Điều anh/chị tâm đắc nhất trong đoạn trích Mặt đường khát vọng là gì

Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật đọc hiểu số 1

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: [ 3điểm]

Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật

Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời

Dẫu phải khi cay đắng dập vùi

Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu

Cây khế chua có đại bàng đến đậu

Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta

Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa

Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa

Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa

Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào

Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!...

Ta lớn lên khao khát những chân trời

Những mảnh đất chân mình chưa bén được

Những biển khơi chứa mặt trời đỏ rực

Những ngàn sao trôi miết giữa màu xanh

[TríchMặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn nghệ giải phóng, 1974, tr.35-36]

Câu 1.Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn trích được lấy từ chất liệu văn học dân gian?

Câu 2.Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: “Đấtđai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa”?

Câu 3.Nêu tác dụng của biện pháp điệp từ được sử dụng trong bốn câu thơ cuối đoạn trích.

Câu 4.Điều anh/chị tâm đắc nhất trong đoạn trích trên là gì?

Lời giải

Câu 1:

Những từ ngữ, hình ảnh được lấy từ chất liệu văn học dân gian là:

- Cô Tấm cũng về làm hoàng hậu

- Cây khế chua có đại bàng đến đậu

Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta

- Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa

Câu 2:

“Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa”, ý câu thơ muốn nói thiên nhiên khắc nghiệt, điều kiện tự nhiên không cho phép không phải là cản trở mà ngược lại, là thử thách để con người khẳng định mình. Con người nở hoa là con người đạt được thành quả, con người thành công sau rất nhiều thử thách.

Câu 3:

Biện pháp được sử dụng trong bốn câu thơ cuối là biện pháp điệp. “Những chân trời”, những mảnh đất”, “những biển khơi”, “những ngàn sao” là những điều mơ ước của con người, nơi ta chưa đặt chân tới, nơi vẫn còn muốn chinh phục. Biện pháp điệp liệt kê một loạt những ước mơ rất cao đẹp, thiêng liêng, cũng là những ước mơ rất thực. Sau ước mơ đó là niềm tin vào thế hệ mình, thế hệ của chúng “ta” sẽ ước mơ, khao khát và biến những mơ ước đó trở thành hiện thực.

Câu 4:

Học sinh có thể chọn điều tâm đắc nhất để lại trong em. Nhưng ấn tượng chung là đoạn thơ khắc họa hình tượng Đất Nước bắt nguồn từ văn hóa truyền thống xa xưa với chất liệu dân gian đậm đà và kéo dài tới chúng ta, tới mãi mai sau với những mơ ước rất đẹp, rất người, rất nhân văn. Qua đó thấy được tình yêu quê hương đất nước của tác giả

Đề thi thử môn Văn THPT Quốc Gia số 21

TRUNG TÂM LUYỆN THI NGUYỆT QUẾ – TP BIÊN HÒA – ĐỒNG NAI

ĐỀ THI THỬ THÁNG 3 – ĐỀ SỐ 21

Giáo viên ra đề: Phan Danh Hiếu

PHẦN I. ĐỌC HIỂU [3.0 điểm]

Hãy đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật

Của bao nhiêu hạnh phúc có trên đời

Dẫu trải qua cay đắng dập vùi

Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu

Cây khế chua có đại bàng đến đậu

Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta

Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa

Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa

Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa

Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào

Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!…

[Trích “Trường ca mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm]

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Chất liệu văn học dân gian hiện lên qua hình ảnh, câu thơ nào?

Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:

Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa

Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa

Câu 4. Nội dung của đoạn thơ trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về sức sống của con người Việt Nam.

PHẦN II. LÀM VĂN [7.0 điểm]

Câu 1. [2.0 điểm]

Từ nội dung phần đọc hiểu, Anh/chị hãy viết 01 đoạn văn ngắn [khoảng 200 chữ] bàn về ý nghĩa của niềm tin.

Câu 2. [5.0 điểm]

“Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay xè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung hoành ngay lối đi đã hót sạch. Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.”

[“Vợ nhặt” – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập 2, tr. NXB Giáo Dục 2018]

Anh/chị hãy cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Tràng trong đoạn trích trên. Nhận xét về cách xây dựng hình tượng nhân vật qua đoạn trích.

—HẾT—

Điều anh/chị tâm đắc nhất từ đoạn trích trên là gì? Vì sao

Xem lời giải

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: [ 3điểm]Ta lớn lên bằng niềm tin rất thậtBiết bao nhiêu hạnh phúc có trên đờiDẫu phải khi cay đắng dập vùiRằng...

Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật đọc hiểu số 1

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: [ 3điểm]

Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật

Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời

Dẫu phải khi cay đắng dập vùi

Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu

Cây khế chua có đại bàng đến đậu

Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta

Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa

Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa

Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa

Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào

Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!...

Ta lớn lên khao khát những chân trời

Những mảnh đất chân mình chưa bén được

Những biển khơi chứa mặt trời đỏ rực

Những ngàn sao trôi miết giữa màu xanh

[TríchMặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn nghệ giải phóng, 1974, tr.35-36]

Câu 1.Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn trích được lấy từ chất liệu văn học dân gian?

Câu 2.Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: “Đấtđai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa”?

Câu 3.Nêu tác dụng của biện pháp điệp từ được sử dụng trong bốn câu thơ cuối đoạn trích.

Câu 4.Điều anh/chị tâm đắc nhất trong đoạn trích trên là gì?

Lời giải

Câu 1:

Những từ ngữ, hình ảnh được lấy từ chất liệu văn học dân gian là:

- Cô Tấm cũng về làm hoàng hậu

- Cây khế chua có đại bàng đến đậu

Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta

- Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa

Câu 2:

“Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa”, ý câu thơ muốn nói thiên nhiên khắc nghiệt, điều kiện tự nhiên không cho phép không phải là cản trở mà ngược lại, là thử thách để con người khẳng định mình. Con người nở hoa là con người đạt được thành quả, con người thành công sau rất nhiều thử thách.

Câu 3:

Biện pháp được sử dụng trong bốn câu thơ cuối là biện pháp điệp. “Những chân trời”, những mảnh đất”, “những biển khơi”, “những ngàn sao” là những điều mơ ước của con người, nơi ta chưa đặt chân tới, nơi vẫn còn muốn chinh phục. Biện pháp điệp liệt kê một loạt những ước mơ rất cao đẹp, thiêng liêng, cũng là những ước mơ rất thực. Sau ước mơ đó là niềm tin vào thế hệ mình, thế hệ của chúng “ta” sẽ ước mơ, khao khát và biến những mơ ước đó trở thành hiện thực.

Câu 4:

Học sinh có thể chọn điều tâm đắc nhất để lại trong em. Nhưng ấn tượng chung là đoạn thơ khắc họa hình tượng Đất Nước bắt nguồn từ văn hóa truyền thống xa xưa với chất liệu dân gian đậm đà và kéo dài tới chúng ta, tới mãi mai sau với những mơ ước rất đẹp, rất người, rất nhân văn. Qua đó thấy được tình yêu quê hương đất nước của tác giả

Video liên quan

Chủ Đề