Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 tập 2 trang 25 , 26

Mục lục Giải Vở tập Tiếng việt lớp 5 trang 25, 26 Luyện từ và câu - Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ 

I. Nhận xét

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 25 Bài 1: Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới.

Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm : xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.

Tuy bốn mùa là vậy nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cỏ mục. Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá mực. Mùa thu của Hạ Long là mùa trắng biển và tôm he…

 -Gạch dưới câu ghép trong hai đoạn văn.

- Dùng gạch xiên [ / ] ngăn cách các vế câu trong câu ghép. Khoanh tròn cặp quan hệ từ nối các vế câu ghép.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 25 Bài 2: Đặt một câu ghép, trong đó hai vế câu có quan hệ tương phản.

…………………………………

Phương pháp giải:

1] Câu ghép là câu có nhiều hơn một cụm chủ - vị.

Em hãy phân tích cấu tạo của các câu trên để tìm câu ghép có trong đoạn.

2] 

- Đặt những vế câu có quan hệ tương phản về nghĩa.

- Sử dụng các quan hệ từ biểu thị mối quan hệ tương phản: tuy, mặc dù, tuy ... nhưng...., mặc dù ... nhưng ..., ......

Trả lời:

1] Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm : xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.

[Tuy] bốn mùa là vậy / [nhưng] mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cỏ mục. Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá mực. Mùa thu của Hạ Long là mùa trắng biển và tôm he…

2] 

- Tuy nhà xa nhưng Nam vẫn luôn đi học đúng giờ.

- Mặc dù trời mưa to nhưng cuộc họp vẫn diễn ra bình thường.

II. Luyện tập

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 25 Bài 1: Phân tích cấu tạo của hai câu ghép sau bằng cách thực hiện các yêu cầu ở dưới.

a] Mặc dù giặc Tây hung tàn nhưng chúng không thể ngăn cản các cháu học tập, vui tươi, đoàn kết, tiến bộ.

b] Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.

- Dùng gạch xiên [ / ] ngăn cách các vế câu trong từng câu ghép.

- Khoanh tròn quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ nối các vế câu.

- Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ trong từng vế câu.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 26 Bài 2 : Viết thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản :

a] Tuy hạn hán kéo dài............................

b] …………………………nhưng các cô vẫn miệt mài trên đồng ruộng.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 26 Bài 3 : Đọc mẩu chuyện vui sau và thực hiện yêu cầu ở dưới.

Chủ ngữ ở đâu?

Cô giáo viết lên bảng một câu ghép:

"Mặc dù tên cướp rất hung hăng, gian xảo nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đưa hai tay vào còng số 8."

Rồi cô hỏi:

- Em nào cho cô biết chủ ngữ của câu trên ở đâu?

Hùng nhanh nhảu:

- Thưa cô, chủ ngữ đang ở trong nhà giam ạ.

a] Dùng gạch xiên [ / ] ngăn cách các vế câu của câu ghép trong mẩu chuyện trên.

b] Khoanh tròn cặp quan hệ từ nối các vế câu.

c] Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ trong từng vế câu.

Phương pháp giải:

1] Em phân tích các thành phần chủ vị trong câu.

2] 

- Em tìm một vế câu tương phản về ý nghĩa với vế câu đã cho.

- Bổ sung thêm một quan hệ từ để bắt cặp với quan hệ từ đã được cho trong bài.

3]

- Em tìm các câu ghép có trong mẩu chuyện.

- Phân tích cấu tạo ngữ pháp của từng câu ghép vừa tìm được.

Trả lời:

1] 

a] [Mặc dù] giặc Tây [CN] / hung tàn [VN] [nhưng] chúng [CN] / không thể ngăn cản các cháu học tập, vui tươi, đoàn kết, tiến bộ. [VN]

b] [Tuy] rét [CN] / vẫn kéo dài,[VN] mùa xuân [CN] vẫn đến bên bờ sông Lương. [VN]

2] 

a] Tuy hạn hán kéo dài nhưng người dân quê em không hề lo lắng.

b] Mặc dù trời rét đậm nhưng các cô vẫn miệt mài trên đồng ruộng.

3] 

Xem thêm các bài soạn, giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết khác:

Chính tả Tuần 22 trang 22

Luyện từ và câu - Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ Tuần 22 trang 22, 23

Tập làm văn - Ôn tập văn kể chuyện Tuần 22 trang 24

Tập làm văn - Kể chuyện [Chuẩn bị cho bài kiểm tra viết] Tuần 22 trang 26

Hướng dẫn Giải VBT Tiếng Việt 5 Bài kiểm tra viết - Kể chuyện - Tuần 22 trang 26, 27 Tập 2, được chúng tôi biên soạn bám sát nội dung yêu cầu trong vở bài tập. Nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức trọng tâm và ôn tập hiệu quả.

Giải câu 1 trang 26, 27 vở bài tập Tiếng Việt lớp 5

Lập dàn ý chi tiết cho một trong ba đề bài sau:

1. Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn.

2. Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học.

3. Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.

Đáp án

Đề số 1. Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn..

a. Mở bài

Giới thiệu bạn mình là ai?

Giới thiệu về kỉ niệm với người bạn đó khiến mình xúc động nhất?

b. Thân bài

Kể về kỉ niệm đó:

Xảy ra ở đâu? Lúc nào? Với những ai?

Sự việc chính và các chi tiết.

Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào?

c. Kết bài

Em suy nghĩ gì về kỉ niệm đó?

Suy nghĩ của em về người bạn đó.

Đề số 3: Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó

Kể lại câu chuyện “Cây khế” theo lời chim Phượng Hoàng.

Dàn ý chi tiết:

1. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện [theo giọng điệu của chim Phượng Hoàng]

2. Thân bài:

Lấy hết nhà cửa, của cải chỉ chia cho em cây khế và góc vườn.

- Câu chuyện xảy ra ở đâu? Có những ai? Hoàn cảnh sống của họ như thế nào?

- Tính cách của người anh ra sao? Người em tính tình như thế nào?

- Sau khi cha mất đi người anh đã đối xử với em mình ra sao? [Chia cho em cây khế ở góc vườn.]

- Chuyện gì đã xảy ra với cây khế của người em? [Chim Phượng Hoàng đến ăn khế - chở đi lấy vàng].

- Cuối cùng người em nhận được những gì? [Cuộc sống thay đổi, đỡ vất vả, được sung sướng]

- Biết chuyện người anh đã hành động ra sao? [đến gạ đổi cây khế với em. Chim Phượng Hoàng lại đến ăn khế, hắn đuổi chim đi. Chim hứa trả vàng, hắn tham lam mang túi mười hai gang đem đi đựng vàng].

- Kết cục của người anh như thế nào? [Vì quá tham lam, chim không chở nổi, hắn rơi xuống biển sâu mà chết].

3. Kết luận

Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?

►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Giải VBT Tiếng Việt 5 Bài kiểm tra viết - Kể chuyện - Tuần 22 trang 26, 27 Tập 2 chi tiết file PDF hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi!

Đánh giá bài viết

Video liên quan

Chủ Đề