Thi công chức có cần chứng chỉ tiếng anh không

Sau khi được tuyển dụng, công chức phải đến cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng để hoàn thiện hồ sơ công chức trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả trúng tuyển. Trong đó, khoản 1 Điều 16 Nghị định 138/2020/NĐ-CP nêu rõ, hồ sơ tuyển dụng bao gồm:

- Văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, chứng nhận đối tượng ưu tiên [nếu có];

- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Đáng chú ý, điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định này khẳng định:

Trường hợp người trúng tuyển có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ hoặc tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

Trường hợp người trúng tuyển được miễn phần thi ngoại ngữ hoặc tin học quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

Từ quy định này, có thể thấy, sẽ có 02 trường hợp, công chức không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học khi hoàn thiện hồ sơ sau khi trúng tuyển công chức là:

- Có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tin học tương ứng với vị trí việc làm dự tuyển;

- Được miễn phần thi ngoại ngữ, tin học.

Trong đó, các trường hợp miễn thi ngoại ngữ, tin học theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 138/2020 được quy định cụ thể như sau:

Miễn thi ngoại ngữ

- Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng hoặc cao hơn trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển;

- Có bằng tốt nghiệp cùng hoặc cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam;

- Có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số nếu dự tuyển vào công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.

Miễn thi tin học: Có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin.

Như vậy, không phải mọi trường hợp trúng tuyển công chức đều được miễn nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học mà chỉ các trường hợp đã nêu ở trên mới không phải nộp một trong hai loại hoặc cả hai loại chứng chỉ này.


Trúng tuyển, công chức không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ tin học? [Ảnh minh họa]

Thi tuyển công chức phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học?

Như phân tích ở trên, chỉ có một số trường hợp nêu trên không phải nộp chứng chỉ tin học, ngoại ngữ còn các trường hợp còn lại đều phải thi như bình thường. Cụ thể:

Tại vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung

- Hình thức thi: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính.

- Thời gian thi: 30 phút với mỗi môn ngoại ngữ hoặc tin học.

- Thi ngoại ngữ: Phần thi này gồm 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định.

- Thi tin học: Nếu tổ chức thi trên máy vi tính thì nội dung thi trắc nghiệm không có phần thi tin học. Nếu thi trên giấy thì tin học cũng thi trắc nghiệm 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm trong thời gian 30 phút.

- Chấm điểm: Trả lời đúng từ 50% câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì được tham dự tiếp vòng thứ 02.

Tại vòng 2: Thi chuyên môn, nghiệp vụ

- Hình thức thi: Một trong ba hình thức thi: Phỏng vấn, viết, kết hợp phỏng vấn và viết.

- Thời gian thi: Viết: 180 phút; phỏng vấn: 30 phút; Kết hợp phỏng vấn và viết: Phỏng vấn 30 phút và thi viết 180 phút.

- Thang điểm: 100 điểm.

Nói tóm lại, khi tuyển dụng, một số đối tượng công chức vẫn phải thi ngoại ngữ và tin học và khi hoàn thiện hồ sơ sau khi trúng tuyển, có 02 trường hợp công chức được miễn nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học ở trên mà không phải tất cả các trường hợp đều được miễn.

Nếu còn thắc mắc gì khác về vấn đề công chức không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ tin học, độc giả vui lòng gọi điện đến 1900.6192 để được tư vấn và giải đáp.

>> 8 điểm mới về tuyển dụng công chức không thể bỏ qua

Bạn là người sắp sửa hoàn thiện hồ sơ để thi công chức? Nhưng bạn lại không hiểu rõ điều kiện thi công chức là gì và muốn thi công chức bạn cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài giới thiệu này nhé! 

Điều kiện thi công chức theo luật hiện hành là gì?

Điều kiện thi tuyển công chức

Theo quy định của luật Cán bộ Công chức tại Điều 35 người có đủ các điều kiện dưới đây mới được đăng ký dự tuyển công chức:

  • Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
  • Đủ 18 tuổi trở lên;
  • Có đơn dự tuyển, có lý lịch rõ ràng;
  • Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
  • Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
  • Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.

Sắp tới sẽ “siết chặt” hơn khi muốn dự thi công chức? Theo quy định tại khoản 4 điều 1 nghị định 161 thì người dự thi phải trải qua 2 vòng hết sức khắt khe: Vòng 1: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính 03 phần: Kiến thức chung, ngoại ngữ và tin học. Dù vậy, không phải trường hợp nào cũng phải thực hiện đầy đủ cả 03 phần này. Có một số trường hợp được miễn thi ngoại ngữ, tin học;

Vòng 2: Thi nghiệp vụ chuyên ngành bằng hình thức phỏng vấn hoặc thi viết. 

Chuẩn bị văn bằng, chứng chỉ theo quy định

Chuẩn bị văn bằng thi tuyển Công chức cần những gì?

Điều kiện thi công chức là bạn phải chuẩn bị đầy đủ văn bằng, chứng chỉ theo quy định như chứng chỉ tiếng Anh thi công chức, tin học. Bên cạnh đó người đăng ký thi công chức còn cần phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện về chức danh, mã số vạch, điều kiện nghiệp vụ… 

Với chứng chỉ tiếng Anh: Theo quy định để thi công chức người thi cần đáp ứng yêu cầu về trình độ tiếng Anh từ A2 trở lên theo khung 6 bậc A1, A2, B1, B2, C1,C2, khung tham chiếu châu Âu. Như vậy ít nhất người thi phải có trình độ từ A2 trở lên là đủ điều kiện. 

Chứng chỉ tin học: Điều kiện về tin học người thi công chức cần đáp ứng đủ điều kiện theo thông tư 03 hay chứng chỉ ứng dụng CNTT. Đây sẽ là điều kiện xác nhận khả năng ứng dụng công nghệ thông tin quốc gia, là điều kiện thi công chức bắt buộc. 

Thi chứng chỉ tin học, chứng chỉ tiếng Anh ở đâu?

Luyện thi chứng chỉ Tiếng Anh, Tin học thi công chức

Cứ mỗi mùa, mỗi địa phương tổ chức các đợt thi công chức thì nhu cầu ôn thi tin học, bằng tiếng Anh lại càng tăng. Chưa kể đến trên mạng xã khá nhiều lời mời hấp dẫn, với những lời mời chào đường mật nào là cam kết bằng thật, có ngay trong ngày. Các bạn phải thực sự tỉnh táo để tránh những rủi ro không đáng có trong quá trình tìm nơi ôn thi, tránh tình trạng tiền mất tật mang. 

Edulife, đang trở thành một trong 3 đơn vị hàng đầu, uy tín trong việc tổ chức ôn thi cấp bằng tiếng Anh, chứng chỉ tin học đã được hàng ngàn học viên công nhận. Trải qua quá trình ôn luyện với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình chúng tôi đã trở thành điểm đến của đông đảo học viên khắp mọi miền đất nước, nhằm giúp các bạn đáp ứng đủ điều kiện thi công chức chất lượng, nhanh gọn!

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên với chúng tôi – Trung tâm Edulife:

Địa chỉ: Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 096 999 8253

Không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đối với công chức hành chính

​[ĐCSVN] - Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 02 chính thức không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tuyển dụng và trong thi nâng ngạch đối với công chức hành chính, giảm áp lực về văn bằng chứng chỉ, việc học hành “không cần thiết”.

Chiều 18/6, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Nội vụ, trả lời báo chí về việc cắt giảm chứng chỉ tin học, ngoại ngữ với công chức hành chính, Phó vụ trưởng Vụ Công chức, viên chức [Bộ Nội vụ] Nguyễn Tư Long cho biết, dư luận rất tán đồng với chủ trương không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tuyển dụng.

Ông Long cho hay, ngày 11/6 vừa qua, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 02 chính thức không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tuyển dụng và trong thi nâng ngạch đối với công chức hành chính, giảm áp lực về văn bằng chứng chỉ, việc học hành “không cần thiết”.

Đồng thời, cho rằng hiện chúng ta đang quản lý theo định hướng vị trí việc làm. Điều này có nghĩa là vị trí việc làm nào cần thiết tương ứng với trình độ nào mới phải đáp ứng ở trình độ đó, từ đó sẽ giảm được rất nhiều “hệ quả”, giảm áp lực về văn bằng chứng chỉ, việc học hành “không cần thiết”.

Phó Vụ trưởng Vụ Công chức, viên chức [Bộ Nội vụ] Nguyễn Tư Long .

[Ảnh: Thu Hằng]

Dẫn chứng người có vị trí việc làm không cần bằng tiếng AnhB1, B2 nhưng vẫn bắt phải có chứng chỉ này, Phó Vụ trưởng Vụ Công chức, viên chức cho rằng, điều này dẫn đến hệ quả mua văn bằng chứng chỉgiả.

Ông Long nhấn mạnh, theo quy định hiện nay, nếu công chức sử dụng bằng, chứng chỉ giả sẽ đối diện với nguy cơ bị đuổi việc. Vì vậy, việc giảm những chứng chỉ không cần thiết là giảm hệ quả trong đội ngũ công chức, viên chức.

Đề cập đến lợi ích kinh tế từ việc cắt giảm chứng chỉ này, ông Long cho hay Bộ Nội vụ chưa có tính toán chi tiết.

Dẫn ví dụ, một văn bằng chứng chỉ đi học khoảng 2,5-3 triệu đồng. Hiện, công chức hành chính cả nước có khoảng 300.000 người, trong đó khoảng 200.000 người phải hoàn thiện văn bằng chứng chỉ, ông Long ước tính, việc cắt bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ sẽ tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng chi phí xã hội, chưa kể thời gian, cũng những chi phí, những phức tạp khác trong quá trình đi học.

Lý giải về việc vì sao Thông tư của Bộ Nội vụ chỉ cắt giảm chứng chỉ ngoại ngữ, tin học giới hạn với công chức hành chính, ông Long cho biết, theo quy định phân cấp trong luật và nghị định, từ xưa đến nay, công chức hành chính thuộc Bộ Nội vụ quản lý. Còn công chức chuyên ngành khác và viên chức thì thuộc quản lý của các bộ chuyên ngành.

“Thời gian vừa qua, Bộ Nội vụ đã báo cáo, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã có chỉ đạo các bộ khẩn trương rà soát các thông tư quy định tiêu chuẩn về văn bằng, chứng chỉ. Đặc biệt, đối với chứng chỉ ngoại ngữ, tin học thì đề nghị cắt giảm; đối với những chứng chỉ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cũng phải tích hợp lại theo hướng thu gọn nhất”, ông Long thông tin.

Theo ông Long, việc nâng cao chất lượng đội ngũ quan trọng là xuất phát nhất từ việc đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm và nhu cầu tự thân của người học.

Ông Long cũng thông tin thêm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tiến hành kiểm tra và có kết luận liên quan đến công tác cán bộ ở tỉnh Vĩnh Phúc.

Tại kỳ họp thứ 4 mới đây, sau khi xem xét kết quả thực hiện kết luận tại kỳ họp thứ hai, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã nghiêm túc thực hiện kết luận; khắc phục kịp thời các vi phạm, khuyết điểm; kiểm điểm, xem xét, xử lý kỷ luật các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hồi quyết định bổ nhiệm Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư đối với bà Trần Huyền Trang [31 tuổi]./.

Vy Thảo

Video liên quan

Chủ Đề