Đối tượng nghiên cứu di truyền học của Menđen là

Câu 1 (Biết): Đối tượng nghiên cứu di truyền học của Menden là: A. Các cơ thể sinh vật. B. Sự tồn tại của sinh vật trong tự nhiên. C. Hiện tượng di truyền và biến dị của sinh vật. D. Quá trình sinh sản của sinh vật. Câu 2 (Biết): Men den đã thành công trên đậu Hà Lan là vì. A. Hoa đơn tính. B. Hoa lưỡng tính và tự thụ phấn nghiêm ngặt. C. Hoa đơn tính và giao phấn. D. Hoa lưỡng tính và sinh sản nhanh. Câu 3 (Biết): Điều kiện cần phải có trong thí nghiệm của Menden là A. Bố mẹ đem lai phải thuần chủng. B. Bố mẹ phải khác biệt nhau. C. Bố mẹ đều không thuần chủng. D. Bố mẹ phải giống nhau. Câu 4 (Hiểu): Thế hệ F1 trong lai 1 cặp tính trạng sẽ là A. Đồng tính trạng lặn. B. Đồng tính trạng trội. C. Đều thuần chủng. D. Đều khác bố mẹ. Câu 5 (Biết): Kết quả của định luật phân li là A. F2 đều giống nhau. B. F2 có tỉ lệ 1 trội : 1 lặn. C. F2 đề đồng tính trội. D. F2 có tỉ lệ 3 trội : 1 lặn. Câu 6 (Hiểu): Vì sao trong phép lai 1 cặp tính trạng của Menden kiểu hình F2 : 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng A. Các nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền giữ nguyên bản chất như ở P thuần chủng. B. Vì cơ thể P thuần chủng. C. Vì F2 giống P. D. Vì P tạo 2 loại giao tử ngang nhau. Câu 7 (Vận dụng): Khi cho giao phấn cây ngô thân cao (trội) thuần chủng với cây ngô thân thấp (lặn) thuần chủng. F1 thu được là. A. Toàn cây thân thấp. B. Toàn cây thân cao. C. 50% cây thân thấp : 50% cây thân cao. D. 75% cây thân thấp : 25% cây thân cao. Câu 8 (Biết): Phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội chưa biết kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn là A. Tạo giống mới. B. Lai phân tích. C. Tạo dòng thuần chủng. D. Lai hữu tính. Câu 9 (Biết): Kết quả nào sau đây đúng với trường hợp trội không hoàn toàn. A. F2 : 3 trội : 1 lặn B. F2 : Đồng tính trạng trội. 1 C. F2 : Xuất hiện tính trạng lặn. D. F2 : 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn Câu 10 (Hiểu): Trong các phép lai sau, phép lai nào tạo nhiều hợp tử nhất. A. AA x AA B. AA x Aa C. Aa x Aa D. Aa x aa Câu 11 (Vận dụng): Ở bí, quả tròn là tính tạng trội (B) và quả bầu dục là tính trạng lặn (b). Nếu cho lai quả bí tròn (Bb) với quả bí bầu dục (bb) thì kết quả F1 sẽ là. A. 100% BB B. 100% Bb C. 50% Bb : 50% bb D. 25% BB : 50% Bb : 25% bb Câu 12 (Biết): Khi Men den cho lai 2 cặp tính trạng thì F2 tạo được bao nhiêu kiểu hình. A. 2 B. 4 C. 6 D. 8 Câu 13 (Biết): Nguyên nhân xuất hiện biến dị tổ hợp là. A. Lai 2 cặp tính trạng. B. Kiểu hình F khác P. C. Lai hữu tính. D. Sự tổ hợp tại các cặp tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình khác P. Câu 14 (Hiểu): Menden tìm ra quy luật sự phân li độc lập dựa trên cơ sở nào? A. Lai 2 cặp tính trạng và tỉ lệ của từng cặp tính trạng. B. Các tính trạng của sinh vật di truyền phụ thuộc vào nhau. C. Các tính trạng màu sắc chiếm 3⁄4 D. Các tính trạng màu sắc, hình dạng luôn xuất hiện cùng nhau. Câu 15 (Vận dụng): Ở đậu Hà Lan thân cao, hạt vàng là tính trạng trội so với thân thấp, hạt xanh. Khi cho lai hai thứ đậu thuần chủng này với nhau F2 thu được các kiểu hình là. A. Thân cao, hạt vàng : Thân thấp, hạt xanh. B. Tất cả đều là thân cao, hạt vàng. C. Tất cả đều là thân thấp, hạt xanh. D. Thân cao, hạt vàng : Thân thấp, hạt vàng : Thân cao, hạt xanh :Thân thấp, hạt xanh. Câu 16 (Biết): Trong phép lai hai cặp tính trạng của Menden, số hợp tử được tạo ra ở F2 là. A. 4 B. 8 C. 12 D. 16 Câu 17 (Biết): Tỉ lệ kiểu hình F2 trong lai 2 cặp tính trạng là. A. 9 : 3 : 3 : 1 B. 3 : 3 : 1 : 1 C. 3 : 1 D. 1 : 1 Câu 18 ( Hiểu) Trong các phép lai sau, phép lai nào tạo ra nhiều kiểu gen nhất. A. AABB x aabb B. AaBb x AaBb C. AABB x AaBb D. AaBb x aabb Câu 19 (Vận dụng): Ở gà, gen D quy định lông đen, gen d quy định lông trắng. Gen M quy định chân cao, gen m quy định chân thấp. Các gen phân li độc lập với nhau. Phải cho hai thứ gà có kiểu gen như thế nào trong các trường hợp sau để có gà toàn lông đen, chân cao và A. DDMM x ddmm B. DdMm x DdMm C. DdMm x ddmm D. Ddmm x Ddmm

❤️ TRẢ lời giúp mình với mai mình thi rồi cảm ơn các bạn ????

Dưới đây là đáp án chính xác và phần giải thích chi tiết từ các thầy cô giáo Top lời giải cho câu hỏi: “Đối tượng nghiên cứu của Menđen là” kèm kiến thức nhắc lại hay nhất là tài liệu ôn tập dành cho các bạn học sinh

Trắc nghiệm: Đối tượng nghiên cứu của Menđen là

A. Ruồi giấm.

B. Hoa liên hình.

C. Thỏ.

D. Đậu hà lan.

Trả lời

Đáp án đúng: D. Đậu hà lan.

Đối tượng nghiên cứu của Menđen là: Đậu hà lan.

Kiến thức tham khảo về Quy luật di truyền

1. Qui luật di truyền phân li độc lập

a. Khái niệm

Là sự phân li các cặp tính trạng mà các cặp tính trạng không phụ thuộc vào nhau.

* Ý nghĩa

– Biết được các gene qui định các tính trạng nào đó sẽ biết kiểu hình phân li đời sau.

– Tạo biến dị tổ hợp ở đời sau⇒góp phần làm đa dạng kiểu gen.

Một số công thức cần nhớ

Gọi n là số cặp gen dị hợp, ta có:

– Số giao tử được tạo thành =2n

– Số hợp tử được hình thành =4n

– Số loại kiểu gen =3n

– Số loại kiểu hình =2n

– Tỉ lệ từng loại kiểu gen =(1:2:1)n

– Tỉ lệ từng loại kiểu hình =(3:1)n

2. Di truyền liên kết

* Thí nghiệm của Moocgan

Đối tượng: Ruồi giấm

Thí nghiệm và sự giải thích theo cơ sở khoa học:

Di truyền liên kết: Các gen quy định một nhóm tính trạng nằm trên 1 NST cùng phân li về 1 giao tử và cùng được tổ hợp trong quá trình thụ tinh.

* Ý nghĩa của di truyền liên kết

Mỗi NST mang nhiều gen tạo thành nhóm gen liên kết.

=> Số nhóm gen liên kết của mỗi loài bằng bộ đơn bội (n).

Dựa vào sự di truyền liên kết, người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn di truyền cùng nhau.

Hoán vị gen (Liên kết không hoàn toàn)

Kháiniệm

Là hiện tượng các alen của gen đổi vị trí cho nhau.

Ý nghĩa

– Làm tăng biến dị tổ hợp⇒⇒tăng đa dạng di truyền.

– Tạo nên nguồn biến dị cho tiến hóa.

– Sử dụng lập bản đồ di truyền.

Xem thêm:

>>> Ý nghĩa về mặt di truyền của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể

3. Một số công thức cần nhớ

– Tần số hoán vị gen = Số cá thể có tái tổ hợp gen/tổng số cá thể được sinh ra.

– Tấn số hoán vị gen dao động 0 – 50%. Hai gen càng gần nhau, tần số trao đổi gen càng thấp.

– Tần số hoán vị gen = khoảng cách giữa 2 gen không alen với nhau trên NST.

Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

Tương tác gen

Là sự tác tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình.

Bản chất là sự tương tác giữa các sản phẩm của chúng trong quá trình hình thành kiểu hình

Tương tác bổ sung

Tương tác bổ sung là kiểu tương tác trong đó các gen cùng tác động sẽ hình thành một kiểu hình mới.

khi xuất hiện cả 2 alen trội thì mới biểu hiện kiểu hình trội.

Tương tác cộng gộp

Là kiểu tương tác trong đó mỗi alen trội đều làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình lên 1 mức cao hơn.

Phần lớn các tính trạng số lượng (năng suất) là do nhiều gen quy định tương tác theo kiểu cộng gộp quy định

Tác động đa hiệu của gen

Một gen ảnh hưởng đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau gọi là gen đa hiệu.

Ví dụ: HbA hồng cầu bình thường

HBS hồng cầu lưỡi liềm --> gây rối loạn bệnh lý trong cơ thể

Di truyền liên kết giới tính, di truyền ngoài nhân

Di truyền liên kết giới tính

NST giới tính ở một số loài

– Ở người, nữ (XX), nam (XY).

– Ở gà, chim, bướm,… con cái (XY), con đực (XX).

– Một số loài như châu chấu, con cái (XX), con đực (XO).

Gen trên NST X

– Di truyền chéo (bố bị bệnh sinh con gái bệnh, mẹ bệnh sinh con trai bệnh).

– Alen lặn dễ biểu hiện ở thể dị giao (XX, XO).

– Ví dụ một số tính trạng di truyền: bệnh mù màu, máu khó đông,..

Gen trên NST Y

– Di truyền thẳng.

– Chỉ biểu hiện ở thể dị giao XY.

– Ví dụ tính trạng di truyền: bệnh có túm lông ở tai, dính ngón tay 2, 3;…

Ý nghĩa

– Phân biệt sớm giới tính của vật nuôi để tiến hành nuôi giới cho năng suất cao đem lại lợi ích kinh tế.

– Biết gen nào nằm trên NST giới tính⇒⇒Dùng làm dấu chuẩn để phân biệt giới tính sớm.

Di truyền ngoài nhân

– Nếu kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau, con lai luôn mang kiểu hình giống mẹ⇒⇒Gen qui định tính trạng nằm ngoài nhân (ti thể, lục lạp).

Đối tượng nghiên cứu di truyền của Menđen là:


A.

B.

C.

D.

a) Cho biết tên đối tượng nghiên cứu di truyền chủ yếu của Menđen? Phương pháp nghiên cứu di truyền Menđen đã sử dụng có tên gọi là gì? Nêu nội dung cơ bản của phương pháp nghiên cứu di truyền đó.

b) Ở đậu Hà Lan, gen A quy định tính trạng hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định tính trạng hoa màu trắng. Thế hệ xuất phát (P) gồm các cây hoa màu đỏ dị hợp tử đem lai với cây hoa màu trắng, thu được thế hệ F1. Viết sơ đồ phép lai từ P đến F1?