Điểm mới về yêu cầu cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ dạy học, giáo dục cấp trung học phổ thông

Giáo dục nói chung là cách học tập kiến thức, kỹ năng và thói quen và kỹ năng của con người có tính chất truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác qua hình thức đào tạo, nghiên cứu và giảng dạy.

Giáo dục có vai trò rất quan trọng đối với mỗi quốc gia và con người. Giáo dục tạo nên sự tiến bộ, tiến hóa của loài người hơn so với các loài động vật khác. Giáo dục giúp con người có trí tuệ, kiến thức và kỹ năng để làm tốt công việc, có khả năng để giải quyết vấn đề, có kiến thức về khoa học – xã hội để thích nghi góp phần đổi mới xã hội để thích ứng với hoàn cảnh tự nhiên và xã hội tốt nhất.

Trong bài viết này, chúng ta đang đề cập tới giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.

1. Mục tiêu của giáo dục phổ thông:

Mục tiêu chung của giáo dục phổ thông là nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yênước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Trong đó:

Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

– Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.

– Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Chương trình của giáo dục phổ thông:

* Các nguyên tắc xây dựng chương trình giáo dục

– Phải thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.

Phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa, liên thôngiữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế. Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện.

Xem thêm: Giáo dục phổ thông là gì? Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm cấp nào?

– Chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa đối với giáo dục phổ thông; giáo trình và tài liệu giảng dạy đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.

– Được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.

Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ, mô-đun mà người học tích lũy được khi theo học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ, mô-đun tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyên ngành, nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên cấp học, trình độ đào tạo cao hơn.

* Yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông

– Thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông

– Quy định yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trong cả nước

– Quy định phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học của giáo dục phổ thông

– Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục phổ thông

Xem thêm: Quy định về cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông

– Được lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân và thực nghiệm trước khi ban hành; được công bố công khai sau khi ban hành

* Thẩm định chương trình giáo dục phổ thông:

Chương trình giáo dục phổ thông phải được thẩm định bởi Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập.

Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông gồm: Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan. Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng. Hội đồng và thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.

* Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông; ban hành chương trình giáo dục phổ thông sau khi được Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông thẩm định; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dụphổ thông; quy định về mục tiêu, đối tượng, quy mô, thời gian thực nghiệm một số nội dung, phương pháp giáo dục mới trong cơ sở giáo dục phổ thông; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông.

Dù đã có thời gian chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới nhưng đến thời điểm này, một số trường trung học phổ thông cho biết, sẽ không tổ chức dạy học đối với các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2 do chưa thể kịp thời tháo gỡ những khó khăn nên năm học 2022-2023.

Trường chưa thể tổ chức dạy Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2, Âm nhạc và Mỹ thuật

Những ngày này, các trường trung học phổ thông trên cả nước đang gấp rút hoàn thiện hồ sơ nhập học đối với thí sinh trúng tuyển vào lớp 10.

Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, Trường Trung học phổ thông Phú Xuyên B [huyện Phú Xuyên, Hà Nội] xây dựng 5 tổ hợp môn lựa chọn. Với 5 tổ hợp này, học sinh đăng ký ít nhất 2 tổ hợp, tối đa 3 tổ hợp và phải ghi rõ thứ tự nguyện vọng.

Hướng dẫn đăng ký nguyện vọng đối với học sinh lớp 10. [Ảnh: Nhà trường cung cấp].

Đáng chú ý, theo thông tin từ phía nhà trường, năm học 2022-2023, nhà trường không tổ chức dạy các môn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2, Âm nhạc và Mỹ thuật.

Về vấn đề này, trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, lãnh đạo Trường Trung học phổ thông Phú Xuyên B [huyện Phú Xuyên, Hà Nội] cho biết, trước đó, nhà trường đã bám sát nhu cầu học tập các môn lựa chọn, cụm chuyên đề học tập của học sinh cũng như điều kiện thực tế của nhà trường để tham khảo, làm căn cứ xây dựng các tổ hợp môn lựa chọn để tư vấn định hướng cho học sinh.

“Năm học 2022-2023, nhà trường chưa thể tổ chức dạy học đối với môn Tiếng dân tộc, Ngoại ngữ 2, Âm nhạc, Mỹ thuật do chưa khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên.

Tuyển giáo viên hợp đồng đang là hướng đi được nhà trường tính đến, nhưng thực tế chưa thể tuyển dụng được ngay trong thời gian ngắn.

Hơn nữa, do vị trí địa lý nhà trường ở vùng ngoại thành, điều kiện kinh tế còn hạn chế nên cũng khó thu hút giáo viên về trường giảng dạy.

Ngoài ra, nhà trường cũng gặp khó trong khâu chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nên chưa thể đáp ứng yêu cầu đào tạo đối với các môn học này”, vị này cho hay.

Cùng bàn về vấn đề này, thầy Nguyễn Hoàng Kim, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Huệ [quận Hà Đông, Hà Nội] cho biết, năm học 2022-2023, trường không tổ chức dạy học đối với các môn tự chọn.

Thầy Nguyễn Hoàng Kim, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Huệ chia sẻ: “Mặc dù đã có thời gian chuẩn bị cả về nhân lực và vật lực cho chương trình giáo dục phổ thông mới theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn trực tiếp là Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tuy nhiên, do còn vướng mắc nhiều vấn đề khách quan và chủ quan nên trong năm học mới này, nhà trường chưa thể tổ chức dạy học đối với các môn tự chọn”.

Lý giải rõ hơn về vấn đề này, thầy Nguyễn Hoàng Kim, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Huệ cho biết, hiện tại, một trong những khó khăn lớn nhất đối với nhà trường đó là tình trạng thiếu giáo viên dạy các môn này. Đây là khó khăn chung và không phải “một sớm một chiều” nhà trường giải quyết được.

Ngoài ra, bản chất là trường chuyên nên có những đặc điểm riêng biệt trong mục tiêu yêu cầu đào tạo ngoài hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện [ở tất cả các môn học phù hợp với cấp trung học phổ thông theo khung chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành] thì trường còn phải đảm bảo chương trình đào tạo các môn chuyên sâu như bố trí lớp chuyên Toán, Ngữ văn, Địa lý…

Bộ sách giáo khoa môn Mỹ thuật lớp 10 được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. [Ảnh: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam].

“Do tính chất là trường chuyên nên việc xếp thời khóa biểu học tập, cũng như mức độ kiến thức môn học cung cấp cho học sinh thường nhiều, khó, sâu và đòi hỏi đầu ra cao hơn so với các trường trung học phổ thông không chuyên nên điều này khiến học sinh theo học trường chuyên gặp nhiều áp lực hơn trong quá trình học tập.

Mục tiêu các em vào trường là để học chuyên sâu các môn văn hoá. Thời gian các em ôn tập các môn này còn không đủ thì muốn các em “mặn mà” học thêm các môn khác ngay lập tức là điều rất khó.

Vậy nên, việc đưa vào giảng dạy các môn học như Âm nhạc, Mỹ thuật...cũng đòi hỏi trường phải có thời gian chuẩn bị “dài hơi” để phù hợp với thực tiễn nhu cầu của học sinh và điều kiện hoàn cảnh, tổ chức giáo viên của nhà trường”, thầy Nguyễn Hoàng Kim cho biết thêm.

Tổ hợp môn lựa chọn đặt ra nhiều thử thách cho các trường

Bàn về tình trạng một số trường trung học phổ thông không tổ chức dạy các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2 trong năm học tới, trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư, Tiến sĩ Thái Văn Thành, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An cho biết, thực tế, đây là vấn đề đặt ra nhiều thử thách cho các nhà trường.

Giáo sư, Tiến sĩ Thái Văn Thành, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An. [Ảnh: Báo Nghệ An].

Quán triệt thực hiện tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cũng đã hướng dẫn các trường trên địa bàn toàn tỉnh phải linh hoạt triển khai, không cứng nhắc, ưu tiên điều kiện hoàn cảnh cụ thể từng trường để xây dựng kế hoạch đào tạo.

“Trên cơ sở tuỳ thuộc vào điều kiện của nhà trường, tổ chức biên chế giáo viên và đặc biệt là thực tiễn số lượng nguyện vọng đăng ký học của học sinh đến đâu thì nhà trường triển khai đến đó.

Để một môn học được đưa vào giảng dạy hiệu quả thì phải bao hàm nhiều yếu tố. Trong đó, nếu không giải quyết tức khắc tình trạng thiếu giáo viên cho các môn lựa chọn, không đảm bảo cơ sở vật chất dạy học, đặc biệt là khi học sinh không có nhu cầu đăng ký học… thì nghiễm nhiên việc các trường triển khai dạy môn học này là điều bất khả thi”, Giáo sư, Tiến sĩ Thái Văn Thành, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An nhận định.

Cũng theo vị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An, tình trạng thiếu giáo viên các môn học tự chọn cũng được Sở “tiên lượng” trước, nên ngay từ sớm, Sở đã yêu cầu các trường tập trung bố trí, rà soát nguồn nhân lực để kịp thời ứng biến.

“Cũng phải nhấn mạnh, nếu năm học này trường nào không đủ điều kiện tổ chức dạy học môn lựa chọn, thì cũng không được “bàn lùi” mà cần phải tập trung nguồn lực, chủ động khắc phục, tìm kiếm các giải pháp nhằm trang bị đầy đủ “nhân lực”, “vật lực” để môn học lựa chọn được đưa vào giảng dạy chính thức càng sớm càng tốt, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người học, góp phần thực hiện hoá chỉ đạo của Bộ, hướng dẫn của Sở, đáp ứng mục tiêu yêu cầu đào tạo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Ngọc Mai

Video liên quan

Chủ Đề