Đề thi cuối học kì 2 Sinh học lớp 12

Với Đề thi Sinh học 12 Học kì 2 có đáp án [Trắc nghiệm - Tự luận - 4 đề] được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Sinh học 12 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Sinh học lớp 12.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Sinh học lớp 12

Thời gian làm bài: 45 phút

[Đề số 1]

A. Phần trắc nghiệm [4 điểm]

Câu 1: Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy:

A. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3.

B. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.

C. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.

D. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.

Câu 2: Nhận xét nào dưới đây không đúng về chu trình sinh địa hoá?

[1].Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên.

[2]. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon đioxit [CO2], thông qua quang hợp.

[3]. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối amoni [ NH4+], nitrat [NO3-].

[4]. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng nitơ phân tử [N2], thông qua quang hợp.

A. [1] và [2].

B. [1] và [4].

C. [1] và [3].

D. [3] và [4].

Câu 3: Hiện tượng cá sấu há to miệng cho một loài chim “xỉa răng” hộ là biểu hiện quan hệ:

A. cộng sinh

B. hội sinh

C. hợp tác

D. kí sinh

Câu 4: Loài ưu thế là

A. loài chỉ có ở 1 quần xã sinh vật nào đó.

B. loài có số lượng ít, do di cư từ quần xã khác đến.

C. sinh vật sản xuất

D. loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng nhiều hay có hoạt động mạnh.

Câu 5: Hệ sinh thái tự nhiên có đặc điểm nào sau đây?

A. Dễ mắc dịch bệnh

B. Được con người cung cấp thức ăn

C. Có khả năng tự điều chỉnh tốt hơn hệ sinh thái nhân tạo.

D. Có độ đa dạng kém hơn hệ sinh thái nhân tạo.

Câu 6: Tảo biển khi nở hoa gây ra nạn “thuỷ triều đỏ” ảnh hưởng tới các sinh vật khác sống xung quanh. Hiện tượng này gọi là quan hệ:

A. hội sinh

B. hợp tác

C. ức chế - cảm nhiễm

D. cạnh tranh

Câu 7: Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhóm sinh vật có sinh khối lớn nhất là

A. sinh vật tiêu thụ cấp II.

B. sinh vật sản xuất.

C. sinh vật phân hủy.

D. sinh vật tiêu thụ cấp I.

Câu 8: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn?

A. Lúa → Sâu ăn lá lúa → Ếch → Diều hâu → Rắn hổ mang.

B. Lúa → Sâu ăn lá lúa → Ếch → Rắn hổ mang → Diều hâu.

C. Lúa → Sâu ăn lá lúa → Rắn hổ mang → Ếch → Diều hâu.

D. Lúa → Ếch → Sâu ăn lá lúa → Rắn hổ mang → Diều hâu.

B. Phần tự luận [6 điểm]

Câu 1: [4 điểm]: Xét một quần xã, người ta thu được mô tả như sau: ngựa, gà, thỏ là động vật ăn cỏ; hổ ăn thịt thỏ, ngựa; gà và thỏ bị cáo ăn thịt; mèo rừng chỉ ăn thịt gà.

a] Vẽ sơ đồ lưới thức ăn trên.

b] Biết năng lượng của sinh vật sản xuất là 45.108 kcal, của thỏ là 45.107 kcal, của cáo là 9.107 kcal. Tính hiệu suất sinh thái giữa cáo và thỏ, giữa thỏ và cỏ.

c] Giải thích vì sao chuỗi thức ăn thường ngắn [không quá 6 mắt xích].

Câu 2: [2 điểm]: Khống chế sinh học là gì? Vai trò của khống chế sinh học.

Đáp án và thang điểm

A. Phần trắc nghiệm [4 điểm]

Mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm

1 2 3 4 5 6 7 8
B B C D C C B B

B. Phần tự luận [6 điểm]

Câu 1

a] 2 điểm

b] - Hiệu suất sinh thái giữa cáo và thỏ:

[9.107]/[ 45.107] x 100 = 20% [0,5 điểm]

- Hiệu suất sinh thái giữa thỏ và cỏ:

[45.107]/[ 45.108] x 100 = 10% [0,5 điểm]

c] Giải thích: [1 điểm]

- Do một phần năng lượng bị thất thoát dần qua nhiều cách ở mỗi bậc dinh dưỡng:

   + Năng lượng mất qua hô hấp, tạo nhiệt ở mỗi bậc dinh dưỡng.

   + Năng lượng mất qua chất thải [thải qua bài tiết, phân, thức ăn thừa,... hoặc năng lượng mất qua rơi rụng như rụng lá ở thực vật, rụng lông, lột xác của động vật,...] ở mỗi bậc dinh dưỡng.

- Chuỗi thức ăn [hoặc bậc dinh dưỡng] càng lên cao năng lượng tích luỹ càng ít dần và đến mức nào đó không còn đủ duy trì của một mắt xích [của một bậc dinh dưỡng]. Khi một mắt xích [thực chất là một loài, hoặc nhóm cá thể cùa một loài] có số lượng cá thể quá ít [nhỏ hơn kích thước tối thiểu của quần thể] sẽ không thể tồn tại.

Câu 2

- Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức độ nhất định, không tăng quá cao hoặc quá thấp do tác động của các quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã. [1 điểm]

- Ý nghĩa: [1 điểm]

   + Điều chỉnh tỉ lệ sinh sản, tử vong → cân bằng quần thể → cân bằng quần xã

   + Ứng dụng trong nông nghiệp, sử dụng thiên địch phòng trừ sâu hại cây trồng.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Sinh học lớp 12

Thời gian làm bài: 45 phút

[Đề số 2]

A. Phần trắc nghiệm [4 điểm]

Câu 1: Trong hệ sinh thái lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ

A. động vật ăn thịt và con mồi.

B. giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

C. giữa thực vật với động vật.

D. dinh dưỡng và sự chuyển hoá năng lượng.

Câu 2: Trong chuỗi thức ăn cỏ → cá → vịt → trứng vịt → người thì một loài động vật bất kỳ có thể được xem là

A. sinh vật tiêu thụ.

B. sinh vật dị dưỡng.

C. sinh vật phân huỷ.

D. bậc dinh dưỡng.

Câu 3: Tháp sinh thái số lượng có dạng lộn ngược được đặc trưng cho mối quan hệ

A. vật chủ- kí sinh.

B. con mồi- vật dữ.

C. cỏ- động vật ăn cỏ.

D. tảo đơn bào, giáp xác, cá trích.

Câu 4: Trong các hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được kí hiệu là A, B, C, D và E. Sinh khối ở mỗi bậc là : A = 200 kg/ha; B = 250 kg/ha; C = 2000 kg/ha; D = 30 kg/ha; E = 2 kg/ha. Các bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được sắp xếp từ thấp lên cao, theo thứ tự như sau :

Hệ sinh thái 1: A →B →C → E

Hệ sinh thái 2: A →B →D → E

Hệ sinh thái 3: C →A → B → E

Hệ sinh thái 4: E →D → B → C

Hệ sinh thái 5: C →A → D →E

Trong các hệ sinh thái trên, hệ sinh thái bền vững là

A. 1,2.

B. 2, 3.

C. 3, 4.

D. 3, 5.

Câu 5: Từ một rừng lim sau một thời gian biến đổi thành rừng sau sau là diễn thế

A. nguyên sinh.

B. thứ sinh.

C. liên tục.

D. phân huỷ.

Câu 6: Quan hệ chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài mà tất cả các loài tham gia đều có lợi là mối quan hệ

A. cộng sinh.

B. hội sinh.

C. ức chế - cảm nhiễm.

D. kí sinh.

Câu 7: Nguồn nitrat cung cấp cho thực vật trong tự nhiên được hình thành chủ yếu theo:

A. con đường vật lí

B. con đường hóa học

C. con đường sinh học

D. con đường quang hóa

Câu 8: Hậu quả của việc gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển là:

A. làm cho bức xạ nhiệt trên Trái đất dễ dàng thoát ra ngoài vũ trụ

B. tăng cường chu trình cacbon trong hệ sinh thái

C. kích thích quá trình quang hợp của sinh vật sản xuất

D. làm cho Trái đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai

B. Phần tự luận [6 điểm]

Câu 1: [3 điểm]: Diễn thế sinh thái là gì? Nguyên nhân và các giai đoạn của diễn thế sinh thái.

Câu 2: [3 điểm]: Các đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã.

Đáp án và thang điểm

A. Phần trắc nghiệm [4 điểm]

Mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm

1 2 3 4 5 6 7 8
D D A D B A C D

B. Phần tự luận [6 điểm]

Câu 1

- Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường. [0,5 điểm]

- Nguyên nhân:

   + Nguyên nhân bên ngoài: sự tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã, tác động của quần xã lên ngoại cảnh làm biến đổi mạnh mẽ ngoại cảnh đến mức gây ra diễn thế và cuối cùng là tác động của con người. [0,5 điểm]

   + Nguyên nhân bên trong: sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, với sự tác động mạnh mẽ của loài ưu thế. [0,5 điểm]

- Các giai đoạn:

Kiểu diễn thế Các giai đoạn của diễn thế Điểm
Giai đoạn khởi đầu [Giai đoạn tiên phong] Giai đoạn giữa Giai đoạn cuối [Giai đoạn đỉnh cực] 0,5
Diễn thế nguyên sinh Các sinh vật đầu tiên phát tán tới. Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thể lẫn nhau. Hình thành quần xã ổn định tương đối. 0,5
Diễn thế thứ sinh Quần xã sinh vật cũ bị hủy diệt. Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thể lẫn nhau. Hình thành quần xã ổn định hoặc quần xã bị suy thoái. 0,5

Câu 2

- Phân bố cá thể trong không gian quần xã phụ thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. Sự phân bố có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường. [1 điểm]

- Có 2 loại phân bố:

   + Phân bố thẳng đứng: như phân bố nhiều tầng cây thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau trong rừng. [1 điểm]

   + Phân bố theo chiều ngang: như sự phân bố của sinh vật từ đỉnh núi đi xuống chân núi hay như sự phân bố sinh vật từ ven bờ biển đi sâu vào đất liền. [1 điểm]

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Sinh học lớp 12

Thời gian làm bài: 45 phút

[Đề số 3]

A. Phần trắc nghiệm [4 điểm]

Câu 1: Có bao nhiêu ví dụ sau đây là cách li trước hợp tử?

[1]. Hai loài rắn sọc sống trong cùng khu vực địa lí, một loài chủ yếu sống dưới nước, loài kia sống trên cạn.

[2]. Một số loài kì giông sống trong một khu vực có giao phối với nhau nhưng con lai không phát triển.

[3]. Ngựa vằn sống ở châu Phi không giao phối với ngựa hoang sống ở vùng Trung Á.

[4]. Hai dòng lúa tích lũy các alen đột biến lặn ở một số locut khác nhau, hai dòng vẫn phát triển bình thường, hữu thụ nhưng cây lai giữa hai dòng có kích thước rất nhỏ và cho hạt lép.

[5]. Sự không tương thích của các phân tử prôtêin trên bề mặt trứng và tinh trùng của hai loài nhím biển nên không thể kết hợp được với nhau.

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Câu 2: Đặc điểm chung của nhân tố tiến hóa đột biến và di – nhập gen là

[1]. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

[2]. Một alen có lợi cũng có thể bị đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể.

[3]. Làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tần số kiểu gen dị hợp tử.

[4]. Có thể làm xuất hiện alen mới nên làm phong phú vốn gen cho quần thể.

A. [1], [3].

B. [2], [4].

C. [2], [3].

D. [1], [4].

Câu 3: Ghép hợp nào giữa [I] với [II] là đúng theo quan điểm tiến hoá hiện đại?

I II
1. Nguyên liệu a. quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
2. Đối tượng b. phân hóa khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau.
3. Thực chất c. đột biến, biến dị tổ hợp, di nhập gen.
4. Vai trò d. cá thể, dưới cá thể, trên cá thể.

A. 1-d, 2-c, 3-b, 4-a.

B. 1-d, 2-c, 3-a, 4-b.

C. 1-c, 2-d, 3-b, 4-a.

D. 1-c, 2-d, 3-a, 4-b.

Câu 4: Tháp sinh thái hoàn thiện nhất là

A. tháp số lượng

B. tháp sinh khối

C. tháp năng lượng

D. cả 3 loại tháp

Câu 5: Kích thước của quần thể sinh vật thể hiện:

A. khoảng không gian sống của quần thể.

B. phạm vi địa lý tồn tại của quần thể.

C. số lượng cá thể trong quần thể.

D. sự phân bố cá thể của quần thể.

Câu 6: Về đặc trưng tỉ lệ giới tính của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tỉ lệ giới tính là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể.

B. Tỉ lệ giới tính của quần thể là tỉ lệ giữa nhóm tuổi sinh sản so với các nhóm tuổi khác.

C. Tỉ lệ giới tính là đặc trưng cơ bản nhất vì ảnh hưởng đến khả năng sử dụng nguồn sống.

D. Tỉ lệ giới tính của quần thể phụ thuộc vào loài, được duy trì ổn định theo thời gian.

Câu 7: Vai trò của vi khuẩn phản nitrat hóa trong chu trình nitơ là gì?

A. Biến đổi nitrit thành nitrat

B. Biến đổi amoni thành thành nitrit

C. Biến đổi amoni thành nitrat

D. Biến đổi nitrat thành nitơ

Câu 8: Mối quan hệ mà một sịn vật sống trên cơ thể của loài khác và lấy chất dinh dưỡng của loài đó gọi là

A. Kí sinh

B. Ức chế - cảm nhiễm

C. Cộng sinh

D. Hội sinh

B. Phần tự luận [6 điểm]

Câu 1: [4 điểm]: So sánh quần thể và quần xã.

Câu 2: [2 điểm]: Tháp sinh thái là gì? Có những loại tháp sinh thái nào

Đáp án và thang điểm

A. Phần trắc nghiệm [4 điểm]

Mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm

1 2 3 4 5 6 7 8
B D C C C A D A

B. Phần tự luận [6 điểm]

Câu 1

* Giống nhau: [1 điểm]

+ Đều được hình thành trong một thời gian lịch sử nhất định, có tính ổn định tương đối.

+ Đều bị biến đổi do tác dụng của ngoại cảnh.

+ Đều xảy ra môi quan hộ hồ trợ và cạnh tranh.

* Khác nhau: [mỗi cặp ý đúng 0,5 điểm]

Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật
+ Tập hợp nhiều cá thế cùng loài.

+ Các đặc trưng cơ bản gồm mật độ, tỉ lệ nhóm tuổi, tỉ lệ đực cải, sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố, khả năng thích nghi với môi trường.

+ Không gian sống gọi là nơi sinh sống.

+ Chủ yếu xảy ra mối quan hệ hỗ trợ gọi là quần tụ.

+ Thời gian hình thành ngắn và tồn tại ít ổn định hơn quần xã.

+ Cơ chế cân bằng dựa vào tỉ lệ sinh sản, tử vong, phát tán.

+ Tập hợp nhiều quần thể khác loài

+ Các đặc trưng cơ bản gồm độ đa dạng, số lượng cá thể, cấu trúc loài, thành phần loài, sự phân tầng thẳng đứng, phân tầng ngang và cấu trúc này biến đổi theo chu kì.

+ Không gian sống gọi là sinh cảnh.

+ Thường xuyên xảy ra các quan hệ hỗ trợ và đối địch.

+ Thời gian hình thành dài hơn và ổn định hơn quần thể.

+ Cơ chế cân bằng do hiện tượng khống chế sinh học.

Câu 2

- Tháp sinh thái là các hình chữ nhật có chiều rộng như nhau, chiều dài khác nhau xếp chồng lên nhau biểu thị độ lớn của mỗi bậc dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn. [0,5 điểm]

- Có 3 loại tháp sinh thái:

+ Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng. [0,5 điểm]

+ Tháp sinh khối xây dựng trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích [0,5 điểm]

+ Tháp năng lượng được xây dựng trên số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích hay thể tích trọng một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng [0,5 điểm]

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Sinh học lớp 12

Thời gian làm bài: 45 phút

[Đề số 4]

A. Phần trắc nghiệm [4 điểm]

Câu 1: Tại sao đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa?

[1]: tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp.

[2]: khi môi trường thay đổi, thể đột biến có thể thay đổi giá trị thích nghi.

[3]: giá trị thích nghi của đột biến tùy thuộc vào tổ hợp gen.

[4]: đột biến gen thường có hại nhưng nó tồn tại ở dạng dị hợp nên không gây hại.

Câu trả lời đúng nhất là

A. [3] và [4].

B. [2] và [4].

C. [1] và [3].

D. [2] và [3].

Câu 2: Các nhân tố tiến hóa nào vừa làm thay đổi tần số tương đối các alen của gen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể? [1]: chọn lọc tự nhiên; [2]: giao phối không ngẫu nhiên; [3]: di - nhập gen; [4]: đột biến; [5]: các yêu tố ngẫu nhiên. Trả lời đúng là

A. [1], [2], [4], [5].

B. [1], [2], [3], [4].

C. [1], [3], [4], [5].

D. Tất cả các nhân tố trên.

Câu 3: Trong rừng mưa nhiệt đới, những cây thân gỗ có chiều cao vượt lên tầng trên của tán rừng thuộc nhóm thực vật

A. ưa sáng.

B. chịu bóng.

C. ưa bóng.

D. ưa bóng và ưa ẩm.

Câu 4: Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm:

A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải

B. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải

C. sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải

D. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải

Câu 5: Tác động của vi khuẩn nitrát hóa là:

A. cố định nitơ trong đất thành dạng đạm nitrát [NO3-]

B. cố định nitơ trong nước thành dạng đạm nitrát [NO3-]

C. biến đổi nitrit [NO2-] thành nitrát [NO3-]

D. biến đổi nitơ trong khí quyển thành dạng đạm nitrát [NO3-]

Câu 6: Trong chu trình cacbon, điều nào dưới đây là không đúng:

A. cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbonđiôxit

B. thông qua quang hợp, thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ

C. động vật ăn cỏ sử dụng thực vật làm thức ăn chuyển các hợp chất chứa cacbon cho động vật ăn thịt

D. phần lớn CO2 được lắng đọng, không hoàn trả vào chu trình

Câu 7: Sinh vật sản xuất là những sinh vật:

A. phân giải vật chất [xác chết, chất thải] thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường

B. động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật

C. có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân

D. chỉ gồm các sinh vật có khả năng hóa tổng hợp

Câu 8: Để cải tạo đất nghèo đạm, nâng cao năng suất cây trồng người ta sử dụng biện pháp sinh học nào?

A. trồng các cây họ Đậu

B. trồng các cây lâu năm

C. trồng các cây một năm

D. bổ sung phân đạm hóa học.

B. Phần tự luận [6 điểm]

Câu 1 [3 điểm]: So sánh hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo.

Câu 2 [3 điểm]: Mô tả đặc điểm và ý nghĩa cuả các kiểu phân bố cơ bản trong quần thể.

Đáp án và thang điểm

A. Phần trắc nghiệm [4 điểm]

Mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm

1 2 3 4 5 6 7 8
D C A A C D C A

B. Phần tự luận [6 điểm]

Câu 1

* Giống nhau: [1 điểm]

- Hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo đều có những đặc điếm chung về thành phần cấu trúc, bao gồm thành phần vật chất vô sinh và thành phần hữu sinh.

- Thành phần vật chất vô sinh là môi trường vật lí [sinh cảnh] và thành phần hữu sinh là quần xã sinh vật.

- Các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.

* Khác nhau:

Hệ sinh thái tự nhiên Hệ sinh thái nhân tạo Điểm
Thành phần loài đa dạng Thành phần loài ít, ít đa dạng 0,5
Ít chịu sự chi phối của con người Chịu sự chi phối, điều khiển của con người 0,5
Sự tăng trưởng của các cá thể chậm, phụ thuộc vào điều kiện môi trường Được áp dụng các biện pháp canh tác và kĩ thuật hiện đại nên sinh trưởng của các cá thể nhanh, năng suất sinh học cao 0,5
Tính ổn định cao, tự điều chỉnh, mắc bệnh ít chuyển thành dịch Tính ổn định thấp, dễ bị biến đổi, dễ mắc dịch bệnh 0,5

Câu 2

Kiểu phân bố Đặc điểm Ý nghĩa sinh thái Điểm
Phân bố theo nhóm Là kiểu phân bố phổ biến nhất, các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất. Phân bố theo nhóm xuất hiện nhiều ở sinh vật sống thành bầy đàn, khi chúng trú đông, ngủ đông, di cư... Các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. 1
Phân bố đồng đều Thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể của quần thể. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. 1
Phân bố ngẫu nhiên Là dạng trung gian của hai dạng trên. Sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. 1

Video liên quan

Chủ Đề