Đẻ xong bao lâu thì được tắm gội

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nguyễn Thị Mận - Bác sĩ Sản Phụ khoa - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Sinh mổ giúp bà bầu “vượt cạn” thành công, nhanh chóng và tránh đi nhiều biến cố nguy hiểm. Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh mổ cần được chăm sóc hợp lý để sớm trở về với hoạt động sinh hoạt bình thường, bắt đầu từ việc vệ sinh, tắm gội, nịt bụng hay đi xe máy.

Phụ nữ sau sinh mổ có thể vệ sinh, tắm gội ngay sau khi sinh. Tuy nhiên, cần chú ý dùng nước ấm và lau khô ngay sau khi tắm gội hay tiếp xúc với nước. Sang tuần thứ hai thì người mẹ có thể tắm rửa bình thường, hạn chế làm ướt vết mổ và tuyệt đối không chà mạnh lên vết mổ. Ngoài ra, đối với sinh hoạt hàng ngày thì mẹ đã có thể rửa mặt, súc miệng, chải răng mỗi ngày ngay sau sinh. Nên chọn loại bàn chải mềm, tránh làm chảy máu chân răng.

Để tránh tình trạng bí tiểu sau sinh, phụ nữ có thể tập đi tiểu từ 2 đến 3 giờ sau khi được rút ống thông tiểu. Nếu nửa ngày đầu sau khi sinh cảm thấy còn yếu, mẹ nên dùng bô để tiểu ngay tại chỗ, sang ngày thứ hai thì có thể vào nhà vệ sinh, song vẫn cần có sự theo dõi sát sao từ người thân gia đình.

Nói chung, các công việc vệ sinh, sinh hoạt nhẹ nhàng vẫn có thể làm được, tuy nhiên người mẹ sau sinh cần tập trung nghỉ ngơi nhiều để có sức khỏe chăm sóc cho bản thân và cho con.

Tìm lại vóc dáng thon thả như khi chưa sinh là mối quan tâm hàng đầu của các bà mẹ sau sinh. Chế độ luyện tập là điều nên thực hiện, nhưng trên thực tế, việc chăm sóc con sẽ chiếm hầu hết quỹ thời gian của mẹ, đặc biệt là khi cho con bú. Chính vì rất khó để sắp xếp thời gian cho việc luyện tập, nhiều người tìm đến sự hỗ trợ của nịt bụng. Vậy phụ nữ sinh mổ bao lâu thì nịt bụng?

Nịt bụng thường có thể sử dụng sau sinh mổ kể từ tuần thứ 4 trở đi, vì lúc này sẹo mổ đã tương đối lành lặn nên không bị ảnh hưởng lớn bởi việc nịt bụng. Tuy nhiên, sinh mổ bao lâu thì nịt bụng còn tùy cơ địa của người mẹ, có người vết mổ lâu khỏi hơn nên việc dùng gen nịt bụng quá sớm là điều không nên, khi đó cần thiết phải đợi thêm một ít thời gian để cho vết mổ lành hẳn. Tuyệt đối không nên nịt bụng khi vết mổ còn chưa lành hẳn hoặc ngay sau khi mới sinh xong. Mặt khác, việc nịt bụng không chỉ chú ý đợi vết mổ lành hẳn mà cần lưu ý không được gen bụng quá chặt, dẫn đến ma sát lên vết mổ, hoặc có thể tránh vết mổ ra khi nịt bụng.

Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh không nên quá phụ thuộc vào gen nịt bụng vì nếu lạm dụng, sẽ tạo cảm giác không thoải mái, thậm chí có khả năng gây ngạt thở do máu không lưu thông tốt. Nịt bụng cho mẹ sau sinh còn cần sự cảm nhận của cơ thể, khi cảm thấy khó chịu thì cần cởi ra để đảm bảo lưu thông máu không bị cản trở.

Bên cạnh đó, cùng với gen bụng, để có thể sớm lấy lại vòng eo thon gọn như mong muốn, điều quan trọng là phải chăm chỉ tập luyện thể thao đều đặn và đúng cách. Từ khoảng sau sinh 6 - 8 tuần, người mẹ có thể tập luyện với những bài tập tương đối nhẹ nhàng và dần nâng cao mức độ theo thể trạng cơ thể. Ngoài ra, phụ nữ sau sinh cũng cần có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý để có thể đảm bảo có sữa cho con bú mà không khiến mẹ béo thêm. Hơn nữa, chính việc cho con bú cũng là cách để phụ nữ sớm tìm lại vóc dáng cân đối như khi chưa sinh.

Chính vì quan tâm đến vóc dáng nên nhiều mẹ sau sinh nhờ đến sự hỗ trợ của nịt bụng

Nhiều chị em phụ nữ sau khi sinh thường lo lắng không biết sinh mổ bao lâu thì đi xe máy được. Thực tế điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như tình hình sức khỏe, công việc, hoàn cảnh,... Nếu người mẹ mới vừa sinh dậy, cơ thể còn rất yếu, thậm chí chưa thể tự chăm sóc cho bản thân thì việc ra ngoài và đi xe máy là điều không nên. Khi sức khỏe chưa cho phép thì nên dành thời gian cho nghỉ dưỡng và hồi phục. Nếu có tình huống khẩn cấp hoặc cần ra ngoài đường, nên nhờ người thân hỗ trợ. Khi sức khỏe đã ổn định hơn, cảm thấy khỏe mạnh thì người mẹ có thể chạy xe ra ngoài, song cần hết sức thận trọng và chỉ nên đi gần nhà.

Mặt khác, khi ra đường thì đôi khi các tác động của môi trường như nắng gió sẽ dễ tác động đến sức khỏe của người mẹ. Vì vậy, trong mọi trường hợp, phụ nữ sau sinh nên hạn chế các tình huống, nguy cơ xảy ra nguy hiểm để bảo vệ thân thể và sức khỏe.

Các bà mẹ sau sinh mổ thường có nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm, ví dụ như sốt, nhiễm trùng, viêm vết mổ, tự máu tại vết mổ,... Vì vậy, người mẹ cần lưu ý thực hiện theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế khả năng xảy ra những biến chứng sau sinh mổ.

  • Trong ngày đầu tiên sau mổ, không nên nằm bất động một chỗ liên tục trên giường, cần xoay trở người, nằm nghiêng phải hoặc nghiêng trái. Sang ngày thứ hai trở đi, người mẹ nếu có thể, nên ngồi dậy và đi lại.
  • Có thể nằm sấp mỗi ngày khoảng 20 - 30 phút, sẽ giúp cho sản dịch được thoát ra dễ dàng hơn, đồng thời nên thực hiện mát-xa bụng mỗi ngày để tử cung đàn hồi tốt và đẩy sản dịch ra ngoài nhanh hơn.
  • Nên cho bé bú sớm, vì động tác cho bú cũng có tác dụng làm tăng sự co hồi tử cung, hạn chế chảy máu sau sinh mổ. Hơn nữa, khi bé được bú mẹ sớm trong 3 ngày đầu, bé sẽ được hưởng nguồn sữa non từ mẹ. Sữa non chứa rất nhiều kháng thể từ mẹ truyền qua, giúp cho bé nhanh chóng hoàn thiện hệ miễn dịch, ít bị dị ứng hay các bệnh vặt.
  • Mẹ nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng, ăn lượng thịt tăng lên, cân bằng các loại thực phẩm, nhằm giúp cho vết mổ mau liền sẹo và mẹ tăng sức đề kháng cơ thể tốt nhất.

Nên cho con bú mẹ từ sớm

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả, đó là sự theo dõi, chăm sóc tận tình của ông bố và những người thân trong gia đình, nhằm bảo vệ sức khỏe, cũng như động viên, khích lệ tinh thần cho người phụ nữ sau sinh trên chặng đường làm mẹ của mình.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Trầm cảm ở phụ nữ sau sinh có chữa được không?

XEM THÊM:

Căn phòng hôi hám "mùi bà đẻ"

Anh Đỗ Văn Duy [34 tuổi, Thái Bình] kể rằng 5 năm trước, vợ anh sau khi sinh con đầu lòng đã về nhà bà ngoại để bà tiện giúp đỡ, chăm sóc. Khi về thăm vợ con, anh đã sốc vì căn phòng bà đẻ hôi hám. Vợ anh mồ hôi chảy nhớp nhúa, tóc tai bết dính vì đã 10 ngày chưa tắm gội.

Khi anh hỏi ra thì mới biết các cụ bắt bà đẻ kiêng tắm 1 tháng vì quan niệm con đầu  tắm sớm sau này dễ bị lạnh và không thể tắm được nước lạnh nữa. Dù anh có giải thích như thế nào thì mẹ vợ và bà nội của vợ cũng phản đối việc bà đẻ tắm sớm.

Vậy nên mỗi lần vào phòng vợ ở cữ anh lại ngao ngán vì mùi hôi khó chịu, còn người thân của anh thì bảo “phải có mùi như thế mới là mùi bà đẻ”.

Đến hết tháng đầu tiên sau sinh, anh quyết định đón vợ con về nhà riêng tự chăm sóc. Việc đầu tiên anh giúp vợ là đun nồi nước lá thơm để cô ấy tắm gội sạch sẽ.

Ảnh minh họa: internet.

Cùng cảnh ngộ kiêng cữ thái quá với bà đẻ, chị Nguyễn Thị Mỹ [Hương Khê, Hà Tĩnh] hú hồn kể lại câu chuyện của gia đình chị. Tháng 11 năm ngoái, chị Mỹ sinh đôi hai bé vào mùa đông. Trời lạnh, mẹ chồng chị chuẩn bị cả chậu than nóng để ở gầm giường cho ba mẹ con chị nằm cho ấm.

12h đêm, chồng chị ở phòng ngoài vào thăm con thấy tất cả đã ngủ say. Bất ngờ anh thấy ngột ngạt khó thở rồi phát hiện ra chậu than bà đã đặt vào phòng từ lúc nào. May mắn là chồng chị Mỹ phát hiện ra sớm, nếu không thì hậu quả ngạt thở khi ngủ sẽ vô cùng nguy hiểm tính mạng.

Những quan điểm kiêng cữ sai lầm

Thực tế, tại các bệnh viện vẫn thường xuyên tiếp nhận những ca nhập viện cả nhà vì ngộ độc khí than do nằm sưởi than sau sinh.

Chuyên gia sản khoa, bác sĩ Lê Thị Kim Dung cho biết, ngày xưa các cụ thường nói bà bầu phải giữ ấm nên có tục nằm sưởi than, nhất là các tỉnh miền trung, Tây Nguyên.

Trong tháng đầu tiên, bà mẹ cần giữ ấm tuyệt đối vì sau sinh mất rất nhiều máu, năng lượng và chất dinh dưỡng làm sức đề kháng của cơ thể giảm sút, dễ bị cảm nhiễm từ những yếu tố bên ngoài.

Tuy nhiên, sản phụ có thể giữ ấm bằng nhiều cách mà không phải sưởi than. Ví dụ có thể mặc ấm, uống nước ấm, nằm trong không gian thoáng đãng và mát mẻ nhưng không nên để gió lùa, để quạt và máy lạnh quá lạnh phả thẳng vào người.

Với trẻ sơ sinh cũng vậy, không nên để bé quá nóng mà cần mặc thoáng mát, chọn quần áo mềm, thoáng, nếu quần áo quá dày sẽ khiến bé khó ngủ, không nên quấn bé quá chặt hạn chế sự vận động tay chân của bé.

BS Kim Dung khẳng định quan niệm kiêng tắm gội sớm sau sinh là hoàn toàn không đúng. Các bà mẹ sau sinh cần được tắm gội sạch sẽ để tránh mồ hôi gây nấm tóc, ngứa đầu, viêm da gây khó chịu, khó ngủ.

Bà mẹ sau sinh nên gội đầu thường xuyên và chú ý gội đầu bằng nước ấm, gội nhanh, gội trong nơi phòng kín gió tránh lạnh. Khi gội đầu xong nên sấy khô tóc tránh để tóc ướt dễ nhiễm lạnh.

Đối với việc tắm rửa cũng tương tự. Sau sinh 2,3 ngày nên tắm sạch sẽ để cơ thể thoải mái. Nhiều sản phụ kiêng cả tháng không tắm dẫn tới viêm da, nhiễm khuẩn thêm.

Quan niệm nằm im sau sinh để tránh băng huyết cũng không đúng. Quan niệm này xuất phát từ việc người sau sinh mổ, sinh thường phải rạch tầng sinh môn có vết thương gây đau, khó khăn khi đi lại; một số người lo sợ nếu di chuyển nhiều sẽ làm vết mổ bung chỉ... 

Tuy nhiên sau sinh, người mẹ nên đi lại nhẹ nhàng để giúp máu lưu thông tốt tới vết thương, giúp vết thương nhanh lành, đồng thời không gây bế sản dịch do mẹ nằm quá nhiều.

Quan niệm kiêng quan hệ tình dục sau sinh cũng không đúng. Các mẹ hoàn toàn có thể quan hệ tình dục khi đã hết sản dịch, cơ thể thoải mái khỏe mạnh. Việc quan hệ tình dục gây hậu sản là quan niệm trước đây do nhiều người ăn uống không đủ chất, còn thực tế thì hoàn toàn không phải như vậy.

Nhiều gia đình không cho mẹ sau sinh ăn trái cây có vị chua, canh chu vì sợ gây tiểu són, sữa mẹ chua làm bé tiêu chảy… Đây là một số quan điểm hết sức sai lầm.

Thực tế sau sinh mẹ cần bổ sung rất nhiều các chất dinh dưỡng, trong đó vitamin C cũng giữ vai trò quan trọng. Nó giúp người mẹ tăng sức đề kháng, nhanh lành vết thương, phòng ngừa được các bệnh cảm cúm thông thường.

Phương Thúy

Video liên quan

Chủ Đề