Địa hình châu đại dương sa mac

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi:“Đặc điểm địa hình Châu Đại Dương” cùng với kiến thức tham khảo do Top lời giải biên soạn là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Địa lí 7.

Trả lời câu hỏi: Đặc điểm địa hình Châu Đại Dương

- Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc và xa van.

- Giới sinh vật có nhiều loài độc đáo.

- Phần lớn các đảo có khí hậu nóng ẩm, có rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ.

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về Châu Đại Dương nhé.

Kiến thức tham khảo về Châu Đại Dương

1. Vị trí địa lí châu Đại Dương

Địa hình châu đại dương sa mac

- Châu Đại Dương gồm:

+ Lục đại Ôxtrâylia.

+ Bao gồm 4 quần đảo: Mê-la-nê-đi (đảo núi lửa), Niu-di-len (Đảo lục đại), Mi-cro -ne-đi (Đảo san hô) và Pô-li-nê-đi (Đảo núi lửa và san hô).

2. Khí hậu, thực vật, động vật

- Khí hậu: 

+ Phần lớn các đảo có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm điều hòa, mưa nhiều.

+ Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn, hoang mạc chiếm diện tích lớn,.

+ Quần đảo Niu Di-len và phía nam Ô-xtrây-li-a có khí hậu ôn đới.

- Thực, động vật:

+ Trên các đảo: phát triển mạnh hệ sinh vật nhiệt đới cả trên cạn và dưới biển.

+ Trên lục địa Ô-xtrây-li-a: có nhiều loài độc đáo như thú có túi, cáo mỏ vịt, các loài bạch đàn,…

3. Đặc điểm dân cư của châu Đại Dương

- Mật độ dân cư thấp nhất thế giới (3,6 người /km2 – năm 2001).

- Phân bố dân cư không đều:

+ Phần lớn dân cư sống tập trung ở dải đất hẹp phía đông và đông nam Ô-xtrây-li-a ở Bắc Niu Di-len và ở Pa-pua Niu Ghi-nê.

+ nhiều đảo chỉ có vài người hoặc không có người ở.

- Tỉ lệ dân thành thị cao (69% - năm 2001).

- Dân cư gồm hai thành phần chính: người bản địa và người nhập cư.

+ Người bản địa: chiếm khoảng 20% dân số, bao gồm người ô-xtra-lô-it sống ở Ô-xtrây-li-a và các đảo xung quanh, người Mề-la-nê-diêng và người Pô-li-nê-diêng sống trên các đảo Đông Thái Bình Dương.

+ Người nhập cư chiếm khoảng 80% dân số, phần lớn con cháu người châu Âu đến xâm chiếm và khai phá thuộc địa từ thế kỉ XVIII. Các nước có tỉ lệ người gốc Âu lớn nhất là Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len. Gần đây còn có thêm người nhập cư gốc Á.

4. Kinh tế châu Đại Dương

- Điều kiện phát triển:

+ Khoáng sản có trữ lượng lớn, tập trung trên các đảo thuộc Thái Bình Dương (bôxit, niken, sắt, than đá, dầu mỏ, khí đốt, vàng, uranium,...).

+ Các đảo san hô có nhiều phốt phát, nhiều bãi biển đẹp, đại dương bao quanh nhiều hải sản.

+ Đất núi lửa trên các đảo màu mỡ.

- Nền kinh tế phát triển không đều giữa các nước.

+ Ô–xtrây-li-a và Niu Di-len là hai nước có nền kinh tế phát triển.

+ Các nước còn lại là những nước đang phát triển.

- Các ngành kinh tế chủ yếu:

+ Khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu.

+ Du lịch là ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước.

5. Khác biệt về kinh tế của Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len với các quốc đảo còn lại trong châu Đại Dương

- Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len: nền kinh tế phát triển.

+ Thu nhập bình quân đầu người cao (Ồ-xtrây-li-a: 20.337,5 USD; Niu Di-len: 13.026,7 USD).

+ Nổi tiếng về xuất khẩu: lúa mì, len, thịt bò, thịt cừu, sản phẩm từ sữa,...

+ Các ngành công nghiệp khai khoáng, chế tạo máy và phụ tùng điện tử, chế biến thực phẩm,... rất phát triển.

- Các quốc đảo còn lại của Châu Đại Dương: đều là những nước đang phát triển.

+ Kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu.

+ Các mặt hàng xuất khẩu chính: khoáng sản (phốt phát, dầu mỏ, khí đốt, vàng, than đá, sắt,...), nông sản (cùi dừa khô, ca cao, cà phê, chuối, vani,...), hải sản (cá ngừ, cá mập, ngọc trai,...), gỗ.

+ Trong công nghiệp, chế biến thực phẩm là ngành phát triển nhất.

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 7 hay nhất