Đối tượng mà bài chiếu hướng tới là ai

Câu 1

- Đối tượng: tướng sĩ, lính

- Mục đích  bài hịch là khích lệ lòng yêu nước, tinh thần quyết chiến quyết thắng, đánh tan tư tưởng bàng quan, thái độ cầu an hưởng lạc của một số tướng sĩ.

- Để đạt được mục đích ấy, Trần Quốc Tuấn sử dụng nhiều giọng điệu khác nhau: thân tình mà nghiêm khắc khi nói với tướng sĩ, căm uất khi nói tới kẻ thù,…

Câu 2

- Sự ngang ngược và tội ác của giặc được lột tả như sau:

+]Những hành động thể hiện sựtham lam tàn bạo: đòi ngọc lụa, hạch sách bạc vàng, vét kiệt của kho có hạn, hung hãn như hổ đói, ngang ngược đi lại nghênh ngang ngoài đường, bắt nạt tể phụ.

[Hình ảnh ẩn dụ "lưỡi cú diều", "thân dê chó" để chỉ sứ Nguyên cho thấy nỗi căm giận và lòng khinh bỉ giặc của Hưng Đạo Vương.]

- Đoạn văn tố cáo tội ác giặc đã khơi gợi được:  lòng căm thù giặc, khích lệ tinh thần yêu nước bất khuất của nhân dân, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của tướng sĩ.

Bởi Nhịp Cầu Đầu Tư

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Nhịp Cầu Đầu Tư

Giới thiệu về cuốn sách này

Bởi Đoàn Ánh Dương

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Đoàn Ánh Dương

Giới thiệu về cuốn sách này

Chiếu cầu hiền Ngô Thì Nhậm

I. BÀI TẬP

1. Hãy cho biết mục đích và đối tượng của bài Chiếu cầu hiền. Nội dung bài chiếu có phù hợp với mục đích và đối tượng ấy không ?

2. Nhận xét về ngôn ngữ được sử dụng trong bài chiếu. Tại sao tác giả lại sử dụng nhiều điển tích, điển cố như vậy ?

3. Nhận xét về tình cảm, tư tưởng, nhân cách của Quang Trung thể hiện qua bài chiếu.

II. GỢI Ý LÀM BÀI

1. – Mục đích và đối tượng của bài chiếu : Thuyết phục người hiền, thực chất là các trí thức, nho sĩ Bắc Hà, hợp tác, tham gia chính sự với triều Tây Sơn. Cần lưu ý là khi nhà Tây Sơn được thành lập, nhiều trí thức Bắc Hà đã ra cộng tác với triều đại mới, nhưng cũng có không ít trí thức, quan lại cũ của triều Lê – Trịnh đã có thái độ bất hợp tác, thậm chí chống lại Tây Sơn nên việc kêu gọi họ hợp tác với triều đại mới là việc làm cần thiết. Khi một triều đại mới thành lập, để thu hút hiền tài cộng tác, các vị đế vương thường xuống chiếu cầu hiền. Chẳng hạn năm 1429, Lê Lợi đã ban chiếu, hạ lệnh cho các đại thần tiến cử hiền tài. Cần nhớ lại trích đoạn văn bia Hiền tài là nguyên khí của quốc gia do Thân Nhân Trung soạn năm 1484 [Ngữ văn 10, tập hai] để nắm được ý thức tôn trọng nhân tài của các triều đại xưa.

– Theo tác giả bài chiếu, do những biến cố loạn lạc mà nhiều hiền tài đã giấu mình ẩn tiếng, không tham gia chính sự. Nhưng nay đất nước thanh bình, rất cần đến sự đóng góp trí tuệ, tài năng của họ. Tác giả, ở đây phải hiểu là vua Quang Trung, đã thể hiện là một ngưòi khiêm tốn, thực sự chân thành mong đợi sự cộng tác của các bậc hiền tài. Vì vậy mà trong bài chiếu, tác giả đề cao vai trò của hiền tài, không hề nhắc đến sự bất hợp tác có thể có ở một số ngưòi, nêu sự cần thiết cấp bách của người hiền tài đối với giai đoạn lịch sử mới, kêu gọi sự tự nguyện hoặc sự tiến cử, hứa hẹn ban thưởng. Nhìn chung, bài chiếu đã hướng đến mục tiêu và đối tượng bằng hệ thống các lập luận khá toàn diện, thái độ khiêm nhường, khéo léo, phù họp với mục đích và đối tượng.

2. Đối tượng thuyết phục quy định ngôn ngữ của bài chiếu. Có thể nêu một số đặc điểm đáng chú ý về ngôn ngữ như sau:

– Tác giả sử dụng nhiều điển tích, điển cố Hán học vốn quen thuộc với mỗi trí thức thời xưa và do đó, giúp cho việc trình bày tư tưởng dễ dàng, súc tích hơn. [Có thể dễ dàng tìm các điển cố, điển tích trong bài chiếu và đọc các chú thích để hiểu.]

– Sử dụng nhiều từ ngữ nói về nhân dân, đất nước, triều chính, trời đất tạo nên một không gian gây ấn tượng trang nghiêm, hệ trọng, nhấn mạnh ý nghĩa xã hội cao cả và tầm vóc vũ trụ thiêng liêng của sự nghiệp dựng nước đang yêu cầu có sự cộng tác của người hiền tài.

3. Tình cảm, tư tưởng, nhân cách của Quang Trung : Vua Quang Trung, qua bài chiếu, hiện ra như một vị lãnh tụ có trí tuệ, khiêm tốn, chân thành, tha thiết và lo lắng cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Vì sự nghiệp chung, ông hướng về tương lai, không gợi lại quá khứ khi mà có một số sĩ phu Bắc Hà không cộng tác với Tây Sơn.

Related

Soạn bài Chiếu cầu hiền - Ngữ văn 11. Câu 2. Hãy cho biết: Bài chiếu được viết nhằm đối tượng nào? Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là gì? Có phù hợp với đối tượng không? Nhận xét về nghệ thuật lập luận của bài chiếu.

Câu 2

Câu 2 [trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1]

Hãy cho biết: Bài chiếu được viết nhằm đối tượng nào? Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là gì? Có phù hợp với đối tượng không? Nhận xét về nghệ thuật lập luận của bài chiếu.

Lời giải chi tiết:

- Đối tượng của bài chiếu: thuyết phục người hiền tài, thực chất là các nho sĩ, trí thức Bắc Hà hợp tác, tham gia chính sự với triều Tây Sơn. 

- Các luận điểm được đưa ra để thuyết phục gồm:

+ Bài viết mở đầu bằng những câu văn khích lệ nói lên vai trò và sứ mệnh của người hiền, khiến cho những người còn đang băn khoăn hoặc đang né tránh phải suy nghĩ.

+ Lập luận tiếp tục được triển khai bằng những lời văn đầy khoan dung thể hiện thái độ cầu thị, trọng dụng người tài của Quang Trung. Và tất nhiên, cuối cùng không thể thiếu chính sách tuyển dụng và ưu đãi của nhà nước đối với người hiền.

- Theo tác giả bài chiếu, do những biến cố, loạn lạc mà nhiều hiền tài đã giấu mình, không tham gia chính sự. Nhưng nay đất nước thanh bình, rất cần đến sự đóng góp trí tuệ, tài năng của họ. Vua Quang Trung đã rất mực chân thành mong đợi sự cộng tác của các bậc hiền tài. Vì vậy mà trong bài chiếu, tác giả đề cao vai trò của hiền tài, không hề nhắc đến sự bất hợp tác ở một số người, nêu sự cần thiết cấp bách của người hiền tài đối với giai đoạn lịch sử mới, kêu gọi sự tự nguyện hoặc tự tiến cử, hứa hẹn ban thưởng. Bài chiếu đã hướng đến mục tiêu và đối tượng bằng hệ thống lập luận khá chặt chẽ, thái độ khiêm nhường, khéo léo, phù hợp với đối tượng.

- Nghệ thuật lập luận trong văn bản: Ngô Thì Nhậm đã dùng những lập luận đầy đủ, thấu đáo và sắc sảo để chỉ ra cho người hiền tài thấy được trách nhiệm của họ với đất nước, đồng thời thể hiện được nhân cách và phẩm chất của vua Quang Trung. Vừa lên ngôi nhưng vua Quang Trung đã có chính sách rất đúng đắn là trọng dụng nhân tài. Bài có bố cục hợp lý theo một logic chặt chẽ, lần lượt trình bày các nội dung:

+ Khẳng định vấn đề: Người tài phải ra giúp nước mới hợp ý trời. Đó cũng là điều Khổng Tử đã nói.

+ Thái độ của kẻ sĩ Bắc Hà đối với Tây Sơn: Chưa nhiệt tình ủng hộ. Từ đó chỉ ra tính chất của thời đại và vai trò của người hiền tài đối với đất nước.

+ Vạch ra các con đường để người hiền tài ra cống hiến cho đất nước

Câu 3

Câu 3 [trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1]

Qua bài chiếu anh [chị] hãy nhận xét về tư tưởng, tình cảm của vua Quang Trung.

Lời giải chi tiết:

- Qua bài chiếu thể hiện vua Quang Trung là một vị lãnh tụ có trí tuệ, khiêm tốn, chân thành, tha thiết và lo lắng cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Vì sự nghiệp chung, ông hướng đến tương lai, không gợi lại quá khứ khi có một số sĩ phu Bắc Hà không cộng tác với Tây Sơn. 

- Ông ý thức được việc lấy dân làm trọng, nên mọi tầng lớp dân chúng đều có thể dâng thư bày tỏ việc

- Ông có hệ tư tưởng tiến bộ, dân chủ: phát hiện ra nhân tài bằng nhiều hình thức, không phân biệt tầng lớp, chân thành khi bày tỏ tấm lòng.

I. Tiểu dẫn

- Ngô Thì Nhậm [1976 - 1803], hiệu là Hi Doãn, quê ở Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội.

- Ngô Thì Nhậm từng giữ chức Binh bộ Thượng thư dưới thời vua Quang Trung, ông là người soạn thảo nhiều văn kiện, giấy tờ quan trọng của triều Tây Sơn.

- Chiếu cầu hiền được Ngô Thì Nhiệm viết thay vua Quang Trung vào năm 1788 nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà [các trí thức của triều đại Lê – Trịnh ra cộng tác với triều Tây Sơn].

II. Văn bản [SGK]

1. Bài chiếu gồm 3 phần:

- Phần mở đầu [từ đầu đến "ỷ trời sinh ra người hiền vậy"]: Nêu sứ mệnh của kẻ hiền tài.

- Phần nội dung [tiếp theo đến "vì mưu lợi mà phải bán rao"]: Lời kêu gọi người hiền và những hứa hẹn về chính sách trọng dụng người hiền của nhà nước.

- Phần kết [còn lại]: Lời bố cáo.

- Viết chiếu cầu hiền là việc phổ biến trong văn hóa chính trị phương Đông thời cổ trung đại, thể văn này có đặc điểm chung sau:

+ Người hiền xưa nay hao giờ cũng cần thiết cho công cuộc trị nước.

+ Cho phép tiến cử người hiền.

+ Cho phép người hiền tự tiến cử.

2. Đối tượng và nghệ thuật lập luận của bài chiếu

- Đối tượng của bài chiếu

+ Bài viết hướng tới các sĩ phu Bắc Hà, nhằm kêu gọi nhân tài ra giúp nước, giúp vua trong công cuộc tái thiết xây dựng triều đại mới. Bài viết mở đầu bằng những câu văn khích lệ vai trò và sứ mệnh của người hiền khiến cho những người còn đang băn khoăn hoặc đang né tránh chưa muốn ra phục vụ cho quốc gia phải suy nghĩ.

+ Lập luận tiếp tục được triển khai bằng những lời văn đầy khoan dung thể hiện thái độ cầu thị, trọng dụng người tài của Quang Trung. Cuối cùng, là chính sách tuyển dụng và ưu đãi của nhà nước đối với người hiền.

- Nghệ thuật lập luận của bài chiếu:

+ Bài luận có tính mẫu mực, thể hiện sự chặt chẽ và tính chất logic của các luận điểm, trong sự thuyết phục khéo léo, trong cách bày tỏ thái độ khiêm tốn của người viết [người chỉ đạo tư tưởng là vua Quang Trung].

+ Các từ nói về không gian trong bài này là: Trời, đất, sao, gió, mây [diễn tả không gian vũ trụ] hàm chứa ý nghĩa trọng đại của người hiền tài theo triết lí tam tài [thiên - địa - nhân].

+ Nhóm từ khác là triều chính, dải đất văn hiến, trăm họ... hàm nghĩa không gian xã hội, nơi cần người hiền tài thi thố tài năng, phụng sự cho triều đình và đất nước, nhân dân. Các từ ngữ diễn tả không gian tạo cảm giác trang trọng, thiêng liêng cho lời kêu gọi hiền tài của bài chiếu.

3. Tư tưởng và tình cảm của vua Quang Trung

- Vào thế kỉ XVIII, chúa Trịnh ngày càng lấn át vua Lê, sau khi Tây Sơn ra Thăng Long "phù Lê diệt Trịnh" năm 1786, xung đột vua Lê chúa Trịnh gay gắt hơn, cộng với sự can thiệp của quân xâm lược nhà Thanh khiến đất nước lâm vào cảnh loạn lạc. Nguyễn Huệ đã hành quân thần tốc ra Thăng Long đuổi giặc, mở ra trang sử mới cho đất nước.

- Trong bối cảnh xã hội loạn lạc, kẻ sĩ lúng túng, chán nản và bi quan. Nhiều người trốn tránh không ra làm quan vì sợ liên luỵ hoặc vì muốn bảo toàn nhân cách nhà nho [tôi trung không thờ hai chủ]. Kẻ sĩ Bắc Hà đã phụng sự nhà Lê hơn ba trăm năm, nên khi nhà Lê sụp đổ, triều Tây Sơn lên thay, không ít nhà nho bảo thủ đã bất hợp tác, thậm chí chống lại. Trước tình hình đó, việc quan trọng nhất đối với vua Quang Trung là thuyết phục trí thức Bắc Hà hiểu đúng những nhiệm vụ xây dựng đất nước mà triều đại Tây Sơn đang dự kiến thực hiện, để họ đồng ý cộng tác, phục vụ cho triều đại mới.

- Vì lợi ích chung của đất nước, vua Quang Trung đã tỏ rõ sự khiêm tốn, thái độ chân thành, thực sự mong muốn có sự cộng tác của bậc hiền tài. Hình tượng "Trẫm" trong bài chiếu là một người lo lắng cho việc nước, cần có hiền tài hỗ trợ, giúp đỡ. Qua việc vua Quang Trung không nhắc gì đến thái độ chống Tây Sơn của một số sĩ phu Bắc Hà tỏ rõ sự khoan dung và chủ trương hòa giải mang tầm chiến lược.

Page 2

SureLRN

Video liên quan

Chủ Đề