Gửi gmail cho thầy cô sao cho ấn tượng

Chắc hẳn trong cuộc sống và công việc, ai trong chúng ta cũng phải viết email rất rất nhiều lần. Nhưng chưa chắc ai cũng đã viết được một email đúng mực, hiệu quả và thanh lịch. Cùng xem Giang ơi chia sẻ những tips cực hữu ích về nét văn hoá rất đặc thù nhưng lại vô cùng thân quen này nhé.

Xem thêm:

  • Hướng dẫn viết email tiếng Anh cho người đi làm từ A đến Z
  • 5 bước đơn giản soạn thảo email tiếng Anh chuyên nghiệp

Giang ơi để ý thấy ở trường học, ít nơi nào học sinh sinh viên được học cách viết một email tốt. Email hoàn toàn khác với tin nhắn, nên không được viết email như viết tin nhắn. Giang ơi cho rằng một cái email nếu không thể thanh lịch thì cũng phải hiệu quả. Nếu không thể hiệu quả, thì tối thiểu là phải đúng mực. Hoàn hảo nhất là khi email ta viết ra vừa đúng mực, lại giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, đã thế câu chữ lại còn thanh lịch, duyên dáng.

1. KHI VIẾT EMAIL LẦN ĐẦU GỬI CHO NGƯỜI KHÁC:

Chủ đề email: “Về việc (nêu ra công việc cụ thể nhưng ngắn gọn)”

Chào chị A, (ghi tên cụ thể, đừng Dear anh/chị, tuyệt đối không ghi sai tên người nhận)

Em là … đến từ (cơ quan/đoàn thể tương ứng). Em có được email này của chị do anh B bên công ty C giới thiệu (nêu ra hoàn cảnh có được thông tin liên lạc hoặc gợi nhắc người ta về dịp đã được gặp nay email liên hệ nói chuyện thêm). Em viết email này để (nêu ra công việc cần thảo luận, cụ thể hơn phần email title nhưng đừng có trình bày hết một cục chữ dày đặc ở đoạn này).

(Chấm, xuống dòng, sang ý khác. Mỗi đoạn một ý ngắn gọn thôi.)

Tuy nhiên, một khúc mắc có thể xảy ra là …

Vì vậy, em đề xuất mình có thể …

Bước tiếp theo, mong chị gửi em … . Nếu cần thêm thông tin, chị cứ nói với em hoặc có gì gấp chị có thể gọi em/trợ lý của em tại … (thêm một kênh liên lạc khác nhanh chóng hơn)

Mong sớm nhận được phản hồi của chị.

2. KHI VIẾT EMAIL TRẢ LỜI NGƯỜI KHÁC:

Cảm ơn email của chị. Về các vấn đề mà chị đưa ra, em xin phản hồi như sau:

Để em có thể tiến hành …, xin chị phản hồi giúp em một số điểm như sau:

Sau khi nhận được những thông tin trên từ chị, bước tiếp theo của em sẽ là …

Mong nhận được phản hồi của chị trước ngày … để kịp tiến hành … đúng hạn.

Email này có cc anh B và bạn C đến từ phòng ban … để trả lời cho chị về vấn đề X nếu chị có thêm yêu cầu. Cảm ơn chị.

(Tên)

Gửi gmail cho thầy cô sao cho ấn tượng

3. KHI VIẾT EMAIL DẠNG FOLLOW-UP:

Em là … ở bên (cơ quan đoàn thể tương ứng). Em gửi chị email này xin được follow-up về việc …

Em cần chị phản hồi giúp em về vấn đề … và gửi cho em … để có thể tiến hành … trước ngày xx/xx

Email trước em đã forward phía dưới để chị tiện xem lại. File đính kèm trong email này là giấy tờ X, Y và Z.

Mong sớm nhận được phản hồi của chị.

4. CHECK LIST ĐỂ DÒ LẠI EMAIL TRƯỚC KHI GỬI:

– Email đã giải quyết hay nêu ra được vấn đề chính một cách rõ ràng chưa?

– Đã đưa ra cho người nhận yêu cầu hành động cụ thể cho bước tiếp theo chưa?

– Tên mọi người đã đúng chưa?

– Còn ai có trong phần cc nhưng chưa được giới thiệu?

– File cần đính kèm đã đủ VÀ ĐÚNG FILE chưa?

– Nếu có đoạn nào buộc phải copy & paste, format chữ trong email đã được chỉnh sửa cho đồng nhất từ đầu đến cuối chưa?

– Còn lỗi chính tả nào không?

– Nếu đang nói đến vấn đề căng thẳng, có đoạn nào mình viết bị tập trung vào cảm xúc hay đổ lỗi mà chưa đưa ra được giải pháp?

Chúc tất cả các bạn càng ngày càng viết ra những chiếc email đúng mực, hiệu quả và thanh lịch hơn! Ngoài ra, đừng quên bổ sung thêm nhiều kiến thức viết email Tiếng Anh không thể thiếu trong công việc nhé! Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên bắt đầu học tiếng Anh từ đâu, hãy để TOPICA Native tư vấn và xây dựng lộ trình học tiếng Anh cho riêng bạn.

Xây dựng lộ trình học tiếng Anh cho riêng bạn, kết nối và nhận ngay tư vấn từ chuyên gia, cải thiện trình độ tiếng Anh ngay tại đây