Độ chân chống xe máy

Nếu bạn yêu thích chân chống bàn chân inox nhưng để sở hữu sản phẩm chất lượng ấy với mức giá cũng cao và không hợp nhu cầu với nhiều anh em muốn thay chân chống nghiêng xe máy. Thế nên, Hoàng Trí Racing Shop giới thiệu thêm mẫu chân chống nghiêng inox cho xe máy mới với thiết kế truyền thống và phù hợp với nhiều dòng xe khác nhau.

Có thể bạn muốn xem: Chân chống inox kiểu bàn chân

Chân chống xe máy có vai trò gì?

Chân chống xe máy có chức năng là một điểm tựa cho xe khi bạn dựng xe lại, cần xử lý nhanh chóng một việc gì đó mà thời gian chống nghiêng nhanh hơn việc bạn lựa chọn chống đứng. Ngoài ra, chân chống xe máy ngày nay còn mang đến nét đẹp riêng cho mỗi dòng xe và việc lựa chọn màu sắc cũng như kiểu dáng phù hợp sẽ giúp cho xế cưng của bạn thêm đẹp.

Mẫu chân chống nghiêng lần này mà Hoàng Trí Racing Shop muốn giới thiệu đến bạn được làm từ chất liệu inox phổ thông. Sản phẩm inox mang một màu xám đặc trưng và được thiết kế theo chuẩn truyền thống với khả năng chịu lực cao. Có thể lắp đặt cho các dòng xe khác nhau một cách dễ dàng. Đừng quên mặc áo chân chống với đế chân chống xe GTR để cẩn thận hơn những lúc quên bật chân chống để bảo vệ bản thân và những người thân của mình khi di chuyển xe. Trải nghiệm thực tế sản phẩm qua hình ảnh bên dưới cũng như đến shop để sờ tận tay, nhìn tận mắt sản phẩm.

Nhiều người đã ít nhất một lần va chạm với gác chân chống của xe máy và cũng đã ít nhất một lần phải nhận lấy những vết bầm ở chân. Vì thế, "mặc áo" cho chân chống xe máy ngay hôm nay để hạn chế những rủi ro khi bạn quên đá chống trước khi di chuyển xe.

Đế chân chống xe máy - thương hiệu GTR là một sản phẩm tiện ích giảm thiểu rủi ro khi bạn vô tình quên gác chân chống khi di chuyển xe. Sản phẩm được làm từ chất liệu nhôm nguyên khối và được cắt gọt từ máy gia công kỹ thuật số CNC chính xác từng vị trí cho dù là nhỏ nhất.

Với thiếu kế các gốc bo tròn, không có gốc cạnh làm cho sản phẩm không còn tính sát thương khi bạn lỡ va quẹt vào chân chống của xe. Bạn có thể lựa chọn cho mình 1 trong 5 màu sắc: đen, trắng, vàng, đỏ và xanh dương. Phối hợp với các màu sắc khác của xe cũng như của các phụ kiện khác.

Hoàng Trí Racing Shop nơi bạn có thể tìm kiếm nhiều món đồ chơi xe tiện ích và đồ chơi xe máy chính hạng GTR:

các loại chân chống xe máy, chân chống đứng, chân chống giữa, chân chống nghiêng, chân chống xe máy, hai loại chân chống xe máy, phụ kiện chân chống xe máy

Tags thịnh hành

Bài đăng nên xem

Top 10 mẫu xe côn tay giá rẻ dưới 30 triệu MỚI và CŨ

Nhập yên xe giá sỉ ở đâu chiết khấu tốt nhất?

Những điều ít biết về vỏ bọc yên xe máy

Simili là gì? Chất liệu yên xe simili có tốt không?

Top 10 địa chỉ làm yên xe máy TPHCM chất lượng

Phần lớn, các dòng xe máy phổ thông tại thị trường Việt đều được trang bị chân chống đứng và chân chống nghiêng. Tùy vào nhu cầu và điều kiện địa hình, mà biker cân nhắc sử dụng hai loại chân chống xe máy trên sao cho phù hợp.

Để giúp biker dễ dàng hơn trong việc sử dụng chống đứng và chống nghiêng. Sau đây, Yên Xe Phú Quang sẽ bật mí cho bạn về công dụng và trường hợp sử dụng 2 loại chân chống trên đúng cách.

Các dòng xe máy phổ thông tại thị trường Việt đều được trang bị chân 2 loại chân chống.

Mục lục

Thế nào là chân chống xe máy?

Chân chống xe máy là thanh kim loại có dạng hình trụ, liên kết với xe bằng một trục xoay kèm theo đó là lò xo giữ chân chống không bị rơi. Các dòng xe trên thị trường đều có hai loại chân chống, một để chống đứng và một để chống nghiêng.

Chân chống nghiêng được bố trí bên trái của xe, tùy thuộc vào từng dòng xe mà vị trí lắp có thể thay đổi đôi chút. So với chân chống đứng, thì chống nghiêng được biker sử dụng thường xuyên hơn nhờ ưu điểm tiện dụng.

Chân chống đứng [chân chống giữa] gồm có 2 chân cân bằng đảm nhận nhiệm vụ giúp xe dựng thẳng đứng và không bị ngã. Mục đích của chân chống này chính là tiết kiệm diện tích dựng đỗ hoặc giúp xe đứng vững khi biker chằng buộc hàng hóa có kích thước lớn lên xe.

Thế nào là chân chống xe máy?

Ưu nhược điểm của 2 loại chân chống xe máy

Nhằm mang đến sự tiện ích cho người dùng, các hãng xe đã thiết kế và trang bị 2 loại chân chống cho xe máy. Dưới đây sẽ là ưu – nhược điểm của chống nghiêng và chống đứng mà bạn nên biết:

Ưu – nhược điểm chân chống nghiêng

So với chân chống đứng, chống nghiêng được người dùng sử dụng tần suất thường xuyên hơn. Vì loại chân chống này khá tiện dụng, giúp việc đổ xe trở nên nhanh hơn và có thể thực hiện ngay khi người dùng ngồi trên xe.

Khi cần sử dụng, biker chỉ cần dùng chân đẩy chân chống xuống đất và nghiêng xe. Chân chống cùng 2 bánh xe tạo thành 3 điểm tiếp xúc với mặt đất, từ đó giúp xe có thể đứng vững.

Bên cạnh ưu điểm tiện lợi, dễ sử dụng thì chống nghiêng xe máy cũng có một vài nhược điểm. Khi sử dụng chân chống nghiêng để dựng xe trên nền đất mềm, không bằng phẳng rất dễ làm xe bị ngã.

Cụ thể, khi dựng chống nghiêng toàn bộ sức nặng của xe sẽ đổ dồn về phía bên trái. Trong điều kiện đất mềm, không bằng phẳng rất dễ làm cho xe mất thăng bằng và dẫn đến tình trạng ngã xe.

Ngoài ra, việc sử dụng chân chống nghiêng cũng khiến cho việc kiểm tra, sửa chữa xe gặp bất tiện. Tốt nhất nên dựng xe thẳng đứng, 2 bánh không chạm đất khi kiểm tra, sửa chữa phương tiện.

Ưu – nhược điểm của chân chống nghiêng xe máy.

Ưu – nhược điểm chân chống đứng

Chân chống đứng được xem là giải pháp khắc phục toàn bộ nhược điểm của chân chống nghiêng. Loại chân chống này được cấu tạo từ 2 chân cân bằng, thường bố trí phía sau động cơ.

Với thiết kế 2 chân cân bằng nhờ đó phương tiện có thể đứng vững và không bị ngã đổ. Đây được xem là lý do mà nhiều người dùng, khi cần buộc hàng hóa kích lên xe sẽ sử dụng chống đứng thay vì chống nghiêng.

Ngoài ra, chân chống này còn được đánh giá cao nhờ ưu điểm tiết kiệm chỗ trống dựng đỗ xe tối ưu. Chính vì thế, ở nhiều bãi đổ xe công cộng thường dựng xe bằng chống đứng để giúp xe gọn gàng, thẳng hàng và tiết kiệm diện tích.

Ngoài ra, khi dựng chống đứng còn giúp bảo vệ hệ thống treo và lốp xe không bị ảnh hưởng khi dựng đỗ xe trong một thời gian dài. Bên cạnh những ưu điểm nổi trội, chân chống đứng cũng tồn tại nhược điểm như cách sử dụng phức tạp và tốn nhiều công sức.

Ưu – nhược điểm chân chống đứng.

Mẹo dựng chân chống đứng đơn giản, không tốn sức

Khi xe di chuyển đoạn đường dài hoặc dựng đỗ dưới điều kiện nắng nóng, để tránh làm hại đến bề mặt lốp xe cao su. Cũng như tiết kiệm chỗ trống khi để xe ở những nơi không có quá nhiều diện tích, biker nên dựng xe bằng chống đứng.

Tuy nhiên, có không ít người dùng đặc biệt là chị em phụ nữ không biết sử dụng loại chân chống này. Sau đây,  Yên Xe Phú Quang sẽ bật mí cho bạn 2 cách dựng chống đứng cực kỳ đơn giản và không tốn sức mà bạn nên biết.

Dựng chân chống đứng bằng cách truyền thống

Bước 1: Dựng xe máy lên sao cho đầu xe thẳng, tránh bị nghiêng. Tiếp đến, dùng một tay giữ chặt tay lái phía trước, tay còn lại nắm chặt baga xe.

Bước 2: Dùng chân trái làm trụ, còn chân phải hạ chống đứng để 2 cạnh chân chống hoàn toàn chạm đất.

Bước 3: Dùng chân phải đạp mạnh và toàn bộ cơ thể đứng lên chân chống. Lúc này, trọng lực sẽ tác động lên chân phải và tạo ra lực lớn giúp bạn dễ dàng dựng chân chống đứng của xe một cách nhanh chóng.

Dựng chân chống đứng bằng cách truyền thống.

Dựng chân chống đứng bằng cách nghiêng xe

Bước 1: Dựng chống nghiêng của xe xuống đất.

Bước 2: Sau đó, để chống nghiêng làm tựa đồng thời nghiêng xe về phía người của bạn.

Bước 3: Cuối cùng, dùng chân đẩy chống đứng về phía trước và nghiêng xe trở lại vị trí ban đầu. Vậy là bạn đã có thể dựng chân chống đứng một cách dễ dàng mà không phải tốn quá nhiều sức.

Dựng chân chống đứng bằng cách nghiêng xe

Có nên bọc chân chống xe máy hay không?

Tương tự như các bộ phận khác của xe, nếu chân chống xe máy được bảo vệ tốt sẽ chi tiết này luôn bền bỉ. Một trong những cách bảo vệ tối ưu, tiết kiệm nhất được nhiều biker lựa chọn chính là trang bị phụ kiện bọc chân chống.

Bọc chân chống xe máy [giày chân chống] là phụ kiện được làm bằng nhựa hoặc cao su được đánh giá cao về độ tiện dụng, dễ lắp đặt. Bên cạnh tính năng giúp chống xe không bị trầy xước, nó còn có thể làm đồ trang trí.

Đặc biệt, món phụ kiện này còn góp phần làm giảm sát thương cho người dùng khi va chạm với chân chống. Ngoài ra, bọc chân chân chống còn được bán với giá khá rẻ từ 25.000 – 35.0000đ.

Nên trang bị phụ kiện bọc chân chống cho xe.

Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên bạn đã hiểu hơn về 2 loại chân chống xe máy cũng như biết cách sử dụng chúng đúng cách. Và đừng quên liên hệ với Yên Xe Phú Quang khi có nhu cầu mua yên xe máy độ nhé!

Share this post:

Facebook

Twitter

LinkedIn

Reddit

Tumblr

Mix

Danh mục

Tương tự

Gối cao su non Mfoam chất lượng ra sao?

17/12/2022

Là dòng sản phẩm mới tại Việt Nam vì vậy chất lượng gối cao su non Mfoam thu hút sự quan tâm của đông đảo người dùng. Dòng gối trên

Yên xe máy nhập sỉ giá cạnh tranh, giá gốc tận xưởng

15/12/2022

Sửa chữa, phân phối phụ kiện yên xe máy là lĩnh vực kinh doanh tiềm năng nhất hiện nay.  Để tối ưu hóa lợi nhuận cũng như tăng khả năng

Nguồn lấy sỉ yên xe máy ở đâu giá tốt nhất?

15/12/2022

Chắc hẳn, nguồn lấy sỉ yên xe máy ở đâu giá tốt nhất là thắc mắc của rất nhiều chủ cơ sở kinh doanh phụ kiện trên. Hình thức nhập

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH QUÝ MÃO 2023 

14/12/2022

📣 Công Ty Phú Quang Group trân trọng thông báo đến Quý Khách hàng, Quý Đối tác thời gian nghỉ tết dương lịch 2023. Nhằm đảm bảo sự thuận tiện

MERRY CHRISTMAS AND HAPPY NEW YEAR 2023

14/12/2022

💙 Một mùa Giáng Sinh nữa lại về, Phú Quang Group gửi những lời chúc yêu thương nhất đến tất cả mọi người để mùa đông thật ấm áp và

Bọc yên xe máy nào bán chạy nhất hiện nay?

09/12/2022

Biker ngày càng quan tâm về giá trị thẩm mỹ của phụ kiện yên xe máy nói chung, bọc yên nói riêng. Chính vì thế, cập nhật xu hướng thịnh

Chủ Đề