Dự thảo Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ

[SHTT] - Dự thảo Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của TP Hà Nội đến năm 2030 là bước đột phá quan trọng trong giai đoạn tới, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, góp phần phát triển Thủ đô hiện đại, văn minh.

 Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là quốc sách hàng đầu, đóng vai trò đột phá trong giai đoạn mới, là động lực chính để thúc đẩy tăng trường, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả; là nhân tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, là nền tảng để thực hiện chuyển đổi số.

Về phía thành phố Hà Nội, Sở Khoa học và Công nghệ cũng đang hoàn thiện dự thảo Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của thành phố Hà Nội đến năm 2030. Những năm qua, thành phố đã và đang ưu tiên phát triển nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ thúc đẩy đổi mới sáng tạo trên địa bàn nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế Thủ đô, đồng thời nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan, viện nghiên cứu trên địa bàn thành phố.

Theo Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, hiện nay, Hà Nội có nhiều lợi thế về KHCN và ĐMST như: Các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học trên địa bàn chiếm 80% cả nước; số lượng nhân lực từ Tiến sĩ trở lên chiếm 65% cả nước; chưa kể nguồn nhân lực là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp khoa công nghệ của cả trong nước cũng như quốc tế đóng trên địa bàn thành phố. Phó Bí thư Thành ủy cho rằng, Chương trình 07 không chỉ làm thay đổi nhận thức về KHCN và ĐMST mà sẽ là nguồn lực quan trọng cho Thủ đô Hà Nội trong việc phát triển nhanh và bền vững.

 

Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định, lấy khoa học, công nghệ cao và đổi mới sáng tạo là động lực then chốt để phát triển kinh tế-xã hội, phát huy hiệu quả nguồn lực trí tuệ con người, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh đó, Chương trình số 07-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội đã đề ra mục tiêu phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành động lực chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô, xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao và phát triển công nghệ hàng đầu của cả nước, tiến tới là của khu vực Đông Nam Á trên một số lĩnh vực.

Giám đốc Sở KH&CN Nguyễn Hồng Sơn cho biết, dự thảo Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của TP Hà Nội đến năm 2030 đề ra quan điểm, mục tiêu, lộ trình rõ ràng, cụ thể với các nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, xác định 3 khâu đột phá và 7 giải pháp đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa Thủ đô và bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Việc xây dựng dự thảo Chiến lược là bước đột phá quan trọng trong giai đoạn tới, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, góp phần phát triển Thủ đô hiện đại, văn minh.

“Tôi mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học đóng góp trí tuệ, ý kiến xây dựng quý báu, để từ đó là cơ sở giúp Sở tổng hợp, điều chỉnh dự thảo chiến lược nhằm thực hiện tốt các giải pháp phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của Thủ đô và đất nước” - ông Nguyễn Hồng Sơn nhấn mạnh.

Hà Anh

Cập nhật vào: Thứ ba - 19/10/2021 23:15 Cỡ chữ

 

Ngày 16/10/2021, Cục Công tác phía Nam Bộ KH&CN, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo phối hợp với Đại học Quốc gia TP. HCM tổ chức Hội nghị góp ý kiến dự thảo Chiến lược Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030. Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy đã tham dự và chủ trì Hội nghị.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy chủ trì Hội nghị. Ảnh: MH

Qua gần 10 năm thực hiện, Chiến lược Phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 đã đạt những thành tựu quan trọng trong đóng góp cho tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Cụ thể, theo thứ Thứ trưởng Bùi Thế Duy, năng lực hấp thụ công nghệ, đổi mới công nghệ, ĐMST của doanh nghiệp trong nước còn nhiều hạn chế. Điểm yếu này xuất phát từ mối liên kết giữa nghiên cứu với đào tạo, giữa nghiên cứu với thị trường và doanh nghiệp còn yếu, khiến đội ngũ nhà khoa học trong nước không có cách giúp doanh nghiệp làm chủ công nghệ. Để giải quyết vấn đề này, nội dung ĐMST đã được bổ sung trong Dự thảo Chiến lược do Bộ KH&CN đang xây dựng, nhằm tạo ra chu trình hoàn chỉnh trong phát triển KH&CN. Theo đó, không chỉ tập trung vào việc phát triển công nghệ mới và mở rộng đường biên công nghệ, mà còn phải tập trung vào hấp thụ, lan tỏa và làm chủ công nghệ phù hợp để đưa vào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ trưởng cho biết, mục tiêu trong 10 năm tới, ngành KH&CN sẽ đóng góp 45 - 50% vào chỉ số năng suất nhân tố tổng hợp [TFP]. Chỉ số này là tổng hợp từ ba yếu tố: đổi mới công nghệ, phát triển công nghệ mới, nâng cao năng lực quản trị kinh doanh doanh nghiệp. Ngoài ra, hệ sinh thái ĐMST được Bộ KH&CN định hướng sẽ hoàn chỉnh với sự có mặt các quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần, các tổ chức trung gian để hỗ trợ về tiêu chuẩn chất lượng, tài sản trí tuệ, định giá công nghệ...

Góp ý cho Dự thảo, TS Dương Hoa Xô, Giám đốc Trung tâm công nghệ sinh học TP HCM, cho rằng, các nghiên cứu, sáng chế từ viện, trường phải tạo được giá trị kinh tế cho doanh nghiệp. Các mối liên kết của đại học và doanh nghiệp như việc giảng viên xuống doanh nghiệp làm việc cần phải trở thành những quy định và chính sách cụ thể mới có thể đi vào thực tiễn. Ngoài ra, theo TS Xô, hiện nay đầu tư cho KH&CN còn dàn trải, nhiều đơn vị nghiên cứu còn chồng chéo nhau, chưa liên kết được các nhóm nghiên cứu mạnh. Vì vậy, cần sắp xếp lại bộ máy các cơ quan nghiên cứu sao cho gọn nhẹ, tinh nhuệ để tập trung đầu tư có trọng điểm.

Hội nghị nhận được nhiều đóng góp ý kiến của các đại biểu Ảnh: MH

Đồng tình với ý kiến này, GS Trần Tựu, Chủ tịch HĐQT Công ty SaVipharm, cũng cho rằng, việc tổ chức sắp xếp lại các tổ chức KH&CN công lập sẽ giúp tiết kiệm ngân sách một khoản không nhỏ. Ngoài ra, theo GS Trần Tựu, việc phát triển các doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST là rất cần thiết. Tuy nhiên, hai nhóm doanh nghiệp này khác nhau, nên cần xác định đặc thù của từng nhóm để đặt mục tiêu trưởng đến năm 2030.

GS Võ Văn Tới, nguyên Trưởng Bộ môn Kỹ thuật y sinh, Trường ĐH Quốc tế[ĐH Quốc gia TPHCM] thì cho rằng, để gắn kết giữa đại học và doanh nghiệp, nhà trường cần chia nguồn nhân lực của mình thành ba nhóm: giảng dạy, nghiên cứu và kinh doanh. Trong đó nhóm kinh doanh sẽ phụ trách ba lĩnh vực chính. Nhóm thứ nhất chuyên xem xét trường mình có những nghiên cứu, sáng chế gì và làm thế nào để có thể thương mại hóa được. Nhóm thứ hai là các chuyên gia pháp lý cùng bàn bạc với doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc về các quy định pháp luật. Nhóm thứ ba chuyên thành lập các doanh nghiệp trong trường đại học, có liên hệ chặt chẽ với doanh nghiệp để chuyển giao công nghệ. Theo GS Tới, nếu tạo ra được những doanh nghiệp khởi nghiệp trong đại học, sẽ tạo ra những mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường với những doanh nghiệp bên ngoài.

Một số mục tiêu của Dự thảo đến năm 2030:

Mục tiêu tổng quát:

KHCN&ĐMST được phát triển vững chắc, thực sự trở thành động lực tăng trưởng, góp phần quyết định đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

Mục tiêu cụ thể:

Duy trì và nâng cao đóng góp của KHCN&ĐMST vào tăng trưởng kinh tế thể hiện qua đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp [TFP] vào tăng trưởng kinh tế ở mức 45-50%.

Tỉ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 45%. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu [GII] không ngừng được cải thiện, thuộc nhóm 40 nước hàng đầu thế giới.

Tỷ lệ tổng chi quốc gia cho nghiên cứu và phát triển đạt 1 - 1,2% GDP, trong đó đóng góp từ xã hội chi cho nghiên cứu và phát triển chiếm 65 - 70%.

Số cán bộ nghiên cứu phát triển [quy đổi toàn thời gian] đạt 12 người/vạn dân.

Hệ thống tổ chức KH&CN được cơ cấu lại theo hướng tự chủ, liên kết, tiếp cận chuẩn mực quốc tế nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả. Đến năm 2030 có 60 tổ chức KHCN được xếp hàng khu vực và thế giới, tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo đạt 40% trong tổng số doanh nghiệp, tỷ trọng giao dịch công nghệ từ các viện nghiên cứu, trường đại học đạt trên 40% trong tổng giao dịch công nghệ có nguồn gốc trong nước.

Giá trị giao dịch hàng hóa KH&CN hàng năm tăng mạnh, bình quân đạt 30 - 35% đối với một số lĩnh vực, ngành hàng xuất khẩu chủ lực.

Số lượng công bố quốc tế của Việt Nam tăng khoảng hai lần so với năm 2020. Số lượng đơn đăng ký sáng chế và văn bằng bảo hộ sáng chế tăng trung bình 16 - 18%/năm. Số lượng đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng tăng trung bình 12 - 14%/năm, trong số đó, 1- - 12% được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài. Tỷ lệ sáng chế được khai thác thương mại đạt 8 - 10% số sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ.

Tỷ trọng giao dịch công nghệ từ các viện nghiên cứu, trường đại học Việt Nam đạt trên 40% trong tổng giao dịch công nghệ có nguồn gốc trong nước.

Báo KH&PT

Video liên quan

Chủ Đề