Giải thích tại sao Hải Phòng lại trở thành trung tâm công nghiệp lớn của nước ta

Lợi thế so sánh của thành phố Hải Phòng

Đăng ngày 02/03/2017 Lượt xem: 22,841

1. Tổng quan về thành phố

Hải Phòng là thành phố duyên hải nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình thuộc đồng bằng sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội 102 km, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây Bắc giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông là biển Đông với đường bờ biển dài 125 km, nơi có 05 cửa sông lớn là: Bạch Đằng, Cửa Cấm, Lạch Tray, Văn Úc, và sông Thái Bình. Hải Phòng ngày nay là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương - là đô thị loại 1 cấp quốc gia; lớn thứ hai Miền Bắc, thứ ba toàn quốc, gồm 7 quận nội thành và 8 huyện ngoại thành [bao gồm 2 huyện đảo: Bạch Long Vỹ và Cát Hải].

Hải Phòng là trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc, một trong ba cực tăng trưởng quan trọng nhất của vùng kinh tế động lực phía Bắc.

Tổng sản phẩm trong nước [GRDP] năm 2016 của thành phố đạt kết quả cao, tăng 11% so với cùng kỳ, gấp 1,7% bình quân chung cả nước. Cơ cấu các ngành dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông, lâm, thủy sản tương ứng 50,52% - 42,80% - 6,68%. Chỉ số sản xuất công nghiệp [IIP] tăng 17,02% so với cùng kỳ trong đó có một số ngành có tốc độ tăng trưởng cao như: sản xuất thiết bị truyền thông, sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng, may trang phục, sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa. Kim ngạch xuất khẩu đạt 5,16 tỷ USD, tăng 19,57% so với cùng kỳ. Sản lượng hàng hóa thông qua các cảng đạt 80,01 triệu tấn, tăng 17,2% so với cùng kỳ.Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện đạt 56.125,5 tỷ đồng, tăng 14,91% so với cùng kỳ.

2. Những lợi thế của Hải Phòng

2.1. Lợi thế về vị trí địa lý

Hải Phòng từ lâu đã nổi tiếng là một cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, là cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc và cả nước, là đầu mối giao thông quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Hải Phòng được đánh giá là trung tâm công nghiệp và thương mại lớn của cả nước, và cũng là trung tâm dịch vụ, du lịch, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc bộ.

2.2. Lợi thế về hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Là địa phương duy nhất miền Bắc hội tụ đủ 5 loại hình giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa và đường hàng không. Lợi thế này đã giúp thành phố Cảng không chỉ đóng vai trò trung tâm kinh tế của khu vực đồng bằng sông Hồng, vùng Duyên hải Bắc bộ mà còn là nhịp cầu thông thương với cả các nước trong khu vực.

Giao thông đường biển: Là thành phố có hệ thống cảng biển lớn nhất miền Bắc, Hải Phòng hiện nay có 38 cảng biển lớn, nhỏ với lượng hàng qua cảng năm 2016 đạt 80,01 triệu tấn/ năm. Đặc biệt đến năm 2018 khi Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện đi vào hoạt động với khả năng tiếp nhận tàu từ 50.000 DWT tới 100.000 DWT, cho phép tàu mẹ đưa hàng thẳng từ Việt Nam đến Châu Âu, Bắc Mỹ, lượng hàng hóa qua các cảng Hải Phòng tiếp tục tăng nhanh.

Giao thông đường bộ: Hệ thống giao thông vận tải đường bộ đang được phát triển ngày càng đồng bộ, tiến tới giao thông thông minh cao tốc và an toàn cao. Đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đã được đưa vào sử dụng, với chiều dài 105 km, 06 làn cao tốc, đã rút ngắn thời gian di chuyển Hà Nội – Hải Phòng từ 3h xuống còn 1h45 kể cả 2 phía trung tâm của 2 thành phố. Dự án cầu, đường Tân Vũ - Lạch Huyện, cây cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á hiện nay, kết nối trực tiếp cảng nước sâu với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ 5, Quốc lộ 18, đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long. Dự án đường cao tốc Quảng Ninh – Hải Phòng, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2018, rút ngắn thời gian di chuyển giữa Hải Phòng – Hạ Long xuống còn dưới 30 phút. Quốc lộ 10 được mở rộng gấp 2 tăng khả năng kết nối Hải Phòng với các tỉnh duyên hải. Dự án đường bộ ven biển nối liền tỉnh Quảng Ninh – Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa với chiều dài 216 km có ý nghĩa vô cùng quan trọng, phát huy hiệu quả tài nguyên biển cùng tiềm năng quỹ đất đồng bằng, tăng cường khả năng kết nối giao thông trên địa bàn thành phố đi các tỉnh thành. Bên cạnh đó, các tuyến đường chức năng, đường đô thi, đường thành phố và đường nông thôn cũng đang được nâng cấp và dần hoàn thiện.

Giao thông đường sắt: Hải Phòng có tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội, dài 102 km, gần như song song với quốc lộ 5A, đi qua địa phận các tỉnh thành: Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên,Hà Nội. Tuyến Đường sắt Hải Phòng - Hà Nội nối liền với mạng lưới đường sắt Bắc - Nam, Hà Nội Lào Cai – Côn Minh [Trung Quốc] và Đường sắt Hà Nội - Bắc Kinh [Trung Quốc].

Giao thông hàng không: Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi cách trung tâm thành phố 8 km, cách Cảng biển Hải Phòng 6 km, cách Khu Du lịch quốc tế Đồ Sơn 25 km, cách khu công nghiệp Đình Vũ 8 km và cách khu du lịch Cát Bà khoảng 20 km. Cảng hàng không quốc tế Cát Bi đạt cấp 4E theo Tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO và sân bay quân sự cấp I, là sân bay dự bị đầy đủ cho Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, đáp ứng hoạt động của các loại máy bay hiện đại như Boeing 747, Boeing 777-300, B777-200, A321 và tương đương. Với vị trí địa lý thuận lợi, Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi không ngừng phát triển và ngày càng lớn mạnh, từ lúc chỉ có 01 chuyến bay/tuần đi thành phố Hồ Chí Minh đến nay mỗi ngày đã có 36 chuyến đi nội địa và quốc tế: đi Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Đà lạt, thành phố Hồ Chí Minh; Quảng Châu, Băng Cốc, Seoul và Incheon. Trong thời gian tới, một số đường bay thẳng tới Nhật Bản, Singapore và Hồng Kông dự kiến sẽ sớm được mở.

Giao thông đường thủy nội địa: Hải Phòng có ưu thế về hệ thống đường thủy nội địa [ĐTNĐ], với hơn 400km ĐTNĐ, 50 bến thủy nội địa, 6 bến phà, 3 cầu phao bắc qua sông và nhiều cửa sông lớn. Trên địa bàn có 5 tuyến vận tải ĐTNĐ với tổng chiều dài các tuyến lên tới vài nghìn km…; với hệ thống ĐTNĐ dày đặc này, việc vận chuyển hàng hóa đi các tỉnh thành trong cả nước rất thuận tiện và hỗ trợ giảm tải lưu lượng vận tải cho các loại hình giao thông khác.

2.3. Lợi thế về nguồn nhân lực

Bên cạnh yếu tố vị trí địa lý thuận lợi, lực lượng lao động cũng là một lợi thế của thành phố Cảng. Hải Phòng có 1,2 triệu lao động trong đó 75% lao động đã qua đào tạo. Đặc biệt Hải Phòng là trung tâm của khu vực duyên hải Bắc bộ, nơi có tổng dân số trên 20 triệu người, là nguồn nhân lực dồi dào cho Hải Phòng. Với hệ thống 4 trường đại học, hơn 60 trường cao đẳng, trung cấp dạy nghề, có thể khẳng định Hải Phòng có nguồn nhân lực, chất lượng cao, có thể đáp ứng yêu cầu về công nghệ cao và hiện đại.

2.4. Lợi thế về văn hóa, du lịch, giải trí

Hải Phòng có những lễ hội văn hóa truyền thống và cũng là nơi có nhiều danh lam, thắng cảnh. Quần đảo Cát Bà- Khu bảo tồn thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển vào năm 2004 và đang trình hồ sơ lên UNESCO để công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới. Vườn Quốc gia Cát Bà tập trung đa dạng sinh học với hệ sinh thái độc đáo như rừng mưa nhiệt đới trên núi đá vôi, rừng ngập mặn, rặng san hô, thảm rong biển, hang, động, thung lũng… là địa điểm lý tưởng cho các hoạt động du lịch.

Khu nghỉ dưỡng Đồ Sơn- cách trung tâm thành phố 20km, nổi tiếng với bãi biển tuyệt đẹp và khung cảnh nên thơ của rừng thông. Ở đây có hệ thống khách sạn phong phú, nhà sàn và vô vàn nhà hàng với thực đơn đa dạng từ Á đến Âu và đồ ăn truyền thống Việt Nam.

Hải Phòng có nhiều khu giải trí cao cấp với nhiều sân golf: Sân gôn Đồ Sơn, Sân gôn Sông Giá, sân gôn Vũ Yên. Đặc biệt Hải Phòng có Casino Đồ Sơn, Khu du lịch quốc tế Hòn Dấu. Nhiều công trình, dự án phát triển hạ tầng du lịch cao cấp đang tiếp tục được đầu tư như dự án của Tập đoàn Sungroup tại Cát Bà, FLC tại Đồ Sơn…

2.5. Lợi thế đặc biệt ưu đãi đầu tư của Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải

Hiện nay Việt Nam có 16 Khu Kinh tế, trong đó Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải là một trong những khu được hưởng khá nhiều ưu đãi đầu tư theo luật hiện hành; Nhà đầu tư được hưởng chế độ đặc biệt ưu đãi đầu tư khi đầu tư vào đây. Một số thông tin về Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải như sau:

Diện tích: 22.540 ha, bao gồm khu vực thuế quan và phi thuế quan. Khu vực thuế quan: 12.923 ha; Khu vực phi thuế quan: 1.258 ha; Hệ thống cảng: 1.046 ha, bao gồm: Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng [Cảng nước sâu Lạch Huyện]: 640 ha, Cảng Đình Vũ: 251 ha, Cảng Nam Đình Vũ: 144 ha, Cảng Cát Hải [cảng cá]: 11 ha; Khu công nghiệp: 4.550 ha, gồm: KCN Bến Rừng: 319 ha, VSIP: 698 ha, KCN Tràng Duệ: 400 ha, KCN Nam Tràng Cát: 138 ha, KCN Đình Vũ: 681 ha, KCN Nam Đình Vũ: 867 ha, KCN Cát Hải và Lạch Huyện: 1.447 ha; Hệ thống kho bãi: 209 ha; Khu vực dịch vụ công cộng: 761 ha: Khu vực dịch vụ công cộng phía Nam sân bay Cát Bi: 22 ha, Khu vực dịch vụ công cộng tại khu dân cư và đô thị mới: 739 ha. Các khu vực chuyên ngành: Trung tâm dịch vụ y tế: 7 ha, Trung tâm nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo: 69 ha, Khu vực du lịch và nghỉ dưỡng: 87 ha, Hệ thống công viên cây xanh: 1.839 ha, Khu vực quốc phòng an ninh: 103 ha, Khu vực đô thị và khu vực dân cư: 2.062 ha.

2.6. Chính sách thu hút đầu tư của thành phố

Cải cách thủ tục hành chính, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư đang được lãnh đạo thành phố chỉ đạo quyết liệt các ngành thực hiện trên mọi lĩnh vực: quy hoạch, đầu tư, đất đai, môi trường, xây dựng, tài chính…

Thành phố đã ban hành danh mục dự án kêu gọi FDI, với 50 dự án tập trung ở 10 ngành, lĩnh vực khác nhau: Ngành điện tử, điện lạnh, tin học; ngành cơ khí, chế tạo; ngành công nghiệp hóa chất, lọc dầu; ngành luyện kim; ngành giao thông vận tải; lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch; lĩnh vực thông tin, truyền thông; lĩnh vực nông nghiệp; lĩnh vực Y tế; lĩnh vực khác: Dự án trường dạy nghề chất lượng cao; Xây dựng khu công nghiệp chuyên sâu.

Một trong những bước đột phá trong cải cách hành chính của Thành phố là việc thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hải Phòng; Trung tâm giúp UBND thành phố giải quyết thủ tục về đầu tư, đất đai, môi trường, quy hoạch, xây dựng, tài chính đối với những dự án không sử dụng nguồn vốn đầu tư công theo quy định của Luật Đầu tư công và nằm ngoài các khu công nghiệp. Hoạt động với chức năng “một cửa liên thông cấp thành phố”, Trung tâm giải quyết nhanh chóng các thủ tục về đầu tư, xây dựng, quy hoạch, tài chính, đất đai, môi trường, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư triển khai dự án đầu tư vào thành phố.

Tweet

Giải thích vì sao Hà Nội, Hải Phòng là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng?

Xem lời giải

Mục lục

Tên gọiSửa đổi

Nguồn gốc địa danh Hải Phòng có thể là từ:

  • Khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất năm 1873 - 1874, Nhà Nguyễn phải ký Hòa ước Giáp Tuất, trong đó quy định Nhà Nguyễn phải mở cửa thông thương các cảng Ninh Hải [Hải Phòng] thuộc tỉnh Hải Dương và Thị Nại thuộc tỉnh Bình Định, để đổi lấy việc Pháp rút quân khỏi Bắc Kỳ. Sau đó tại cảng Ninh Hải này, nhà Nguyễn và Pháp lập một cơ quan thuế vụ chung, quản lý việc thương mại ở vùng cảng này gọi là "Hải Dương thương chính quan phòng", gọi tắt là Hải Phòng., nhưng thực tế cái tên " "Hải Dương thương chính quan phòng" không có. Từ năm 1887 đến năm 1898 chính quyền thực dân và triều Nguyễn điều chỉnh địa giới hành chính. Từ việc chuyển bốn xã của huyện Thủy Nguyên để lập ra cảng Hải Phòng, rồi tiến đến chuyển các huyện Thủy Nguyên, An Lão, An Dương, Nghi Dương [Kiến Thụy] và một số xã của huyện Kinh Môn và Kim Thành về Hải Phòng để thành lập tỉnh Hải Phòng. Ngày 19 tháng 7 năm 1888, Tổng thống Pháp Sadi Carnot ký sắc lệnh thành lập thành phố Hải Phòng và từ đây thành phố Hải Phòng chính thức có tên trên bản đồ Liên bang Đông Dương.
  • Tên Hải Phòng có thể bắt nguồn từ ti sở nha "Hải phòng sứ" hay đồn Hải Phòng do Bùi Viện lập từ năm 1871 đời Tự Đức, với căn cứ như sau: "Bến cảng trên sông Cấm trước khi gọi là Hải Phòng đã được gọi là Ninh Hải, địa danh Ninh Hải được dùng chính thức trong giấy tờ, sử sách của ta từ trước khi có tên Hải Phòng cho đến khi bị tên Hải Phòng loại hẳn".[7]

Trong quá khứ bom đạn, người Hải Phòng gắn bó với những cái tên nhà "máy Tơ", "máy Chai", "máy Bát", "máy Chỉ",..., rồi cơ khí như nhà máy cơ khí "Ca-rông", "Com-ben", "Sắc-rích",..., các rạp chiếu phim Khánh Nạp, Công Nhân, các con phố, đường, những tên ngõ Đất Đỏ [nay là ngõ Hoàng Quý], ngõ Lửa Hồng, ngõ Đá... Có hai câu thơ

Hải Phòng có bến Sáu kho
Có sông Tam Bạc có lò Xi măng

Địa lýSửa đổi

Ảnh chụp vệ tinh khu vực trung tâm Hải Phòng

Hải Phòng là một thành phố lớn với quy mô dân số là 2.028.514 người, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019,[8] xếp thứ 7 cả nước sau TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai và Bình Dương. Mật độ dân số của thành phố đạt 1.332 người/km2, xếp sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên.

Vị trí địa lýSửa đổi

Hải Phòng là một thành phố ven biển thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp tỉnh Quảng Ninh
  • Phía tây giáp tỉnh Hải Dương
  • Phía nam giáp tỉnh Thái Bình
  • Phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông.

Thành phố Hải Phòng cách huyện đảo Bạch Long Vĩ [Ngoại thành Hải Phòng] khoảng 70km, cách Hà Nội 106km về phía đông đông nam theo đường 5.

Các điểm cực của thành phố Hải Phòng:Sửa đổi

  • Điểm cực Bắc tại: thôn Quỳ Khê, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên.
  • Điểm cực Tây tại: xóm Trại, xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo.
  • Điểm cực Nam phần đất liền tại: thôn Hoàng Hoa Thám, xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Bảo.
  • Điểm cực Nam phần hải đảo tại: huyện đảo Bạch Long Vỹ.
  • Điểm cực Đông phần đất liền tại: mũi Đồ Sơn, phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn
  • Điểm cực Đông phần hải đảo tại: đảo Bạch Long Vĩ, huyện đảo Bạch Long Vĩ.

Đặc điểm địa hình, sông ngòi và biểnSửa đổi

Đồi núi, đồng bằng

Địa hình phía bắc của Hải Phòng là vùng trung du, có đồi xen kẽ với đồng bằng và ngả thấp dần về phía nam ra biển. Khu đồi núi này có liên hệ với hệ núi Quảng Ninh, di tích của nền móng uốn nếp cổ bên dưới, nơi trước đây đã xảy ra quá trình sụt võng với cường độ nhỏ, gồm các loại sa thạch, đá phiến sét và đá vôi có tuổi khác nhau được phân bố thành từng dải liên tục theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ đất liền ra biển gồm hai dãy chính. Dãy chạy từ An Lão đến Đồ Sơn đứt quãng, kéo dài khoảng 30km có hướng Tây Bắc - Đông Nam gồm các núi: Voi, Phù Liễn, Xuân Sơn, Xuân Áng, núi Đối, Đồ Sơn, Hòn Dáu. Dãy Kỳ Sơn - Tràng Kênh và An Sơn - Núi Đèo, gồm hai nhánh: nhánh An Sơn - Núi Đèo cấu tạo chính là đá cát kết có hướng tây bắc đông nam gồm các núi Phù Lưu[cần định hướng], Thanh Lãng và Núi Đèo; và nhánh Kỳ Sơn - Trang Kênh có hướng tây tây bắc - đông đông nam gồm nhiều núi đá vôi.

Sông

Sông ngòi ở Hải Phòng khá nhiều, mật độ trung bình từ 0,6 - 0,8km/1km². Độ dốc khá nhỏ, chảy chủ yếu theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Đây là nơi tất cả hạ lưu của sông Thái Bình đổ ra biển, tạo ra một vùng hạ lưu màu mỡ, dồi dào nước ngọt phục vụ đời sống con người nơi đây. Các con sông chính ở Hải Phòng gồm:

  1. Sông Đá Bạc - hoặc sông Bạch Đằng dài hơn 32km, là nhánh của sông Kinh Môn đổ ra biển ở cửa Nam Triệu, là ranh giới giữa Hải Phòng với Quảng Ninh.
  2. Sông Cấm dài trên 30km là nhánh của sông Kinh Môn, chảy qua huyện An Dương, Thủy Nguyên, quận Hồng Bàng, Ngô Quyền, Hải An và đổ ra biển ở cửa Cấm.
  3. Sông Lạch Tray dài 45km, là nhánh của sông Kinh Thầy, từ Kênh Đồng ra biển bằng cửa Lạch Tray qua địa phận Kiến An, An Dương và cả nội thành.
  4. Sông Văn Úc dài 35km chảy từ quý Cao, đổ ra biển qua cửa sông Văn Úc làm thành ranh giới giữa hai huyện An Lão và Tiên Lãng.
  5. Sông Thái Bình có một phần là ranh giới giữa Hải Phòng với Thái Bình.
  6. Ngoài ra còn có nhiều con sông khác khá nhỏ nằm ở khu vực nội thành quận Hồng Bàng.
  7. Sông Rế chảy qua huyện An Dương, là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho 80% các hộ dân của thành phố.
Bờ biển và biển

Bờ biển Hải Phòng dài trên 125km, thấp và khá bằng phẳng, nước biển Đồ Sơn hơi đục nhưng sau khi cải tạo nước biển đã có phần sạch hơn, cát mịn vàng, phong cảnh đẹp. Ngoài ra, Hải Phòng còn có đảo Cát Bà là khu dự trữ sinh quyển thế giới có những bãi tắm đẹp, cát trắng, nước trong xanh cùng các vịnh Lan Hạ.... đẹp và kì thú. Cát Bà cũng là đảo lớn nhất thuộc khu vực Vịnh Hạ Long.

Thành phố Hải Phòng bên bờ Sông Cấm

Tài nguyênSửa đổi

  • Tài nguyên đất đai: Hải Phòng có diện tích đất là 1507,57km²,trong đó diện tích đất liền là 1208,49km². Tổng diện tích đất sử dụng là 152,2 nghìn ha trong đó đất ở chiếm 8,61%; đất dùng cho nông nghiệp chiếm 33,64%; đất lâm nghiệp chiếm 14,45%; còn lại là đất chuyên dụng.[9] Nằm ở ven biển nên chủ yếu là đất phèn, đất mặn, phù sa, đất đồi feralit màu nâu vàng.
  • Tài nguyên rừng: Hải Phòng có khu rừng nguyên sinh trên đảo Cát Bà, là nơi dự trữ sinh quyển Thế giới. Điều đặc biệt là khu rừng này nằm trên đá vôi, một trạng thái rừng rất độc đáo.
  • Tài nguyên nước: Là nơi tất cả các nhánh của sông Thái Bình đổ ra biển nên Hải phòng có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mang lại nguồn lợi rất lớn về nước. Ngoài ra, tại Tiên Lãng còn có mạch suối khoáng ngầm duy nhất ở đồng bằng sông Hồng, tạo ra Khu du lịch suối khoáng nóng Tiên Lãng được nhiều người biết đến.
  • Tài nguyên biển: bờ biển Hải Phòng trải dài trên 125km, mang lại nguồn lợi rất lớn về cảng, góp phần phát triển thành cảng cửa ngõ quốc tế của cả miền Bắc và cả nước. Ngành du lịch ở đây cũng rất phong phú với những bãi tắm sạch đẹp như Cát Bà, Đồ Sơn cùng với phong cảnh hữu tình tạo nguồn lợi lớn cho du lịch, Cát Bà còn có các rặng san hô, hệ thống hang động, biển có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế.
  • Tài nguyên khoáng sản: Hải Phòng có tài nguyên đá vôi nhiều, và có mỏ đá vôi ở Thuỷ Nguyên.

Khí hậuSửa đổi

Thời tiết Hải phòng mang tính chất cận nhiệt đới ẩm ấm đặc trưng của thời tiết miền Bắc Việt Nam: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông khô và lạnh, có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông tương đối rõ rệt. Nhiệt độ trung bình vào mùa hè vào tháng 7 là 28,3°C, tháng lạnh nhất là tháng 1: 16,3°C. Số giờ nắng trong năm cao nhất là các tháng mùa hè và thấp nhất vào tháng 2, độ ẩm trung bình trên 80%, lượng mưa 1600–1800mm/năm. Tuy nhiên thành phố cũng phải hứng chịu những đợt nắng nóng và đợt lạnh bất thường, năm 2011 nhiệt độ trung bình tháng 1 của thành phố xuống tới 12,1°C, gần đây nhất ngày 24/1/2016 thành phố trải qua ngày có nhiệt độ lạnh trung bình thấp kỷ lục,nhiệt độ thấp nhất xuống tới 4,2°C. Trung bình cả năm 23,4°C.

So với Hà Nội, thời tiết Hải Phòng có một chút khác biệt, thành phố mát hơn khoảng gần 1 độ vào mùa hè và lạnh hơn một chút về mùa đông, trong 30 năm gần đây do ảnh hưởng biến đổi khí hậu nhiệt độ thành phố đang có xu hướng tăng lên.


Dữ liệu khí hậu của Hải Phòng [Phù Liễn] Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Cao kỉ lục °C [°F] Trung bình cao °C [°F] Trung bình ngày, °C [°F] Trung bình thấp, °C [°F] Thấp kỉ lục, °C [°F] Lượng mưa, mm [inch] %độ ẩm Số ngày mưa TB Số giờ nắng trung bình hàng tháng
30.4 34.4 35.4 37.4 41.5 38.5 38.5 39.4 37.4 36.6 33.1 30.0 41,5
19.8 19.7 22.0 26.2 30.5 31.8 32.1 31.5 30.7 28.7 25.5 22.2 26,7
16.3 16.7 19.2 22.9 26.5 28.0 28.4 27.8 26.8 24.5 21.3 18.1 23,1
14.2 14.9 17.5 20.9 24.0 25.4 25.9 25.2 24.2 21.8 18.6 15.5 20,7
5.9 4.5 6.1 10.4 15.5 18.4 20.3 20.4 15.6 12.7 9.0 4.9 4,5
26
[1.02]
29
[1.14]
49
[1.93]
93
[3.66]
202
[7.95]
247
[9.72]
226
[8.9]
359
[14.13]
253
[9.96]
155
[6.1]
39
[1.54]
20
[0.79]
1.697
[66,81]
83.1 87.7 90.8 90.5 86.9 86.1 85.8 87.8 85.3 81.4 77.9 78.3 85,1
8.3 13.4 17.1 13.9 12.3 14.6 13.5 17.4 13.8 10.6 6.3 5.2 146,4
87 46 43 88 190 183 207 179 187 190 156 139 1.693
Nguồn: Vietnam Institute for Building Science and Technology[10]


Căn cứ vào kiến thức đã có, bản đồ Công nghiệp chung [hoặc Atlat Địa lí Việt Nam], hãy giải thích tại sao TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.

Đề bài

Dựa vào kiến thức đã có, bản đồ Công Nghiệp chung [hoặc Atlat Địa lí Việt Nam], hãy giải thích tại sao TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Đọc bản đồ và phân tích.

Lời giải chi tiết

TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta vì hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế xã hội:

- Về vị trí địa lí:

+ Cả hai đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: Hà Nội là trung tâm của Đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Băc vànằm trong tam giác tăng trưởng phía Bắc;TP. Hồ Chí Minh là trung tâm của Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

+ Nằm gần các cảng biển lớn và thông ra vùng biển phía Đông rộng lớn, có ý nghĩa giao lưu quốc tế vô cùng quan trọng. [Hà Nội gần cảng Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh có cảng TP. Hồ Chí Minh].

+ Nằm gần các vùng giàu có về nguyên, nhiên liệu [phía Bắc có Trung du miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng; phía Nam có Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long].

- Về tự nhiên: khí hậu nhiệt đới, địa hình đồng bằng rộng lớn bằng phẳng thuận lợi để xây dựng các nhà máy xí nghiệp; nguồn nước dồi dào.

- Sự phát triển của các ngành kinh tế khác: Hai TP có ngành nông nghiệp phát triển giúp cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.

- Về kinh tế - xã hội:

+ Là nơi có dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, có trình độ dân trí cao và năng động. Đây vừa là lực lượng sản xuất vừa là thị trường tiêu thụ lớn.

+ Là hai thành phố đô thị từ lâu nên cơ sở vật chất kí thuật, cơ sở hạ tầng của cả hai đều khá hoàn thiện, có sức hút mạnh các nguồn đầu tư trong và ngoài nước.Là hai đầu mối giao thông vận tải lớn nhất cả nước [Hà Nội ở phía Bắc, TP. Hồ Chí Minh ở miền Nam]-> rất thuận lợi cho hoạt động vận chuyển nguyên nhiên liệu, sản phẩm.

+ Nhà nước đang thực hiện chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp ở hai thành phố lớn này. Đây cũng là nơi đầu tiên được áp dụng các thành quả công nghệ hiện đại nhất.

+ Thu hút mạnh vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Loigiaihay.com

  • So sánh các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta.

    Giải bài tập Bài 2 trang 127 SGK Địa lí 12

  • Thế nào là tổ chức lãnh thổ công nghiệp?

    Giải bài tập Bài 1 trang 127 SGK Địa lí 12

  • Trình bày những đặc điểm chính của vùng công nghiệp.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 3 trang 127 SGK Địa lí 12

  • Quan sát hình 26.2 [SGK trang 115] hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, hãy xác định các trung tâm công nghiệp rất lớn và lớn, nêu cơ cấu ngành của mỗi trung tâm.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 127 SGK Địa lí 12

  • Hãy trình bày những đặc điểm chính của trung tâm công nghiệp.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 127 SGK Địa lí 12

Quan sát hình 26.2 [SGK trang 115] hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, hãy xác định các trung tâm công nghiệp rất lớn và lớn, nêu cơ cấu ngành của mỗi trung tâm.

Đề bài

Quan sát hình 26.2 [hoặc Atlat Địa lí Việt Nam] hãy xác định các trung tâm công nghiệp rất lớn và lớn, nêu cơ cấu ngành của mỗi trung tâm?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Đọc bản đồ.

Lời giải chi tiết

- Trung tâm công nghiệp rất lớn: TP. Hồ Chí Minh: Luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, điện tử, sản xuất ô tô, đóng tàu, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, chế biến nông sản, sản xuất giấy, xenlulô.

- Các trung tâm công nghiệp lớn:

+ Hà Nội: Luyện kim đen, cơ khí, sản xuât ô tô, điện tử, hóa chất, dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, sản xuất giấy, xenlulô.

+ Hải Phòng: Luyện kim đen, cơ khí, điện tử, đóng tàu, nhiệt điện, dệt may, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng.

+ Vũng Tàu: Luyện kim đen, cơ khí, đóng tàu, nhiệt điện, hóa chất, dệt may, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng.

+ Biên Hòa: Cơ khí, điện tử, hóa chất, dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, sản xuất giấy, xenlulô.

+ Thủ Dầu Một: Cơ khí, điện tử, hóa chất, dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, sản xuất giấy, xenlulô.

Loigiaihay.com

  • Trình bày những đặc điểm chính của vùng công nghiệp.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 3 trang 127 SGK Địa lí 12

  • Thế nào là tổ chức lãnh thổ công nghiệp?

    Giải bài tập Bài 1 trang 127 SGK Địa lí 12

  • So sánh các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta.

    Giải bài tập Bài 2 trang 127 SGK Địa lí 12

  • Căn cứ vào kiến thức đã có, bản đồ Công nghiệp chung [hoặc Atlat Địa lí Việt Nam], hãy giải thích tại sao TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.

    Giải bài tập Bài 3 trang 127 SGK Địa lí 12

  • Hãy trình bày những đặc điểm chính của trung tâm công nghiệp.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 127 SGK Địa lí 12

Video liên quan

Chủ Đề