De thi Luật kinh tế học viện Ngân hàng

Mục lục bài viết

  • 1. Khái quát về khoa Luật Học Viện Ngân hàng
  • 2. Đội ngũ giảng viên
  • 3. Chương trình giảng dạy
  • 5. Cơ hội việc làm
  • 6. Các hoạt động ngoại khóa
  • 7.Luật kinh tế có những trường nào ở Miền Bắc

1. Khái quát về khoa Luật Học Viện Ngân hàng

Khoa Luật được thành lập theo Quyết định 1518/QĐ-NHNN ngày 20/7/2017 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện ngân hàng.Với định hướng phát triển đa ngành và bề dày 55 năm kinh nghiệm đào tạo trong các lĩnh vực kinh tế và quản lý theo định hướng ứng dụng, trong đó trọng tâm là lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, Học viện Ngân hàng đã hướng tới mục tiêuđào tạo cử nhân ngành Luật, chuyên ngànhLuật kinh tế [định hướng chuyên sâu Luật tài chính – ngân hàng].Học viện sẽ kết hợp những ưu thế của các môn Luật học với các môn học Kinh tế và Tài chính – Ngân hàng trong việc đào tạo cử nhân ngành Luật kinh tế. Mục tiêu ưu tiên là đào tạo cử nhân Luật làm việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước đặc biệt là trong các tổ chức Tài chính- Ngân hàng. Cử nhân luật tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế của Học viện ngân hàng có kiến thức cơ sở về các lĩnh vực Kinh tế, Tài chính- Ngân hàng đồng thời cũng có kiến thức pháp luật chuyên sâu về các lĩnh vực đặc thù như: Luật Tài chính; Luật ngân hàng; Luật thương mại quốc tế; Luật chứng khoán; Luật cạnh tranh; Luật Kế toán; Luật về thương mại điện tử... đây là những lĩnh vực đang rất thiếu các chuyên gia pháp lý giỏi trong điều kiện nền kinh tế tiếp tục đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay. Bên cạnh đó chương trình đào tạo cử nhân Ngành Luật kinh tế của Học viện Ngân hàng còn chú trọng, dành thời gian đáng kế cho việc đào tạo Tiếng Anh, đạo đức nghề nghiệp và các kỹ năng quan trọng cần phải có của một Luật gia tương lai.

2. Đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên cơ hữu của Khoa là trên 15 giảng viên, 100% ở trình thạc sĩ trở lên. Bên cạnh đó, Khoa Luật còn có thêm các giảng viên cộng tác ở một số trường đại học lớn đào tạo về Luật [Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật – Đại học Quốc gia...] phụ trách một số học phần chuyên sâu. Các chuyên gia từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tòa án, Viện kiểm sát, các ngân hàng thương mại... cũng tham gia giảng dạy một số học phần cho Khoa Luật đối với các học phần để nâng cao tính ứng dụng.

Đội ngũ giảng viên và cộng tác viên của Khoa Luật với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu luôn được sinh viên trong trường đánh giá rất cao về kiến thức chuyên môn và phương pháp giảng dạy. Ngoài ra, các giảng viên trong Khoa đều rất nhiệt tình và tâm huyết. Ttrong quá trình học tập, nếu bạn có bất kì thắc mắc hay cần giúp đỡ thì đừng ngần ngại, hãy trực tiếp gặp giảng viên, họ sẽ tận tình giải đáp thắc mắc cho bạn. Ngoài ra các bạn có thể gửi câu hỏi qua gmail, FB hay các diễn đàn học tập để được giải đáp nhanh chóng và chính xác từ các thầy cô!

Ngoài ra, tham gia giảng dạy cho Khoa Luật còn có06giảng viên kiêm nhiệm [nguyên là các giảng viên của Khoa được điều động đảm nhiệm các công việc khác cả trong và ngoài Học viện] và một số giảng viên thỉnh giảng từ các trường Đại học uy tín đóng trên địa bàn Hà Nội.

3. Chương trình giảng dạy

Học viện Ngân hàng là trường đại học đa ngành, định hướng nghề nghiệp - ứng dụng; đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cơ bản của trường đại học. Với với bề dày hơn 55 năm truyền thống, Học viện ngân hàng là một trong những trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng của Việt Nam.

Với chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế [định hướng Luật tài chính – ngân hàng], ngoài kiến thức về luật ra các bạn còn được bổ sung kiến thức về kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng [70% học phần về luật, 30% học phần về kinh tế]. Đây là điểm ưu việt nổi bật khi sinh viên ngành luật nói chung đa phần thiếu kiến thức về kinh tế, từ đó rất khó để hiểu cũng như áp dụng các quy định pháp luật vào trong thực tế. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo ngành Luật tại Học viện ngân hàng được đánh giá là có tính ứng dụng cao khi kết cấu từng môn học luôn lồng ghép kiến thức thực tiễn. Trong quá trình theo học chương trình, các bạn còn có cơ hội được giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm từ các chuyên gia thực tế, các luật sư, thẩm phán..., có nhiều cơ hội để tham gia nghiên cứu khoa học phục vụ cho việc tìm hiểu sâu hơn các nội dung trong chương trình học. Sinh viên năm 3 và năm 4 khi theo học ngành Luật kinh tế tại Học viện sẽ được tạo điều kiện đi thực tập ở các văn phòng luật sư, toà án, các doanh nghiệp hay vị trí pháp chế ở các ngân hàng. Điều này đảm bảo cho sinh viên được làm quen và tiếp xúc với công việc thực tế để tránh những bỡ ngỡ sau khi ra trường.

Một điều rất thú vị khi theo học ngành luật tại Học viện Ngân hàng đó là các bạn có cơ hội được học thêm 1 ngành học khác cùng trong khoảng thời gian đó [học song song 2 ngành khác nhau]. Hãy thử tượng tưởng sau 4 năm học, khi ra trường bạn có 2 bằng đó là bằng cử nhân Luật và bằng Cử nhân Tài chính ngân hàng, rất tuyệt vời phải không?

Nếu bạn thực sự muốn theo đuổi ngành Luật và mong muốn tiếp cận một chương trình đào tạo được thiết kế linh hoạt, bài bản, mang tính ứng dụng cao, Học viện Ngân hàng chính là một sự lựa chọn hoàn hảo cho các bạn!

Các môn học giảng dạy cho chương trình đào tạo cử nhân Luật do Khoa Luật phụ trách bao gồm:

1. Lý luận nhà nước và pháp luật

2. Luật hiến pháp

3. Luật hành chính

4. Luật hình sự

5. Luật dân sự

6. Luật tố tụng hình sự

7. Luật tố tụng dân sự

8. Luật thương mại

9. Luật chứng khoán

10. Luật đầu tư

11. Luật lao động

12. Luật ngân hàng

13. Luật tài chính

14. Luật ngân hàng

15. Công pháp quốc tế

16. Tư pháp quốc tế

17. Luật thương mại quốc tế

18. Luật đầu tư

19. Luật cạnh tranh

20. Luật kinh doanh bảo hiểm

Các môn học giảng dạy cho Học viện ngân hàng do Khoa Luậtphụ trách bao gồm:

1. Pháp luật đại cương

2. Pháp luật kinh tế

3. Pháp luật ngân hàng

4. Pháp luật tài chính

5. Pháp luật quản trị doanh nghiệp và cạnh tranh

6. Pháp luật kế toán

7. Pháp luật lao động

8. Pháp luật chứng khoán

9. Pháp luật sở hữu trí tuệ

10. Pháp luật thương mại quốc tế

4. Chức năng, nhiệm vụ

Với vị trílà Khoa trực thuộc ban Giám đốc, Khoa Luật có một số chức năng và nhiệm vụ cơ bản như sau:

1. Thực hiện công tác giảng dạy các môn học đã được Học viện phê duyệt trong kế hoạch đào tạo ở bậc Đại học và Cao đẳng.

2. Thực hiện cácHoạt động nghiên cứu khoa học như: viết báo, nghiên cứu các đề tài khoa học cấp bộ môn, cấp học viện..., xây dựng giáo trình, tài liệu học tập, tổ chức các hội thảo chuyên ngành nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật trong lĩnh vực Ngân hàng nói riêng;

3. Bên cạnh hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học thì bộ môn còn thực hiện các nhiệm vụ và công việc được ban lãnh đạo học viện chỉ đạo và giao phó.

5. Cơ hội việc làm

Nếu bạn đang có nỗi lo này thì mong bạn hãy yên tâm, chỉ cần bạn học hành một cách nghiêm túc và hiệu quả thì ra trường chắc chắn không phải ôm nỗi lo thất nghiệp. Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, từ nay đến năm 2020, ước tính chỉ riêng các chức danh liên quan đến tư pháp, Việt Nam cần khoảng 13.000 nhân sự, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên, 300 thẩm tra viên và chuyên viên làm công tác thừa phát lại, hơn nữa trong bất kì một doanh nghiệp, một công ty tư nhân hay một cơ quan nhà nước, ngân hàng nào cũng đều cần nhân viên phụ trách vấn đề pháp lý.

Cơ hội việc làm ngành Luật kinh tế rất đa dạng và khá hấp dẫn, không chỉ giới hạn ở những công việc liên quan đến nghề luật trong các cơ quan nhà nước, tòa án, sở tư pháp, viện kiểm sát,… mà còn có thể công tác tại các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh, liên doanh, đầu tư hoặc ở những tổ chức dịch vụ pháp luật.

Ngoài ra, khi tốt nghiệp ngành Luật kinh tế ở Học viện thì sinh viên còn có cơ hội được học viện giới thiệu đến làm việc ở các ngân hàng lớn trong cả nước hay các công ty luật mà Học viện đã liên kết lâu năm.

6. Các hoạt động ngoại khóa

Khi theo học ngành Luật kinh tế tại học viện Ngân hàng, ngoài việc bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành ra các bạn còn được tạo điều kiện phát triển toàn diện các kỹ năng, từ kỹ năng chung như kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc nhóm, quản lý thời gian... đến các kỹ năng chuyên môn như: Kỹ năng tư vấn pháp luật, soạn thảo hợp đồng... Thông qua các môn học cụ thể, các hoạt động ngoại khóa, các bạn có thể đạt được những kỹ năng trên, điều đó rất cần thiết để các bạn có thể “vào đời và làm nghề” thuận lợi.

Ngoài ra, Học viện Ngân hàng là một ngôi trường rất năng động và sáng tạo với gần 35 câu lạc bộ chia làm 3 cụm: Cụm học thuật, Cụm kỹ năng, Cụm tình nguyện – sở thích. Đặc biệt, Học viện ngân hàng có Câu lạc bộ Luật gia tương lai, là nơi mà các bạn sinh viên yêu thích Luật có thể tham gia và có rất nhiều hoạt động bổ ích.

7.Luật kinh tế có những trường nào ở Miền Bắc

Nếu bạn muốn theo học luật kinh tế tại những trường ở khu vực miền Bắc, có thể tham khảo danh sách sau đây :

  • Học luật kinh tế tại Đại học Luật Hà Nội
  • Học luật kinh tế tại Đại học Thương mại
  • Học luật kinh tế tại Học viện Ngân hàng
  • Học luật kinh tế tại Đại học Lao động Xã hội
  • Học luật kinh tế tại Viện Đại học Mở Hà Nội
  • Học luật kinh tế tại Đại học Đại Nam
  • Học luật kinh tế tại Đại học Đông Đô
  • Học luật kinh tế tại Đại học Hòa Bình
  • Học luật kinh tế tại Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội
  • Học luật kinh tế tại Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
  • Học luật kinh tế tại Đại học Thành Tây
  • Học luật kinh tế tại Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên
  • Học luật kinh tế tại Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị
  • Học luật kinh tế tại Đại học Kinh Bắc
  • Học luật kinh tế tại Đại học Trưng Vương
  • Học luật kinh tế tại Đại học Thành Đông

Nếu bạn đang chưa biết luật kinh tế trường nào thì hãy bỏ thời gian để tìm hiểu kỹ chương trình học của từng trường. Chọn trường có tiêu chí tuyển sinh phù hợp nhất với mình nhé.

Video liên quan

Chủ Đề