Đề thi ngữ văn lớp 9 giữa học kì 1

Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020 – 2021 gồm 7 đề kiểm tra giữa học kì 1 dành cho các bạn học sinh lớp 9 và quý thầy cô tham khảo, để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Tài liệu tổng hợp 7 đề khác nhau có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi, nội dung xoay quanh các chủ đề được học trong SGK. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo và chuẩn bị thật tốt cho kì thi giữa học kì 1 lớp 9 nhé!

BÁN QUẢ KÉ KHÔ ĐIỆN THOẠI/ZALO : 0985364288

  • Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9
    • Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Văn 9
    • Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Văn – Đề 1
    • Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Văn – Đề 2
    • Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Văn – Đề 3
    • Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Văn – Đề 4
  • Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9
    • Đáp án đề thi giữa học kì 1 Văn 9 – Đề 1
    • Đáp án đề thi giữa học kì 1 Văn 9 – Đề 2
    • Đáp án đề thi giữa học kì 1 Văn 9 – Đề 3
    • Đáp án đề thi giữa học kì 1 Văn 9 – Đề 4

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9

Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Văn 9

Mức độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Sáng tạo Tổng cộng

1. Đọc-hiểu

– Nhớ tên tác phẩm, tác giả.

– Nhận biết từ Hán việt, từ láy.

– Hiểu nội dung của đoạn thơ.

– Hiểu các phương thức biểu đạt và tác dụng của việc phối hợp các phương thức biểu đạt.

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

2

2,0

20%

2

2,0

20%

4

4,0

40%

2. Tập làm văn

Văn tự sự

Mở bài:

Giới thiệu về giấc mơ và người thân được gặp trong giấc mơ.

Kết bài:

+ Giấc mơ tan biến – trở về hiện thực – ấn tượng sâu sắc nhất của em về người thân.

+ Liên hệ nêu mong ước của bản thân.

Thân bài:

+ Kể hoàn cảnh diễn ra giấc mơ: + Kể cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa em và người thân.

+ Kể lại tình huống khiến em tỉnh giấc, tâm trạng, cảm xúc của em khi đó.

Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, có tính sáng tạo.

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

1/4

1,0

10%

¼

1,0

10%

1/4

3,0

30%

1/4

1,0

10%

1

6,0

60%

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

2+ 1/4

3,0

30%

2+ ¼

3,0

30%

1/4

3,0

30%

1/4

1,0

10%

5

10,0

100%

Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Văn – Đề 1

I. ĐỌC – HIỂU [4,0 điểm]

Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“ Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”

[Ngữ văn 9, tập 1]

Câu 1: Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?. [1,0 điểm]

Câu 2: Xác định các phương thức biểu đạt và nội dung chính của đoạn thơ?. [1,0 điểm]

Câu 3: Tìm và giải thích nghĩa của từ Hán Việt trong hai câu thơ sau: [1,0 điểm]

“Bước dần theo ngọn tiểu khê,

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh”.

Câu 4: Chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ trên và cho biết tác dụng của chúng? [1,0 điểm]

II. TẬP LÀM VĂN [6,0 điểm]

Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.

Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Văn – Đề 2

I. ĐỌC – HIỂU: [3,0 điểm]

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“ … Vua Quang Trung lại nói:

– Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”

[Trích Hồi thứ mười bốn “Hoàng Lê nhất thống chí”- Ngô gia văn phái]

Câu 1: Những lời trên là lời của vua Quang Trung nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào?

Câu 2: Giải thích nghĩa của từ Phương lược.

Câu 3: Lời nói của vua Quang Trung trong đoạn trích trên được dẫn theo cách dẫn trực tiếp hay cách dẫn gián tiếp? Vì sao?

II. LÀM VĂN: [7,0 điểm]

Câu 1: [2,0 điểm]

Từ đoạn trích trong phần Đọc – Hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn [Khoảng 5-7 câu] nêu lên cảm nhận của em về vẻ đẹp của người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ.

Câu 2: [5,0 điểm]

Dựa vào văn bản “Cảnh ngày xuân” [Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du], hãy đóng vai Thúy Kiều kể về buổi đi chơi cùng các em nhân tiết Thanh minh.

Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Văn – Đề 3

I. Đọc hiểu văn bản:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Tết

Tết năm kia bố mẹ già tất bật nhặt lá mai, trang hoàng nhà đón chờ con cháu.

Chợt xe bưu phẩm dừng trước cửa, người ta ôm vào đủ loại quà kèm bưu thiếp ghi: “Bố mẹ ăn tết vui vẻ, sang năm chúng con sẽ về”.

Tết năm sau lại hăm hở dọn nhà. Lại xe đỗ cửa. Lại quà ngổn ngang. Và lời chúc quen thuộc.

Tết năm này con cháu về, thấy nhà mình thiếu tết. Cây mai nguyên lá. Mái nhà xanh rêu. Quà năm cũ còn nguyên, vương bụi.

Thế mà bố mẹ rưng rưng nói: “Năm nay có tết rồi!”.

[Trần Hoàng Trúc]

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: Tìm yếu tố miêu tả trong văn bản.

Câu 3: Tìm lời dẫn trực tiếp trong văn bản, cho biết dấu hiệu để em nhận ra đó là lời dẫn trực tiếp.

Câu 4: Cho biết một thông điệp có ý nghĩa em rút ra sau khi đọc văn bản trên [viết trong khoảng 5 – 7 dòng].

II. Tạo lập văn bản:

Câu 1: Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về tình cảm gia đình.

Câu 2: Tưởng tượng sau 20 năm nữa em có dịp về thăm trường cũ. Hãy kể lại buổi thăm trường xúc động đó.

Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Văn – Đề 4

Câu 1 [2,0 đ]: Đọc các tổ hợp từ sau và trả lời theo yêu cầu bên dưới:

– Người sống đống vàng.

– Còn người còn của.

– Gan vàng dạ sắt.

– Quý hơn vàng.

a] Tổ hợp từ nào là thành ngữ?

b] Cho biết nghĩa của thành ngữ đã tìm được?

c] Đặt một câu có sử dụng thành ngữ đó?

Câu 2 [2,0đ]:

Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về cái hay của khổ thơ kết thúc bài “Đồng chí” của Chính Hữu:

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

Câu 3 [6,0đ]:

Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều thể hiện qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích [trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du].

Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9

Đáp án đề thi giữa học kì 1 Văn 9 – Đề 1

I. ĐỌC- HIỂU: [4,0 điểm]

Câu 1: [1,0 điểm]

– Mức đạt tối đa: [1,0 điểm]

+ Đoạn thơ trích từ văn bản “Cảnh ngày xuân” [trích “Truyện Kiều].

+ Tác giả: Nguyễn Du.

– Mức chưa đạt tối đa: [0,5 điểm]

+ Đạt một trong hai yêu cầu trên.

– Mức không đạt: [0 điểm]

+ Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 2: [1,0 điểm]

– Mức đạt tối đa: [1,0 điểm]

+ Các phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

+ Nội dung: Cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về.

– Mức chưa đạt tối đa: [0,5 điểm]

+ Đạt một trong hai yêu cầu trên.

– Mức không đạt: [0 điểm]

+ Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 3: [1,0 điểm]

– Mức đạt tối đa: [1,0 điểm]

+ Từ Hán Việt:

Tiểu khê: Khe nước nhỏ

– Mức chưa đạt tối đa: [0,5 điểm]

+ Đạt 1/2 yêu cầu trên.

– Mức không đạt: [0 điểm]

+ Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 4: [1,0 điểm]

– Mức đạt tối đa: [1,0 điểm]

+ Các từ láy: Tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ.

+ Tác dụng: Có giá trị hình tượng và giá trị biểu cảm cao. Vừa gợi tả được hình ảnh của sự vật, vừa thể hiện được tâm trạng con người.

– Mức chưa đạt tối đa: [0,5 điểm] :

+ Đạt một trong hai yêu cầu trên.

– Mức không đạt: [0 điểm]

+ Trả lời sai hoặc không trả lời.

II. TẬP LÀM VĂN: [6,0 điểm]

— Tiêu chí về nội dung phần bài viết :

1. Mở bài : [1,0 điểm]

Giới thiệu về giấc mơ và người thân được gặp trong giấc mơ.

– Mức tối đa : [1,0 điểm]

+ Biết dẫn dắt, giới thiệu câu chuyện hay, gây ấn tượng, có tính sáng tạo.

– Mức chưa đạt tối đa : [0,5 điểm]

+ Biết dẫn dắt, giới thiệu câu chuyện nhưng chưa hay, còn mắc lỗi dùng từ, diễn đạt.

– Mức không đạt : [0 điểm]

+ Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức hoặc không có mở bài.

2. Thân bài : [3,0 điểm]

– Mức đạt tối đa: [3,0 điểm]

+ Kể hoàn cảnh diễn ra giấc mơ: Không gian, màu sắc, cảnh vật chủ đạo trong giấc mơ.

+ Kể cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa em và người thân:

Người thân có nét gì khác so với trước kia [Chú ý miêu tả diện mạo, hình dáng, y phục, cử chỉ, nét mặt, động tác, lời nói của người thân – so sánh hình dáng bên ngoài với tính cách bên trong trước đó và bây giờ].

Nội dung cuộc trò chuyện giữa em và người thân: Hỏi về công việc, cuộc sống hiện tại; nhắc lại kỉ niệm [sự gắn bó] giữa em và người thân; Lời động viên, nhắc nhở dặn dò của người thân đối với em….[kết hợp yếu tố biểu cảm].

+ Kể lại tình huống khiến em tỉnh giấc, tâm trạng, cảm xúc của em khi đó.

– Mức chưa đạt tối đa: [0,5-2,5 điểm]

+ Chỉ đạt một, hai trong ba yêu cầu trên.

– Mức không đạt: [0 điểm]

+ Sai kiến thức cơ bản hoặc không đề cập các ý trên.

3. Kết bài: [1,0 điểm]

– Mức đạt tối đa: [1,0 điểm]

+ Giấc mơ tan biến-trở về hiện thực-ấn tượng sâu sắc nhất của em về người thân.

+ Liên hệ nêu mong ước của bản thân.

– Mức chưa đạt tối đa: [0,5 điểm]

+ Chỉ đạt một trong hai yêu cầu trên.

– Mức không đạt: [0 điểm]

+ Kết bài sai kiến thức hoặc không có kết bài.

— Các tiêu chí khác: [1,0 điểm]

1. Hình thức: [0,5 điểm].

– Mức đạt tối đa: [0,5 điểm]

+ Viết bài văn đủ bố cục 3 phần, các ý sắp xếp hợp lí, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng.

– Mức không đạt: [0 điểm]

+ Không hoàn chỉnh bài viết, sai nhiều về lỗi chính tả, lỗi dùng từ diễn đạt, chữ viết xấu, khó đọc.

2. Tính sáng tạo: [0,5 điểm]

– Mức đạt tối đa: [0,5 điểm]

+ Bài viết sinh động, có nhiều ý hay, diễn đạt tốt.

+ Biết kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm, đối thoại vào viết văn tự sự.

– Mức không đạt: [0 điểm]

+ Giáo viên không nhận ra được những yêu cầu thể hiện trong bài viết hoặc học sinh không làm bài.

* Lưu ý : Điểm toàn bài là điểm các câu cộng lại được làm tròn đến một chữ số thập phân.

Đáp án đề thi giữa học kì 1 Văn 9 – Đề 2

I. ĐỌC – HIỂU [3.0 điểm]

Câu 1: [1.0 điểm]

– Đây là lời vua Quang Trung nói với các tướng lĩnh: Sở, Lân và Ngô Thì Nhậm. [0,5 điểm]

– Hoàn cảnh: Vua Quang Trung kéo quân từ Phú Xuân ra đến Tam Điệp gặp hai vị tướng võ [Sở, Lân] và Ngô Thì Nhậm. [0,5 điểm]

Câu 2: [1.0 điểm]

Phương lược: Phương hướng chiến lược

Câu 3: [1.0 điểm]

– Lời nói của vua Quang Trung trong đoạn trích trên được dẫn theo cách dẫn trực tiếp. [0,5 điểm]

– Dấu hiệu nhận biết: Nằm sau dấu hai chấm, có sử dụng dấu gạch ngang ở đầu lời dẫn. [0,5 điểm]

II. LÀM VĂN [7.0 điểm]

Câu 1: [2.0 điểm]

1. Yêu cầu về hình thức: [1.0 điểm]

– Viết đúng một đoạn văn, đảm bảo số lượng từ 5 – 7 câu.

– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.

2. Yêu cầu về nội dung: [1.0 điểm]

Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp của người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ: Là một vị vua yêu nước thương dân, có trí tuệ sáng suốt – sáng suốt trong việc dùng người, có ý chí quyết chiến quyết thắng và có tầm nhìn xa trông rộng…

Câu 2: [5.0 điểm]

1. Yêu cầu chung:

– Học sinh có kĩ năng làm một bài văn tự sự, kết hợp linh hoạt với yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm. Đặc biệt, học sinh cần dựa vào văn bản “Cảnh ngày xuân”, nhập vai Thúy Kiều để kể lại câu chuyện theo ngôi kể mới – kể theo ngôi thứ nhất.

– Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

2. Yêu cầu cụ thể:

a] Nội dung trình bày: [3.5 điểm]

Học sinh có thể kể theo nhiều cách, nhưng phải đảm bảo được các ý cơ bản sau:

* Thúy Kiều giới thiệu đôi nét bản thân và buổi du xuân của ba chị em trong tiết Thanh minh. [0,25 điểm]

* Kể về việc đi chơi trong buổi sáng mùa xuân, kết hợp miêu tả khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp: [1.0 điểm]

– Thời gian thấm thoát trôi mau…

– Miêu tả khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp trong buổi sáng mùa xuân.

* Kể và miêu tả khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh: [1.0 điểm]

– Giới thiệu khái quát về các hoạt động lễ hội trong ngày Thanh minh.

– Kể về việc tham dự hội du xuân đông vui, náo nhiệt cùng các nam thanh nữ tú, các tài tử giai nhân…

– Kể về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta qua phần lễ và hội. [Lễ tảo mộ và hội đạp thanh]

[Chú ý trong khi kể chuyện cần xen yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm: tâm trạng vui tươi, náo nức của con người khi tham gia lễ hội]

* Cảnh ba chị em du xuân trở về: [1.0 điểm]

– Kết thúc lễ hội, ba chị em trở về trong bóng chiều đang xuống…

– Miêu tả cảnh và người lúc tan hội…

– Bộc lộ tâm trạng buồn lưu luyến, có thể xen lẫn dự cảm trong lòng về những việc sẽ xảy ra tiếp sau đó.

* Khái quát cảm xúc và suy nghĩ sau chuyến du xuân [0,25 điểm]

b] Hình thức trình bày: [1.0 điểm]

– Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài [0,5 điểm]

– Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu [0,5 điểm]

c] Sáng tạo: [0,5 điểm]

– Có những chi tiết đặc sắc, mới mang nét riêng nhưng vẫn phù hợp với nội dung văn bản [0,25 điểm]

– Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo [0,25 điểm]

Lưu ý: Điểm cho trên phương diện toàn bài, chú ý trân trọng những bài viết sáng tạo, có tư chất văn chương.

Đáp án đề thi giữa học kì 1 Văn 9 – Đề 3

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

I.1

Phương thức: tự sự

0,5

I.2

Yếu tố miêu tả: tất bật nhặt lá mai, trang hoàng nhà, hăm hở dọn nhà, quà ngổn ngang, cây mai nguyên lá, mái nhà xanh rêu, quà năm cũ còn nguyên, vương bụi, bố mẹ rưng rưng.

[HS nêu được từ 2/3 cho 0,5đ; từ ½ cho 0,25đ; không cho điểm nếu HS tìm dưới ½ hoặc không nêu được, nêu sai.].

0,5

I.3

– “Bố mẹ ăn tết vui vẻ, sang năm chúng con sẽ về”.

– “Năm nay có tết rồi!”.

– Đặt sau dấu hai chấm và trong ngoặc kép.

0,25

0,25

0,5

I.4

HS nêu được một thông điệp có ý nghĩa, ví dụ:

– Là con cái, dù đi đâu thì tết cũng nên về sum họp cùng gia đình.

– Tết không quan trọng ở vật chất đủ đầy, điều quan trọng là cả gia đình được sum họp đầm ấm.

1,0

II.1

a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

0,25

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể trình bày theo hướng sau:

* Giới thiệu về tình cảm gia đình.

* Giải thích:

Tình cảm gia đình là gì? Tình cảm gia đình là mối liên hệ khăng khít, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình với nhau [ông bà – bố mẹ – con cái, anh – chị – em], được biểu hiện thông qua lời nói và hành động, cách ứng xử của từng thành viên.

* Vai trò của tình cảm gia đình:

+ Đối với cá nhân: tạo động lực, lan tỏa yêu thương.

+ Đối với xã hội: tạo nên một xã hội vững mạnh, tràn đầy niềm vui, yêu thương.

* Chúng ta cần làm gì để xây dựng tình cảm gia đình bền chặt? trong hành động và ứng xử.

* Khẳng định vị trí, tầm quan trọng của tình cảm gia đình.

[Trong khoảng 20 dòng nên GV chú ý cách triển khai nội dung đoạn văn của HS. Không “đếm ý” cho điểm].

1,0

d. Sáng tạo: HS có cách viết độc đáo, linh hoạt.

0,25

e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV.

0,25

II.2

a. Đảm bảo thể thức của một bài văn tự sự

0,25

b. Xác định đúng vấn đề tự sự

0,25

c. Triển khai hợp lí nội dung bài viết: Có thể trình bày theo hướng sau:

– Giới thiệu tên trường xưa, tưởng tượng đến trường vì lí do nào? đi bằng phương tiện gì?

– Miêu tả con đường đến trường: hãy so sánh con đường lúc đó và sau này.

– Miêu tả sân trường? [so sánh xưa – nay], các cây xanh trong trường thay đổi thế nào ? ghế đá,…

– Miêu tả các phòng lớp [phòng vi tính,dụng cụ…]. Các dãy phòng: phòng giám hiệu, phòng bộ môn, phòng đoàn đội..So sánh trước kia với hiện tại.

– Tả những hình ảnh, sự vật gắn với kỉ niệm thời xưa, nêu lên cảm xúc lúc đó của em.

– Nói về gặp lại thầy cô, những ai còn vẫn đang còn dạy, những ai đã nghỉ hưu. Kể về kỉ niệm gắn bó với những thầy cô thân thiết nhất.

– Gặp lại thầy cô chủ nhiệm lớp. Thầy cô đó đã thay đổi ra sao, miêu tả những thay đổi ngoại hình, khuôn mặt.

– Thầy cô trò nhắc lại kỉ niệm lúc xưa cách đây 20 năm:

+ Trò hỏi thăm các thầy cô cũ? Báo cho cô biết tình hình các bạn cũ và công việc của họ hiện tại.

+ Tâm trạng của thầy cô giáo sau khi nghe câu chuyện em kể thế nào ? cảm xúc ra sao ?

+ Cảm xúc của em lúc đó thế nào ? [xúc động, buồn…]

4,0

d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt.

0,25

e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV.

0,25

Đáp án đề thi giữa học kì 1 Văn 9 – Đề 4

Câu 1: [2,0 điểm] Cần trả lời các ý sau:

a] Tổ hợp từ gan vàng dạ sắt là thành ngữ [0.5đ]

b] Nghĩa của thành ngữ này là: Biểu thị tinh thần kiên định, vững vàng [0.5đ].

c] Đặt được câu sử dụng đúng thành ngữ trên, có dấu kết thúc câu [1,0đ].

Ví dụ: Chiến sĩ ta gan vàng dạ sắt.

Câu 2 [2,0 điểm]: Yêu cầu:

– Học sinh viết đúng hình thức đoạn văn cho [0,5đ]

– Về nội dung đảm bảo những ý sau [1,5đ]

+ Đây là đoạn kết bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.

+ Trong cảnh “rừng hoang sương muối”, các anh bộ đội “đứng cạnh bên nhau” phục kích, chờ giặc. Trăng như đang treo trên đầu ngọn súng của các anh. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” lung linh trong cảm hứng kết hòa hiện thực và lãng mạn, gợi lên bao liên tưởng và cảm nhận lí thú cho người đọc về: Súng và trăng, gần và xa, thực tại và thơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ… khổ thơ cho thấy bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội trong chiến đấu, đồng thời cho thấy vẻ đẹp lãng mạn trong tâm hồn anh bộ đội cụ Hồ thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.

Câu 3 [6 điểm]:

– Yêu cầu chung: HS viết bài văn nghị luận đủ 3 phần. Trong khi phân tích phải dẫn thơ và phân tích cả nội dung và nghệ thuật. Nếu không dẫn thơ mà chỉ kể chung chung trừ nửa số điểm của bài. Giáo viên khi chấm chỉ coi đây là định hướng chấm, cần linh hoạt cho điểm hợp lý.

– Yều cầu cụ thể:

a. Mở bài [0,5đ]

– Giới thiệu Nguyễn Du và “Truyện Kiều”.

– Giới thiệu đoạn trích và vấn đề cần nghị luận: Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích.

b. Thân bài [5,0đ]

* Vị trí đoạn trích [0,5đ]: Nằm ở phần 2 của “Truyện Kiều”, Tú Bà đưa Kiều ra sống một mình ở lầu Ngưng Bích thực chất là giam lỏng Kiều, rắp tâm chuẩn bị một âm mưu mới.

* Cửa bể chiều hôm, trước lầu Ngưng Bích, một mình Kiều trơ trọi, cô đơn [1,0đ]: HS trích dẫn thơ và phân tích cả nội dung và nghệ thuật.

Không gian mênh mang [bốn bề bát ngát], cảnh tình tan tác, chia lìa [non xa – trăng ngần; cát vàng cồn nọ – dặm hồng bụi kia], lòng người phụ bạc đã đẩy Kiều sa vào cảm xúc bẽ bàng, bơ vơ.

* Nỗi nhớ của Kiều [1,0đ]

– Nàng xót xa, thương nhớ người yêu, thương nhớ cha mẹ.

Nàng xót thương cho người yêu trước [Xót người… đó giờ], xót thương cho cha mẹ sau [Sân Lai… người ôm]. Điều đó rất hợp với logic tâm trạng của nàng. Bởi vì để cứu nguy cho gia đình, nàng đã phải lỗi thề với người yêu. Mặc cảm tội lỗi cứ đau đáu, đeo đẳng mãi trong tâm hồn nàng. Với ngôn ngữ độc thoại nội tâm, ta thấu hiểu nỗi nhớ của Kiều và càng trân trọng tấm lòng vị tha, hiếu nghĩa chung tình của nàng.

* Nỗi buồn của Kiều [2,0đ]

– Sau cảm xúc nhớ người yêu, cha mẹ, lòng Kiều lại hụt hẫng và nỗi buồn điệp điệp [Buồn trông… ghế ngồi]. Cảnh như khơi như vẽ từng biến thái tinh tế trong điệu buồn riêng của nàng. [HS phân tích từng cặp câu thơ để làm nổi bật diễn biến tâm trạng của Kiều, đó là nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, là nỗi buồn lênh đênh trôi dạt vô định như cánh hoa, là nỗi chán ngán triền miên mịt mờ, là nỗi lo sợ, hãi hùng như báo trước dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy vùi dập cuộc đời Kiều]

* Khái quát [0,5đ]

Với bút phát nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tinh diệu, Nguyễn Du đã khắc họa thật rõ nét từng biến thái tâm trạng nỗi buồn đau đáu của nàng Kiều trước lầu Ngưng Bích, đồng thời cũng làm sáng lên tấm lòng thuỷ chung, đức tính hiếu thảo, rất đáng được trân trọng ở Thuý Kiều.

c. Kết bài [0,5đ]

– Suy nghĩ bản thân về tác giả và nhân vật.

– Liên hệ thực tế.

………………..

Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Video liên quan

Chủ Đề