Google tại sao lại biết nhiều thứ vậy

Hãy tải ứng dụng YouTube chính thức dành cho điện thoại và máy tính bảng Android. Khám phá nội dung thịnh hành trên thế giới – từ các video nhạc đình đám cho đến những nội dung phổ biến trong các danh mục trò chơi, thời trang, làm đẹp, tin tức, học tập và còn nhiều nữa. Đăng ký những kênh bạn yêu thích, tự sáng tạo nội dung, chia sẻ với bạn bè và xem trên mọi thiết bị.

Xem và đăng ký
● Khám phá nội dung đề xuất cho riêng bạn trên Trang chủ
● Xem nội dung mới nhất của các kênh bạn yêu thích qua thẻ Kênh đăng ký
● Tìm những video bạn đã xem, thích và lưu để xem sau trong Thư viện

Khám phá các chủ đề khác nhau, nội dung thịnh hành và đang lên [chỉ có tại một số quốc gia]
● Nắm bắt nội dung phổ biến trong các danh mục âm nhạc, trò chơi, làm đẹp, tin tức, học tập và nhiều chủ đề khác
● Khám phá nội dung đang thịnh hành trên YouTube và khắp thế giới trên thẻ Khám phá
● Tìm hiểu về các Nhà sáng tạo nổi bật, Người chơi trò chơi và Nghệ sĩ đang lên

Kết nối với cộng đồng YouTube
● Nắm bắt thông tin mới nhất về các nhà sáng tạo bạn yêu thích qua Bài đăng, Câu chuyện, buổi Công chiếu và Sự kiện trực tiếp
● Tham gia trò chuyện qua bình luận, đồng thời tương tác với nhà sáng tạo và các thành viên khác trong cộng đồng

Tạo nội dung từ thiết bị di động
● Tạo hoặc đăng tải video của bạn ngay trong ứng dụng
● Tương tác với khán giả theo thời gian thực bằng tính năng phát trực tiếp ngay trong ứng dụng

Tìm trải nghiệm phù hợp với bạn và gia đình [chỉ có tại một số quốc gia]
● Mỗi gia đình đều có cách riêng khi xem video trực tuyến. Hãy tìm hiểu về các lựa chọn dành cho bạn: Ứng dụng YouTube Kids hoặc trải nghiệm mới có sự giám sát của cha mẹ trên YouTube tại youtube.com/myfamily

Ủng hộ nhà sáng tạo bạn yêu thích qua chương trình Hội viên của kênh [chỉ có tại một số quốc gia]
● Tham gia những kênh cung cấp gói hội viên có tính phí hằng tháng để ủng hộ nội dung của họ
● Tận hưởng những đặc quyền trên kênh và gia nhập cộng đồng hội viên
● Trở nên nổi bật trong phần bình luận và cuộc trò chuyện trực tiếp khi có huy hiệu người hâm mộ trung thành bên cạnh tên người dùng của bạn

Nâng cấp lên YouTube Premium [chỉ có tại một số quốc gia]
● Xem video mà không bị quảng cáo làm gián đoạn, xem trong lúc dùng các ứng dụng khác hoặc khi màn hình tắt
● Lưu video để xem khi cần – như khi trên máy bay hoặc trên đường đi làm
● Tận hưởng quyền sử dụng cả YouTube Music Premium

Bộ hỗ trợ tiếp cận của Android là một tập hợp gồm các ứng dụng hỗ trợ tiếp cận giúp bạn sử dụng thiết bị Android mà không cần nhìn vào thiết bị hoặc chỉ cần dùng một thiết bị công tắc.

Bộ hỗ trợ tiếp cận của Android gồm có:
• Trình đơn Hỗ trợ tiếp cận: Dùng trình đơn kích thước lớn trên màn hình này để khoá điện thoại, điều chỉnh âm lượng và độ sáng, chụp ảnh màn hình cũng như làm nhiều việc khác.
• Chọn để nói: Chọn các mục trên màn hình và nghe thiết bị đọc to các mục đó.
• Tiếp cận bằng công tắc: Tương tác với thiết bị Android bằng cách sử dụng một hoặc nhiều công tắc hay bàn phím thay vì màn hình cảm ứng – Bạn cũng có thể dùng Công tắc máy ảnh để thao tác bằng cử chỉ khuôn mặt.
• Trình đọc màn hình TalkBack: Nhận phản hồi bằng giọng nói, điều khiển thiết bị bằng cử chỉ và nhập văn bản bằng bàn phím chữ nổi trên màn hình.

Để bắt đầu, hãy làm theo các bước sau:
1. Mở ứng dụng Cài đặt trên thiết bị.
2. Chọn Hỗ trợ tiếp cận.
3. Chọn Trình đơn Hỗ trợ tiếp cận, Chọn để nói, Tiếp cận bằng công tắc hoặc TalkBack.
• Đối với TalkBack, bạn cũng có thể nhấn và giữ cả hai phím âm lượng.

Bộ hỗ trợ tiếp cận của Android có trên Android 6 [Android M] trở lên. Để sử dụng TalkBack cho thiết bị Wear, bạn cần có Wear OS 3.0 trở lên.

Thông báo quyền
• Điện thoại: Bộ hỗ trợ tiếp cận của Android theo dõi trạng thái điện thoại để có thể điều chỉnh các thông báo cho phù hợp với trạng thái cuộc gọi của bạn.
• Dịch vụ hỗ trợ tiếp cận: Vì là một dịch vụ hỗ trợ tiếp cận nên ứng dụng này có thể theo dõi các hành động của bạn, tải nội dung trong cửa sổ và theo dõi văn bản mà bạn nhập.

Sử dụng bộ sưu tập để sắp xếp ngăn nắp các trang Lưu và phân loại nội dung dựa trên lựa chọn ưu tiên của bạn.

Google Tìm kiếm là một công cụ tìm kiếm hoàn toàn tự động, sử dụng những phần mềm được gọi là trình thu thập dữ liệu web có chức năng thường xuyên khám phá trên web nhằm tìm các trang để thêm vào chỉ mục của chúng tôi. Trên thực tế, rất ít trang xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm của chúng tôi được gửi theo cách thủ công. Phần lớn các trang được tự động tìm thấy và thêm vào kết quả khi trình thu thập dữ liệu web của chúng tôi thu thập dữ liệu trên web. Tài liệu này giải thích các giai đoạn trong cách thức hoạt động của Tìm kiếm cho bối cảnh trang web của bạn. Khi nắm được kiến thức cơ sở này, bạn có thể khắc phục các vấn đề về quá trình thu thập dữ liệu, lập chỉ mục các trang và tìm hiểu cách tối ưu hoá trang web trên Google Tìm kiếm.

Một vài lưu ý trước khi bắt đầu

Trước khi đi sâu vào cách thức hoạt động của Tìm kiếm, bạn cần lưu ý rằng Google không nhận tiền để thu thập dữ liệu thường xuyên hơn hay tăng thứ hạng cao hơn cho trang web. Nếu ai đó nói khác thì họ đã nhầm.

Google không đảm bảo sẽ thu thập dữ liệu, lập chỉ mục hoặc phân phát trang của bạn, ngay cả khi trang của bạn tuân thủ Yêu cầu cơ bản của Google Tìm kiếm.

Giới thiệu ba giai đoạn của Google Tìm kiếm

Google Tìm kiếm hoạt động theo ba giai đoạn và không phải tất cả các trang đều vượt qua được mỗi giai đoạn:

  1. Thu thập dữ liệu: Google dùng các chương trình tự động gọi là trình thu thập dữ liệu để tải văn bản, hình ảnh và video trên các trang mà chúng tôi tìm thấy trên Internet.
  2. Lập chỉ mục: Google phân tích các tệp văn bản, hình ảnh và video trên trang rồi lưu trữ thông tin trong chỉ mục của Google, một cơ sở dữ liệu lớn.
  3. Phân phát kết quả tìm kiếm: Khi người dùng tìm kiếm trên Google, Google sẽ trả về thông tin liên quan đến cụm từ mà người dùng tìm kiếm.

Thu thập dữ liệu

Giai đoạn đầu tiên là tìm những trang tồn tại trên web. Do không tồn tại một danh mục trung tâm về mọi trang web, Google phải liên tục tìm những trang mới và mới cập nhập, rồi thêm những trang đó vào danh sách các trang đã biết. Quá trình này gọi là "Phát hiện URL". Google biết đến một số trang vì chúng tôi từng truy cập những trang đó. Google tìm thấy các trang khác khi đi theo đường liên kết từ một trang đã biết đến một trang mới, ví dụ: một trang trung tâm [chẳng hạn như trang danh mục], đường liên kết đến một bài đăng mới trên blog. Ngoài ra, chúng tôi cũng phát hiện một số trang khác khi bạn gửi danh sách các trang [sơ đồ trang web] để Google thu thập dữ liệu.

Khi phát hiện ra URL của một trang, Google có thể truy cập [hoặc "thu thập dữ liệu"] trang đó để tìm hiểu nội dung trên trang. Chúng tôi sử dụng một số lượng lớn máy tính để thu thập dữ liệu hàng tỷ trang trên web. Chương trình thực hiện việc tìm nạp được gọi là Googlebot [còn gọi là robot, bot hay trình thu thập dữ liệu]. Googlebot sử dụng một quy trình dựa trên thuật toán để xác định những trang web cần thu thập dữ liệu, tần suất thu thập và số trang cần tìm nạp trên từng trang web. Trình thu thập dữ liệu của Google cũng được lập trình để cố gắng không thu thập dữ liệu quá nhanh trên trang web để tránh làm quá tải trang web. Cơ chế này dựa trên phản hồi của trang web [ví dụ: lỗi HTTP 500 tức là "chậm lại"] và chế độ cài đặt trong Search Console.

Tuy nhiên, Googlebot không thu thập dữ liệu tất cả các trang mà Googlebot phát hiện được. Một số trang có thể không được chủ sở hữu trang web cho phép thu thập dữ liệu, có thể Google không truy cập được các trang khác nếu không đăng nhập vào trang web đó và có thể các trang khác trùng lặp với trang đã được thu thập dữ liệu trước đó. Ví dụ: nhiều trang web có thể truy cập được thông qua phiên bản www [www.example.com] và không có www [example.com] của tên miền, mặc dù nội dung trong cả hai phiên bản đều giống nhau.

Trong quá trình thu thập dữ liệu, Google kết xuất trang và chạy mọi JavaScript mà Google tìm thấy bằng cách sử dụng một phiên bản Chrome gần đây, tương tự như cách trình duyệt của bạn kết xuất các trang mà bạn truy cập. Quá trình kết xuất nội dung đóng vai trò quan trọng vì các trang web thường dựa vào JavaScript để đưa nội dung vào trang. Nếu trang chưa kết xuất nội dung thì có thể Google sẽ không thấy nội dung đó.

Khả năng thu thập dữ liệu phụ thuộc vào việc trình thu thập dữ liệu của Google có thể truy cập trang web hay không. Một số vấn đề thường gặp khi Googlebot truy cập các trang web bao gồm:

  • Sự cố với máy chủ xử lý trang web
  • Sự cố mạng
  • Các lệnh trong tệp robots.txt ngăn Googlebot truy cập trang

Lập chỉ mục

Sau khi thu thập dữ liệu trên một trang, Google sẽ cố gắng tìm hiểu nội dung của trang đó. Giai đoạn này gọi là lập chỉ mục và bao gồm cả hoạt động xử lý và phân tích nội dung văn bản cũng như thẻ và thuộc tính chính của nội dung, chẳng hạn như phần tử và thuộc tính alt, hình ảnh, video, v.v.

Trong quá trình lập chỉ mục, Google xác định xem một trang có phải là trang trùng lặp của một trang khác trên Internet hay trang chính tắc không. Trang chính tắc là trang có thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Để chọn trang chính tắc, trước tiên chúng tôi sẽ nhóm các trang có nội dung tương tự mà chúng tôi tìm thấy trên Internet rồi chọn trang thích hợp nhất cho nhóm. Các trang khác trong nhóm là các phiên bản thay thế có thể được phân phát trong nhiều ngữ cảnh, như khi người dùng đang tìm kiếm trên thiết bị di động hoặc đang tìm một trang rất cụ thể trong nhóm đó.

Google cũng thu thập các tín hiệu về trang chính tắc và nội dung của trang đó [có thể dùng trong giai đoạn tiếp theo] để phân phát trang trong kết quả tìm kiếm. Có một số tín hiệu bao gồm cả ngôn ngữ của trang, quốc gia bản địa của nội dung, khả năng hữu dụng của trang, v.v.

Thông tin được thu thập về trang chính tắc và cụm của trang đó có thể được lưu trữ trong chỉ mục của Google, một cơ sở dữ liệu lớn được lưu trữ trên hàng nghìn máy tính. Google không đảm bảo hoạt động lập chỉ mục; không phải mọi trang mà Google xử lý đều sẽ được lập chỉ mục.

Hoạt động lập chỉ mục cũng phụ thuộc vào nội dung và siêu dữ liệu của trang. Một số vấn đề thường gặp khi lập chỉ mục có thể bao gồm:

  • Chất lượng nội dung trên trang thấp
  • Lệnh meta robots không cho phép lập chỉ mục
  • Thiết kế của trang web có thể gây khó khăn cho hoạt động lập chỉ mục

Phân phát kết quả tìm kiếm

Khi người dùng nhập một cụm từ tìm kiếm, công cụ tìm kiếm của chúng tôi sẽ tìm kiếm các trang thích hợp trong chỉ mục và trả về kết quả mà chúng tôi cho là có chất lượng cao nhất và phù hợp nhất cho người dùng. Mức độ phù hợp được xác định dựa trên hàng trăm yếu tố, có thể bao gồm cả thông tin về vị trí, ngôn ngữ và thiết bị của người dùng [máy tính hoặc điện thoại]. Ví dụ: khi tìm kiếm cùng một cụm từ là "cửa hàng sửa xe đạp", người dùng ở Paris và người dùng ở Hong Kong sẽ nhận được những kết quả khác nhau.

Search Console có thể cho bạn biết rằng một trang đã được lập chỉ mục nhưng bạn lại không thấy trang đó trên kết quả tìm kiếm. Điều này có thể là do:

  • Nội dung trên trang không liên quan đến người dùng
  • Chất lượng nội dung thấp
  • Lệnh meta robots ngăn chặn quá trình phân phát

Hướng dẫn này giải thích cách thức hoạt động của Tìm kiếm, nhưng chúng tôi luôn không ngừng nỗ lực cải thiện thuật toán của mình. Bạn có thể theo dõi những thay đổi này bằng cách theo dõi blog của Trung tâm Google Tìm kiếm.

Except as otherwise noted, the content of this page is licensed under the Creative Commons Attribution 4.0 License, and code samples are licensed under the Apache 2.0 License. For details, see the Google Developers Site Policies. Java is a registered trademark of Oracle and/or its affiliates.

Last updated 2022-10-22 UTC.

[{ "type": "thumb-down", "id": "missingTheInformationINeed", "label":"Thiếu thông tin tôi cần" },{ "type": "thumb-down", "id": "tooComplicatedTooManySteps", "label":"Quá phức tạp/quá nhiều bước" },{ "type": "thumb-down", "id": "outOfDate", "label":"Đã lỗi thời" },{ "type": "thumb-down", "id": "translationIssue", "label":"Vấn đề về bản dịch" },{ "type": "thumb-down", "id": "samplesCodeIssue", "label":"Vấn đề về mẫu/mã" },{ "type": "thumb-down", "id": "otherDown", "label":"Khác" }] [{ "type": "thumb-up", "id": "easyToUnderstand", "label":"Dễ hiểu" },{ "type": "thumb-up", "id": "solvedMyProblem", "label":"Giúp tôi giải quyết được vấn đề" },{ "type": "thumb-up", "id": "otherUp", "label":"Khác" }]

Chủ Đề