Giáo án ôn tập văn nghị luận lớp 8 năm 2024

Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết nêu ra trong bài văn nghị luận.

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên: nêu yêu cầu

1. Xác định những luận điểm trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”?

2. Một bạn cho rằng bài “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn gồm có hai luận điểm.

- LĐ1: Lí do cần phải dời đô.

- LĐ2: Lí do có thể coi thành Đại La là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

? Xác định luận điểm như vậy có đúng không? Vì sao?

- Hs: tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: làm việc cá nhân.

- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs

- Dự kiến sản phẩm:

1.- Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. [luận điểm cơ sở, luận điểm xuất phát].

- Những biểu hiện lòng yêu nước của nhân dân ta trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

- Những biểu hiện cụ thể trong lĩnh vực chiến đấu, sản xuất, học tập…trong hiện tại.

- Nhiệm vụ của Đảng là làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong công việc kháng chiến [luận điểm chính dùng để kết luận -> Là cái đích hướng tới của văn bản].

2. Các luận điểm trong bài “Chiếu dời đô”:

- Lđ1: Nêu sử sách làm tiền đề: Các triều đại trước đây đã từng nhiều lần dời đô và đạt được kết quả tốt đẹp.[luận điểm cơ sở, xuất phát]

- Lđ2: Soi sáng tiền đề vào thực tế: Hai triều đại Đinh, Lê không chịu dời đô nên triều đại ngắn ngủi, muôn vật không được thích nghi.

- Lđ3: Khẳng định: thành Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm kinh đô - nhà vua sẽ rời đô đến đó. [luận điểm chính – kết luận].

* Báo cáo kết quả: Hs trả lời

* Đánh giá kết quả:

- Học sinh: các nhóm nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Hoạt động 2: Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận.

1. Mục tiêu: Giúp HS nắm được

Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận.

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cặp đôi

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên: nêu yêu cầu

1. Vấn đề được đặt ra trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là gì? Nếu trong bài văn HCM chỉ nêu ra luận điểm “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn”, có thể làm sáng tỏ được vấn đề không?

2. Quan sát hệ thống luận điểm “Chiếu dời đô”. Nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm “Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô” thì mục đích của nhà vua khi ban chiếu có đạt được không? Tại sao?

3. Qua việc tìm hiểu em rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận?

- Hs: tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: làm việc cá nhân.

- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs

- Dự kiến sản phẩm:

1. Vấn đề được đặt ra trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là :

- Vấn đề đặt ra là: tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam.

Gv cho h/s quan sát lại hệ thống luận điểm của bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.

Nếu trong bài văn HCM chỉ nêu ra luận điểm “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn”, thì luận điểm đó không đủ để là rõ vấn đề một cách toàn diện tinh thần yêu nước của đồng bào ta.

[Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày xưa như thế nào?]

2. Luận điểm trên cũng không đủ làm sáng tỏ vấn đề cần phải dời đô đến Đại La. Bởi vì người nghe chưa hiểu tại sao phải dời đô một cách cụ thể và thuyết phục.

* Báo cáo kết quả: Hs trả lời

* Đánh giá kết quả:

- Học sinh: các nhóm nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Hoạt động 3: Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận

1. Mục tiêu: Giúp HS nắm được

Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên: nêu yêu cầu

1. Hãy trình bày rõ vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập, em sẽ chọn hệ thống luận điểm nào trong bảng hệ thống?

2. Qua việc tìm hiểu trên em rút ra nhận xét gì về luận điểm và mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận?

- Hs: tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: làm việc cá nhân.

- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs

- Dự kiến sản phẩm:

1. Bảng hệ thống 1: đạt yêu cầu. Vì rất chính xác, các luận điểm có sự liên kết với nhau, không bị trùng lặp.

- Sắp xếp theo trình tự hợp lí: Có luận điểm [a] là cơ sở, tiền đề cho các luận điểm khác.

- Luận điểm [b] kế thừa phát triển ý của luận điểm [a], trả lời câu hỏi vì sao phải thay đổi phương pháp học tập cũ.

- Luận điểm [c] là kết luận, cái đích của bài đó là ưu điểm và hiệu qủa của phương pháp học tập mới so với phương pháp cũ.

G: Như vậy, bảng hệ thống [1] chỉ đưa ra ba luận điểm nhưng có sự liên kết chặt chẽ với nhau, cùng hướng tới làm sáng tỏ vấn đề, luận điểm trước làm cơ sở cho luận điểm sau, luận điểm sau kế thừa và phát triển luận điểm trước.

Bảng hệ thống 2:

- Luận điểm chưa chuẩn xác, chưa phù hợp với vấn đề cần giải quyết, trình bày lộn xộn vừa thiếu vừa thừa, các luận điểm chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau:

+ Có luận điểm không chính xác vì không thể chỉ đổi mới phương pháp là kết quả học tập sẽ dược nâng cao [lđa]; cũng không thể đòi hỏi phải thường xuyên đổi mới cách học tập nếu không có lí do chính đáng [lđb].

+ Có luận điểm chưa phù hợp với vấn đề: [lđc] vì chưa chăm học và nói chuyện riêng đều không phải là khuyết điểm về phương pháp học tập.

\=> Vì chưa chính xác nên luận điểm [a] không thể làm cơ sở để dẫn tới luận điểm [b]. Bởi không bàn về phương pháp học tập nên luận điểm [c] không liên kết được với các luận điểm đứng trước và sau nó. Do đó luận điểm [d] cũng không kế thừa và phát huy được kết quả của 3 luận điểm [a], [b], [c] trước đó.

Nếu viết theo hệ thống luận điểm này thì bài làm không thể rõ ràng mạch lạc [bởi mạch văn không thông suốt], các ý không tránh khỏi luẩn quẩn, trùng lặp, chồng chéo [ví dụ: ý ‘cần đổi mới phương pháp học tập’ sẽ phải nói đi nói lại suốt bài.

Chủ Đề