Đến năm 2030 toàn tỉnh bắc giang có bao nhiêu trường trung học phổ thông

100 % cơ sở giáo dục ứng dụng phần mềm quản lý

Dù trực tiếp chịu nhiều tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, nhưng cũng từ thực tiễn đã góp phần thúc đẩy quá trình tự chuyển đổi để chuyển đổi số một cách sâu sắc, thực chất. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo với phương châm “tạm dừng đến trường song không dừng việc học”, ngành giáo dục tỉnh Bắc Giang đã chủ động, linh hoạt, sáng tạo chuyển trạng thái nhanh từ dạy và học trực tiếp sang trực tuyến và các hình thức khác để bảo đảm nội dung, chương trình, chất lượng giáo dục. Toàn tỉnh có 760 cơ sở giáo dục, trong đó 704 trường chuẩn quốc gia mức độ 1, đạt 93,7%, 116 trường chuẩn quốc gia mức độ 2, đạt 15,4%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp lớp 12 năm học 2020 - 2021 đạt 98,98%. Kết quả phổ cập giáo dục trong nhóm các tỉnh dẫn đầu toàn quốc.

Một giờ học thực nghiệm chuyển đổi số tại Trường THCS Việt Tiến [Việt Yên, Bắc Giang]. 

Hiện ngành giáo dục đã hoàn thành đầu tư, triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu cung cấp phần mềm quản lý trường học tới 100% các cơ sở giáo dục từ mầm non đến trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên, đáp ứng Quy định kỹ thuật về dữ liệu của hệ thống cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 4998/QĐ-BGDĐT ngày 31.12.2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Từ năm học 2021 - 2022, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã triển khai áp dụng hồ sơ, sổ sách quản lý tại các cơ sở giáo dục dưới hình thức điện tử, cụ thể hóa thông qua văn bản hướng dẫn làm cơ sở cho các đơn vị triển khai, tổ chức thực hiện. Tới thời điểm kết thúc năm học, việc cập nhật, quản lý đã được các đơn vị triển khai thuận lợi, giảm tải tối đa áp lực, thời gian làm việc thủ công cho cán bộ, giáo viên trong việc cập nhật hồ sơ, sổ sách cuối năm học. Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang Nguyễn Văn Thêm cho biết “Do được tích hợp với Cơ sở dữ liệu ngành nên lãnh đạo các cấp quản lý từ phòng tới bộ có thể khai thác dữ liệu ở đơn vị mình quản lý mọi lúc, mọi nơi mà không cần chờ cấp dưới báo cáo. Vì thế nhanh, tiện lợi hơn nhiều lần so với quy trình trước đây”.

Hiệu trưởng Trường THCS Việt Tiến [huyện Việt Yên, Bắc Giang] Nguyễn Thị Thanh Thiết cho hay, ưu điểm nổi bật của nền tảng trực tuyến là tự động điểm danh, xác thực thông tin người học; tự chấm điểm các bài kiểm tra, đánh giá năng lực; hệ thống tự động ghi lại quá trình học giúp học sinh về nhà có thể xem lại bài giảng; kho học liệu đa dạng, phong phú giúp học sinh, giáo viên khai thác, tìm hiểu thông tin mọi lúc, mọi nơi. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 42/2021/TT-BGDĐT quy định về cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo với mục đích nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý giáo dục và đào tạo, thúc đẩy chuyển đổi số trong quản trị, quản lý giáo dục và đào tạo, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Số hóa sổ sách, giảm tải cho giáo viên

Hiệu phó Trường Mầm non Song Mai [Bắc Giang] Nguyễn Thị Yên chia sẻ: “Phần mềm Cơ sở dữ liệu ngành giúp nhà trưởng quản lý tài chính, cơ sở vật chất, thông tin cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, thông tin học sinh một cách khoa học và nhanh chóng, giảm thiểu rất nhiều hồ sơ, sổ sách qua các năm học. Thay vào đó là chuyển sang hồ sơ, sổ sách điện tử phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường và khả năng của giáo viên”.

Hiện, Sở Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh để mở rộng phần mềm quản lý ra phạm vi toàn tỉnh. Hệ thống góp phần bảo đảm nâng cao an toàn, an ninh thông tin, đáp ứng yêu cầu theo quy định của Chính phủ về văn thư, lưu trữ.

Để thực hiện chuyển đổi số bền vững, ngành đã xác định đội ngũ cán bộ, giáo viên đóng vai trò quan trọng, chính vì lẽ đó trong thời gian tới, UBND tỉnh ưu tiên thực hiện Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28.01.2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Kế hoạch số 1879/KH-UBND ngày 29.4.2022 về triển khai Đề án.

Theo Kế hoạch này, ngành giáo dục có nhiều việc phải làm như: triển khai cơ sở dữ liệu ngành giáo dục phục vụ công tác thống kê báo cáo đến 100% cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh [hơn 500 cơ sở giáo dục tiểu học, THCS, THPT, GDTX]; thí điểm triển khai trường học số tại 2 trường THCS và 10 trường THPT trong năm 2022 [30% số trường THPT]; xây dựng cơ sở dữ liệu bài giảng điện tử và cung cấp dịch vụ khóa học trực tuyến chuẩn hóa phục vụ đổi mới hoạt động dạy và học...              

GIỚI THIỆU CHUNG

Địa chỉ:  TT Phồn Xương - Yên Thế - Bắc Giang

Email :  

Điện thoại : 02043 876 226

TRƯỜNG THPT YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG

HƠN NỬA THẾ KỶ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Những năm tháng đầu tiên….

          Năm 1966, cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn quyết liệt, nhân dân Miền Nam anh dũng chiến đấu chống cuộc chiến tranh cục bộ, nhân dân Miền Bắc chiến đấu chống cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ. Đất nước có chiến tranh, cả dân tộc gồng mình chiến đấu, yêu cầu về người và của phục vụ cho cuộc chiến tranh ngày càng lớn, nhất là những người có trình độ tri thức, nắm được khoa học kỹ thuật. Bối cảnh của đất nước ta lúc đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải phát triển Giáo dục Đào tạo, trong đó có việc mở thêm trường lớp, nhất là trường lớp bậc cao ở trong tỉnh.

          Yên Thế là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, dân thưa, rừng núi rậm rạp, đi lại khó khăn. Con em của nhân dân Yên Thế hầu như chỉ học hết cấp 2, số rất ít được theo học lên cấp III thì phải đi học nhờ trường huyện khác, quãng đường đi rất xa tới vài chục cây số, rất gian nan vất vả.

          Đáp ứng nguyện vọng cháy bỏng của nhân dân Yên Thế là mong muốn con em mình được lên học cấp 3, theo đề nghị của UBND Huyện Yên Thế, tháng 9 năm 1966, Ủy ban Hành chính tỉnh Hà Bắc cho phép thành lập trường cấp 3 Yên Thế [Nay là trường THPT Yên Thế] đặt tại đồi khu vực Đồn Hố Chuối [Nơi địa danh đã ghi chiến công đánh Pháp của nghĩa quân Yên Thế hồi cuối thế kỷ XIX], đóng tại địa điểm thuộc địa bàn xóm Phan, xã Phồn Xương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Khi mới thành lập, trường có 4 lớp: 2 lớp 9 chuyển về từ trường cấp III Tân Yên và 2 lớp 8 tuyển mới. Cả trường khi đó có 10 thầy cô giáo, hiệu trưởng là thày giáo Nguyễn Quang Bích.

          Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà Nước, cho dù bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào cũng phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thầy và trò. Có trường, nhưng chưa có lớp học. Dưới sự chỉ bảo của các thày cô giáo, các lớp học sinh cùng nhau lao động xây dựng lớp học theo kiểu nửa chìm, nửa nổi, phía trước đắp ụ đất để tránh bom. Ròng rã một năm trời vừa học, vừa lao động, thầy trò cùng chung lưng đấu cật, phá thạch, khai sơn đã hình thành một cụm lớp học chính trên mảnh đất căn cứ địa chống giặc của Hoàng Hoa Thám. Nhà trường đã bố trí các lớp học trên một khu đồi chạy dài hơn một cây số, lớp nọ nối lớp kia bằng một hệ thống giao thông hào chi chít dọc ngang thông ra các hầm kèo chữ A kiên cố để đề phòng máy bay địch đánh phá. Có hôm, giờ học mới bắt đầu thì máy bay địch tới bắn phá, tiếng kẻng báo động vang lên khẩn cấp, thày và trò nhanh chóng rút xuống hầm trú ẩn. Khi tiếng máy bay, tiếng bom vừa dứt, thày - trò lại tiếp tục giờ học. Quả là “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” thày trò nhà trường, các học sinh đã tích cực cố gắng, các thày cô giáo đã hết lòng vì học sinh thân yêu.

          Lớp học mái nứa vách đất, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học hầu như không có. Thiếu thốn, khó khăn gian khổ đủ mọi phương diện, nhưng các thầy cô giáo vẫn bám lớp, bám trường giảng dạy, vượt lên trên những gian nan thử thách, vẫn hết lòng vì học sinh thân yêu. Các trò vẫn cố gắng tích cực học tập, cần cù chăm chỉ, cho nên chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường không ngừng nâng cao và có thể sánh vai với các trường mạnh trong tỉnh.

          Năm học 1970 -1971, nhà trường bắt đầu có học sinh tham gia học sinh giỏi toàn quốc và cấp tỉnh, em Nguyễn Minh Đức đã đạt giải 3 văn lớp 12 và đạt giải khuyến khích toàn quốc.

          Năm 1972 đồng chí Lê Chưởng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục lúc bấy giờ đã về thăm trường và kiểm tra việc bảo đảm an toàn cho thầy và trò. Đồng chí thứ trưởng đã hết lời khen ngợi mọi mặt hoạt động của nhà trường, đặc biệt là công tác đảm bảo an toàn cho dạy và học.

          Phong trào Văn - Thể - Mỹ của nhà trường phát triển khá toàn diện và sôi nổi. Đội bóng đá, bóng chuyền của nhà trường trong những thập kỷ 70 – 80 là một trong những đội bóng mạnh nhất toàn tỉnh, đã để lại một dấu ấn khó quên trong phong trào thể dục thể thao bậc phổ thông trung học lúc bấy giờ.

          Thực hiện chủ trương “Tất cả cho tiền tuyến”, suốt trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, biết bao thế hệ học sinh nhà trường đã “gác bút nghiên” lên đường tòng quân giết giặc “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, một số thầy cô giáo sẵn sàng rời bục giảng, vui vẻ lên đường vào miền Nam chiến đấu. Trong số học sinh của trường, không ít người đã chiến đấu một cách anh dũng và hy sinh vẻ vang để bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc, nhiều em đã trưởng thành và trở thành sĩ quan cao cấp, trung cấp trong quân đội, trong lực lượng vũ trang, được Đảng và Nhà nước phong tặng những danh hiệu cao quý.

          Năm học 1978 – 1979 kết thúc, theo quy hoạch thị trấn của UBND huyện Yên Thế, trường được di chuyển về trung tâm thị trấn Cầu Gồ. Tuy mới xây dựng nhà gạch, mái ngói nhưng cũng chỉ là những lớp học bán kiên cố, xây dựng theo tinh thần “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, mặc dù gặp muôn vàn khó khăn về mọi mặt, nhưng thầy và trò nhà trường đã cố gắng hết sức mình để tạo nên bộ mặt sư phạm khang trang.

.... Đến những năm tháng về đích

          Từ năm 1980 đến 1996, được sự quan tâm của các cấp chính quyền và nhân dân địa phương, cơ sở vật chất nhà trường dần có sự thay đổi, 3 dãy nhà lớp học xây bằng gạch lợp ngói được mọc lên, có nhà tập thể giáo viên, có khu làm việc của Ban giám hiệu và bộ phận hành chính. Năm 1997, dãy nhà lớp học 3 tầng với 18 phòng học kiên cố được khởi công xây dựng, những năm sau đó, nhà trường đã được đầu tư thêm các công trình khác phục vụ cho dạy và học một cách hiệu quả.

          10 năm trở lại đây, nhà trường đã có sự đổi mới không ngừng về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học. Hiện nay, trường có khu hiệu bộ khang trang; có đủ 30 phòng học kiên cố cho 30 lớp, có các phòng thí nghiệm thực hành với đầy đủ các trang thiết bị; có các phòng học tin với đủ máy vi tính kết nối internet; có nhà đa chức năng, sân chơi bãi tập đảm bảo; cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Cùng với việc xây dựng cơ sở vật chất, nhà trường còn chú trọng đến công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ. Bằng việc luôn cải tiến công tác quản lý, động viên thi đua khen thưởng kịp thời, thực hiện tốt công tác dân chủ trong trường học... nên nhà trường đã xây dựng được tập thể sư phạm đoàn kết, gắn bó, có tư tưởng và nhận thức đúng đắn, có ý thức tổ chức kỷ luật, luôn giữ vững kỷ cương, tình thương, trách nhiệm. Hơn nửa thế kỷ phấn đấu xây dựng và trưởng thành, đội ngũ giáo viên của nhà trường vô cùng lớn mạnh. Hiện nay, nhà trường có 76 cán bộ giáo viên, 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Hàng năm tỉ lệ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn không ngừng gia tăng, cho đến thời điểm tháng 12/2017 trường đã có 15 giáo viên có trình độ Thạc sỹ. Có 1 đồng chí Lãnh đạo có trình độ Cao cấp lý luận chính trị; 03 đồng chí có trình độ Trung cấp lí luận chính trị. 100% giáo viên có trình độ tin học văn phòng, biết sử dụng máy tính để khai thác tài nguyên trên mạng. Trong các phong trào thi đua hai tốt, nhiều thày cô giáo đã không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng giờ lên lớp. Trong các hội thi Giáo viên giỏi, nhiều giáo viên đã tích cực hưởng ứng và đạt các danh hiệu Giáo viên giỏi cấp cơ sở, Giáo viên giỏi cấp tỉnh, tiêu biểu như cô Phan Thúy Hà, cô Trần Hải Yến, thầy Giáp Đức Mạnh, thầy Giáp Thế Cường, thày Nguyễn Văn Chuyên, cô Nguyễn Thị Yến Chi, cô Trần Thị Kịm Liên...

          Cùng với thời gian năm tháng, từ 4 lớp học ban đầu, cho đến hôm nay trường đã phát triển đến 30 lớp với hơn 1200 học sinh. Tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm bao giờ cũng bảo đảm chỉ tiêu dao động từ 95% đến 100%. Đặc biệt trong số học sinh tốt nghiệp, tỷ lệ đỗ vào các trường Đại học và trung học chuyên nghiệp ngày càng cao. Những năm gần đây nhà trường đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo mũi nhọn, đào tạo nhân tài cho đất nước. Do đó, trường luôn nằm trong tốp 10 trường dẫn đầu toàn tỉnh về chất lượng học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia; tỷ lệ các em trúng tuyển vào Đại học - Cao đẳng ngày càng cao, nhiều em đã thi đỗ cùng một năm 2 trường, 3 trường đại học, có em là thủ khoa các trường đại học, làm cho các bậc phụ huynh, các cấp chính quyền càng trân trọng, tin tưởng vào công tác giáo dục đào tạo của nhà trường. Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia làm rạng rỡ thêm cho truyền thống hiếu học trên mảnh đất Hoàng Hoa Thám anh hùng.

Gần năm mươi khóa học sinh tốt nghiệp ra trường với hàng ngàn học sinh - là con em các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Cao lan,… trên địa bàn huyện Yên Thế. Trong số đó rất nhiều học sinh đã trở thành các nhà khoa học, cán bộ quản lí từ trung ương đến địa phương, có hàng trăm em đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, phó tiến sĩ. Nhiều em đã trở thành cán bộ giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng, Học viện. Hàng trăm em đã trở thành những kĩ sư giỏi đang hoạt động trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân. Trong số họ nhiều em đã đảm nhận các cương vị Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc. Nhiều học sinh đang hoạt động trong các lĩnh vực chính trị của Đảng và Nhà nước. Một số trở thành cán bộ cao cấp, tướng lĩnh trong quân đội. Có người đã được phong tặng Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang.

Đặc biệt trên quê hương Yên Thế yêu dấu của chúng ta, hàng trăm học sinh tốt nghiệp ra trường, học xong các trường Đại học và trung học chuyên nghiệp tình nguyện về quê hương phục vụ trong tất cả các lĩnh vực. Một đội ngũ các thầy cô giáo bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, ban giám hiệu các trường học trong huyện hầu hết là học sinh của trường, nhiều em đã phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp huyện, nhiều người đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua liên tục trong nhiều năm.

          Ngay tại trường Trung học phổ thông Yên Thế này, hai phần ba các thầy cô giáo là học sinh cũ của trường, năm xưa họ là học sinh, giờ đây họ là các thầy giáo, cô giáo giỏi nhiều năm liên tục, đang phát huy vai trò trong phong trào thi đua hai tốt, trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo hiện nay. Dưới một mái trường, ba bốn thế hệ thầy – trò cùng chung lưng đấu cật góp phần tạo dựng lên hình ảnh cho mái trường thân yêu.

          Chi bộ nhà trường nhiều năm liền đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh. Công đoàn nhà trường thực sự là tổ chức của quần chúng công đoàn viên. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh – thực sự là nơi tập hợp tuổi trẻ học đường trở thành lực lượng xung kích trong mọi hoạt động. Đó là chỗ dựa vững chắc, là động lực góp phần làm nên mọi thắng lợi để trường có cơ đồ như ngày hôm nay.

Một nét đẹp đã trở thành truyền thống của trường THPT Yên Thế, đó là sự đoàn kết nhất trí trong tập thể cán bộ giáo viên, nó thực sự là nguồn sức mạnh to lớn giúp thày và trò nhà trường vượt qua mọi khó khăn gian khổ, không có niềm vui, nỗi buồn nào là của riêng ai mà là của chung tất cả. Nguồn tình cảm ấy đã khiến mỗi người làm việc có trách nhiệm hơn, vì tập thể hơn, góp phần giữ vững và phát huy truyền thống của nhà trường, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng bộ, chính quyền các cấp và nhân dân các dân tộc Huyện nhà.

Suốt mấy chục năm qua, nhà trường đã chăm lo xây dựng đội ngũ, tăng cường giáo dục lí tưởng, giáo dục truyền thống, khắc phục khó khăn, xây dựng tốt cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học. Với những kết quả đạt được, nhà trường đã được trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: 2 lần được tặng thưởng Huân chương lao động: Hạng ba năm 1996 và Hạng nhì năm 2016. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2012, nhiều lần được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng nhiều bằng khen và cờ thi đua của UBND tỉnh Bắc Giang. Nhiều năm liền trường liên tục đạt danh hiệu “tập thể lao động xuất sắc” cấp tỉnh. Trường đã được công nhận là Trường chuẩn quốc gia từ năm 2005. Nhiều cán bộ giáo viên, được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo và của Chủ tịch UBND tỉnh. Chi bộ Đảng liên tục đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch, vững mạnh; Công đoàn là đơn vị vững mạnh xuất sắc, được Tổng Liên đoàn Lao động tặng Bằng khen. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh của nhà trường liên tục được tặng bằng khen của Đoàn cấp trên.

Nhìn lại chặng đường mà thầy trò trường THPT Yên Thế đã đi qua, chúng ta rất tự hào với những gì mà chúng ta đã gặt hái được. Năm mươi năm, khoảng thời gian không phải là dài với một mái trường, nhưng làm sao chúng ta có thể tính, có thể đo, có thể đong đếm được công sức, mồ hôi và những cống hiến, hi sinh âm thầm lặng lẽ của các thế hệ thầy trò đã đổ xuống cho mỗi thành công đạt được.

          ... Hướng phát triển giai đoạn tiếp theo

     Hiện nay, toàn ngành giáo dục đang nỗ lực thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 [Khóa XI] của Ban chấp hành trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” với mục tiêu: Đào tạo các thế hệ học sinh trở thành con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành nhân cách, phẩm chất và năng lực cho học sinh đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới. Nhà trường xác định những định hướng cơ bản đến năm 2030 như sau:

1. Xây dựng lực lượng sư phạm vững chuyên môn, giỏi nghiệp vụ; thống nhất trong tư tưởng và hành động; tự tin, nhạy bén, linh hoạt trong giao tiếp, có tâm huyết với nghề, yêu mến ngôi trường mình đang công tác và đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục của nhà trường.

2. Nâng cao chất lượng học tập và hiệu quả học tập của học sinh trên các mặt “Đức – Trí – Thể – Mỹ ”; giáo dục học sinh các đức tính: trung thực, tự tin, có khát vọng vươn lên, nhạy bén thích nghi với môi trường; biết tôn trọng, biết lắng nghe và bày tỏ chính kiến của mình.

3. Xây dựng môi trường sư phạm hiện đại, có đầy đủ cơ sở vật chất để phát triển các kỹ năng, năng khiếu cho học sinh; tạo lập môi trường thân thiện giữa thầy và trò, giữa nhà trường và cha mẹ học sinh.

4. Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, trở thành một trong những trường THPT xuất sắc, hiện đại, thúc đẩy địa phương phát triển nhanh, mạnh, bền vững phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.

Nhà trường mong muốn hội cha mẹ học sinh cần quan tâm chăm lo cho con em mình nhiều hơn nữa; thường xuyên phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường giáo dục truyền thống hiếu học và truyền thống tôn sư trọng đạo, kính trọng thầy cô và cha mẹ; tạo điều kiện để các em được học tập và rèn luyện tốt nhất. Các em học sinh trường THPT Yên Thế ngày hôm nay hãy noi theo tấm gương của các thế hệ cha anh đi trước, nêu cao ý thức trách nhiệm tự học tự rèn; có tinh thần bền bỉ vượt khó để đạt được kết quả học tập tốt nhất với tinh thần: “Học tập và rèn luyện vì ngày mai lập nghiêp”.

Nhà trường luôn mong muốn các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương cần quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp giáo dục của nhà trường để trường luôn phát huy được truyền thống dạy tốt, học tốt và là địa chỉ đáng tin cậy của chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện nhà.

          Tự hào với truyền thống vinh quang, thế hệ giáo viên và học sinh trường THPT Yên Thế hôm nay xin hứa: Nhà trường quyết tâm giữ vững truyền thống, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thực hiện tốt lời Bác dạy: “dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục đua dạy thật tốt, học thật tốt, đưa nhà trường lên một tầm cao mới, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo, sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước./.

                                         Ban giám hiệu Trường THPT Yên Thế   

Video liên quan

Chủ Đề