Giấy tờ chứng minh nơi cư trú là gì

Những quy định mới nhất về đăng ký thường trú, cư trú

[ĐCSVN] - Gần đây, Tòa soạn Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam nhận được nhiều câu hỏi của bạn đọc liên quan đến vấn đề cư trú, khi Luật Cư trú năm 2020 chính thức có hiệu lực thi hành, có những điểm mới gì về đăng ký thường trú, tạm trú quan trọng người dân đặc biệt cần quan tâm?

Trả lời:

Những quy định mới về cư trú như: Người dân đăng ký thường trú tại công an xã, thay đổi một số giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp...được quy định tại Luật cư trú 2020 [Luật số: 68/2020/QH14, ngày 13/11/2020] và Nghị định 62 [số: 62/2021/NĐ-CP, ngày 29/6/2021]. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.

Những điểm quy định mới trong Luật cư trú 2020 người dân cần quan tâm. [Ảnh HC]

Theo đó, Khoản 4, Điều 2, Luật Cư trú 2020 quy định cơ quan công an có thẩm quyền thực hiện làm thủ tục đăng ký thường trú:

4. Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.

Về giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp, tại Điểm a, b, c, d, đ, e, g, Điều 5 Nghị định 62 quy định chi tiết về một số điều luật cư trú như sau:

Điều 5. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp

1. Công dân khi đăng ký cư trú cần chứng minh chỗ ở hợp pháp bằng một trong các loại giấy tờ, tài liệu sau:

a] Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp [trong đó có thông tin về nhà ở];

b] Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng [đối với trường hợp công trình phải cấp giấy phép xây dựng và đã xây dựng xong];

c] Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

d] Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;

đ] Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;

e] Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình;

g] Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;

Ngoài ra,tại Khoản 1, Điều 6 Nghị định 62 còn thay đổi một số giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân:

Điều 6. Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân

1. Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú, bao gồm:

a] Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ vợ, chồng: Giấy chứng nhận kết hôn; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú;

b] Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con: Giấy khai sinh; chứng nhận hoặc quyết định việc nuôi con nuôi; quyết định việc nhận cha, mẹ, con; xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú; Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng có chứa thông tin thể hiện quan hệ nhân thân cha hoặc mẹ với con; quyết định của Tòa án, trích lục hộ tịch hoặc văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định, cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận về quan hệ cha, mẹ với con.

Tại Khoản 2 và Khoản 4, Điều 7, Nghị định 62 còn bổ sung một nội dung mới về việc hướng dẫn xóa đăng ký tạm trú:

2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hộ gia đình có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú thì người thuộc diện xóa đăng ký thường trú hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú. Hồ sơ xóa đăng ký thường trú gồm: Tờ khai thay đổi thông tin cư trú và giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp xóa đăng ký thường trú.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký cư trú phải xóa đăng ký thường trú đối với công dân và cập nhật việc xóa đăng ký thường trú vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Đặc biệt, Luật Cư trú năm 2020 đã bỏ toàn bộ các quy định về thủ tục cấp đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, cụ thể tại Khoản 3, Điều 38 quy định:

Điều 38. Điều khoản thi hành

3. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.

Trường hợp thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú./.

Ban Bạn đọc - Cộng tác viên

Để đảm bảo an ninh, trật tự và đảm bảo an sinh xã hội thì việc quản lý các vấn đề về cư trú là đặc biệt quan trọng. Hiện nay việc quản lý cư trú được trực tiếp dưới sự chỉ đạo của Bộ công an, do đó các văn bản pháp luật điều chỉnh về vấn đề này nêu phải có sự thông qua hoặc do Bộ công an trực tiếp ban hành. Luật sư sẽ tư vấn rõ hơn về vấn đề này.

1. Luật sư tư vấn về cư trú.

Các vấn đề nổi trội gắn với cư trú là điều kiện và thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc khai báo tạm vắng. Nói một cách nôm na thì việc một công dân có nơi cư trú sẽ thực hiện được các thủ tục hành chính một cách chủ động hơn, bên cạnh đó các hành vi vi phạm quy định bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự sẽ ít nhiều liên quan đến việc công dân có nới cư trú ổn định hay không. Theo đó, các thủ tục hành chính về cư trú tương đối chặt chẽ song có phần còn hơi rườm rà và thiếu tính khoa học, điều này đang được khắc phục dần thông qua việc hệ thống hóa dữ liệu để quản lý cư trú.

Một trong những giấy tờ quan trọng nhất đó là sổ hộ khẩu, đây được coi là giấy tờ mà khi làm thru tục hành chính về cư trú thì công dân đều được yêu cầu xuất trình. Hiện nay, Bộ công an đnag triển khai công tác quản lý nhân khẩu dựa trên dữ liệu điện tử, điều này chứng tỏ trong tương lai thì sổ hộ khẩu bằng giấy sẽ không còn giá trị.

Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này, đừng ngần ngại hãy liên lạc với chúng tôi qua hotlline 1900.6169 để được hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc các vấn đề pháp lý.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật Minh Gia xin gửi đến bạn tình huống dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

2. Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp và địa chỉ đăng ký tạm trú.

Nội dung tư vấn: Xin chào Luật Minh Gia,Tôi vừa mua một căn chung cư ở TP.HCM. Tôi muốn đăng ký tạm trú [có cấp sổ] thì được công an phường hướng dẫn hồ sơ, trong đó có giấy "Xác nhận tình trạng nhà ở".Khi mang giấy xác nhận này kèm với bản sao y hợp đồng mua bán và biên bản bàn giao nhà tới UBND phường để xác nhận, thì cán bộ phường nói chỉ chấp nhận bản chính của hợp đồng, chứ không chấp nhận bản sao y. Nhưng do tôi vay ngân hàng mua nhà, nên bản chính hợp đồng hiện tại ngân hàng đang giữ.Xin Luật Minh Gia tư vấn giúp là cán bộ phường làm như vậy là có đúng luật không ạ? Nếu đúng vậy thì làm cách nào tôi có thể đăng ký tạm trú được.Xin cám ơn Luật Minh Gia nhé.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ Khoản 1 Điều 30 Luật Cư trú 2006 quy định như sau:

“1. Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.”

Căn cứ Khoản 1 Điều 16 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định như sau:

“1. Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:

a] Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu [đối với các trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu];

b] Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP [trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp]. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú.”

Theo đó, điểm a Khoản 1 Điều 8 Nghị định 31/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Cư trú quy định như sau:

“1. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú là một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

a] Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân là một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;

- Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai [đã có nhà ở trên đất đó];

- Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng [đối với trường hợp phải cấp giấy phép];

- Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

- Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;

- Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn [sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã];

- Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác;

- Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;

- Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;

- Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở. Trường hợp không có giấy đăng ký thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc có tàu, thuyền, phương tiện khác sử dụng để ở thuộc quyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền, phương tiện khác và địa chỉ bến gốc của phương tiện đó.

Như bạn đã trình bày thì bạn vừa mua nhà chung cư và ngân hàng hiện đang giữ bản chính hợp đồng mua bán nhà, tuy nhiên bạn vẫn giữ bản chính biên bản bàn giao nhà. Đây là giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán theo điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP nên việc cán bộ phường yêu cầu phải có bản chính hợp đồng mua bán nhà mới cho bạn đăng ký tạm trú là không phù hợp với quy định. Như vậy bạn có thể kiến nghị với cán bộ phường về việc này, trường hợp cán bộ phường vẫn không cho bạn đăng ký tạm trú, làm xâm phạm đến quyền và lợi ích của bạn, bạn có thể gửi đơn khiếu nại lên Chủ tịch UBND phường để yêu cầu giải quyết theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật Khiếu nại 2011.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Video liên quan

Chủ Đề