Đi xe máy có nồng độ cồn phạt bao nhiêu tiền?

Cùng thời điểm Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 có hiệu lực [ngày 01/01/2020], Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt” cũng phát sinh hiệu lực; theo đó quy định tăng mức phạt đối với các hành vi tham gia giao thông mà có sử dụng rượu, bia.

Chỉ cần uống rượu, bia [dù uống ít] điều khiển xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông cũng bị xử phạt

Cụ thể, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn thì bị phạt như sau:
- Có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000  đồng [Nghị định 46/2016/NĐ-CP không quy định mức phạt tiền với trường hợp này].
- Có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng [Mức phạt theo Nghị định 46 là từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng].
- Có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng [Mức phạt theo Nghị định 46 là từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng].

Uống rượu bia đi xe đạp cũng bị xử phạt

Người điều khiển xe đạp, xe thô sơ  trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt từ 400-600 ngàn đồng. 

Tăng mức phạt đối với người lái ô tô vi phạm nồng độ cồn

Người điều khiển ô tô có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22 - 24 tháng.  [Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt từ 16 - 18 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 4 - 6 tháng].

Nghị định 100/2019/NĐ-CP được Chính phủ ký ban hành vào ngày 30/12/2019, có hiệu lực thi hành kể từ ngày từ 01/01/2020 đã quy định mức phạt nồng độ cồn xe máy mới nhất. Nội dung Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Nghị định này ra đời thay thế cho Nghị định 46/2016, trong đó quy định mức xử phạt cao hơn đối với nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ bổ sung thêm 55 hành vi và nhóm hành vi; sửa đổi 21 điều với 39 hành vi. Điểm mới nhất mà nhiều người quan tâm khi Nghị định này được ban hành là tăng mức xử phạt tối đa và thời hạn tước giấy phép lái xe đối với các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn.

Như vậy anh bị xử phạt là theo đúng quy định mới nhất chứ không thể nói là các anh công an cố tình muốn phạt. Anh có thể tìm hiểu thêm về Nghị định này nâng cao kiến thức và nhận thức để bảo vệ quyền lợi cho chính bản thân mình khi tham gia giao thông anh nhé.

Mức phạt nồng độ cồn xe máy mới nhất là bao nhiêu?

Câu hỏi của chị Hoa [Quảng Nam]:
23/2/2022 vừa rồi chồng tôi có bị thổi phạt nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Chồng tôi bị cảnh sát giao thông phạt nóng 4 triệu vì trong hơi thở có chứa nồng độ cồn. Tôi không biết quy định hiện nay như thế nào về xử phạt người đi xe máy, liệu có phải cảnh sát phạt nặng quá không, xin luật sư tư vấn luật giao thông giúp tôi.

>>> Luật sư tư vấn mức xử phạt vi phạm an toàn giao thông, liên hệ 1900.633.705

Luật sư tư vấn:

Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành kể từ ngày từ 01/01/2020 quy định mức xử phạt mới nhất đối với người điều khiển các phương tiện giao thông có sử dụng rượu, bia. Cụ thể đối với xe máy như sau:

  • Người điều khiển xe máy chạy trên đường mà trong máu có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc hơi thở chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì áp dụng mức phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng. Đồng thời bị tước Giấy phép lái xe [GPLX] từ 10 – 12 tháng. Điều này Nghị định 46 chưa quy định.
  • Người điều khiển xe máy chạy trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc hơi thở vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì áp dụng mức phạt tiền từ 4.000.000 – 5.000.000. Đồng thời bị tước GPLX từ 16 – 18 tháng.
  • Người điều khiển xe máy chạy trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc hơi thở vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì áp dụng mức phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000. Đồng thời bị tước GPLX

Mức phạt nồng độ cồn đối với các phương tiện khác

Câu hỏi của bạn L.Hải.Dương [Hà Nội]:
Chào các luật sư Thiên Mã, em hiện đang thắc mắc về mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn với các trường hợp tham gia giao thông. Về xe máy thì có rất nhiều thông tin chính thống nhưng đối với xử phạt các loại phương tiện khác em chưa tìm hiểu được. Mong luật sư giải đáp cho em về vấn đề này, đặc biệt là các phương tiện xe kéo chuyên dụng. Vì tính chất công việc em thường xuyên phải sử dụng các loại xe này.

>>> Luật sư tư vấn cách giải quyết nhanh khi bị vi phạm luật an toàn giao thông, liên hệ 1900.633.705

Luật sư tư vấn:

Ngoài quy định mức phạt nồng độ cồn đối với xe máy thì Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn áp dụng hình thức xử phạt đối với xe đạp, xe đạp điện, xe ô tô, xe máy kéo, xe máy chuyên dùng. Cụ thể như sau:

Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp điện

Đây là lần đầu tiên Chính phủ quy định mức xử phạt nồng độ cồn đối với cả người đi xe đạp, xe đạp điện, cụ thể như sau:

  • Người điều khiển xe chạy trên đường mà trong máu có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc hơi thở chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì áp dụng mức phạt tiền từ 80.000 – 100.000.
  • Người điều khiển xe chạy trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc hơi thở vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì áp dụng mức phạt tiền từ 200.000 – 300.000.
  • Người điều khiển xe chạy trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc hơi thở vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì áp dụng mức phạt tiền từ 400.000 – 600.000.

Đối với xe máy kéo, xe máy chuyên dùng

Người điều khiển xe chạy trên đường mà trong máu có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc hơi thở chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì áp dụng mức phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000. Đây là điểm mới trong quy định.

Người điều khiển xe chạy trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc hơi thở vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì áp dụng mức phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000.

Người điều khiển xe chạy trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc hơi thở vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì áp dụng mức phạt tiền từ 16.000.000 – 18.000.000.

Đối với ô tô

Các mức xử phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe ô tô:

  • Người điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc hơi thở chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở mức phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000. Điểm này Nghị định 46 chưa quy định. Đồng thời bị tước GPLX từ 10 – 12 tháng.
  • Người điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc hơi thở vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì mức phạt tiền từ 16.000.000 – 18.000.000. Đồng thời bị tước GPLX từ 16 – 18 tháng.
  • Người điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc hơi thở vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở mức phạt tiền từ 30.000.000 – 40.000.000. Đồng thời bị tước GPLX từ 22 – 24 tháng.

Qua bài viết chắc bạn đã biết mức phạt nồng độ cồn xe máy mới nhất. Cũng thấy rằng chính phủ đang mạnh tay đối với những người điều khiển phương tiện giao thông có sử dụng bia, rượu nhằm kéo giảm tình trạng tai nạn giao thông báo động đỏ những năm vừa qua.

Quý độc giả tham khảo bài viết và cần liên hệ luật sư tư vấn vui lòng đến trực tiếp văn phòng Luật Thiên Mã. Chúng tôi xin phép không hỗ trợ dịch vụ này qua điện thoại hoặc email. Xin chân thành và cảm ơn đến quý độc giả.

Xe máy vi phạm nồng độ cồn phạt bao nhiêu?

Mức phạt tiền: Từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Theo đó, mức phạt cao nhất đối với người điều khiển xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn có thể lên đến 8.000.000 đồng trong trường hợp người này có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Mức phạt nồng độ cồn xe máy thấp nhất là bao nhiêu?

Người điều khiển xe máy chạy trên đường mà trong máu có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc hơi thở chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì áp dụng mức phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng. Đồng thời bị tước Giấy phép lái xe [GPLX] từ 10 – 12 tháng. Điều này Nghị định 46 chưa quy định.

Uống rượu đi xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?

- Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng; - Đối với xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện]: phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; - Đối với xe đạp, xe đạp máy [kể cả xe đạp điện]: phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Chủ Đề