Dịch vụ khi tham gia giao thông là gì

Văn hóa giao thông có lẽ là thuật ngữ được nhiều người nhắc đến từ người tham gia giao thông cho đến các bạn học sinh khi còn ngồi ghế của nhà trường. Nhưng để hiểu văn hóa giao thông là gì? Và tham gia như thế nào để thể hiện sự văn hóa thì không phải ai cũng nắm rõ được. Hãy cùng Anycar tìm hiểu rõ vấn đề này qua bài viết này nhé!

Văn hóa giao thông là gì?

Văn Hóa : Được hiểu là trình độ phát triển của xã hội và con người được thể hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống. Ngoài ra văn hóa còn được biểu hiện trong hành động của con người cùng với các giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra.

Như vậy bạn hiểu thế nào về văn hóa giao thông?

Vậy, khái niệm văn hóa giao thông có thể hiểu đơn giản như sau: 

  1. Là ý thức, là thái độ của mọi người khi tham giao thông.
  2. Là một bộ phận của văn hóa nơi công cộng.
  3. Là tập hợp các cách ứng xử, xử sự và chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông.
  4. Là tuân thủ của các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông bao gồm chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ.
  5. Là trình độ phát triển của con người trong giao thông biểu hiện qua các hành động di chuyển.

Theo đó, phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu trong các hành vi ứng xử của mình tiếp đến đến mới là thực hiện đúng luật quy định và cuối cùng là tôn trọng những người liên quan bảo đảm an toàn tài sản, trật tự cũng như an toàn công cộng.

Bạn hiểu thế nào về văn hóa giao thông?

Nghĩa là khi lưu thông trên đường không những vì lợi ích của bản thân mà còn phải đảm bảo an toàn cho những người khác, trường hợp gặp người bị nạn hãy chủ động giúp đỡ và chia sẻ kịp thời. Đặc biệt là cư xử có văn hóa khi lưu thông trên đường như tham giao thông bình tĩnh, từ tốn, ưu tiên cho trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai và biết cảm ơn, xin lỗi khi có va quẹt.

Làm thế nào để xây dựng và nâng cao văn hóa giao thông?

Văn hóa giao thông của cả cồng động sẽ được nâng lên kéo theo tình trạng tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông sẽ được giảm nếu văn hóa giao thông của mỗi người được nâng cao. Bởi chỉ có vậy thì những hành vi sai trái, hỗn loạn trên đường sẽ bị cộng đồng lên án khắc phục đến mức tối đa.

Trong đó sinh viên, thanh viên đóng vai trò quan trọng trong việc “xây dựng văn hóa giao thông” bằng những việc làm cụ thể như:

  • Sinh viên, thanh niên tham gia các hoạt động như hội diễn văn hóa, văn nghệ; hội thi về an toàn giao thông vì sinh viên, thanh niên cũng là lực lượng xung kích, lực lượng chủ chốt khi tham gia vào công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông.
  • Hãy bắt đầu từ những thói quen nhỏ hằng ngày đặc biệt là đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, mô tô cũng như nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu giao thông và dừng, đỗ xe đúng phần đường quy định. Bên cạnh đó không nên dùng ô che, dàn hàng khi điều khiển phương tiện giao thông là những điều mỗi người nên ý thức để xây dựng văn hóa giao thông.
Ngăn chặn, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông
  • Lực lượng học sinh, sinh viên, thanh niên hãy giương cao khẩu hiệu: “Văn hóa giao thông là không tai nạn”, “Xây dựng xã hội giao thông văn minh, đầy tình người và không tai nạn”, “Văn hóa giao thông, đồng hành tuổi trẻ”, “Một ý thức giao thông, triệu nụ cười hạnh phúc”,... Hãy là những tuyên truyền viên tích cực về văn hóa giao thông và cũng để mọi người biết được văn hóa giao thông là gì.
  • Góp phần xây dựng nhiều con đường giao thông nông thôn; nhiều con đường, tuyến phố xanh - sạch - đẹp; chung tay bảo vệ, giữ gìn nhiều công trình giao thông công cộng,...

Ý nghĩa việc xây dựng văn hóa giao thông là gì?

  • Hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông trong điều khiển hạ tầng giao thông của đất nước.
  • Tạo nên cơ sở vững chắc cho 1 nền giao thông văn minh, hiện đại.
  • Văn hóa giao thông được nâng cao đồng nghĩa với việc tạo nên 1 môi trường giao thông an toàn, nhân ái, thân thiện cho con người và vì con người.

Biểu hiện của văn hóa giao thông

  • Không tham gia/ cổ vũ các hoạt động gây rối, cản trở làm mất trật tự an toàn giao thông. Ví dụ: đua xe trái phép,...
  • Không vi phạm cũng như tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật, trật tự an toàn giao thông.
  • Khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông hãy phê phán hoặc ngăn chặn.
  • Chấp hành nghiêm túc hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ.
Văn hóa giao thông thể hiện là người văn minh
  • Không sử dụng bia, rượu trước khi điều khiển phương tiện giao thông.
  • Không điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định.
  • Đi đúng phần đường, làn đường quy định.
  • Hỗ trợ các lực lượng chức năng trong công tác sơ cứu, cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông.
  • Tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần phải được bảo đảm khi tham gia giao thông.
  • Tuyên truyền vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật trật tự, an toàn giao thông.
  • Duy trì phương tiện giao thông sạch đẹp, an toàn.
  • Nhiệt tình giúp đỡ người già, người khuyết tật, người bị nạn cũng như trẻ em và những người có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia giao thông.
  • Khi xảy ra tai nạn giao thông thái độ cần hợp tác, hành vi ứng xử văn minh và lịch sự.
  • Có trách nhiệm phản ánh và lên án các hành vi tiêu cực; tích cực đề xuất các sáng kiến trong lĩnh vực giao thông.

Trên đây là những chia sẻ để giúp các bạn hiểu hơn về văn hóa giao thông là gì? Song song với việc nâng cao ý thức trong văn hóa giao thông mong rằng mọi người hiểu luật giao thông và chấp hành đúng luật giao thông khi tham gia giao thông trên đường. Vì một tương lai giao thông tươi sáng, vì một thế hệ để con em noi gương và học tập, mỗi người hãy nổ lực để cùng xây dựng văn hóa giao thông nhé.

Mục lục bài viết

  • Cơ sở pháp lý:
  • Nội dung tư vấn:
  • 1. Các khái niệm:
  • 2.Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới:
  • 3.Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông:

Câu hỏi của Bạnđưa ra chúng tôi xin trích lại như sau:

Nhân dịp sinh nhật lầnthứ 19 và để chúc mừng thi đỗ đại học, bạn​được bố mua tặng một chiếc xe máy Atila có dung tích xilanh là 110cm3 để­­­­­­­ đi học. Bạnmuốnhỏi​:Trong trường hợp này, để được tham gia giao thông an toàn đúng quy định của pháp luật thì bạncần phải đáp ứng những điều kiện gì?

Cảmơnbạnđã sử dụngdịch vụ tư vấn củaLuật Minh Khuê.Câu hỏiđược chúng tôi biên tập từ chuyên mụcTư vấn luật giao thôngcủaCông ty Luật Minh Khuê.

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý:

-Luật Giao thôngđường bộ số 23/2008/QH12ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội khóa 12;

- Thông tư liên tịch số24/2015/TTLT-BYT-BGTVTngày 21 tháng 08 năm 2015 củaBộtrưởng BộY tế, BộtrưởngBộGiao thông vận tảiQuyđịnhvềtiêu chuẩnsứckhỏe củangườilái xe, việc khám sức khỏeđịnh kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe.

Nội dung tư vấn:

1. Các khái niệm:

Để trả lời cho câu hỏi của bạn, trước tiên ta cần hiểu rõ các khái niệm luật định về phương tiện giao thông đường bộ, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người tham gia giao thông, ngườiđiều khiển phương tiện, người lái xe. Và các khái niệm nàyđềuđãđược quyđịnh tạiĐiều 3 Luật Giao thôngđường bộ năm 2008 như sau:

-Phương tiện giao thông đường bộgồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Trongđó,

+ Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ[sau đây gọi là xe cơ giới] gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự.

+Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ[sau đây gọi là xe thô sơ] gồm xe đạp [kể cả xe đạp máy], xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

-Phương tiện tham gia giao thông đường bộgồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng.Xe máy chuyên dùnggồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.

-Người tham gia giao thônggồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.

-Người điều khiển phương tiệngồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.

-Người lái xelà người điều khiển xe cơ giới.

Như vậy, nếu bạnđủđiều kiệnđể tham gia giao thông với xe máy Atila thì bạnđược gọi là ngườiđiều khiển phương tiện giao thôngcơ giới đường bộ[người lái xe mô tô hai bánh].

2.Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới:

Xe cơ giới là phương tiện tham gia giao thông gồm:gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự [khoản 18Điều 3 Luật Giao thôngđường bộ năm 2008].

Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giớiđược quyđịnh tạiĐiều 53 Luật Giao thôngđường bộ năm 2008 như sau:

1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:

a] Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;

b] Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;

c] Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;

d] Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;

đ] Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;

e] Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;

g] Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn;

h] Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;

i] Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;

k] Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.

2. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này.

3. Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

4. Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe cơ giới.

5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới được phép tham gia giao thông, trừ xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.

Trongđó niên hạn sử dụngđối với xe cơ giớiđược quyđịnh tại Nghịđịnh số95/2009/NĐ-CPngày 30 tháng 10 năm 2009 củaChínhphủQuyđịnhniên hạnsửdụngđốivớixeôtôchởhàngvàxeôtôchởngười vàquy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới được phép tham gia giao thôngđượcquyđịnhtạiThông tưsố16/2021/TT-BGTVTngày 12 tháng 08 năm 2021 củaBộtrưởngBộGiao thông vậntải.

Như vậy,đối với bạn là người lái xe mô tô hai bánh thìđiều kiện tham gia giao thông của xe bạn sẽ bao gồm cácđiều kiện sau:Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định. Và xe của bạn phảiđăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp [Công an cấp huyện nơi bạn thườngtrú]. Xe của bạn cũng phải đảm bảo đủquy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới được phép tham gia giao thông theo Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT.

Hầu như các dòng xe thiết kế mới hiện nayđềuđãđượcđảm bảo về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nên nếu xe Atila của bạn là xemới thìđãđủđiều kiệnđể tham gia giao thông, nếu là xe cũ thì bạn nên kiểm tra lạiđểđảm bảo xeđủđiều kiệnđể tham gia giao thông.

3.Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông:

Điều kiện của người lái xe tham gia giao thôngđược quyđịnh tạiĐiều 58 Luật Giao thôngđường bộ năm 2008 như sau:

1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này vàcó giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

a] Đăng ký xe;

b] Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

c] Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

d] Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Như vậy, người lái xe tham gia giao thông cần cóđủđiều kiện vềđộ tuổi, sức khỏe và phải có Giấy phép phù hợp với laoij xeđượcphépđiều khiểndo cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Theo như quy định trên, bạnmuốn tham gia giao thông phải đáp ứng hai điều kiện:

- Thứ nhất là về độ tuổi và sức khỏe;

- Thứ hai là phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Đối với điều kiện về độ tuổi và sức khỏe của người lái xe:

Trong các phương tiện tham gia giao thông đường bộ, xe cơ giới là phương tiện có tốc độ cao, khả năng vận chuyển lớn so với các phương tiện khác. Do đó, khi xảy ra tai nạn giao thông, thiệt hại mà loại phương tiện này gây ra là rất to lớn cả về người và của. Để hạn chế tai nạn giao thông do loại phương tiện này có thể gây ra, các nhà làm luật đã đặt ra các điều kiện về tuổi và sức khỏe của người điều khiển loại phương tiện với mong muốn tạo ra một giới hạn mà theo đó bảo đảm người lái xe phải có khả năng điều khiển hành vi và xử lý tình huống nhất định khi sử dụng phương tiện này tham gia giao thông.

Bạnđãđủ 19 tuổi do đó theo điểm b Khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định:

b] Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

Như vậy, về độ tuổi bạnđã bảo đảm các điều kiện để sử dụng xe Atila có dung tích xi-lanh là 110cm3.

Về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, khoản 2 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định:

2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.

Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe hiện nayđãđưược quyđịnh tại Điều​ 3Thông tư liên tịch số24/2015/TTLT-BYT-BGTVTnhưsau:

1. Ban hành kèm theo Thông tư này “Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe” tạiPhụ lục số 01.

2. Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi - lanh dưới 50 cm3.

Đối với điều kiện về giấy phép lái xe [Điều59 Luật Giao thông vậntảinăm 2008]

Giấy phép lái xe là chứng chỉ cấp cho người điều khiển xe cơ giới [người lái xe] để được phép lái một hoặc một số loại xe cơ giới.

Căn cứ vào kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe cơ giới, giấy phép lái xe được phân thành giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn.

Trong trường hợp của bạn, bạnphải đăng ký thi lấy giấy phép lái xe hạng A1 [cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3đến dưới 175cm3] hoặc các hạng cao hơn để có thể tham gia giao thông. Giấy phép lái xe này không có thời hạn và có giá trị sử dụng trong phạm vi lãnh thổ ViệtNamvà lãnh thổ của nước hoặc vùng lãnh thổ mà ViệtNamký cam kết công nhận giấy phép lái xe của nhau.

Đối chiếu vớiđiều kiện về giấy phép lái xe thì Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe tại Phụ lục số 01Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ngày 21 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải[DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE HẠNG A1] như sau:TIÊU CHUẨN SỨC KHỎE NGƯỜI LÁI XE [Người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau đây thì không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe tương ứng]:

STT CHUYÊN KHOA

NHÓM 1

I TÂM THẦN

- Đang rối loạn tâm thần cấp.

-Rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi.

II THẦN KINH Liệt vận động từ hai chi trở lên.
III MẮT

- Thị lực nhìn xa hai mắt:

Chủ Đề