Giấm chua là gì

Phòng Huyền Linh

Một ngày nọ, trong buổi tiệc với các quan nhất phẩm, vua cao hứng với mọi người. Sau vài ly rượu tất cả đã ngà ngà say. Phòng Huyền Linh khoe khoang với mọi người rằng ông chẳng sợ vợ. Vị hoàng đế cảm thấy hài lòng vì điều đó nên đã ban tặng hai người đẹp cho tể tướng làm thê thiếp. Khi Phong tể tướng tỉnh rượu, ông lo sợ vợ sẽ giận dữ vì sự mất tự chủ của bản thân.


  • Máy đọc sách kindle giá SHOCK!

  • Máy tính bảng giá SHOCK!

Đường Thái Tông và Phòng Huyền Linh

Các quan lại trong triều đã cố gắng động viên an ủi ông và nhắc nhở rằng hai người phụ nữ đẹp đó là ơn trên của Hoàng Đế, vợ ông liệu dám đụng vào không? Phòng Huyền Linh bình tĩnh thu xếp cẩn thận đưa hai người phụ nữ về nhà. Như dự đoán, vợ của ông vô cùng tức giận, la hét, mắng mỏ và buộc chồng phải đưa hai người đẹp trả lại.

Khi đức vua nghe tin, ông muốn gây áp lực với vợ tể tướng để trị tính nóng nảy của bà ta. Ông triệu hồi hai vợ chồng tể tướng. Khi tất cả đến vấn an, Hoàng Đế chỉ tay vào hai người đẹp và một bình rượu độc rồi nói với vợ tể tướng: “Trẫm không cần phải nhắc lại tội kháng chỉ nữa. Ngươi chỉ có hai lựa chọn: Một là đưa hai người phụ nữ này trở về, hai là uống rượu độc tự vẫn. Như vậy ngươi sẽ không thể ghen tuông với ai nữa”

Quan tể tướng biết vợ của ông rất bốc đồng vì thế ông quỳ lạy cầu xin Hoàng Đế. Đường Thái Tông giận dữ nói: “Đường đường là một tể tướng mà dám không tuân lệnh Trẫm lại còn lẻo mép”. Phòng phu nhân quan sát hai người đẹp và nhận ra mình sẽ không bao giờ cạnh tranh được với họ, một khi họ về làm thiếp, cô sẽ không thể sống được ngày yên ổn. Bằng cách này hay cách khác, cô cũng sẽ thất bại. Cô suy nghĩ một vài giây và quyết định uống rượu độc.

Sau khi Phòng phu nhân cầm bình rượu và uống một mạch không do dự, quan tể tướng ôm vợ và khóc nức nở. Tất cả quan lại đều cười ồ lên vì đó chỉ là vở kịch. Từ chai rượu tưởng là có độc chỉ đựng toàn giấm. Đường Thái Tông chứng kiến và thảng thốt: “Đến Trẫm còn phải sợ cô ấy, huống gì là Phòng Huyền Linh”.

Vợ của Phòng tể tướng hài lòng và mỉm cười. Rượu độc chỉ là hình phạt giả. Kể từ câu chuyện đó, trong tiếng Trung Quốc “uống giấm” là từ đồng nghĩa với từ “ghen tuông”.

Theo Kang Zhang Guo

Nhiều người thắc mắc Ăn dấm chua trong ngôn tình là gì? Bài viết hôm nay chiêm bao 69 sẽ giải đáp điều này.

Bài viết liên quan:

Trong ngôn tình, ăn dấm chua có nghĩa là ám chỉ đến hành động ghen tuông của ai đó với nhân vật chính hoặc nhân vật chính ghen tuông khi ai đó động vào người con gái của đời mình.

Việc ăn dấm chua trong ngôn tình diễn ra rất nhiều vào những cảnh tranh giành nhau của các cặp đôi để rồi tạo ra cho người đọc những tình huống thú vụ cùng với đó là mở ra những tình tiết lôi cuốn – sôi động khác.

Sau khi có cảm giác ăn dấm chua, nhiều người đôi khi sẽ ủ nó trong lòng để sau này bộc phát 1 lần hoặc có người sẽ lên kế hoạch để xả hết sự tức giận đó lên nhân vật chính trong 1 sớm 1 chiều.

Qua bài viết Ăn dấm chua trong ngôn tình là gì? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Giấm là một loại chất lỏng, được lên men từ nhiều loại thực phẩm và thành phần chính của giấm được tìm thấy là dung dịch axit axetic [CH3COOH] có nồng độ dao động từ 2% - 5%.

Con người đã biết làm và sử dụng giấm từ hàng ngàn năm trước. Chẳng hạn, khoảng 5000 năm TCN, người Babylon đã dùng quả trà là để làm rượu và giấm. Hơn nữa, các vết tích của giấm đã được người ta tìm thấy từ 3000 năm TCN tại Ai Cập cổ đại.

Thậm chí, khoảng 500 TCN, ở Hy Lạp, vị cha đẻ của ngành y học hiện đại là Hippocrates đã sử dụng giấm táo hòa chung với mật ong để trị bệnh cảm lạnh và ho.

2. Các loại giấm thông dụng

Dưới đây là một số loại giấm thông dụng với những đặc điểm mà bạn có thể tham khảo trước khi sử dụng:

Giấm trắng

Đặc điểm

Lúc trước, giấm trắng được lên men từ thực phẩm quen thuộc như khoai tây, củ cải đường, mật ong đường hoặc váng sữa. Tuy nhiên, ngày nay giấm trắng được lên men từ rượu ngũ cốc [ethanol] và được bổ sung thêm một số thành phần dinh dưỡng khác như phốt phát hoặc men.

Giấm trắng có nồng độ axit axetic từ 4 - 7% và nước từ 93 - 96%, thậm chí một số loại giấm trắng có đến 20% axit axetic thường dùng cho mục đích công nghiệp [như làm sạch đồ dùng]. Giấm trắng có màu trắng trong suốt, mùi hương mạnh và vị hơi chua cho đến chua gắt.

Công dụng của giấm trắng trong nấu ăn

  • Giảm bớt độ mặn cho món ăn cùng với đường.
  • Ướp thịt để tăng độ mềm cho thịt khi chế biến.
  • Khử mùi tanh của cá bằng cách ngâm cá vào giấm trắng rồi rửa lại với nước sạch.
  • Kéo dài thời gian bảo quản cá, giúp ca không bị ươn bằng cách phun một ít giấm trắng lên mình cá.
  • Thêm giấm trắng vào nồi cá kho, giúp cá không bị nát, bở.

Giấm táo

Đặc điểm

Giấm táo được lên men từ quả táo tươi và có nồng độ axit axetic dao động từ 4 - 8%. Bạn có thể tìm thấy 2 loại giấm táo được phổ biến trên thị trường với đặc điểm sau:

  • Giấm táo dạng nước: được sử dụng trong thời gian ngắn vì khó bảo quản.
  • Giấm táo dạng bột: được tách nước từ giấm táo dạng nước bằng kỹ thuật công nghệ hiện đại, đồng thời có thời gian sử dụng lâu hơn.

Nhìn chung, giấm táo có màu vàng nhạt, vị chua thanh dịu và thoảng mùi táo.

Công dụng của giấm táo trong nấu ăn

  • Làm món thịt nướng tăng thêm hương vị đậm đà.
  • Tăng thêm độ giòn xốp và hương thơm cho bánh nướng.
  • Rửa trái cây bằng giấm táo, để loại bỏ bớt hóa chất.
  • Dùng giấm táo để luộc trứng để rút ngắn thời gian luộc và giúp vỏ trứng không bị nứt.
  • Tăng hương vị cho bánh kẹo.

Giấm gạo

Đặc điểm

Giấm gạo được lên men từ gạo và có nồng độ axit axetic cao hơn các loại giấm khác, vị chua dịu và không quá gắt. Đặc biệt, giấm gạo có màu trong suốt cho đến màu vàng nhạt, màu đen hoặc màu đỏ nhờ sử dụng loại gạo khác nhau như:

  • Giấm gạo màu đen: được làm từ gạo nếp đen, thậm chí có thể dùng cao lương hoặc hạt kê. Nó có màu sẫm và hương vị đậm như mùi khói.
  • Giấm gạo màu đỏ: được làm từ gạo đỏ bằng cách lên men từ việc nuối cấy từ Monascus purpureus nên cũng có hương vị đặc trưng.

Công dụng của giấm gạo trong nấu ăn

  • Sử dụng trong món gỏi, một số loại sốt chua ngọt và ngâm rau củ quả.
  • Giúp bảo quản thịt lâu hơn bằng cách phun giấm gạo lên bề mặt thịt sau khi cắt thái hoặc thấm giấy với một ít giấm gạo để gói thịt lại trước khi đặt vào tủ lạnh để bảo quản.
  • Đối với giấm gạo đỏ có vị ngọt nhưng hơi chát nên chỉ thường sử dụng trong món mì, món súp hoặc món hầm.

Giấm rượu

Đặc điểm

Giấm rượu được lên men từ rượu, như rượu vang đỏ, rượu cherry, sâm banh hoặc bất kì loại rượu nào nhưng chỉ cần rượu ngon thì sẽ làm cho giấm rượu càng ngon hơn. Vì thế, màu sắc của giấm rượu và hương vị cũng khác nhau nhưng thường có vị chua ngọt dịu và nồng độ axit thấp hơn giấm trắng.

Công dụng của giấm rượu trong nấu ăn

  • Khử thực phẩm có mùi tanh như cá.
  • Thêm vào món ăn để có được hương vị thơm ngon hơn.
  • Giúp cân bằng vị mặn của món ăn.
  • Sử dụng cho một số loại sốt như sốt bơ, sốt mayonnaise,…

Giấm Balsamic

Đặc điểm

Giấm Balsamic được lên men từ rượu nho và được ủ trong thùng gỗ đến 50 năm nên có giá thành khá cao bởi hương vị rất đặc biệt. Vị chua của giấm len lỏi với vị ngọt, có màu đen và rất thơm.

Công dụng của Giấm Balsamic trong nấu ăn

  • Làm nước sốt trộn salad hoặc rưới lên những món khai vị.
  • Ướp sườn nướng để tăng thêm hương vị.
  • Thêm vào nước luộc rau để giúp rau củ có màu xanh tươi ngon.

Xem thêm

Hy vọng, bạn đã biết giấm ăn là gì? Nhận biết các loại giấm thông dụng, phổ biến trong gian bếp nhà mình ra sao rồi đấy. Chúc bạn có thêm nhiều món ăn ngon khi sử dụng giấm ăn phù hợp nhé!

*Tổng hợp và tham khảo thông tin từ nguồn Wikipedia.

Biên tập bởi Nguyễn Loan Minh Trang • 30/03/2021

Video liên quan

Chủ Đề