Thế nào được gọi là vùng sản xuất tập trung

Chuỗi liên kết bưởi da xanh bước đầu đã xây dựng được vùng nguyên liệu. Ảnh: Phúc Hậu

Chuyển dịch theo hướng tích cực

Kinh tế NN đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đồng thời, trong xu thế mới, phát triển NN phải gắn với khoa học công nghệ, nhằm tạo ra sản phẩm theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Sản xuất phải gắn với thị trường tiêu thụ.

Theo đánh giá kết quả phát triển kinh tế NN của tỉnh thời gian qua cho thấy, cơ cấu NN của tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Quy mô sản xuất thay đổi từ nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất hàng hóa lớn gắn với tư duy kinh tế NN. Bên cạnh đó, lợi thế vùng sinh thái được phát huy. Khoa học công nghệ được ứng dụng rộng rãi. Các vùng sản xuất tập trung theo tiêu chuẩn hữu cơ, GAP gắn với xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu sản phẩm ngày càng mở rộng. Liên kết chuỗi giá trị nông sản dần hình thành. Sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh xuất khẩu sang nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ mang lại giá trị kinh tế cao.

Cụ thể, đã tạo được thương hiệu đặc trưng cho sản phẩm NN của tỉnh. Liên kết chuỗi dừa đạt được những kết quả nổi bật, góp phần hình thành vùng nguyên liệu dừa hữu cơ với diện tích gần 10 ngàn héc-ta. Chuỗi liên kết bưởi bước đầu tạo nên vùng nguyên liệu đáng kể thông qua hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác.

Tuy nhiên, còn hạn chế cần giải quyết như chất lượng hoạt động của liên kết sản xuất NN chưa bền vững; quy mô vùng nguyên liệu có tăng lên nhưng chưa tương xứng; tính đồng đều của sản phẩm chưa cao; những yêu cầu mới về tiêu chuẩn hàng hóa NN chưa được thực hiện sát sao.

Sản xuất tập trung

Theo quy định tại Nghị định số 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm NN thì “Vùng sản xuất NN hàng hóa tập trung một hay một nhóm sản phẩm NN cùng loại, có quy mô phù hợp với từng loại hình sản xuất và điều kiện của mỗi địa phương, tuân thủ các quy định của nhà nước về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, có liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm NN”.

Trong giai đoạn phát triển mới, để hình thành vùng sản xuất NN tập trung, tỉnh tập trung bứt phá, nhằm nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp, tổ hợp tác và hợp tác xã để xây dựng theo hướng hữu cơ, an toàn, có truy xuất nguồn gốc sản phẩm NN theo mục tiêu xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị các sản phẩm NN chủ lực, chuyển đổi mạnh theo hướng hiện đại hóa và thương mại hóa, theo phương châm tăng giá trị, tăng nhiều sản phẩm trong một chuỗi, giảm chi phí đầu vào, hình thành các chuỗi giá trị trong nền kinh tế NN.

Phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm NN chủ lực đảm bảo có vùng nguyên liệu tập trung, ổn định lâu dài, kết hợp phát triển du lịch, gắn với thị trường trong và ngoài nước. Đồng thời, gắn với ứng dụng công nghệ cao và chế biến sâu các sản phẩm NN để tiếp tục hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm NN theo hướng hiện đại, bền vững, với 6 nhóm sản phẩm NN chủ lực của tỉnh là: dừa, cây ăn trái, cây giống và hoa kiểng, con heo, con bò, con tôm.

Đại hội XI Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định xây dựng Chợ Lách là Trung tâm Cây giống, hoa kiểng quy mô cấp quốc gia; là một trong 11 đầu việc trọng tâm. Liên quan đến trình tự triển khai, tại cuộc làm việc giữa đoàn công tác của Tỉnh ủy với Huyện ủy Chợ Lách về triển khai Nghị quyết số 01-NQ/TU của Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đoàn Văn Đảnh cho biết: “Tỉnh ủy giao sở chủ trì thành lập tổ biên soạn đề án, mời các chuyên gia và xây dựng kế hoạch cho giai đoạn mới, xây dựng đề cương và viết đề án cụ thể”.

Chiết ghép cây giống ở xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách. Ảnh: Thanh Đồng

Hướng đến quy mô Lớn

Ở góc độ của huyện Chợ Lách, trên nền tảng những điều kiện hiện có là: truyền thống nghề làm cây giống lâu đời, số lượng và diện tích sản xuất cây giống, hoa kiểng lớn.

Để trở thành trung tâm giống cây trồng quy mô quốc gia, huyện cũng xác định những việc cần làm như: chú trọng củng cố nguồn giống và áp dụng công nghệ trong sản xuất lai tạo giống, nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng, gốc ghép, cây nguyên liệu sản xuất hoa kiểng và đa dạng hóa sản phẩm... đảm bảo số lượng và chất lượng. Đồng thời, nâng cao trình độ kỹ thuật cho người sản xuất cây giống, hoa kiểng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu thị trường.

Theo TS. Bùi Thanh Liêm - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách, ngành NN huyện cũng cần lưu ý các vấn đề như: quản lý và phân phối thị trường tiêu thụ, xây dựng hệ thống kết nối thị trường giữa các tổ hợp tác, hợp tác xã, làng nghề sản xuất cây giống, hoa kiểng với các cơ sở, doanh nghiệp, trung tâm giống trong, ngoài tỉnh và các công ty nhập khẩu cây giống ở nước ngoài. Nhất là xây dựng và quản lý thương hiệu một cách hiệu quả hơn để khai thác sàn giao dịch điện tử về cây giống và hoa kiểng của huyện...

Trong cuộc họp làm việc tại huyện Chợ Lách vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy Phan Văn Mãi lưu ý: Khi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng đề án, huyện Chợ Lách giữ vai trò phối hợp. Ngoài ra, cần mời thêm chuyên gia của các viện, trường cùng tham gia đề án. Trung tâm Cây giống, hoa kiểng quy mô cấp quốc gia tại Chợ Lách cần có sự tính toán đến thị trường tiêu thụ lớn hơn, cách thực hiện phải chuyên nghiệp, tiếp cận với các thành tựu công nghệ sinh học, phát triển giống cây trồng ngang tầm khu vực.

Thanh Đồng

Sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được trưng bày giới thiệu tại TECHFEST Mekong 2020. Ảnh: Cẩm Trúc

Trên tinh thần đó, tỉnh đã tập trung tạo bứt phá nhằm nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp, tổ hợp tác và hợp tác xã [HTX], xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất theo hướng hữu cơ, an toàn, có truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp theo mục tiêu xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, chuyển đổi mạnh theo hướng hiện đại hóa và thương mại hóa, theo phương châm tăng giá trị, tăng nhiều sản phẩm trong một chuỗi, giảm chi phí đầu vào, hình thành các chuỗi giá trị trong một nền kinh tế nông nghiệp. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, mô hình liên kết 4 nhà “Nhà nông - Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp” đem lại hiệu quả rất thành công, đã đảm bảo nền sản xuất nông nghiệp theo hướng chuỗi giá trị bền vững.

Nghị quyết số 03-NQ/TU được Tỉnh ủy ban hành ngày 5-8-2016 đã trở thành định hướng chính trị quan trọng trong công tác xây dựng chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Nhờ đó, Bến Tre là một trong các tỉnh triển khai thực hiện xây dựng chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp một cách khá bài bản, có hệ thống từ tổ chức thực hiện, ban hành cơ chế, chính sách, huy động nội lực... Sau hơn 4 năm xây dựng chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh theo tinh thần Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy đã đạt được nhiều kết quả rất khích lệ, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, từng bước chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp thành tư duy kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn rất rõ nét.

Tuy nhiên, thời gian qua, trong công tác xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị còn gặp một số khó khăn, hạn chế như: Công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện, nhất là việc tổ chức lại sản xuất gắn với quy hoạch đất đai và tổ chức lại dân cư nông thôn để phát triển nền nông nghiệp tập trung, sạch, hữu cơ, an toàn... chưa được thực hiện bài bản, căn cơ và thói quen sản xuất của người nông dân theo kiểu truyền thống vẫn còn phổ biến... Từ đó dẫn đến tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, vùng sản xuất tập trung còn thấp. Hoạt động của các HTX và các doanh nghiệp dẫn đầu chuỗi [trừ doanh nghiệp chế biến dừa, bưởi da xanh] chưa đủ mạnh, chưa có tác dụng tích cực đóng vai trò hạt nhân, dẫn dắt và quyết định tính bền vững, hiệu quả của chuỗi giá trị. Công tác quản lý, khai thác phát triển các nhãn hiệu, nhất là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý còn hạn chế; các sản phẩm đạt chuẩn an toàn [GAP], công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ… chưa nhịp nhàng. Ý thức xây dựng, bảo hộ thương hiệu, dán tem truy xuất nguồn gốc chưa được người dân, doanh nghiệp và tổ hợp tác, HTX quan tâm.

Từ những khó khăn, hạn chế trên và với quan điểm kinh tế nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, phát triển nông nghiệp cần phải gắn với khoa học công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, sản xuất phải gắn với thị trường. Phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực đảm bảo có vùng nguyên liệu tập trung, tạo ra sản lượng quy mô lớn, ổn định lâu dài, gắn với thị trường trong và ngoài nước. Tổ chức sản xuất gắn với bố trí lại dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch, chủ trương phát triển của tỉnh và việc nâng cao chất lượng, thương hiệu, tạo uy tín và đảm bảo giá trị gia tăng được nâng cao, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

Để thực hiện được các mục tiêu trên, ngành nông nghiệp tỉnh tập trung quyết liệt các giải pháp chính nhằm xây dựng thành công chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của tỉnh trong nhiệm kỳ 2020 - 2025. Cụ thể:

Trước hết là tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền: Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển chuỗi giá trị nhằm nâng cao nhận thức, tạo động lực để người dân thực hiện theo định hướng chung của tỉnh.

Xây dựng cơ chế, chính sách bố trí dân cư tập trung: Tập trung thực hiện quy định về đất đai nhằm phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong nông nghiệp thuận lợi để các thành phần tham gia vào chuỗi tiếp cận đất đai, hình thành các vùng sản xuất tập trung. Xây dựng và triển khai thực hiện tốt “Đề án xây dựng điểm dân cư tập trung, phục vụ bố trí lại dân cư vùng thiên tai, ven sông, ven biển, kênh rạch, lâm trường gắn với tổ chức sản xuất và xây dựng nông thôn mới”.

Xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung gắn với thực hiện truy xuất nguồn gốc: Ứng dụng công nghệ cao, hình thành nên các HTX, tạo thuận lợi trong liên kết đầu vào, đầu ra, áp dụng các tiêu chuẩn trong sản xuất để cho ra sản lượng hàng hóa lớn, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Quan tâm cấp mới, quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát mã số vùng trồng và cấp mã cơ sở đóng gói, truy xuất nguồn gốc, giải quyết những khó khăn trong quá trình thực hiện bảo đảm tính bền vững của việc cấp mã số, truy xuất nguồn gốc. Quản lý, khai thác, phát triển các nhãn hiệu đã được xây dựng và bảo hộ.

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất: Đẩy mạnh phát triển diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bước đầu hình thành các mô hình nông nghiệp thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu như Khu đô thị nông nghiệp thông minh - công nghiệp sạch và dịch vụ du lịch tổng hợp ở huyện Châu Thành, với diện tích là 5.300ha.

Xây dựng hoàn chỉnh chuỗi nông sản chủ lực gắn với chế biến sâu: Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Tập trung xây dựng, hỗ trợ, kêu gọi các doanh nghiệp chủ động tham gia vào chuỗi, giữ vai trò hạt nhân để thực hiện kết nối thị trường; chia sẻ lợi ích, rủi ro giữa các thành viên trong chuỗi; xây dựng quy chuẩn về sản phẩm liên kết.

Phát triển các HTX kiểu mới theo chuỗi: Triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển HTX; tạo điều kiện, hỗ trợ các HTX tham gia vào chuỗi giá trị và liên kết với các tác nhân trong chuỗi. Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, điều hành về phát triển kinh tế hợp tác, nhất là HTX; thực hiện tốt công tác thu hút nguồn nhân lực cho các HTX, tiến tới hình thành các liên hiệp HTX.

Thành lập Trung tâm cây giống, hoa kiểng quy mô cấp quốc gia từ cơ sở vật chất hiện có của các đơn vị: Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Khu Thực nghiệm công nghệ sinh học Cái Mơn và Trung tâm Thực nghiệm dừa Đồng Gò, tiến hành xây dựng và triển khai thực hiện đề án thành lập Trung tâm cây giống, hoa kiểng quy mô cấp quốc gia. Về lâu dài, từng bước hình thành Viện Nghiên cứu phát triển giống nông nghiệp của tỉnhn

Đoàn Văn Đảnh - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Video liên quan

Chủ Đề