

Sáng tạo lần 1 là sản phẩm của cái bạn muốn còn sáng tạo lần 2 là sản phẩm của thực tế.

Có một điều chắc chắn là không có sáng tạo lần 1 thì đừng mơ có sáng tạo lần 2. Trước khi xây nhà bạn đã hình dung trong đầu căn nhà sẽ như thế nào rồi. Trước khi mua ô tô, trong đầu bạn đã hình dung cái ô tô mình muốn sẽ như thế nào. Trước khi đi tới công ty bạn đã hình dung trong đầu mình sẽ đi bằng con đường nào.

Những kỹ năng như lập kế hoạch, quản lý thực hiện,…, hay kiến thức về phụ nữ rất quan trọng nhưng không quan trọng bằng thái độ. Thái độ tham gia vào toàn bộ quá trình từ khi chưa bắt đầu tới khi kết thúc. Bạn cần có sự kiên trì tấn công không mệt mỏi, phải có độ trơ không biết xấu hổ, phải có sự lạc quan rằng hôm nay nàng từ chối ngày mai nàng sẽ đồng ý….

Cho dù có lập kế hoạch tốt tới đâu mà kiên trì chẳng có, lại còn sợ mất thể diện nữa thì đừng mơ thành công. Ngược lại một kế hoạch chinh phục tệ nhưng vẫn có thể thành công nhờ thái độ phù hợp.

Tương tự công việc nào cũng thế. Một thái độ làm việc tốt đóng vai trò quan trọng hơn một kế hoạch thực hiện tốt.

Thái độ gắn liền với kỹ năng lãnh đạo, là đối tượng để lãnh đạo điều chỉnh.

Entry này giống như entry về5 kỹ năng nào quan trọng nhất, cũng sẽ chỉ liệt kê 5 thái độ quan trọng nhất với góc nhìn của tác giả.

1. Nhiệt tình

Một người nhiệt tình thể hiện bằng việc họ sẵn sàng làm những việc mà người khác ngại làm. Con người quyết định dựa trên cân đối giữa lợi ích và chi phí. Một người nhiệt tình sẽ sẵn sàng làm một việc mà theo quan điểm của số đông cho rằng đó là lợi ích âm.

Có thể theo quan điểm của một người nhiệt tình thì việc đó có lợi ích dương đối với họ hoặc đơn giản họ bắt tay vào làm mà không mất thời gian vào tính toán thiệt hơn.

Trong một đội nhóm, những người nhiệt tình sẽ lấp đầy những việc phải làm mà đa số mọi người đều không muốn làm, họ thúc đẩy công việc chung của đội đi về phía trước. Một đội nhóm gồm những người nhiệt tình giống như một bộ máy được tra dầu tốt, sẽ hoạt động trơn tru. Ngược lại một đội nhóm số người nhiệt tình thấp hơn nhiều so với người không nhiệt tình thì hoạt động sẽ rất rệu rã.

Khi bạn còn trẻ cỡ tuổi 20 kiến thức trong đầu toàn lý thuyết sách vở, kỹ năng thì rất ít. Lúc nàyNhiệt tình[cho dù là mù quáng] cũng sẽ giúp bạn đi về phía trước. Một người còn trẻ mà thiếu thái độ nhiệt tình trong khi 2 cái kia chưa có gì thì cơ hội thành công coi như đóng lại.

Sự nhiệt tình lúc này đôi khi sẽ trở thành phá hoại do kiến thức, kỹ năng chưa đủ. Vì vậy sẽ phải kìm hãm một chút sự nhiệt tình. Dành thời gian nhiều cho lập kế hoạch chi tiết trước khi bắt tay vào làm, đừng nghĩ cái làm ngay.

Sử dụng sự nhiệt tình đúng chỗ

Trong mỗi công ty mỗi người được đặt vào một vị trí nào đó. Người đó ở vị trí đó là có lý do của nó, thường là tương ứng với mức “có thể làm được tốt”. Một người nhiệt tình khi thấy công việc ở vị trí khác đang khó khăn có thể xắn tay vào giúp. Nếu vị trí đó đòi hỏi năng lực trong khả năng năng lực của anh ta thì ok, nếu vượt quá thì dễ gây rủi ro. Ví dụ mình chỉ mới biết lái xe nhưng giúp người ta lái xe; mình không biết điều khiển máy cắt nhưng cũng xắn tay vào điều khiển trong khi đó không phải trách nhiệm của mình.

Mỗi một vị trí để hoàn thành trách nhiệm, người đó được giao một lượng quyền đủ để thực hiện. Một người nhiệt tình có thể thực hiện vượt quá quyền hạn của mình vì nghĩ rằng đó là cần thiết dẫn tới hậu quả còn lớn hơn việc cần giải quyết ban đầu.

Việc thực hiện công việc ngoài công việc được giao, vượt quyền khi cần thiết không sai. Không những thế nó sẽ giúp một người ở một vị trí nào đó nhanh chóng thăng tiến nếu thực hiện hoàn hảo công việc. Sai là nếu như năng lực [Kiến thức, kỹ năng] của anh không tới thì sẽ phá hỏng việc.

Người càng nhiệt tình thì số việc anh ta làm trong một thời gian càng nhiều vì vậy khả năng tích lũy kinh nghiệm từ đó biến thành kiến thức và kỹ năng của anh ta nhanh hơn. Kỹ năng, kiến thức càng phát triển bên cạnh vẫn duy trì sự nhiệt tình sẽ giúp giá trị anh ta tạo ra ngày càng nhiều hơn.

Nhiệt tình thường được gắn với giới trẻ vì khi già đi thì độ ì cũng tăng lên. Độ ì xuất phát từ sức khỏe không còn được như trước, nhiều ràng buộc hơn [vợ chồng, con cái, chức vụ], nhiều thứ sợ mất hơn [tiền bạc, sĩ diện], tính toán hơn [ giữa lợi và hại]

Làm thế nào để tăng cường và nuôi dưỡng sự nhiệt tình?

Giống như mọi yếu tố thái độ khác. Thái độ được hình thành lúc sinh ra, được nuôi dưỡng trong gia đình, trong lớp học, những năm đầu đời ra trường đời. Thái độ được hình thành trong một quá trình dài vì vậy người nào sẵn trong lòng sự nhiệt tình thì đơn giản chỉ cần nuôi dưỡng.

Sự nhiệt tình có thể bị giết chết bởi sự nhàm chán khi công việc lặp đi lặp lại. Lấy ví dụ như một anh công nhân đứng dây chuyền may. Việc cô ý nhiệt tình hay không nhiệt tình không ảnh hướng lắm tới năng suất vì các thao tác đã được tối ưu hóa tới mức không thể làm tốt hơn [chỉ có thể tệ hơn]. Cô ý có thể thao tác thành thói quen trong trạng thái không có cảm xúc gì.

Một người sinh ra, lớn lên trong môi trường nuôi dưỡng sự nhiệt tình có thể trụ vững được nhưng một người học Nhiệt tình thì sẽ theo chu kỳ như thế này:

Một người nhân viên mới vào làm, đối với anh ta mọi thứ đều mới, đòi hỏi chất lượng công việc ở mức thấp. Khi công việc dầy lên, khó khăn chồng chất theo thời gian làm thì sự nhiệt tình ban đầu bị phôi pha dần. Giả sử anh ta nghỉ việc và sang môi trường làm việc mới, anh ta lại bắt đầu chu kỳ cho sự nhiệt tình của mình. Bạn có thể nhìn lại mình để biết sự nhiệt tình nằm trong bản chất của mình hay là đang rất cố gắng để tỏ ra nhiệt tình.

Có thể học để trở thành nhiệt tình được không? Câu trả lời tất nhiên là có mặc dù rất khó. Sự nhiệt tình được nuôi dưỡng bằng động lực. Động lực đó được bạn xây dựng, củng cố thường xuyên. Khi một thái độ lặp đi lặp lại sẽ trở thành thói quen; bạn sẽ ngày càng ít phải cố gắng để tỏ ra nhiệt tình.

2. Lạc quan

Thái độ sống tích cực, tư duy tích cực,…. chung quy đó là sự lạc quan. Một người lạc quan thể hiện trạng thái bên ngoài là sự vui vẻ chiếm phần lớn, ít dành thời gian cho than vãn, luôn thấy mặt tốt của bất cứ vấn đề nào, luôn tin vào thành công vào một ngày nào đó.

Đối lập với lạc quan là bi quan. Người bi quan [tư duy tiêu cực] dành hầu hết thời gian cho tiếc nuối, dằn vặt, đau thương,..Họ có sở trường tìm thấy mặt tiêu cực trong bất cứ điều gì.

Người lạc quan sẽ thiên về hành động trong khi người bi quan thiên về co cụm không hành động. Vì hành động mới mang lại kết quả nên cái nhận được của người lạc quan luôn cao hơn nhiều so với người bi quan.

Lạc quan sinh ra nhiều thái độ tốt bao gồm:

  • Dễ tha thứ cho lỗi lầm của người khác và của chính mình.
  • Tầm nhìn mở rộng và thường xa. Họ tập trung vào mục tiêu xa thay vì chỉ nhìn những khó khăn trước mắt.
  • Có khả năng vượt qua khó khăn, nghịch cảnh nhanh.

Lạc quan vốn là bản tính của con người, đặc biệt là người Việt Nam. Đây là thế mạnh của ta thì nên cố gắng mà vun đắp nó. Cũng như bi quan, sự lạc quan có tính lan tỏa mạnh mẽ. Một ngượi lạc quan sẽ xây dựng một gia đình lạc quan, một môi trường làm việc lạc quan, những người đồng hành trên đường đi lạc quan,…Càng lạc quan sức lan tỏa càng mạnh mẽ.

Một người bi quan có xu hướng tìm tới những người cũng bi quan. Người than thân trách phận thích nói chuyện với một anh cũng than thân trách phận. Còn gì mất hứng hơn khi mình thì buồn đau mà thằng kia nó cứ hớn ra. Người lạc quan cóc thích làm việc với người bi quan và ngược lại.

Cứ nhìn những người già xung quanh bạn. Bạn đã bao giờ nhìn thấy một người thành công mà suốt ngày than thân trách phận chưa. Bạn chỉ nhìn thấy ở người thành công một sự lạc quan đi cùng vẫn giữ được sự cẩn trọng cần thiết. Khi về già một người lạc quan cũng thường khỏe khoắn và đẹp lão, người bi quan thì âu sầu và bệnh tật.

Lạc quan cũng giống như nhiệt tình, nó phải đi cùng cấp bậc kiến thức, kỹ năng tương ứng. Nếu lạc quan quá trong khi 2 yếu tố kia chưa tới có thể dẫn tới thất bại.Lạc quan quá mức có thể gây ra vỡ mộng. Nghĩ rằng một kết quả tốt sẽ phải đến trong khi mọi thứ khó có thể nói trước điều gì. Luôn có những thứ xảy ra ngoài ý muốn.

Trong đường đời chúng ta chắc chắn phải có những khoảng thời gian chẳng vui vẻ gì nhưng hãy cố gắng về tổng thể, thời gian bạn vui vẻ phải chiếm chủ đạo.

3. Kỷ luật

Chẳng bao giờ chúng ta nghe nói tới kỹ năng kỷ luật cả vì vậy chắc chắn kỷ luật là một yếu tố thuộc về thái độ.

Kỷ luật là từ bỏ những niềm vui ngắn hạn trước mắt để hướng tới kết quả lâu dài. Một người có thái độ kỷ luật không phải đối xử với chính mình một cách hà khắc tệ bạc. Nếu hà khắc mà chẳng đi tới đâu thì đó là sự mù quáng.

Kỷ luật sinh ra rất nhiều các đặc tính phụ rất có ích cho sự thành công:

  • Tuân thủ các cam kết về mặt thời gian.

Từ những chuyện nhỏ như đi tới cuộc hẹn đúng giờ tới những thứ to tát như hoàn thành các công việc đúng với deadline. Những gì đã nói là thực hiện được, ai cũng muốn làm việc với họ. Nếu họ là người bán hàng thì khách sẽ ở lại với họ lâu; nếu họ là nhân viên trong một công ty thì sẽ thăng tiến nhanh hơn những người khác. Họ sẽ lan tỏa sự kỷ luật đó cho những người xung quanh họ từ gia đình tới cơ quan.

  • Có sự nhất quán trong hành động

Làm việc với một ngườinhất quánta không có cảm giác lo lắng bất an. Ví dụ bạn có một bà vợ, lúc thì bà ý vui vẻ lúc thì lại cáu giận vô cớ. Túm lại bà vợ hoạt động chẳng có quy luật gì cả, thì bạn sẽ vô cùng đau đầu khi sống cùng. Một người không nhất quán thường không chắc về những gì mình nghĩ, mình làm; họ nghĩ hay làm một thứ theo các cách khác nhau ở những lần khác nhau.

Nhất quán giống như một dây chuyền sản xuất, sản xuất ra 1 triệu cái điện thoại giống y hệt nhau.

Nhất quán mang lại sự thành công lớn vì họ lặp đi lặp lại một cách liên tục không ngừng nghỉ. Một người thiếu nhất quán khó đạt được cái gì to tát vì lúc thì cố gắng lúc thì không.

  • Khả năng tập trung vào công việc tốt.

Muốn hoàn thành các dealine đúng hạn với chất lượng cao đòi hỏi sự tập trung nỗ lực vào công việc. Một người có tính kỷ luật sẽ đi cùng với tính tập trung.

Tuy nhiên chắc chắn một mình tính kỷ luật sẽ không làm lên cái gì cả. Ta vẫn có thể bắt gặp những người rất kỷ luật mà cuộc sống, công việc không ra gì. Họ kỷ luật vì đơn giản họ sợ thay đổi, họ thích làm một thứ theo những cách giống nhau ở các lần khác nhau mà không quan tâm tới sự cải tiến.

Tóm lại ta để ý rằng cấp độ thái độ phải đi cùng hoặc đi trước một bước so với kiến thức, kỹ năng.

Thuyết cửa sổ vỡ

Nhà mình có khoảng 50 cái đèn âm trần. Loại đèn này rất hay hỏng, lúc thì cháy bóng, lúc thì cháy cái adapter [loại mới giờ mới không cần adapter mà nối điện trực tiếp 220V]. Những ngày đầu bất cứ bóng nào cháy mình đều cố gắng thay ngay vì nó làm xấu căn phòng.

Rồi có lần một bóng cháy, do bận nên mình cứ mặc đấy, tiếp theo bóng nữa cháy, rồi bóng nữa cháy, và mình vẫn không thay. Lúc này mình đã quen với việc có bóng cháy rồi nên việc bóng cháy thêm không kích thích mình phải thay nữa.

Lý thuyết cửa số vỡ nói rằng nếu kính của một ô cửa sổ bị vỡ mà không được thay ngay thì nó sẽ làm thay đổi nhận thức của những người xung quanh. Khi người chủ đã quen với một ô cửa sổ vỡ thì anh ta sẽ sẵn sàng chấp nhận những ô cửa sổ vỡ khác, chấp nhận rác đầy nhà, chấp nhận ăn mặc luộm thuộm, chấp nhận cuộc sống chẳng ra gì… Người qua đường khi nhìn thấy một ô cửa sổ vỡ họ sẽ sẵn sàng làm vỡ kính ô cửa sổ khác hoặc vứt rác ra đường, vặt cây bẻ hoa, đối xử thô lỗ,…. Ô cửa sổ vỡ giống như hiệu ứng đô mi nô, một sự kiện nhỏ có thể gây ra một hậu quả lớn.

Khi bạn đi ăn quán nếu dưới chân bạn đầy giấy ăn bẩn thì bạn sẵn sàng vứt thêm giấy ăn xuống mà không cảm thấy áy náy gì. Nhưng rõ ràng nếu dưới sàn sạch bóng không bóng rác thì chắc chắn bạn sẽ phải cực kỳ cân nhắc khi vứt giấy ăn xuống đó.

Khi chúng ta vô kỷ luật một việc nhỏ, nó không đơn giản chỉ là việc nhỏ đó mà nó làm biến đổi nhận thức của bạn một cách từ từ. Khi bạn vô kỷ luật một việc nhỏ, bạn sẽ vô kỷ luật ở một việc lớn hơn một chút, rồi dần dần bạn sẽ hoàn toàn vô kỷ luật. Đó gọi là sự buông thả.

Do vậy, muốn luyện được tính kỷ luật trước hết bạn phải kỷ luật từ những việc nhỏ nhất. Khi việc nhỏ đã kỷ luật thì dần dần nó sẽ làm thay đổi dần nhận thức của bạn để kỷ luật được những thứ to hơn. Không nên tặc lưỡi là mình sẽ chỉ dậy muộn đúng ngày hôm nay, uống nốt chén rượu này, đi làm muộn nốt hôm nay,…rồi ngày mai mình sẽ không làm thế nữa.

Bất cứ một thay đổi lớn nào đều từ những thứ rất nhỏ. Đừng coi thường những thứ nhỏ nhặt.

4. Ham học hỏi

Thái độ ham học hỏi giúp hình thành các kỹ năng, kiến thức còn thiếu rất nhanh. Do vậy một nhà tuyển dụng sẵn sàng tuyển một người chưa có kinh nghiệm gì vào làm nếu anh ta có khả năng học hỏi. Hầu hết các công việc trong công ty có tính lặp đi lặp lại cao và chỉ cần một thời gian vài tháng cũng quá đủ cho người ham học hỏi nắm bắt lấy.

Thái độ ham học hỏi giống như động cơ để đẩy toàn bộ các thái độ, kiến thức, kỹ năng khác giúp cho con người tiến về phía trước. Nếu không có thái độ này chúng ta sẽ đứng yên mọi chỗ về mọi mặt, chỉ tiến lên khi bị ép buộc.

Người ham học hỏi có những đặc trưng rất riêng và không khó để nhận ra:

  • Họ đánh giá kinh nghiệm có được sau khi thực hiện một công việc hơn là số tiền kiếm được. Người ở vế ngược lại chỉ quan tâm tới nhận được bao nhiều tiền; có tiền thì làm không tiền thì thôi.
  • Họ có xu hướng cải tiến công việc giúp công việc ngày càng làm tốt hơn với thời gian ngắn hơn. Người ở vế ngược lại sẽ không bao giờ nghĩ tới cải tiến; người ta hướng dẫn làm như thế nào thì cứ làm thế mãi, không tự hỏi “Có cách nào làm tốt hơn không”
  • Người ham học hỏi không sợ sự thay đổi. Thay đổi đối với họ là có thêm được kinh nghiệm mới. Người ở vế ngược lại sợ thay đổi, thích sự ổn định lâu dài.
  • Đọc sách thường xuyên cũng là đặc trưng của người ham học hỏi.
  • Một người ham học hỏi sẽ lắng nghe nhiều hơn là nói, hỏi bằng những câu hỏi mở trong khi một người ở vế ngược lại sẽ nói nhiều hơn là nghe, hỏi bằng những câu hỏi đóng.

Thể hiện của một người ham học hỏi là anh ta ngày càng làm được nhiều việc hơn, việc khó hơn với thời gian ngắn hơn.

5. Thái độ biết ơn

Cuối cùng nhưng là quan trọng nhất thậm chí còn là mẹ của 4 thái độ trên đó là thái độ biết ơn. Thái độ biết ơn xuất phát từ quý những gì mình đang có, quý những gì người khác làm cho mình.

Cho dù bạn là ai thì bạn luôn đang sở hữu một cái gì đó. Đó có thể là một sức khỏe tốt, một trí óc minh mẫn, đang còn trẻ, một gia đình yên ấm, ….Khó có ai mọi thứ đều đủ đầy hết, có thể sức khỏe rất tốt nhưng tiền bạc thì hạn hẹp hoặc tiền bạc có rất nhiều nhưng nay ốm mai đau. Có thể chẳng có gì trong tay nhưng lại đang rất trẻ hoặc có mọi thứ trong tay nhưng đã già khú đế.

Người biết ơn sẽ tập trung vào cái họ có thay vì cái họ thiếu. Họ quý trọng vì vậy cố gắng sử dụng hiệu quả các nguồn lực mình có. Một người biết quý trọng thời gian sẽ tìm cách sử dụng thời gian hiệu quả, một người biết quý trọng sức khỏe sẽ cố gắng để ngày càng khỏe hơn, một người biết quý trọng gia đình sẽ cố gắng gìn giữ.

Muốn biết một ai đó có quý trọng cái gì đó không thì chỉ cần xem cách họ đối xử với nó.

Biết ơn thứ hai là biết ơn những thứ người khác làm cho mình. Một người có tấm lòng biết ơn sẽ tận dụng tốt mọi cơ hội khi người khác trao cho mình con người không biết ơn sẽ phung phí các cơ hội đó.

Khi bạn nhường chỗ ngồi cho một cô gái trên xe buýt. Cô ý có thể đơn giản là ngồi xuống và lập tức quên bạn. Cô ý cũng có thể tỏ lòng biết ơn và cảm thấy ấm áp trong lòng về tình người. Phản ứng thứ hai mang lại niềm vui cho cả bạn lẫn chính cô ý.

Khi bạn cho tiền một người ăn xin. Ông ta nhận và bỏ đi hoặc ông ta cũng có thể cảm ơn bạn. Nếu ông ta là một ăn xin chuyên nghiệp có lẽ ông ta sẽ không hề biết ơn bạn một chút nào. Ông ta chỉ đơn giản nghĩ rằng mình đã bỏ đi sĩ diện chìa tay ra thì xứng đáng được đền đáp.

Những thứ ta thường xuyên được nhận thường ta sẽ nghĩ đương nhiên là được mà không cảm thấy biết ơn chút nào. Một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình giàu có hàng ngày được bố mẹ cho tiền sẽ không thể biết ơn bằng một đứa trẻ nhà ngèo thỉnh thoảng lắm bố nó mới cho tiền.

Một người khỏe mạnh sau một thời gian dài ốm đau sẽ biết quý sức khỏe cũng như một người có tiền sau một thời gian dài thiếu thốn sẽ biết quý đồng tiền.

Cô gái trên xe buýt không có cảm xúc gì khi được người khác nhường chỗ có thể thường xuyên đi xe buýt và thường xuyên được nhường nên coi đó là lẽ đương nhiên.

Lòng biết ơn với những người xung quanh có thể sẽ giảm dần theo số lần được cho. Lòng biết ơn với những gì mình đang có có thể giảm đi theo những gì mình có tăng lên. Vậy chúng ta phải tỉnh táo để luôn biết rằng chẳng ai cho không ai cái gì cũng như chẳng có cái gì là tồn tại vĩnh viễn.

Một người có lòng biết ơn sẽ sinh ra một số thái độ liên quan như sự tự trọng, tinh thần trách nhiệm, tự chịu trách nhiệm, chủ động,..

5 thái độ trên bao gồm Nhiệt tình, Lạc quan, Kỷ luật, Ham học hỏi và Biết ơn có mối quan hệ qua lại với nhau. Một người đã sở hữu 1 thái độ nào đó thường sẽ sở hữu một vài thái độ khác.

Nếu một người sở hữu được cả 5 thái độ này thì không có lý gì họ không thành công theo hướng này hay hướng khác. Nếu phải chọn 1 thì tôi sẽ chọn thái độ cuối cùng. Có thể tôi sẽ không giàu có gì nhưng tôi sẽ sống một cuộc sống chắc chắn ý nghĩa.

Cách bạn biết mình đang sở hữu thái độ gì

Giữa thái độ bạn thực sự có và thái độ bạn cho rằng mình sở hữu có thể rất khác nhau. Chúng ta thích mình là người dũng cảm, chăm chỉ, lạc quan, nhiệt tình,…vì vậy chúng ta gán nó cho mình. Nhưng bạn chỉ có thể biết mình có sở hữu thái độ đó không khi đối diện với những tình huống thử thách đức tính đó.

  • Bạn phản ứng ra sao khi sếp yêu cầu bạn một công việc gấp mà để làm được đòi hỏi bạn phải ở lại muộn thêm 30 phút, thêm 1 giờ, thêm 2 giờ, thêm 4 giờ, làm xuyên đêm. Bạn có thể rất thoải mái khi ở lại thêm 30 phút nhưng bạn sẽ nản ở một mức nào đó. Nó thể hiện cấp độ nhiệt tình của bạn.
  • Bạn có hay thường xuyên suy nghĩ làm tốt hơn một việc nào đó. Ví dụ như làm sao để đồ đạc trong nhà sắp xếp khoa học hơn, điện nước được sử dụng hiệu quả hơn, con cái chăm ngoan hơn, …
  • Không khí gia đình bạn thường tràn ngập niềm vui hay đầy ắp sự căng thẳng thiếu tin tưởng?

Khi chúng ta chịu khó đặt câu hỏi và quan sát thực tế chúng ta sẽ biết mình đang ở đâu từ đó mới có thể làm tốt hơn được.

Thái độ và cảm xúc

Cảm xúc là một trạng thái tâm lý trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ nói “Tôi đang rất tức giận” ám chỉ khoảng thời gian trước trong và sau hiện tại. bạn không tức giận mãi mãi, nó chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian từ lúc sự kiện khiến bạn tức giận diễn ra tới khi bạn quên đi hoặc vấn đề được giải quyết.

Thái độ là mẹ của cảm xúc, thái độ sinh ra cảm xúc. Ví dụ nói ” Anh ấy rất nhiệt tình” là nói về con người anh ý. Sự nhiệt tình sinh ra trạng thái làm việc vui vẻ…Cũng tương tự nói “Anh ý có thái độ sống rất tiêu cực”; thái độ sống tiêu cực sinh ra cảm xúc tức giận, buồn bực,..khi đối mặt với sự kiện.

Thái độ dẫn dắt cách mà cảm xúc xuất hiện. Chỉ cần biết thái độ của một người, bạn có thể đoán được anh ta sẽ cảm thấy ra sao khi đối mặt với sự kiện. Cùng một sự kiện có người sẽ vui vẻ phấn chấn và có người sẽ lo sợ buồn chán.

Thái độ và tính cách

“Anh ý có tính cách trung thực” thì có khác gì với “Anh ý có thái độ làm việc trung thực”?

” Anh ý có tính cách nhiệt tình” khác gì so với ” Anh ý có thái độ nhiệt tình”?

Thái độ là thể hiện ra bên ngoài của đối tượng thông qua hành động, cảm xúc.

Nguồn: ybox.vn

Sưu Tầm: Trần Vũ - P.BKS

Đừng tỏ ra bất lực

Trong công việc, không thể thiếu những khoảnh khắc ta cảm thấy như mình không có đủ khả năng để giải quyết vấn đề dù có cố gắng mấy đi nữa, đó là điều rất bình thường, nhưng hãy học cách đối mặt với nó. Chúng ta có thể học hỏi từ nó, vượt lên nó hoặc để nó kéo chúng ta lại phía sau, hãy luôn nhớ rằng bạn đầu hàng trước khi chiến đấu thì chắc chắn là bại trận rồi.

>>> Làm cách nào để có thể giữ bình tĩnh trước mọi áp lực

Dự đoán kết quả tích cực

Không phải quá lạc quan hay viển vông, tuy nhiên khi bạn kỳ vọng và dự đoán kết quả công việc đạt được một cách tích cực sẽ giúp tạo động lực và cảm xúc cho bạn hoàn thành công việc một cách thoải mái và hào hứng. Nếu bạn không nghĩ mình sẽ thành công thì điều đó sao có thể xảy ra được phải không ?

Đừng phàn nàn về mọi thứ

Than vãn hay phàn nàn là dấu hiệu của một nhận thức cố định, khi bạn khẳng định điều khác mới là tốt hơn trong hoàn cảnh của bạn, chính điều đó là thứ nguy hiểm tạo nên cảm xúc tiêu cực. Một người có nhận thức phát triển luôn tìm kiếm cơ hội, và nhìn nhận nhưng khó khăn hiện có là một trải nghiệm cho ra những bài học quý báu. Bạn cũng có thể tham khảo thêm bài viết Lấy lại hứng khởi trong công việc để giữ cho tinh thần lạc quan.

Đọc hiểu Thái độ quyết định thành công

THPT Sóc Trăng Send an email

0 12 phút

Tổng hợp 3 đề đọc hiểu Thái độ quyết định thành cônglà một trong đề đọc hiểu xoay quanh những câu chuyện về cuộc sống, về những quan niệm sống đầy ý nghĩa. Có thể nói, đề tài này được thầy cô yêu thích và đưa vào phần Đọc hiểu của các đề thi, đề kiểm tra.

Để giúp bạnhiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan, cùng THPT Sóc Trăng tham khảo một số câu hỏi sau:

Bài viết gần đây

  • Phân tích Vợ nhặt của Kim Lân [3 mẫu hay nhất]

  • Nghị luận bàn về nạn bạo hành gia đình qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa

  • Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt [Kim Lân]

  • Nghị luận Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn | Văn mẫu 12

Nội dung

  • 1 Tổng hợp các đề đọc hiểu Thái độ quyết định thành công
    • 1.1 Đề đọc hiểu Thái độ quyết định thành công số 1
    • 1.2 Đề đọc hiểu Thái độ quyết định thành công số 2
    • 1.3 Đề đọc hiểu Thái độ quyết định thành công số 3

Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 10 - Đề số 8 có lời giải chi tiết

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU [3.0 điểm]

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Cuộc sống của chúng ta ngày nay lệ thuộc quá nhiều vào thói quen, nhiều lúc, ta tưởng như mình bị chính những thói quen điều khiển. Những thói quen ấy và ảnh hưởng của chúng là tích cực hay tiêu cực hoàn toàn phụ thuộc vào chọn lựa của bạn. Bạn có thể chọn cách để tâm trí mình luôn ở thế chủ động, không bị những suy nghĩ u mê khống chế. Bạn cũng có thể thay thế những thôi thúc tiêu cực bằng ý nghĩ tích cực. Nhờ những thói quen tích cực tác động, đầu óc bạn sẽ thêm tỉnh táo, trí tưởng tượng thêm phong phú, lòng nhiệt tình, sự đam mê sẽ thêm cháy bỏng và ý chí sẽ được tiếp thêm sức mạnh.

Thái độ tích cực tạo ra một lực hút lớn đối với những điều tốt đẹp. Tương tự, người sở hữu tinh thần tích cực sẽ có sức cuốn hút người khác bằng chính sự lạc quan, tin yêu vào cuộc sống của mình.

Trên đường đời, ai mà chẳng đôi lần thất bại, nhưng nếu ta luôn vững tin bằng tinh thần lạc quan và tích cực thì ta sẽ không bị nhấn chìm vào cảm giác khổ đau, tuyệt vọng. Chúng ta sẽ không cảm thấy quá căng thẳng, nặng nề khi phải đối diện với hoàn cảnh khó khăn có thể xảy đến bất kỳ lúc nào, để từ đó biết rút ra bài học kinh nghiệm.

Thái độ tích cực luôn tạo nên những phản ứng tinh thần chính xác đối với mỗi tác động bên ngoài. Khi đó, bạn sẽ biết cách suy nghĩ, hành động và có cách cư xử đúng đắn trong mọi hoàn cảnh. Tâm hồn bạn và cuộc sống này là những điều bạn được tùy nghi sử dụng để đem lại ích lợi tuyệt đối cho chính mình. Do đó, sử dụng nó thế nào để đem lại hiệu quả chỉ phụ thuộc vào bạn mà thôi.

Thái độ tích cực giúp bạn suy nghĩ và hành động sáng suốt hơn, luôn biết hướng về một tương lai xán lạn, mà nơi đó ước mơ và khát vọng của bạn có thể trở thành hiện thực. Bất kỳ khó khăn nào của cuộc sống, tiềm ẩn trong nó cũng là cơ hội cho những ai đủ sáng suốt nhận ra. Đúng như triết lý mà Thủ tướng Anh Benjamin Disraeli đã từng phát biểu: “Con người không phải là sản phẩm của hoàn cảnh mà là chủ thể tạo ra hoàn cảnh”.

Một trong những cách giúp bản thân suy nghĩ và hành động tích cực là chọn lấy một động lực thúc đẩy từ nội tâm. Đó có thể là một câu “khẩu hiệu” thật ngắn gọn và ý nghĩa để nhắc nhở bạn bền bỉ thực hành sống tích cực cũng như kiên tâm theo đuổi mục đích đã đặt ra. Khi bạn nhắc đi nhắc lại trong đầu mình một suy nghĩ tích cực, đặc biệt là vào thời điểm phải đối diện với khó khăn, bạn sẽ thêm mạnh mẽ và kiên quyết để vượt qua tất cả nhằm đạt được điều tốt nhất có thể.

[Michael J. Ritt- Chìa khóa tư duy tích cực, Nhà xuất bản trẻ]

Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả làm thế nào để bản thân có thể suy nghĩ và hành động tích cực?

Câu 3.Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến cho rằng “Con người không phải là sản phẩm của hoàn cảnh mà là chủ thể tạo ra hoàn cảnh”?

Câu 4.Anh/ chị có đồng tình với ý kiến cho rằng “Trên đường đời, ai mà chẳng đôi lần thất bại, nhưng nếu ta luôn vững tin bằng tinh thần lạc quan và tích cực thì ta sẽ không bị nhấn chìm vào cảm giác khổ đau, tuyệt vọng”? vì sao?

II. LÀM VĂN [7.0 điểm]

Câu 1 [2.0 điểm]

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] về việc suy nghĩ tích cực để có thể đạt được điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Câu 2. [5,0 điểm]

Phân tích một hình tượng nhân vật Ngô Từ Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên [trích Truyền kỳ mạn lục] của Nguyễn Dữ.

Lời giải chi tiết

I. Đọc - hiểu

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: Nghị luận

Câu 2: Theo tác giả, để bản thân có thể suy nghĩ và hành động tích cực là chọn lấy một động lực thúc đẩy từ nội tâm [có thể là một câu “khẩu hiệu” thật ngắn gọn và ý nghĩa]

Câu 3: Câu “Con người không phải là sản phẩm của hoàn cảnh mà là chủ thể tạo ra hoàn cảnh” được hiểu là: Con người có thể làm chủ bản thân, thay đổi hoàn cảnh, tạo cơ hội cho chính bản thân mình, không lệ thuộc vào hoàn cảnh

Câu 4: Các em đưa ra quan điểm cá nhân, sau đó dùng lập luận để bảo vệ cho quan điểm của mình

II. Làm văn

Câu 1:

- Dẫn dắt vấn đề nghị luận

- Giải thích: Suy nghĩ tích cực là tư duy theo chiều hướng lạc quan, tin tưởng, nhìn mọi sự, mọi vật, mọi vấn đề luôn luôn thấy cái hay, cái đẹp, cái tốt của vấn đề, thấy được phương hướng, kết quả giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. Nếu thấy cái xấu ta có khả năng biến cái xấu thành cái tốt, luôn luôn hướng đến hành động để làm mọi sự tốt hơn.

- Bàn luận:

+ Suy nghĩ tích cực có tác dụng và ý nghĩa quan trọng đối với đời sống tinh thần, định hướng hành động đúng đắn cho mỗi người.

+ Những suy nghĩ tích cực cũng sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua căng thẳng, stress trong cuộc sống hơn

+Thiếu suy nghĩ tích cực, con người dễ rơi vào trạng thái bi quan, bế tắc. Người nhìn nhận mọi việc với con mắt tiêu cực sẽ gặp trở ngại lớn trong sự nghiệp, vì không dám đương đầu với thách thức cũng như không có niềm tin vào khả năng của bản thân.

+ Suy nghĩ tích cực giúp bạn tin tưởng vào những điều tốt đẹp ở phía trước, từ đó có thêm động lực để cống hiến hết sức mình với công việc hiện tại và gặt hái thành công

+ Để có suy nghĩ tích cực, mỗi người cần rèn luyện thói quen tư duy, nâng cao kiến thức, tích cực trải nghiệm, luôn giữ tinh thần lạc quan...

+ Đa số những người thành công đều có lối sống và tư duy tích cực [lấy dẫn chứng minh họa]

- Bài học nhận thức và hành động

+ Hãy học cách suy nghĩ tích cực để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho bản thân

+ Tránh xa tất cả các ảnh hưởng tiêu cực từ mọi phía, thậm chí từ người thân trong gia đình hay một người bạn thân.

+ Thay đổi suy nghĩ tiêu cực bằng suy nghĩ tích cực dù tình huống có đang bi quan tới mức nào

+ Tập thói quen mỉm cười để làm cho tinh thần thoái mái hơn và hạnh phúc hơn mỗi ngày.

+ Hiểu rằng bản thân cần gì và dành thời gian cho bản thân

+ Hãy nghĩ rằng mình là một người tích cực và bạn rất yêu cuộc sống này

Câu 2:

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.

- Giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn

II. Thân bài

* Lai lịch và tính cách.

- Lai lịch: Tên Soạn người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang.

- Tính cách: Khảng khái, cương trực nóng nảy thấy sự gian tà thì không chịu được

- Danh tiếng: Nổi tiếng đến mức vùng Bắc vẫn khen là một người cương trực.

=> Bằng cách giới thiệu trực tiếp, Nguyễn Dữ đã tạo cho nhân vật yếu tố chính xác, qua đó giúp người đọc tin tưởng vào sự có thật của nhân vật này.

=> Lời giới thiệu mang giọng điệu khen ngợi, hướng người đọc vào những hành động chính nghĩa của nhân vật.

* Ngô Tử Văn là người cương trực, chính nghĩa

- Ngô Tử Văn là người rất khảng khái, “thấy sự tà gian thì không thể chịu được” nên đã đốt đền, trừ hại cho dân.

- Sẵn sàng nhận chức phán sự đền Tản Viên để thực hiện công lí.

* Ngô Tử Văn là người dũng cảm, kiên cường

-Không run sợ trước lời đe dọa của hồn ma tên tướng giặc, chàng vạch trần tên hung thần

- Cãi lại quỷ và tên hung thần họ Thôi, dùng lời lẽ cứng cỏi, không chịu nhún nhường để tâu trình Diêm Vương

* Giàu tinh thần dân dộc:Đấu tranh đến cùng để diệt trừ hồn ma tên tướng giặc, làm sáng tỏ nỗi oan và phục hồi danh vị cho thổ thần nước Việt.

=> Chiến thắng của Ngô Tử Văn – một kẽ sĩ nước Việt – là sự khẳng định chân lí, chính sẽ thắng tà và thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, quyết tâm đến cùng để bảo vệ công lí và chính nghĩa.

=> Lời bình cuối truyện đề cao bản lĩnh của kẽ sĩ.

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Xây dựng cốt truyện hấp dẫn với những xung đột kịch tính

- Xây dựng nhân vật thông qua thông qua hành động, lời nói để xây dựng tính cách

- Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật: Đối lập tương phản, liệt kê,..

- Sử dụng các chi tiết kì ảo

Loigiaihay.com

  • Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 10 - Đề số 9 có lời giải chi tiết

    Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 10 - Đề số 9 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 10 - Đề số 10 có lời giải chi tiết

    Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 10 - Đề số 10 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 10 - Đề số 11 có lời giải chi tiết

    Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 10 - Đề số 11 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 10 - Đề số 12 có lời giải chi tiết

    Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 10 - Đề số 12 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 10 - Đề số 13 có lời giải chi tiết

    Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 10 - Đề số 13 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Soạn bài Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt [chi tiết]

    Soạn bài Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt trang 65 SGK Ngữ văn 10.Câu 1. Trong câu tục ngữ“Chết đứng còn hơn sống quỳ”, các từ “đứng” và được sử dụng theo nghĩa như thế nào?

  • Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 10 ngắn gọn tập 2 bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ. Câu 1: Việc làm của Ngô Tử Văn mang nhiều ý nghĩa.

  • Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 10 ngắn gọn tập 2 bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Đặng Trần Côn. Câu 1: - Trong những đêm cô đơn, buồn hổ, người thiếu phụ chỉ có ngọn đèn vô tri vô giác chia sẻ bao nỗi ưu tư.

  • Soạn bài Hồi trống cổ thành - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 10 ngắn gọn tập 2 bài Hồi trống cổ thành - La Quán Trung. Câu 1: -Trương Phi phẫn nộ đòi giết Quan Công vì khăng khăng buộc tội Quan Công ở với Tào Tháo là phản bội lời thể vườn đào, là trượng phu mà lại thờ hai chúa

Đề số 2 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU [3.0 điểm]

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Sự trưởng thành của con người luôn song hành cùng những vấp ngã và sai lầm. Vì thế, hãy chấp nhận điều đó như một lẽ tự nhiên. Khi trẻ học nói, học đi hay bất cứ điều gì, chúng đều phải nếm trải những va vấp. Chúng ta cũng vậy, có thể đằng sau những tư tưởng vừa lĩnh hội, hoặc sau sự chín chắn rèn giũa được là một thất bại, hay một bước lùi nào đó. Tuy nhiên, đừng đánh đồng những sai lầm ấy với việc ta không thể trưởng thành. Hãy hiểu rằng, như một lẽ tự nhiên, sau một bước tiến xa luôn tồn tại một bước lùi gần và hãy tin tưởng rằng mọi trải nghiệm đều đem lại cho ta những bài học quý giá nếu ta biết trân trọng nó.

Chính vì vậy, đừng giữ thái độ cầu toàn trong mọi sự. Dĩ nhiên, để đạt được điều mình mong muốn, ta phải không ngừng nỗ lực. Nhưng đừng yêu cầu cuộc đời phải viên mãn thì ta mới hài lòng và cũng đừng đòi hỏi mọi mối quan hệ phải hoàn hảo thì ta mới nâng niu trân trọng. Hoàn hảo là một điều không tưởng. Trên đời, chẳng có gì là hoàn thiện, hoàn mỹ cả. […]

Khi kiếm tìm sự hoàn hảo, người ta dễ trở nên hà khắc, hay phán xét bản thân và mọi người. Bởi vậy, trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần phải học cách chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có.

[Theo Quên hôm qua sống cho ngày mai - Tian Dayton, Ph. D, biên dịch: Thu Trang – Minh Tươi, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr.68 - 69]

Câu 1:Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2:Theo tác giả, vì sao "đừng giữ thái độ cầu toàn trong mọi sự"?

Câu 3:Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: "như một lẽ tự nhiên, sau một bước tiến xa luôn tồn tại một bước lùi gần"?

Câu 4:Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: "trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần phải học cách chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có"? Vì sao?

II. LÀM VĂN [7.0 điểm]

Câu 1: [2.0 điểm]

Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chi ̣hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự trải nghiệm trong cuộc sống.

Câu 2: [5,0 điểm]

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lái đò trong cảnh vượt thác [Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016]. Từ đó liên hệ với nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ [Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 11, Tập1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016] để nhận xét quan niệm của nhà văn về vẻ đẹp con người.

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2:

Theo tác giả, "đừng giữ thái độ cầu toàn trong mọi sự" vì:

- Sự trưởng thành của con người luôn song hành cùng những vấp ngã và sai lầm.

- Hoàn hảo là một điều không tưởng. Trên đời chẳng có gì là hoàn thiện, hoàn mỹ cả.

- Khi kiếm tìm sự hoàn hảo, người ta dễ trở nên hà khắc, hay phán xét bản thân và mọi người.

Câu 3:

"Như một lẽ tự nhiên, sau một bước tiến xa luôn tồn tại một bước lùi gần" có thể được hiểu như sau: sau mỗi thành công đạt được, con người luôn phải có những phút chiêm nghiệm, tự rút kinh nghiệm cho bản thân. Sau mỗi “bước tiến xa” để đi về phía trước, luôn tồn tại và cần thiết phải có những bước lùi lại, nhìn nhận những gì mình đã làm để rút ra bài học, trên cơ sở đó mới mong đạt được những bước tiến xa hơn nữa, thành công hơn nữa.

Câu 4:

- Đồng ý với quan điểm trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần phải học cách chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có.

- Vì:

+ Con người là tổng thể của các mối quan hệ xã hội, phải biết chấp nhận mình cùng người khác thì mới cùng chung sống được.

+ Chấp nhận mình và người khác như bản thân vốn có để có những đánh giá đúng về bản thân mình và những người xung quanh.

+ Biết được khả năng của bản thân mình và người khác sẽ có phương hướng phát huy những ưu điểm, hạn chế những khuyết điểm của mình. Đồng thời, biết học tập những điểm mạnh của người khác cũng như không trở nên quá hà khắc, hay phán xét bản thân và mọi người.

+ Chấp nhận mình và chấp nhận người khác như bản thân vốn có không phải là thỏa mãn với những gì mình có mà là một cách để trân trọng hiện tại, hướng tới ngày mai tốt đẹp hơn.

+ Chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân vì không ai hoàn hảo hết. Chấp nhận nhau có nghĩa là bỏ qua sai lầm của nhau, học tập những điều tốt đẹp của nhau và cũng có nghĩa là cho cả mình và người khác cơ hội để trở nên tốt đẹp hơn.

II. LÀM VĂN

Câu 1:Nghị luận xã hội

Giới thiệu vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của sự trải nghiệm trong cuộc sống

1. Giải thích

- Sự trải nghiệm: quá trình tham gia, tìm hiểu, dấn thân thực hành các công việc khác nhau trong những vấn đề thuộc bất kì lĩnh vực nào của cuộc sống.

- Ý nghĩa của sự trải nghiệm là mang đến cho chúng ta những bài học kinh nghiệm cần thiết cho những hoạt động, việc làm, những bước tiến tiếp theo.

2. Bàn luận, chứng minh

a. Vì sao cần phải có sự trải nghiệm

- Sự trưởng thành của con người luôn song hành cùng những vấp ngã và sai lầm, không ai có thể thành công ngay từ lần đầu tiên, chính trải nghiệm giúp ta tự nhận ra ưu và khuyết điểm của mình.

- Trên đời, không có gì là hoàn hảo, hoàn mỹ nên sau mỗi lần trải nghiệm, chúng ta sẽ tự hoàn thiện bản thân để vươn tới những điều tốt đẹp hơn.

- Ai cũng cần những trải nghiệm thì mới nên người, khi nhận thức được điều đó, việc đánh giá mình và người khác cũng trở nên bớt hà khắc, tránh gây những tổn thương không đáng có cho mọi người xung quanh.

b. Ý nghĩa của trải nghiệm

- Mang đến cho chúng ta những bài học mới, nhận ra những nhược điểm, ưu điểm của bản thân cũng như những người bên cạnh, từ đó có hướng khắc phục đúng đắn để sẵn sàng đón nhận những cơ hội mới. Sự trải nghiệm giúp con người trưởng thành theo thời gian.

Dẫn chứng:

+ Những kì giao lưu, cọ sát, thi thử giúp học sinh củng cố tinh thần, biết bổ sung những kiến thức còn thiếu hụt

+ Qua bao nhiêu trải nghiệm, thất bại rồi thành công, đội tuyển U23 Việt Nam mới vững vàng như ngày hôm nay để ghi tên mình trên bản đồ bóng đá châu lục.

- Trải nghiệm giúp chúng ta có cái nhìn khoan dung hơn với bản thân mình và những người xung quanh, từ đó không khiến cho chính mình và mọi người áp lực. Khi học tập và làm việc với tinh thần thoải mái, tỉ lệ thành công càng cao hơn.

Dẫn chứng:

+ Những danh nhân nổi tiếng, những doanh nhân, những người truyền cảm hứng không ít lần thất bại và sau trải nghiệm đó họ lại có thêm động lực để nghiên cứu, tìm tòi và dẫn tới thành công: Bill Gates, Steve Jobs,….

c. Phản đề

- Sự trải nghiệm luôn luôn là điều cần thiết để con người tự tích lũy, tự học tập nhưng có những thứ không cần trải nghiệm, ví dụ như sử dụng những chất cấm, làm những điều trái pháp luật…

- Phải cần có trải nghiệm mới nên người, do đó nên có cái nhìn bao dung với những lỗi lầm nhưng cũng cần ghi nhớ, có những lỗi lầm không thể tha thứ được, có những may mắn chẳng bao giờ đến lần thứ hai, nên cũng phải biết nắm bắt cơ hội để bứt phá.

3. Liên hệ bản thân

- Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em đã có những trải nghiệm có ích nào?

- Qua những trải nghiệm đó em rút ra được bài học gì cho bản thân và sẽ làm những điều gì tiếp theo.

Câu 2:Nghị luận văn học

1. Mở bài

Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:

- Nguyễn Tuân là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, có thể coi ông là một định nghĩa về người nghệ sĩ.

- Nét nổi bật trong phong cách của ông là ở chỗ luôn nhìn sự vật ở phương diện văn hóa và thẩm mỹ, nhìn con người ở phẩm chất nghệ sĩ và tài hoa. Ông thường có cảm hứng mãnh liệt với cái cá biệt, phi thường, dữ dội và tuyệt mỹ.

-Người lái đò sông Đà là bài tùy bút được in trong tập Sông Đà [1960] của Nguyễn Tuân. Sông Đà là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi. Người lái đò sông Đà cho ta diện mạo của một Nguyễn Tuân khao khát được hòa nhịp với đất nước và cuộc đời này.

- Hình tượng người lái đò sông Đà trong quá trình vượt thác là hình tượng trung tâm của tác phẩm…

2. Thân bài

a. Phân tích nhân vật người lái đò sông Đà trong quá trình vượt thác

2.1. Giới thiệu chân dung, lai lịch

- Tên gọi, lai lịch: được gọi là người lái đò Lai Châu.

- Chân dung: “tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng, giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông, nhỡn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù”, “cái đầu bạc quắc thước… đặt lên thân hình gọn quánh chất sừng chất mun”.

2.2. Vẻ đẹp của người lái đò sông Đà trong quá trình vượt thác

a] Vẻ đẹp trí dũng:

* Khắc họa trong tương quan với hình ảnh sông Đà hung bạo, hùng vĩ:

Nghệ thuật tương phản đã làm nổi bật một cuộc chiến không cân sức:

+ Một bên là thiên nhiên bạo liệt, hung tàn, sức mạnh vô song với sóng nước, với thạch tinh nham hiểm.

+ Một bên là con người bé nhỏ trên chiếc thuyền con én đơn độc và vũ khí trong tay chỉ là những chiếc cán chèo.

* Cuộc giao tranh với ba trùng vi thạch trận

- Cuộc vượt thác lần một

+ Sông Đà hiện lên như một kẻ thù nham hiểm, xảo quyệt

+ Trước sự hung hãn của bầy thạch tinh và sóng nước, ông lái đò kiên cường bám trụ “hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình”.

+ Trước đoàn quân liều mạng sóng nước xông vào […], ông đò “cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi” nhưng vẫn kiên cường vượt qua cuộc hỗn chiến, vẫn cầm lái chỉ huy "ngắn gọn mà tỉnh táo"để phá tan trùng vi thạch trận thứ nhất.

- Cuộc vượt thác lần hai:

+ Dưới cây bút tài hoa, phóng túng, con sông Đà tiếp tục được dựng dậy như “kẻ thù số một” của con người với tâm địa còn độc ác và xảo quyệt hơn.

+ Ông lái đò “không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật”.

> Trước dòng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh trên sông đá, ông lái đò cùng chiếc thuyền cưỡi trên dòng thác như cưỡi trên lưng hổ.

> Khi bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước xô ra, ông đò không hề nao núng mà tỉnh táo, linh hoạt thay đổi chiến thuật, ứng phó kịp thời “đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến” để rồi “những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền”.

- Cuộc vượt thác lần ba:

+ Bị thua ông đò ở hai lần giao tranh trước, trong trùng vi thứ ba, dòng thác càng trở nên điên cuồng, dữ dội.

+ Chính giữa ranh giới của sự sống và cái chết, người đọc càng thấy tài nghệ chèo đò vượt thác của ông lái thật tuyệt vời. Ông cứ “phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa… vút qua cổng đá”, “vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được”… để rồi chiến thắng vinh quang. Câu văn “thế là hết thác” như một tiếng thở phào nhẹ nhõm khi ông lái đã bỏ lại hết những thác ghềnh ở phía sau lưng.

* Nguyên nhân chiến thắng:

- Thứ nhất, đó là chiến thắng của sự ngoan cường, lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm vượt qua những thử thách khốc liệt của cuộc sống.

- Thứ hai, đây là chiến thắng của tài trí con người, của sự am hiểu đến tường tận tính nết của sông Đà.

b] Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ:

- Tài hoa: Với nhà văn, tài hoa là khi con người đạt tới trình độ điêu luyện, thuần thục trong công việc của mình, đến độ có thể sáng tạo được, có thể vươn tới tự do và hơn thế nữa ở bất kì lĩnh vực nào chỉ cần đạt tới trình độ trác tuyệt trong nghề nghiệp của mình ấy là con người tài hoa. Chính vì vậy, Nguyễn Tuân đã tập trung bút lực ca ngợi hình ảnh ông lái băng băng trên dòng thác sông Đà một cách ung dung, bình tĩnh, tự tại trong cuộc chiến đầy cam go nhưng cũng thật hào hùng.

- Nghệ sĩ:

+ Tay lái ra hoa thể hiện tập trung trong cảnh vượt qua trùng vi thạch trận thứ ba “Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, chiếc thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được”. Đã đạt đến độ nhuần nhuyễn, điêu luyện, mỗi động tác của người lái đò giống như một đường cọ trên bức tranh sông nước mênh mông…

+ Phong thái nghệ sĩ của ông lái đò thể hiện trong cách ông nhìn nhận về công việc của mình, bình thản đến độ lạ lùng. Khi dòng sông vặn mình hết thác cũng là khoảnh khắc “sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ”. Những nhà đò dừng chèo, đốt lửa nướng ống cơm lam, bàn về cá anh vũ, cá dầm xanh, “về những cái hầm cá hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi cá túa ra tràn đầy ruộng”.

+ Qua thác ghềnh, ông lái lạnh lùng gan góc là thế, nhưng lúc bình thường thì lại nhớ tiếng gà gáy nên buộc một cái bu gà vào đuôi thuyền, bởi “có tiếng gà gáy đem theo, nó đỡ nhớ ruộng nương bản mường mình”. Chi tiết ấy đã làm rõ hơn chất nghệ sĩ ở người lái đò sông Đà.

c.Đánh giá về nhân vật:

* Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật:

- Nguyễn Tuân chú ý tô đậm nét tài hoa, nghệ sĩ ở ông lái đò.

- Nguyễn Tuân có ý thức tạo nên tình huống đầy thử thách để nhân vật bộc lộ rõ phẩm chất của mình.

- Nguyễn Tuân đã sử dụng một ngôn ngữ miêu tả đầy cá tính, giàu chất tạo hình, hoàn toàn phù hợp với đối tượng.

* Nội dung tư tưởng mà nhân vật truyền tải:

Người lái đò trí dũng và tài hoa thật nổi bật trên dòng sông hung bạo, có khả năng chinh phục thiên nhiên, bắt nó phải phục vụ con người, xây dựng đất nước. Đó chính là chất vàng mười của con người Tây Bắc nói riêng và người lao động Việt Nam nói chung trong thời kì mới - thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Qua hình tượng này, Nguyễn Tuân muốn phát biểu quan niệm: người anh hùng không phải chỉ có trong chiến đấu mà còn có cả trong cuộc sống lao động thường ngày.

b.Liên hệ với nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tùđể thấy sự thống nhất và khác biệt trong quan niệm về vẻ đẹp con người của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945

* Giới thiệu về Huấn Cao

- Huấn Cao là một người tài hoa, nghệ sĩ.

- Huấn Cao là con người có vẻ đẹp thiên lương trong sáng.

- Huấn Cao là con người khí phách.

Trong cảnh cho chữ chưa từng có nhân vật Huấn Cao bộc lộ hết những vẻ đẹp của mình - vẻ đẹp về thiên lương trong sáng, vẻ đẹp của con người khí phách, vẻ đẹp của một người tài hoa, nghệ sĩ.

* Nhận xét quan niệm nhà văn về vẻ đẹp con người:

Nguyễn Tuân luôn nhìn con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. Trước và sau cách mạng tháng 8 Nguyễn Tuân có những thống nhất và thay đổi trong quan niệm về vẻ đẹp của con người.

- Thống nhất:

+ Nguyễn Tuân luôn luôn tiếp cận và khám phá con người ở phương diện tài hoa – nghệ sĩ. Ở cả hai giai đoạn sáng tác, nhà văn luôn trân trọng những “đấng tài hoa”, và say mê miêu tả, chiêm ngưỡng họ. Mỗi nhân vật thường sành hơn người ở một thú chơi hoặc một món nghề nào đó, đầy tính nghệ thuật.

+ Vẫn là ngòi bút tài hoa, uyên bác, lịch lãm, vận dụng tri thức tổng hợp của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật khác nhau trong miêu tả và biểu hiện.

+ Ông tiếp tục sử dụng vốn ngôn từ hết sức tinh lọc, phong phú, độc đáo. Khả năng tổ chức câu văn đầy giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, biết co duỗi nhịp nhàng. Các phép tu từ được nhà văn phối hợp vô cùng điêu luyện.

- Khác biệt:

+ Trước Cách mạng tháng Tám, con người Nguyễn Tuân hướng tới và ca ngợi là những “con người đặc tuyển, những tính cách phi thường”. Sau Cách mạng tháng Tám, những nhân vật tài hoa nghệ sĩ được Nguyễn Tuân miêu tả có thể tìm thấy ngay trong chiến đấu, lao động hằng ngày của nhân dân.

=> Sở dĩ có những chuyển biến này do trước Cách mạng, Nguyễn Tuân chơi ngông một cách cực đoan. Mọi sở thích, quan niệm riêng đều được đẩy lên thành các thứ chủ nghĩa: chủ nghĩa duy mỹ, chủ nghĩa xê dịch, chủ nghĩa hưởng lạc, chủ nghĩa ẩm thực,… Chủ nghĩa độc đáo trong những sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng không chỉ đơn thuần là phản ứng tâm lý của một cá nhân trước tấn bi kịch xã hội mà nó còn bao hàm khí khái, cốt cách của người trí thức yêu nước không cam tâm chấp nhận chế độ thực dân, tự đặt những nghịch thuyết để tách mình ra và vượt lên trên cái xã hội của những kẻ thỏa hiệp với xã hội đương thời.

=> Sau Cách mạng, cũng giống như một loạt tác giả đương thời, Nguyễn Tuân đã tìm được hướng đi, lý tưởng cho mình nên cái ngông tự mất đi phần cực đoan, chỉ giữ lại cái cốt cách tạo nên vẻ độc đáo cho trang viết.

=> Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân là một người tài tử, thích chơi ngông, thích chiêm ngưỡng, chắt chiu cái đẹp thì sau Cách mạng, nhà văn nhạy cảm với con người mới, cuộc sống mới từ góc độ thẩm mỹ của nó. Nhưng không còn là Nguyễn Tuân “nghệ thuật vị nghệ thuật” nữa. Ông đã nhìn cái đẹp của con người là cái đẹp gắn với nhân dân lao động, với cuộc sống đang nảy nở, sinh sôi đồng thời lên án, tố cáo chế độ cũ, khẳng định bản chất nhân văn của chế độ mới.

3. Tổng kết

- Khái quát lại vấn đề

Xem thêm: Đề và Lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn mới nhất tạiTuyensinh247.com

Loigiaihay.com

  • Đề số 3 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 3 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 4 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 4 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 5 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 5 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 6 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 6 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 7 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 7 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu. Câu 1: Phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy thơ mộng.

  • Soạn bài Những đứa con trong gia đình - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi. Câu 1: – Truyện “Những đứa con trong gia đình” được trần thuật lại chủ yếu qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt.

  • Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Diễn đạt trong văn nghị luận. Câu 1: a. - Đoạn văn [1] dùng từ ngữ chưa chuẩn xác, còn sử dụng ngôn ngữ hằng ngày.

  • Điểm giống và khác nhau của hai nhân vật Việt và Chiến trong Những đứa con trong gia đình

    Những đứa con trong gia đình thuộc số những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Thi.

Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Văn Biên Hòa

Xuất bản ngày 13/04/2020 - Tác giả: Huyền Chu

Tham khảo mẫu đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Văn có đáp án của Biên Hòa - Đồng Nai với yêu cầu Đọc hiểu Thay thái độ, đổi cuộc đời

Mục lục nội dung

  • 1. Đề thi thử
  • 2. Đáp án tham khảo

Cùng làm đề thi thử môn Văn năm 2020 của Biên Hòa - Đồng Nai để rèn luyện thêm các dạng câu hỏi và kiến thức đã được học để rèn luyện cho kĩ năng làm bài, phân bố hợp lí khoảng thời gian là đáng tiếc trong quá trình làm bài thi.

Cùng tham khảo đề thi thử THPT Quốc gia 2020có đáp án tham khảo dưới đây:

Đề thi thử môn Vănnăm 2020 của Biên Hòa

PHẦN I. ĐỌC HIỂU [3.0 điểm]

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu

Chúng ta thường có khuynh hướng ngả theo những lựa chọn dễ dàng, những con đường bằng phẳng và chỉ làm những gì cần thiết để hoàn thành công việc. Song, nếu chúng ta chỉ chấp nhận những mức độ sẵn có, chẳng muốn gắng sức vươn lên một tầm cao mới, thì mãi mãi bản thân ta cũng chỉ là một con người bình thường như bao người khác và lúc nào cũng dậm chân tại chỗ.

Luôn cố gắng phát huy khả năng của bạn đến mức xuất sắc là điều rất quan trọng trong cuộc sống. Bạn hãy xem xét những công việc nhỏ mà bạn thường làm, rồi tự hỏi xem: Mình có thể thực hiện chúng cách nào tốt hơn?

Ví dụ như: bạn hãy quét dọn, lau chùi nhà cửa, rửa xe tỉ mỉ hơn, sạch sẽ hơn hay sẵn sàng làm thêm một số công việc nơi công sở để công việc tiến triển ngày càng tốt. Nếu bạn biết đặt ra cho mình một tiêu chuẩn cao trong bất kỳ công việc nào thì chắc chắn bạn sẽ thấy hài lòng hơn về chính mình.

Khi bạn quyết tâm làm mọi việc với một kết quả tốt nhất, nội tâm và cảm xúc trong bạn sẽ sâu sắc hơn, bạn sẽ thấy cuộc đời mình đổi thay đáng kể và con đường tiến tới thành công sẽ rộng mở trước mắt bạn, dù có thể trước đó bạn thấy nó dường như đã đóng kín.

[Thay thái độ, đổi cuộc đời – Keith D. Harrell]

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, chúng ta thường có xu hướng ngả theo lựa chọn nào?

Câu 3. Những ví dụ được nêu trong đoạn trích trên có tác dụng gì?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Nếu bạn biết đặt ra cho mình một tiêu chuẩn cao trong bất kỳ công việc nào thì chắc chắn bạn sẽ thấy hài lòng hơn về chính mình.”? Vì sao?

PHẦN II. LÀM VĂN [7.0 điểm]

Câu 1. [2.0 điểm]

Dựa trên nội dung phần Đọc hiểu, Anh/chị hãy viết 01 đoạn văn [khoảng 200 chữ] bàn về ý nghĩa của sự “Quyết Tâm”

Câu 2. [5.0 điểm]

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ đang yêu qua đoạn thơ sau:

Con sóng dưới lòng sâu,
Con sóng trên mặt nước,
Ôi con sóng nhớ bờ,
Ngày đêm không ngủ được,
Lòng em nhớ đến anh,
Cả trong mơ còn thức.


Dẫu xuôi về phương bắc,
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ,
Hướng về anh – một phương.

[Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 12, tập 1, NXBGD 2018]
Nhận xét về phong cách thơ Xuân Quỳnh qua đoạn thơ trên.

—-HẾT—-

Đáp án tham khảo

PHẦN I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: Nghị luận

Câu 2. Theo tác giả, chúng ta thường có xu hướng ngả ngả theo những lựa chọn dễ dàng, những con đường bằng phẳng và chỉ làm những gì cần thiết để hoàn thành công việc.

Câu 3. Những ví dụ được nêu trong đoạn trích trên:

Ví dụ: bạn hãy quét dọn, lau chùi nhà cửa, rửa xe tỉ mỉ hơn, sạch sẽ hơn hay sẵn sàng làm thêm một số công việc nơi công sở để công việc tiến triển ngày càng tốt.

- Tác dụng:

+ Làm cho văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn, lập luận thuyết phục, rõ ràng. Qua đó nhấn mạnh: "Mỗi con người cần phải có thái độ nghiêm túc, phải biết cố gắng, nỗ lực trong công việc, Biết cách phát huy hết khả năng vốn có của mình.

Câu 4. Ý kiến: “Nếu bạn biết đặt ra cho mình một tiêu chuẩn cao trong bất kỳ công việc nào thì chắc chắn bạn sẽ thấy hài lòng hơn về chính mình.”

- Nêu quan điểm: Em đồng tình với ý kiến trên.

- Bởi vì:

+ Nó là một quan điểm đúng đắn, giúp con người hướng tới những điều tích cực trong cuộc sống đời thường.

+ Trước khi làm bất cứ công việc gì, nếu ta "biết đặt ra cho mình một tiêu chuẩn cao" thì sẽ giúp ta làm việc có trình tự, cẩn thận trong từng khâu, và luôn biết hướng tới mục tiêu ở phía trước.

+ "Mục tiêu chuẩn cao" sẽ giúp ta có động lực, tập trung vào phát huy tốt nhất công việc và đạt kết quả tốt nhất mà bản thân mong muốn.

PHẦN II. LÀM VĂN

Câu 1

- Xác định yêu cầu: đoạn văn [khoảng 200 chữ] bàn về ý nghĩa của sự “Quyết Tâm”

- Vấn đề nghị luận: ý nghĩa của sự Quyết Tâm

- Dàn ý tham khảo chi tiết:Dàn ý nghị luận xã hội về ý chí nghị lực

Giới thiệu vấn đề: Sự quyết tâm là yếu tố quan trọng trong con đường đi đến thành công.

Bàn luận vấn đề:

- Giải thích: Quyết tâm là sự nỗ lực, cố gắng phấn đấu không ngừng để đạt được kết quả mà mình mong muốn.

- Ý nghĩa của sự quyết tâm:

+ Là ý chí, là nghị lực giúp ta vượt qua được mọi khó khăn, thử thách.

+ Có quyết tâm chúng ta sẽ không dễ nản lòng, chùn bước.

+ Là nguồn năng lượng, là động lực, là cơ sở thôi thúc ta phải hành động, phải thực hiện các mục tiêu đã đặt ra.

+ Giúp ra khắc phục được những hạn chế của bản thân tìm ra con đường đi đúng đắn.

- Dẫn chứng thực tế.

=> Có quyết tâm thì con người ta mới có sức mạnh chiến thắng mọi thử thách và vươn tới thành công. Ngược lại nếu thiếu đi quyết tâm bạn sẽ chỉ có được sự chán nản, thất vọng mà thôi.

Kết thúc vấn đề. Khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của sự Quyết Tâm.

Tham khảo thêm:Nghị luận xã hội về ý chí nghị lực

Câu 2

Các em phải xác định yêu cầu của đề:

Làm sáng tỏ 2 luận điểm sau:

Luận điểm 1: Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ đang yêu được bộc lộ bởi sự đắm say, nồng nàn, mãnh liệt, qua nỗi nhớ cồn cào da diết chiếm lĩnh cả không gian và thời gian xung quanh cô gái.

Luận điểm 2: Sau tình yêu sôi nổi trong trái tim người con gái thì ta lại thấy được tình yêu chân thành, trong sáng, thủy chung.

Nhận xét về nghệ thuật:

- Giọng thơ khi dạt dào sôi nổi, khi lại dịu dàng, trẻ trung.

- Ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị và tinh tế

- Thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu, rất phù hợp để diễn tả nhịp sóng và nhịp lòng của người con gái khi yêu.

- Sự dụng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, đối lập, lặp cấu trúc.

Nhận xét về phong cách thơ Xuân Quỳnh qua 2 đoạn thơ trên:

- Hồn nhiên tươi tắn, nữ tính, da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường.

- Bài thơ nói chung và đoạn thơ nói riêng đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ khi yêu: chân thành, say đắm, nồng nàn, mãnh liệt, thủy chung, trong sáng, cao thượng. Tình yêu ấy vừa mang nét đẹp tình yêu truyền thống, vừa có nét táo bạo, chủ động của tình yêu hiện đại.

Xem thêm : Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong bài Sóng

Văn mẫu tham khảo

Xuân Quỳnh là nhà thơ của hạnh phúc đời thường. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn luôn luôn khao khát tình yêu, gắn bó hết mình với cuộc sống hằng ngày, trân trọng, nâng niu cho hạnh phúc bình dị của đời thường. Bà được xem là một trong số những thi sĩ viết thơ tình hay nhất trong nền thợ Việt Nam từ sau năm 1975. Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh vừa nồng nhiệt, táo bạo vừa thiết tha, say đắm, dịu dàng; vừa hồn nhiên, giàu trực cảm vừa lắng sâu những trải nghiệm suy tư. Bà có rất nhiều bài thơ hay, tiêu biểu là bài thơ “Sóng”. Hai khổ thơ sau của bài thơ thể hiện nỗi nhớ và lòng chung thuỷ của người phụ nữ trong tình yêu :

Con sóng dưới lòng sâu,
.......................................

Hướng về anh - một phương.

Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế của nhà thơ ở vùng biển Diêm Điền, tỉnh Thái Bình. Bài thơ in trong tập “Hoa dọc chiến hào”[ 1968]. Bài thơ gồm chín khổ với nội dung miêu tả về sóng biển và diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình “em”, người phụ nữ đang yêu. Đoạn thơ thuộc khổ thơ thứ năm và sáu của bài thơ.

Hình tượng sóng và em Hình tượng trung tâm của bài thơ là “Sóng”. Xuân Quỳnh đã nối tiếp truyền thống trong thơ ca là lấy sóng để hình dung tình yêu, đem sóng nước so sánh với sóng tình. Dù tiếp nối truyền thống văn học nhưng “sóng” của Xuân Quỳnh vẫn có những nét độc đáo riêng. Cả bài thơ là những con sóng tâm tình của một người phụ nữ được khơi dậy khi đứng trước biển cả, đối diện với những con sóng muôn trùng. Tác giả nói với mình, nói với người về tình yêu trẻ trung nồng nhiệt gắn với khát vọng hạnh phúc muôn thuở của con người.

Trong bài thơ còn có một hình tượng trữ tình nữa, đó là “em”. “Em” cũng là “sóng” mà “sóng” cũng là “em”. “Sóng” là một hình tượng ẩn dụ, là sự hóa thân của cái tôi trữ tình của nhà thơ. “Sóng” và “em” vừa hòa nhập làm một, lại vừa phân đôi ra để soi chiếu vào nhau. Tâm hồn của người phụ nữ đang yêu soi vào sóng để thấy rõ lòng mình, nhờ sóng biểu hiện những trạng thái của lòng mình.

Sau khi nêu lên đặc điểm của những con “sóng” cũng là đặc điểm của tình yêu, sang khổ năm, cũng từ hình tượng sóng, Xuân Quỳnh nhận thức thêm một đặc trưng nữa của tình yêu là nỗi nhớ. Tình yêu luôn đi liền với nỗi nhớ.

“Con sóng dưới lòng sâu
…………………………….
Cả trong mơ còn thức”.

Đây là khổ thơ có số lượng câu thơ nhiều nhất trong bài, 6 câu thơ đứng giữa bài thơ, như một đợt sóng lòng cồn lên cao nhất từ tâm điểm của bài thơ. Bốn câu đầu cái tôi trữ tình nhập vào sóng để giãi bày tâm sự. Hai câu sau cái tôi trữ tình tách ra để bày tỏ lòng mình, nhập vào rồi tách ra như vậy tuy hai mà vẫn là một trong một dòng cảm xúc tuôn chảy.

Ở hai dòng thơ đầu, tác giả chợt khám phá ra một điều giản dị nhưng lại vô cùng sâu sắc: đại dương không bao giờ được yên bình, êm ả bởi nó luôn mang trong mình hai con sóng :

Con sóng dưới lòng sâu,
Con sóng trên mặt nước,

Đặt hai câu này trong mối quan hệ với những câu thơ trước đó của tác phẩm sẽ thấy những con sóng mà tác giả nói đến ở đoạn thơ này là con sóng ở bể lớn tình yêu, là con sóng tình yêu đã vượt ra khỏi giới hạn chật hẹp để đến với một không gian rộng lớn hơn, và thực sự là chính mình. Con sóng tình yêu càng có thêm những trăn trở để lý giải, cắt nghĩa về tình yêu của em. Biển có những Con sóng dưới lòng sâu và trên mặt nước, có khi con sóng trên mặt nước lặng lẽ nhưng con sóng dưới lòng sâu lại rất ồn ào. Những gì lạ lùng và khó hiểu ấy của sóng cũng chính là những gì khó hiểu của em. Khi nhắc đến hai con sóng để biểu thị cho tình yêu thì lời thơ lại mở ra liên tưởng khác: em khi yêu đã sánh tình yêu của mình với biển, bởi người phụ nữ khi yêu có cả một đại dương tình cảm, biển cũng như em đã không thể nào yên vì có anh. Chính những con sóng này là nhịp đập, là trái tim, là yếu tố làm nên sức sống của biển cả, bởi sóng chẳng bao giờ yên nghĩ, chẳng bao giờ ngừng vỗ. Về điều này, Xuân Quỳnh đã có cách lý giải thật bất ngờ, thú vị:

Ôi con sóng nhớ bờ,
Ngày đêm không ngủ được,

Như thế, con sóng ngày đêm không ngủ được cứ dào dạt triền miên, cứ cồn cào da diết bao trùm lên không gian, thời gian là tại bởi nỗi nhớ, tại bởi sóng nhớ bờ . Thực ra, mọi con sóng đều có bến bờ của nó và dù còn xa bờ bao nhiêu nữa thì sóng vẫn hướng tới bờ với một niềm khao khát thương nhớ không nguôi. Sóng nhớ bờ là một quy luật vĩnh cửu- quy luật của muôn đời, của tự nhiên và ở đây nỗi nhớ ấy của sóng đã được xem là một trong những cung bậc, một trong những giai điệu của tình yêu. Nhưng nói như thế dường như vẫn chưa đủ, chưa thoả, chưa diễn tả hết sự mãnh liệt, trào dâng của nỗi nhớ, nên người con gái đang yêu có lẽ cũng không cần phải giấu giếm những tình cảm chân thành của lòng mình cho nên một lần nữa nỗi nhớ lại được thể hiện ra một cách trực tiếp ở hai câu thơ :

Lòng em nhớ đến anh,
Cả trong mơ còn thức.

Xuân Quỳnh đã thể hiện nỗi nhớ như đã thường trực trong mọi không gian và thời gian, đã lan tỏa đầy cõi lòng, không chỉ ngự trị trong ý thức mà còn ăn sâu vào cả tiềm thức, đi cả vào giấc mơ- cái thức trong mơ mới là sự thật của nỗi lòng. Em thức để chăm chút, nâng niu từng khoảnh khắc hạnh phúc, dường như em chỉ sợ một giây phút chợp mắt là tất cả sẽ tan biến vào hư vô. Rõ ràng Xuân Quỳnh đã nối dài tình yêu bằng giấc mơ, bằng cách xoá nhoà khoảng cách giữa mộng và thực. Cách nói như vậy rất đúng với bản chất của tình yêu. Không phải sự táo bạo nào cũng chứng tỏ một tình yêu chân chính, nhưng tình yêu chân chính không thể thiếu mê say, cuồng nhiệt.

Ở bốn câu thơ sau, tình yêu sôi nổi nồng nhiệt của trái tim người phụ nữ cũng lại là một tình yêu chân thành, trong sáng, một tình yêu hết mình và đòi hỏi sự duy nhất tuyệt đối, sự gắn bó thủy chung:

“Dẫu xuôi về phương bắc
...........................................
Hướng về anh - một phương”

Hình như thể hiện tình yêu bằng nỗi nhớ vẫn chưa yên tâm, mà phải diễn đạt sao đây cho đủ, cho đến tận cùng, vì thế khổ thơ này xuất hiện. Những cặp từ trái nghĩa “Dẫu xuôi”, “dẫu ngược”, “phương Bắc”, “phương Nam” là những từ cụ thể nói lên độ dài và những cách trở trong tình yêu. Dân gian hay nói: “ xuôi nam ngược bắc”, Xuân Quỳnh đã diễn đạt ngược lại để khẳng định: dù cuộc đời, trời đất có thay đổi, có quay cuồng, đảo lộn, thay phương đổi hướng thì tình yêu của em cũng chỉ dành cho một người là anh mà thôi. Hướng về anh thì có thể thay đổi nhưng với lời khẳng định chắc nịch “một phương” thì nơi em hướng về là bất di bất dịch. Đến đây trong lời thơ không còn em và sóng, chỉ còn em và anh – với tình yêu:

“Chỉ còn em và anh
Cùng tình yêu ở lại”
[Thơ tình cuối mùa thu]

Câu thơ giống như một lời thề. Thề rằng dù em phải ngược xuôi vất vả gian truân, lên thác xuống ghềnh cũng chỉ có anh là người duy nhất. Câu thơ giản dị mà sâu sắc hơn tất cả mọi lời vàng đá. Không gian thì có bốn phương tám hướng, nhưng tình yêu chỉ chấp nhận một phương. Có lẽ đây cũng là quan niệm về tình yêu của nữ sĩ Xuân Quỳnh: tình yêu phải gắn với lòng chung thủy. Tình yêu không đơn thuần là tình yêu mà tình yêu đi liền với cái tốt, cái đẹp, cái cao cả là nỗi nhớ mãnh liệt, lòng thủy chung tuyệt đối. Khổ thơ toát lên vẻ đẹp của tình yêu đầy nữ tính kín đáo, dịu dàng, táo bạo, mãnh liệt bởi nhiều khát khao và đam mê nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của người phụ nữ phương Đông và người phụ nữ Việt Nam yêu tha thiết, chân thành và luôn hướng tới hôn nhân. Những câu thơ như được vắt ra từ chính cuộc đời Xuân Quỳnh đầy đau thương, mất mát, hụt hẫng về tình cảm. Cảm thông cho cuộc đời Xuân Quỳnh, ta càng hiểu thêm tình cảm của nữ sĩ.

Ở cả hai đoạn thơ, hình tượng sóng và em sóng đôi, hòa làm một, soi chiếu vào nhau cộng hưởng. Sóng chính là nỗi lòng của em và em là hiện thân của sóng. Sóng và em đồng hiện tạo nên chiều sâu nhận thức độc đáo. Xuân Quỳnh viết bài thơ này vào những năm 1967, khi cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam ở vào giai đoạn ác liệt, khi thanh niên trai gái ào ào ra trận “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, khi sân ga, bến nước, gốc đa, sân trường diễn ra những cuộc chia ly màu đỏ. Cho nên có đặt bài thơ vào trong hoàn cảnh ấy ta mới càng thấy rõ nỗi khát khao của người con gái trong tình yêu: “Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được”. Ta càng ngưỡng mộ hơn những con người phụ nữ Việt Nam, những con người luôn thuỷ chung, luôn sống hết mình vì một tình yêu. Xuân Quỳnh xứng đáng là một nhà thơ nữ của tình yêu lứa đôi, bà đã làm phong phú hơn cho nền thơ nước nhà.

Tóm lại, ở hai khổ thơ này, tác giả thể hiện trái tim người phụ nữ đang yêu đã cồn cào, da diết một nỗi nhớ miên man, thường trực, cả khi thức, khi ngủ, bao trùm cả không gian, thời gian. Nỗi nhớ cuồn cuộn, dào dạt như những đợt sóng biển triền miên, vô hồi, vô hạn mà cũng sâu lắng biết bao. Ta bắt gặp ở đây một cô gái dạn dĩ mà rất chân thành bày tỏ nỗi nhớ mãnh liệt của mình khi yêu.

Xem thêm:Sơ đồ tư duy bài Sóng của Xuân Quỳnh

-/-

Trên đây làmẫu đề thi thử THPT Quốc Gia 2020 môn Văn của Biên Hòa - Đồng Naivới những dạng bài thường gặp trong đề thi được ra. Với việc ôn luyện đề thi thử, các em học sinh sẽ có thêm kiến thức, kỹ năng và hành trang vững vàng để bước vào kì thi quan trọng sắptới. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm nhiều đề thi thử THPT quốc gia môn Vănkhác được chúng tôi cập nhật liên tục.

Chúc các em học và thi thật tốt!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?

Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn

Hủy

Gửi

Video liên quan

Chủ Đề