Giáo án văn học Chủ đề: gia đình

GIÁO ÁN

Chủ đề: Gia Đình- Lĩnh vực: PTTM

Hoạt động: Âm nhạc

Tên hoạt động: NDTT: Dạy hát: Mình soi gương

NDKH: Nghe hát: Anh tí sún

TCAN: Ai nhanh nhất

    Đối tượng: MG 4-5 tuổi

I. Mục đích, yêu cầu

1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên tác giả, tên bài hát “Mình soi gương” của nhạc sĩ Uyên Nguyên.

- Trẻ hát thuộc lời bài hát, hiểu nội dung bài hát “Mình soi gương”.

2. Kỹ năng:

- Trẻ hưởng ứng theo lời bài hát: “Anh tí sún”

- Rèn kĩ năng phát triển tai nghe âm nhạc, chơi trò chơi.

3. Thái độ:

- Trẻ mạnh dạn, tự tin và hào hứng tham gia vào hoạt động.

- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh hàng ngày sạch sẽ rửa mặt đánh răng, vệ sinh chân, tay không để bị bẩn.

II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng của cô

- Nhạc bài hát: Mình soi gương, Anh tí sún.

- Dụng cụ âm nhạc: Phách, sắc xô, đàn, micro,...

- Đàn piano

2. Đồ dùng của trẻ

- Trang phục trẻ gọn gàng.

III. Cách tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Cô tặng trẻ món quà

- Trò chuyện với trẻ về món quà

Hoạt động 2: Dạy hát: Mình soi gương” nhạc sĩ “Uyên Nguyên”

- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.

+ Cô hát lần 1: Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả?

+ Cô hát lần 2: Kết hợp đàn piano

- Cô vừa hát cho chúng mình nghe bài hát gì?

- Của nhạc sĩ nào?

* Đàm thoại:

+ Trong bài hát nói về điều gì?

+ Bạn nhỏ nhìn thấy gì trong gương?

+ Trên khuôn mặt bạn có gì?

- Cho trẻ hát bài hát “Mình soi gương

- Cho cả lớp hát 2 – 3 lần

+ Lần 1: Cho trẻ đứng hình chữ U

+ Lần 2: Trẻ đứng vòng tròn

+ Lần 3: Trẻ kết thành 2 bạn.

- Tổ - nhóm - cá nhân hát

[Cô chú ý quan sát sửa sai cho trẻ]

* Giáo dục trẻ: Để khuôn mặt lúc nào cũng xinh tươi thì chúng mình phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa mặt vệ sinh chân, tay không bị bẩn.

Hoạt động 3: Nghe hát : Anh tí sún” nhạc sĩ “Hùng Lân”

- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.

+ Cô có mời đến một anh bạn đó là Anh tí sún, vì anh hay ăn kẹo mà lại lười đánh răng nữa, nên là bị sún răng đấy. Đó cũng là bài hát cô gửi tặng lớp chúng mình, bài hát Anh tí sún của nhạc sĩ Hùng Lân. Chúng mình cùng lắng nghe nhé.

- Cô hát lần 1: Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả?

- Cô hát lần 2: Cô hát mời trẻ lên cùng hưởng ứng theo bài hát.

Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc: Ai nhanh nhất

+ Cách chơi: Cô chuẩn bị một số đôi bàn tay, bàn chân trên sàn. Bắt đầu chơi, cho trẻ vừa vỗ tay theo nhạc vừa hát đi thành vòng tròn xung quanh những đôi bàn tay bàn chân. Khi tiếng nhạc kết thúc thì các con sẽ nhanh chóng tìm một đôi bàn tay hoặc bàn chân và đứng vào, khi đó trẻ nào chưa đứng được vào đôi bàn tay hay bàn chân nào thì nhảy lò cò quanh các bạn.

+ Luật chơi: Mỗi một bạn chỉ được tìm một đôi bàn tay và bàn chân để đứng vào.

- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần

- Cô nhận xét kết quả

* Kết thúc

- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ

- Trẻ trò chuyện cùng cô

- Bài hát Mình soi gương

của nhạc sĩ Uyên Nguyên

-Trẻ hưởng ứng theo lời hát

- Trẻ trả lời

- Bạn nhỏ thích soi gương

- Thấy mình trong gương

- Khoe răng, má lúm

- Trẻ hát

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ đoán và chú ý lắng nghe

- Bài hát Anh tí sún nhạc sĩ Hùng Lân

- Trẻ lên hưởng ứng theo lời bài hát

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ chơi đúng luật

GIÁO ÁN

Chủ đề: Mẹ và những người thân yêu - Lĩnh vực: PTNN

Hoạt động: Kể chuyện

Tên hoạt động: Kể chuyện “Thỏ con không vâng lời”

    Đối tượng: Nhà trẻ 24-36 tháng

I. Mục đích, yêu cầu

1, Kiến thức

- Trẻ biết tên truyện, biết tên các nhân vật trong truyện.

- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện: Thỏ con không vâng lời mẹ dặn đi chơi mà không xin phép mẹ nên bị lạc đường. Bác Gấu đưa Thỏ con về, Thỏ con biết lỗi và xin lỗi mẹ, cảm ơn Bác Gấu.

2, Kỹ năng

- Phát triển cho trẻ tư duy ghi nhớ và chú ý có chủ định.

- Rèn trẻ kỹ năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ

- Rèn trẻ kỹ năng trả lời câu hỏi mạch lạc.

3, Thái độ

- Trẻ hứng thú hoạt động tích cực.

- Trẻ phải biết xin phép người lớn khi đi chơi, biết nói lời cảm ơn xin lỗi.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của cô

- Trang phục gọn gàng, giáo án, mũ thỏ, mô hình

- Hình ảnh trên powerpoint

- Nhạc: “Trời nắng trời mưa” và bài hát mẹ có yêu không nào

2. Chuẩn bị của trẻ

- Trang phục đầu tóc gọn gàng

III. Cách tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

Hoạt dộng 1: Ổn định gây hứng thú

- Cô trò truyện cùng trẻ

- Cô và trẻ hát bài “Mẹ có yêu không nào”

- Các con vừa hát bài hát gì ?

- Bài hát nói về bạn Cò có ngoan không, có nghe lời mẹ không ?  

-Vậy các con biết có câu chuyện nào nói về chú Thỏ không?

- Hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện: “Thỏ con không vâng lời”

 Hoạt động 2: Kể chuyện – đàm thoại

* Cô kể chuyện

+Cô kể chuyện lần 1: Biểu cảm bằng nét mặt cử chỉ, điệu bộ

- Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì ?

- Trong chuyện có những nhân vật nào ?

Để biết các bạn đã trả lời đúng chưa các con cùng hướng lên màn hình nghe cô kể lần nữa.

+ Cô kể chuyện lần 2: Kết hợp hình ảnh

- Cô vừa kể câu chuyện gì ?

- Câu chuyện kể về bạn Thỏ con như thế nào ?

- Trong câu chuyện có những ai ?

-> Nội dung câu chuyện: Thỏ con không vâng lời mẹ dặn đi chơi mà không xin phép mẹ nên bị lạc đường. Bác Gấu đưa Thỏ con về, Thỏ con biết lỗi và xin lỗi mẹ, Cảm ơn Bác Gấu.

* Đàm thoại:

 - Thỏ mẹ đi chợ dặn Thỏ con như thế nào ?

- Khi Thỏ mẹ đi khỏi ai đã đến rủ Thỏ con đi chơi ?

- Thỏ con có đi chơi không ?

-> Thỏ con quên lời mẹ đã đi chơi xa thật xa…

- Đi chơi xa Thỏ con bị làm sao ?

- Khi bị lạc đường Thỏ con làm gì ?

[ Cho trẻ giả vờ khóc ]

- Ai đã nhìn thấy Thỏ con khóc ?

- Bác Gấu làm gì để giúp Thỏ con ?

-> Bác Gấu tốt bụng đã đưa Thỏ con về nhà

- Khi về nhà Thỏ con nói gì với mẹ ?

- Thỏ con còn nói gì với bác Gấu ?

-> Các con thấy Thỏ con đã ngoan chưa ?

Thỏ con không vâng lời mẹ dặn nên Thỏ con chưa ngoan. Nhưng Thỏ con đã biết lỗi và xin lỗi mẹ này, rồi cảm ơn cả bác Gấu nữa !

- Các con học được điều gì ở Thỏ con ?

=> Giáo dục trẻ: Các con phải biết vâng lời bố mẹ, ông bà không đi chơi xa. Khi đi chơi phải xin phép, biết nhận lỗi và xin lỗi, biết nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ.

- Cho trẻ khoanh tay nói: “Con xin lỗi mẹ ạ; Cháu cảm ơn bác Gấu”

+ Cô kể lần 3: Cho trẻ nghe, kể trên mô hình

Hoạt động 3: Kết thúc

- Cho trẻ hát vận động: “Trời nắng trời mưa”

- Trẻ trò chuyện cùng cô

- Trẻ hát cùng cô

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Thỏ con không vâng lời

- Thỏ con, mẹ, bác Gấu, bạn bướm

- Trẻ quan sát, lắng nghe

-Thỏ con không vâng lời

- Thỏ không vâng lời mẹ

- Trẻ kể: Mẹ, Thỏ con, bác Gấu, bạn bướm

- Trẻ lắng nghe

-Con ở nhà chớ đi chơi xa

- Bạn bướm

- Bị lạc đường

- Thỏ con khóc

- Bác Gấu

- Bác Gấu dắt Thỏ về nhà

- Con xin lỗi mẹ

- Cảm ơn bác Gấu

- Trẻ trả lời

- Trẻ nói

- Trẻ hát vận động

GIÁO ÁN

Chủ đề: Gia Đình- Lĩnh vực: TC&KNXH

Hoạt động:  Dạy trẻ biết nói lời yêu thương

    Đối tượng: MG 5- 6 tuổi

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ biết nói lời yêu thương với mọi người xung quanh.

- Trẻ hiểu được ý nghĩa của những lời nói yêu thương

- Trẻ biết cách thể hiện lời nói yêu thương với mọi người.

2. Kỹ năng

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, trẻ được nói một số mẫu câu thể hiện lời nói yêu thương.

3. Thái độ

- Giáo dục trẻ yêu thương, tôn trọng người thân trong gia đình và mọi người xung quanh.

- Biết thể hiện lời nói yêu thương, tích cực với mọi người xung quanh.

II. CHUẨN BỊ

1.Đồ dùng của cô

- Tranh hoa hồng, tranh những chiếc gai.

- Hoa hồng.

- Nắp làm ảo thuật.

- Hộp quà.

2. Đồ dùng của trẻ

- Mỗi trẻ một hình trái tim, bông hoa

- Mỗi trẻ một mũ hình trái tim.

III. CÁCH TẾN HÀNH

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

*Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi: Thượng đế cần

+ Cách chơi: Cô giáo đóng vai thượng đế và nói thượng đế cần, cả lớp sẽ hỏi là thượng đế “Cần gì cần gì” và khi thượng đế cần gì làm gì thì các con làm theo.

+ Cô cho trẻ chơi.

*Hoạt động 2: Dạy trẻ nói lời yêu thương

- Hôm nay các bạn nào học bài học này sẽ trở thành một người con ngoan trò giỏi và được mọi người yêu quý. Vậy các con có muốn trở thành người được mọi người yêu quý không?

- Cô tổ chức cuộc thi “Ai được yêu hơn”

+ Cô tặng cho mỗi bạn một trái tim thể hiện tình yêu thương.

+ Sau khi nghe hai cô có những lời nói dành cho các bạn và  các bạn sẽ quyết định yêu cô nào hơn thì dán trái tim cho cô đó nhé.

+ Cả lớp thấy ai được yêu nhiều hơn? Tại sao?

- Cô giáo hỏi những cảm nhận của các bạn bị cô giáo chê và được cô giáo khen.

+ Khi bị cô giáo chê con cảm thấy như thế nào?

+ Khi được cô giáo khen con cảm thấy như thế nào?

=>Lý do cô Luận được các bạn yêu nhiều hơn vì cô Luận đã nói những lời yêu thương. Còn cô không được yêu mến vì cô nói những lời chê bai các bạn làm các bạn thấy xấu hổ và tức giận.

- Cô tạo tình huống và cho trẻ xử lý tình huống

+ Tình huống 1: Mẹ tặng quà cho con.

+ Tình huống 2: Em bé bị ngã.

- Những lời nói yêu thương đẹp như những bông hoa làm cho những người xung quanh cảm thấy hạnh phúc. Còn những lời chê bai giống như những cái gai đâm vào tim của người nghe làm cho người nghe tổn thương và buồn.

- Vậy các con muốn dành cho những người xung quanh là hoa hay là gai nhọn?

*Hoạt động 3: Trò chơi củng cố

- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “Là hoa hay gai nhọn”

+ Cách chơi: Cô sẽ nói những lời yêu thương thì các con sẽ nói là hoa, còn cô nói những lời chê bai thì các con sẽ nói là gai nhọn.

+ Vậy các con đã biết những lời nói là hoa là như thế nào chưa?

+ Cô mời 2 bạn ngồi quay vào nhau và nói bạn của mình là “Bạn thật tuyệt vời”

+ Các con có muốn biến lớp học chúng mình là lớp học toàn những lời nói là hoa không?

- Cô Thảo sẽ làm ảo thuật biến những cái gai nhọn thành những bông hoa.

+ Những cái gai đã biến thành những cái gì đây?

+ Từ nay lớp chúng ta chỉ có những lời nói yêu thương, khen bạn, các con có đồng ý không?

- Cô cho trẻ trò chơi “Nói những lời yêu thương”

+ Cách chơi: Cô sẽ tặng cho mỗi bạn một bông hoa và các bạn sẽ đi tặng và nói những lời yêu thương cho một bạn trong lớp hoặc cô giáo

-Trẻ chơi cùng cô

-Trẻ lắng nghe và trả lời

-Trẻ lắng nghe và lựa chọn

-Trẻ trả lời

-Trẻ nói những cảm nhận của mình

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ xử lý tình huống

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ trả lời

-Trẻ chơi cùng cô

-Trẻ trả lời

-Trẻ nói những lời yêu thương với bạn

-Trẻ trả lời

-Trẻ quan sát

-Trẻ trả lời

-Trẻ chơi cùng cô

GIÁO ÁN

Chủ đề: Gia Đình- Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ

Hoạt động: Làm quen với chữ cái e, ê

    Đối tượng: 5- 6 tuổi

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ nhận biết chữ cái e, ê qua phát âm và cấu tạo chữ.

- Trẻ phân biệt được điểm giống và khác nhau của 2 chữ cái e, ê.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng nhận biết và phát âm đúng chữ cái e, ê.

- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

- Rèn kỹ năng nhận biết so sánh và phân biệt giữa 2 chữ cái.

3. Thái độ

- Trẻ tham gia các hoạt động một cách tự tin, sôi nổi và có ý thức tham gia các hoạt động tập thể.

II. Chuẩn bị

* Đồ dùng của cô

- Bài chiếu, máy tính, máy chiếu.

- Bảng gài và các chữ cái rời ghép cụm từ “ Mẹ bế bé”

- Nhạc bài hát “ Cả nhà thương nhau”, “ Bàn tay mẹ”, “ Tổ ấm gia đình”

* Đồ dùng của trẻ:

- Mỗi trẻ 1 rổ đựng 2 thẻ chữ e, ê

III. Tiến hành tổ chức

Hoạt động của cô giáo

Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1: Gợi mở tạo hứng thú

- Cả lớp cùng cô hát bài hát: “Cả nhà thương nhau”.

- Chúng mình vừa hát bài hát gì?

- Trong bài hát nói đến ai?

- Gia đình nhà con có những ai?

- Con có yêu em bé không?

- Con đã làm gì giúp mẹ?

* Hoạt động 2: Làm quen với chữ cái e, ê

- Cô cho xuất hiện trên màn hình tranh Mẹ bế bé

- Cô hỏi: + Trên màn hình có hình ảnh gì? [ Mẹ bế bé]

- Cô nói: Đúng rồi dưới hình ảnh Mẹ bế bé có cụm từ “Mẹ bế bé”

- Cho trẻ đọc cụm từ dưới tranh 2- 3 lần

- Cô ghép từ “mẹ bế bé” và cho cả lớp phát âm lại cụm từ “Mẹ bế bé”

- Cả lớp đếm thẻ chữ rời trong cụm từ mẹ bế bé

- Trong cụm từ “ mẹ bế bé” có rất nhiều chữ cái mới, hôm nay cô và các con cùng làm quen với 2 chữ  cái mới đó là chữ e và chữ ê.

* Làm quen với chữ e

Cô cho xuất hiện chữ e trên màn hình

- Làm quen qua phát âm

+ Cô phát âm mẫu 3 lần

+ Cả lớp phát âm

+ Các tổ phát âm

+ Cá nhân trẻ phát âm

+ Cho trẻ lấy thẻ chữ e giống trên màn hình ở trong rổ giơ lên và phát âm lại.

- Làm quen qua phân tích, so sánh:

+ Cho trẻ chuyền tay nhau tri giác chữ e in rỗng

+ Ai có nhận xét gì về cấu tạo của chữ e?

+ Cô chốt:  Chữ e gồm 1 nét ngang, 1 nét cong tròn hở phải.

+ Cô lần lượt xuất hiện trên màn hình giới thiệu với trẻ các kiểu viết khác của chữ e: in thường, in hoa, viết thường. Tuy các chữ này có cách viết khác nhau nhưng đều được phát âm là “e”.

- Cả lớp phát âm lại các kiểu viết của chữ e

- Cô và trẻ vận động bài hát “Bàn tay mẹ”

* Làm quen với chữ ê:

Cô cho xuất hiện trên màn hình chữ ê

- Làm quen qua phát âm:

+ Cô phát âm mẫu 3 lần

+ Cả lớp phát âm

+ Các tổ phát âm

+ Cá nhân trẻ phát âm

+ Cho trẻ lấy thẻ chữ ê giống trên màn hình ở trong rổ giơ lên và phát âm lại.

- Làm quen qua phân tích, so sánh

- Cho trẻ chuyền tay nhau tri giác chữ ê in rỗng

+ Ai có nhận xét gì về cấu tạo của chữ ê?

- Cô chốt: Chữ ê: Gồm có 1 nét ngang, 1 nét cong tròn hở phải và 1 cái mũ ở trên đầu

-  Cô giới thiệu các cách viết khác nhau của chữ ê: in thường, in hoa, viết thường. Tuy các chữ này có cách viết khác nhau nhưng đều được phát âm là ê.

- Cả lớp phát âm lại các kiểu viết của chữ ê

* So sánh e, ê

Cô xuất hiện chữ e, ê trên màn hình, cô chỉ để cả lớp phát âm 1-2 lần

- Chữ e và chữ ê có điểm gì giống nhau? [Chữ e, chữ ê đều có 1 nét nằm ngang, 1 nét cong tròn hở phải]

- Chữ e và chữ ê có điểm gì khác nhau? [Chữ e không có mũ, chữ ê có mũ]

- Cái mũ của các bạn lớp mình đâu?

* Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập

- Trò chơi 1: Bánh xe quay

- Trên màn hình của cô có bánh xe chữ cái mà chúng mình vừa được làm quen, các con sẽ quan sát bánh xe quay và khi bánh xe dừng lại mũi tên chỉ vào chữ cái nào thì các con phát âm chữ cái đó lên nhé.

- Trò chơi 2: “Thi tài”

- Cách chơi: Cô sẽ chia lớp mình thành 2 gia đình: Gia đình số 1 và gia đình số 2. Trên rổ cô chuẩn bị rất nhiều rau củ quả có gắn thẻ chữ cái mà các con vừa được làm quen. Nhiệm vụ của 2 gia đình là lần lượt từng thành viên của mỗi gia đình sẽ bật qua các chướng ngại vật lên lấy về cho gia đình của mình  những  rau củ quả có gắn thẻ chữ cái theo yêu cầu của cô, để vào giỏ rồi đi về cuối hàng, bạn tiếp theo mới được lên.

- Luật chơi: Thời gian là 1 bản nhạc, khi bản nhạc kết thúc thì các thành viên trong gia đình sẽ dừng lại và chúng ta cùng kiểm tra kết quả của 2 gia đình.

- Cho trẻ tham gia chơi

- Cô kiểm tra kết quả - Nhận xét kết quả chơi

* Kết thúc: Nhận xét tuyên dương trẻ

- Cả lớp hát cùng cô bài hát 1 lần.

- Cá nhân 1-2 trẻ trả lời

- Trẻ trả lời tập thể

- Cả lớp đọc cụm từ 2 lần

- Cả lớp đọc

- Cả lớp đếm

- Cả lớp lắng nghe

- Cả lớp phát âm

- Tổ phát âm

- 7-8 trẻ phát âm

- Cả lớp giơ chữ phát âm

- Cả lớp tri giác

- 2-3 trẻ trả lời

- Cả lớp lắng nghe

- Cả lớp quan sát

- Cả lớp phát âm chữ

- Trẻ vận động cùng cô

- Cả lớp lắng nghe

 - Cả lớp phát âm

- Tổ phát âm

- Cá nhân 7-8 trẻ

- Trẻ giơ chữ phát âm

- Trẻ tri giác chữ

- 1-2 trẻ nhận xét

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ phát âm

- Cả lớp phát âm

- Cá nhân 1-2 trẻ trả lời

- Cá nhân 1-2 trẻ trả lời

- Trẻ giơ 2 tay lên khum lại làm mũ trên đầu

- Trẻ chơi

- Trẻ chia làm 2 đội tham gia chơi

- Thu dọn đồ dùng

GIÁO ÁN

Chủ đề: Gia Đình- Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ

Truyện: Ba cô gái

    Đối tượng: MG 5- 6 tuổi

1. Mục đích yêu cầu

a. Kiến thức

- Trẻ nhớ tên câu truyện, hiểu được nội dung câu truyện.

- Trẻ trả lời được các câu hỏi về nội dung câu truyện, trẻ nhắc lại được một số lời thoại đơn giản của các nhân vật theo ý hiểu của mình.

- Trẻ có thể đóng vai và thể hiện lời thoại của nhân vật

b. Kỹ năng

- Phát triển khả năng nghe

- Rèn luyện kỹ năng đóng vai, diễn đạt lời nói của vai trẻ đóng

- Phát âm đúng một số từ khó, nói rõ ràng mạch lạc

c. Thái độ

- Trẻ biết yêu thương chăm sóc mẹ và những người thân trong gia đình

2. Chuẩn bị

- Không gian tổ chức: trong lớp

- Đồ dùng: hình ảnh câu chuyện, máy tính, máy chiếu, sân khấu, trang phục để trẻ tập đóng kịch

3. Cách tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Cô giới thiệu chương trình: Chào mừng các bé đến với chương trình bé yêu văn học năm 2019

- Đến với chương trình hôm nay có 3 đội chơi:

+ Đội chơi số 1: Ngôi sao xanh

+ Đội chơi số 2: Ngôi sao đỏ

+ Đội chơi số 3: Ngôi sao vàng

- Chương trình gồm 3 phần chơi

+ Phần thứ nhất: Bé nghe kể chuyện

+ Phần thứ 2: bé thông minh

+ Phần thứ 3: Thử tài bé yêu

Hoạt động 2: Cô kể chuyện cho trẻ nghe

* Phần 1: Bé nghe kể chuyện

- Và bây giờ xin mời các bé đến với phần thứ nhất mang tên: Bé nghe kể chuyện

- Ở phần này các bé sẽ được nghe kể một câu truyện và nhiệm vụ của các bé sẽ lắng nghe và ghi nhớ nội dung của câu truyện

 Và câu truyện của chương trình hôm nay là câu truyện: ba cô gái

+ Cô kể cho trẻ nghe lần 1: sử dụng cử chỉ, nét mặt

- Các bé vừa nghe câu truyện có tên là gì?

- Tiếp theo ban tổ chức sẽ cho các bé nghe lại câu truyện một lần nữa và lần này các bé sẽ vừa nghe vừa quan sát hình ảnh trên màn hình.

+ Cô kể lần 2: kể chuyện sử dụng hình ảnh minh họa

Các bé đã trả qua phần chơi thứ nhất, tiếp theo chương trình xin mời các bé đến với phần chơi thứ 2: bé thông minh

Hoạt động 3: đàm thoại

* Phần 2: Bé thông minh

- Ở phần chơi này các đội chơi sẽ cùng hội ý và trả lời các câu hỏi của chương trình, sau mỗi câu hỏi các đội sẽ có 30 giây để hội ý sau đó rung chuông để giành quyền trả lời, đội nào rung chuông trước sẽ giành được quyền trả lời

- Câu hỏi:

+ Trong câu truyện có những nhân vật nào?

+ Người mẹ trong câu truyện đã sinh được mấy cô con gái?

+ Khi người mẹ bị ốm, bà đã nhờ ai mang thư đến cho các con của mình?

+ Khi sóc đến nhà chị cả, chị đang làm gì?

+ Sóc nói với chị cả như thế nào?

+ Chị cả trả lời sóc như thế nào?

+ Chị cả đã biến thành con gì? Vì sao?

+ Tiếp theo sóc đến nhà ai?

+ Chị hai đang làm gì?

+ Sóc đã nói với chị hai như thế nào?

+ Chị hai trả lời sóc như thế nào?

+ Chị hai đã biến thành con gì? Vì sao?

 + Khi sóc đến cô út đang làm gì?

+ Sau khi đọc thư của mẹ cô út đã như thế nào?

+ Và sóc con đã nói điều gì với chị út?

- Qua câu truyện các bé thích nhân vật nào nhất? Vì sao?

- Qua câu truyện “Ba cô gái” cô hi vọng rằng các bé ai cũng giống như cô gái út trong câu truyện, biết quan tâm, yêu thương, chăm sóc mẹ cũng như những người thân trong gia đình của mình, các bé có đồng ý không nào?

Hoạt động 4: Bé tập đóng kịch

* Phần 3: thử tài bé yêu

- Tiếp theo chương trình là phần chơi thứ 3 mang tên: Thử tài bé yêu

- Ở phần chơi này các đội chơi sẽ cử đại diện của đội mình lên cùng thể hiện lại câu truyện bằng hình thức đóng kịch, và cô sẽ là người dẫn truyện.

* Kết thúc:

- Chúc mừng các bé đã trải qua 3 phần chơi của chương trình gia đình là số 1 nhí năm 2019, tiếp theo chương trình sẽ là bài hát cả nhà thương nhau do cả 3 đội cùng thể hiện.

- Bài bát cả nhà thương nhau đã kết thúc chương trình ngày hôm nay, xin chào và hẹn gặp lại các bé ở chương trình lần sau.

Trẻ lắng nghe

Trẻ lắng nghe

Trẻ lắng nghe

Trẻ trả lời

Trẻ lắng nghe

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

Trẻ lắng nghe

Trẻ trả lời

Trẻ lắng nghe

Trẻ tập đóng kịch

Trẻ hát

Video liên quan

Chủ Đề