Dừa dâu là gì

Giồng dừa dâu được biết đến với giống dừa dâu xanh, dừa dâu vàng, dừa dâu đỏ. Dừa dâu là nhóm dừa lai giữa dừa cao và dừa lùn. Cây dừa dâu thường có gốc nhỏ, khoảng 0,5-0,6m, thân nhỏ khoảng 0,25m, cây cao 10-15m, tuổi thọ 35-45 năm.

Dừa dâu trái thon nhỏ dần ở hai đầu như hình dáng quả dâu kết buồng nhiều trái, thường xuất hiện trên mâm ngũ quả này tết. Trái dừa dâu nhỏ hơn dừa ta, vỏ mỏng, 3 khía không rõ, buồng hơi dài, số trái trên buồng từ 15 ~ 20 trái, cơm dày 1cm, hàm lượng dầu cao nhất 66%. Dừa dâu có năng xuất cao nhất so với giống dừa khác. Nếu ít bón phân, thiếu chăm sóc, thiếu đất bồi dừa dâu có thể giảm năng suất.

Khi lão dừa nhỏ đọt, lá ngắn, trống cổ. Nhóm dừa này vừa có thụ phấn chéo nhưng vừa có tự thụ phấn, khi ra trái vẫn cho trái giống bị lai, rõ ràng khi trồng ra từ một giống nhưng cho các cây trái màu xanh, màu vàng. Đặc trưng dễ thấy là trái dừa nhỏ, nhưng buồng dừa thì dày đặc trái và trái. Nước ngọt không thua kém gì dừa xiêm.

Đặc điểm sinh thái cây dừa dâu

Giống dừa dâu được trồng nhiều ở Bến Tre, trái dừa vừa nhỏ vừa uống. Bạn muốn mua trái dừa dâu thì thường phải tìm về Bến Tre, chứ dừa dâu ít khi được phân phối đi xa vì khá hút hàng tại địa phương.

Cây dừa dâu thích hợp trồng ở vùng nước lợ, cây ưa sáng hoàn toàn. Dừa dâu  bắt đầu ra hoa sau 2,5 năm trồng và khi cho trái ổn định, năng suất có thể đạt khoảng 120 trái cây/năm. Nhược điểm là thân hơi mềm dể bị kiến vương và đuông tấn công. Nhóm dừa dâu chưa được trồng phổ biến ở nhiều nơi như những nhóm dừa khác.

Tên phổ thông: Dừa Dâu

Tên khoa học: Cocos Nucifera

Họ thực vật: Họ Cau [Arecaceae]

Nguồn gốc xuất xứ: Châu Á

Phân bố ở Việt Nam: Được trồng phổ biến ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long

A. Đặc điểm hình thái:

Thân, tán, lá: Đây là loại cây thân gỗ hình trụ lớn, mọc thẳng và không phân nhánh, chiều cao trung bình khoảng 10 - 15 m. Cây cao thường có gốc phình to. Các vết thẹo trên thân cũng không có khả năng tự liền. Mỗi cây trưởng thành mang 25 – 40 tàu lá. Mỗi tàu lá trưởng thành có chiều dài trung bình 4 -6 m, được chia làm 2 phần. Phía ngọn là phần không có lá chét, lồi ở mặt dưới, bằng hoặc hơi lõm ở mặt trên. Phía đáy phình rộng và dẹt hơn ôm chắc lấy thân cây.

Hoa, quả, hạt: Hoa Dừa là loài tạp tính. Thường thì mỗi nách lá cho 1 phát hoa. Hoa Dừa Dâu được thụ phấn chủ yếu nhờ gió và công trùng. Dừa Dâu thuộc loại quả khô đơn độc hay quả hạch có xơ nhân cứng. Quả gồm gáo, cơm và nước Dừa. Vỏ Dừa Dâu dày khoảng 1 – 5 cm. Gáo Dừa bắt đầu hình thành sau khi thụ phấn.

B. Đặc điểm sinh lý:

Tốc độ sinh trưởng: nhanh

Cây thích nghi với khí hậu nhiệt đới, ưa sáng

Giá trị của Cây Dừa Dâu: Trái dừa là nguồn cung cấp thức uống tự nhiên thơm mát, bổ dưỡng và tinh khiết.

Dừa Dâu còn cung cấp nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm cao cấp và là dược liệu quý bồi dưỡng, trị bệnh và làm đẹp. Cơm Dừa khô lấy dầu, làm bánh mứt, kẹo, phụ phẩm dùng làm thức ăn chăn nuôi và phân bón. Tàu lá làm chất đốt, thân gỗ già để làm nhà, làm đồ gia dụng… Vỏ Dừa lấy sơ làm thảm, vật liệu cách âm, ván lát, phân bón…

>>> ALBUM CÂY DỪA DÂU

 

>>> TƯ VẤN VỀ CÂY DỪA DÂU

Để biết thêm thông tin và mua sản phẩm, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN CÂY XANH GIA NGUYỄN

Địa chỉ: Số 61, Đường số 12, Khu Đô Thị Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline - Zalo: 0942 770 722 Ms Ngọc Yểm

Email:

Website: //cayxanhgianguyen.com

Trái Dừa Dâu

CÁC LOẠI DỪA

Dựa vào đặc điểm hình thái, kiểu thụ phấn và mục đích sử dụng có thể phân loại dừa thành 2 nhóm giống chính: nhóm giống dừa cao và nhóm giống dừa lùn. Ngoài ra, để có được các giống dừa mới có năng suất và chất lượng cao, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, người ta còn lai tạo ra một nhóm giống dừa mới gọi là dừa lai. Đặc tính cơ bản của các nhóm giống dừa có thể được tóm tắt như sau:

NHÓM GIỐNG DỪA LÙN

Là giống dừa uống nước phổ biến nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, ra hoa sớm sau khoảng 2,5 – 3 năm trồng, năng suất bình quân 140-150 trái/cây/năm, vỏ mỏng có màu xanh, nước có vị ngọt thanh [7-7,5% đường], thể tích nước 250-350 ml/trái, có nhu cầu tiêu thụ rộng rãi trên thị trường.

Là giống dừa uống nước phổ biến thứ nhì ở đồng bằng sông Cửu Long, ra hoa sớm sau khoảng 3 năm trồng, năng suất bình quân 140-150 trái/cây/năm, vỏ trái mỏng có màu nâu đỏ,  nước có vị ngọt thanh [7-7,5% đường], thể tích nước 250-350 ml/trái, có nhu cầu tiêu thụ rộng rãi trên thị trường.

       
   

Là giống dừa uống nước có chất lượng ngon nhất, có nguồn gốc Bến Tre, ra hoa rất sớm sau khoảng 2 năm trồng, năng suất bình quân 150-160 trái/cây/năm, vỏ trái rất mỏng có màu xanh đậm, nước rất ngọt [8-9% đường], thể tích nước 250-300 ml/trái, rất được ưa chuộng trên thị trường.

Là giống dừa uống nước có màu sắc đẹp, ra hoa sớm sau khoảng 2,5 -3 năm trồng, trái sai, kích thước trái nhỏ, vỏ mỏng có màu vàng cam, nước ngọt [6,5-7% đường], năng suất bình quân 140 – 150 trái/cây/năm, thể tích nước 250-300 ml/trái, có thể trồng để uống nước kết hợp để khai thác du lịch sinh thái vườn dừa.

Là giống dừa uống nước có màu sắc đẹp, có nguồn gốc từ Tam Quan [Bình Định], ra hoa sau khoảng 3 năm trồng, năng suất bình quân 100 -120 trái/cây/năm, vỏ trái mỏng có màu vàng sáng, nước có vị ngọt thanh [7,5 – 8% đường], thể tích nước 250-350ml/trái. Dân gian cho rằng nước dừa Tam Quan tính mát nên thường dùng để chữa bệnh. Tuy nhiên, do năng suất không cao nên hiện nay giống dừa này chỉ được trồng với số lượng không nhiều chủ yếu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Là giống dừa uống nước có trái rất sai, kích thước nhỏ, vỏ trái có màu nâu, nước ngọt [7-7,5% đường], thể tích nước 100-150 ml/trái, năng suất 250-300 trái/cây/năm, có thể sử dụng để làm kem dừa, rau câu dừa và tạo cảnh quan cho du lịch sinh thái. Vì kích thước trái quá nhỏ nên giống dừa này được trồng với số lượng không nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh miền Đông Nam bộ và một ít cá thể ở các tỉnh ven biển miền Trung.

           

Là giống dừa uống nước có trái rất sai, kích thước nhỏ, vỏ trái có màu xanh, nước ngọt [7-7,5% đường], thể tích nước 100-150 ml/trái, năng suất 250-300 trái/cây/năm, có thể sử dụng để làm kem dừa, rau câu dừa và tạo cảnh quan cho du lịch sinh thái. Giống dừa này được trồng với số lượng ít ở Bến Tre, Tiền Giang và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Cũng giống như dừa ẻo nâu dừa ẻo xanh có kích thước trái quá nhỏ nên cần lưu ý hạn chế quy mô phát triển diện tích các giống dừa này.

Là giống dừa uống nước có chất lượng nước ngon [8 – 8,5% đường], ra hoa sau 3 năm trồng, năng suất bình quân 100 – 120 trái/cây/năm, vỏ trái có màu xanh, phần dưới của trái có một núm nhỏ nhô ra, thể tích nước 250 – 350ml/trái. Giống dừa này được trồng với số lượng không nhiều ở Hưng Phong – Giồng Trôm và một vài nơi khác.

    

Là giống dừa uống nước có chất lượng và giá trị kinh tế cao, hiện có nhu cầu lớn trên thị trường. Tất cả các bộ phận của dừa dứa đều có mùi thơm lá dứa đặc trưng. Ở Việt Nam hiện nay có 3 nhóm giống khác nhau với kích thước và mùi thơm tỷ lệ nghịch với nhau.

Nhóm I: Trái tròn có kích thước nhỏ, vỏ trái có màu xanh, nước rất ngọt và mùi thơm đậm đà nhất nhưng tỷ lệ nẩy mầm rất thấp [

Chủ Đề